CƠ HỌc thông tin về giảng viên



tải về 114.6 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích114.6 Kb.
#30683

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---





ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CƠ HỌC

1. Thông tin về giảng viên:

  • Họ và tên: Bạch Thành Công

  • Chức danh, học hàm, học vị: Phó Giáo sư - Tiến sĩ

  • Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Vật lý - ĐHKHTN

  • Địa chỉ liên hệ: 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

  • Điện thoại, email: (04) 7627881 (NR), 0912489852

  • Các hướng nghiên cứu chính: Vật lý chất rắn, Lý thuyết chất rắn.

  • Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, email):

2. Thông tin về môn học:

  • Tên môn học: Cơ học

  • Số tín chỉ: 3

  • Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập:

  • Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 30 giờ

  • Làm bài tập trên lớp: 10 giờ

  • Thảo luận trên lớp : 2 giờ

  • Thực hành trong phòng thí nghiệm: 0

  • Thực tập thực tế ngoài trường:0

  • Tự học : 3 giờ

  • Đơn vị phụ trách môn học:

  • Bộ môn: Vật lý chất rắn

  • Khoa: Vật lý

Môn học tiên quyết: Học xong chương trình toán và vật lý phổ thông.

Nếu đã học toán giải tích, hình giải tích và đại số thì thuận lợi hơn.



  • Môn học kế tiếp: Cơ học lý thuyết

3. Mục tiêu của môn học

- Mục tiêu về kiến thức: Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về Cơ vật lý . Nắm được quy luật cơ bản của cơ học, về chuyển động và nguyên nhân chuyển động, điều kiện cân bằng của chất điểm, hệ chất điểm, vật rắn và chất lưu trong hệ quy chiếu quán tính và phi quán tính. Hiểu được các định luật biến thiên và bảo toàn, Lý thuyết tương đối hẹp, dao động và quá trình sóng

- Mục tiêu về kỹ năng: Biết vận dụng các quy luật cơ học để giải thích các hiện tượng vật lý liên quan đến cơ học, giải quyết các bài tập, vấn đề cơ học thông dụng.

4. Tóm tắt nội dung môn học

Trang bị những kiến thức cơ bản về Vật lý và Cơ học: đơn vị, thứ nguyên, hệ qui chiếu quán tính phi quán tính; mô tả chuyển động và nguyên nhân của chuyển động chất điểm, hệ chất điểm; các định luật cơ bản của Vật lý như: bảo toàn năng lượng, định luật về biến thiên và bảo toàn động lượng, mômen động lượng của chất điểm hệ chất điểm; chất lưu tĩnh và chuyển động; dao động tử điều hoà một chiều tự do, tắt dần, cưỡng bức, khái niệm về độ phẩm chất; phương trình truyền sóng, giao thoa sóng, sóng dừng; các tiên đề của thuyết tương đối hẹp, biến đổi Lorentz, tính tương đối của không thời gian, động lượng động năng tương đối tính, hiệu ứng Doppler cổ điển và tương đối.



5. Nội dung chi tiết môn học

Chương 1: Mở đầu về vật lý học (1 giờ lý thuyết + 1 giờ thảo luận)

1.1. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của Vật lý học. Quan hệ giữa Vật lý học và các ngành khoa học, kỹ thuật khác.

1.2. Không gian, thời gian, khối lượng. Đo lường, đơn vị và thứ nguyên của các đại lượng Vật lý. Hệ đơn vị quốc tế SI.

1.3. Véctơ, biểu thị một số đại lượng Vật lý dưới dạng véctơ.

Chương 2: Động học chất điểm (3 giờ lý thuyết + 1giờ bài tập)

2.1. Chuyển động cơ học, chất điểm, hệ quy chiếu, véc tơ dịch chuyển. Quỹ đạo và phương trình chuyển động của chất điểm.

2.2. Vận tốc và gia tốc. Gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến.

2.3. Thí dụ về các chuyển động cơ học thường gặp:

+Chuyển động theo đường tròn, vận tốc góc và gia tốc góc.

+ Chuyển động của hạt được ném xiên góc với phương nằm

ngang khi có lực cản

+ Chuyển động xycloid, chuyển động xoắn ốc

Chương 3: Động lực học chất điểm (3 giờ lý thuyết + 1 giờ bài tập)

3.1. Lực và khối lượng. Các định luật cơ học của Newton:

3.1.1. Định luật I của Newton. Hệ quy chiếu quán tớnh.

3.1.2. Định luật II của Newton. Động lượng, xung lượng của lực. Dạng tổng quát của định luật II Newton.

3.1.3. Định luật III của Newton. Lực và phản lực.

3.2. Một số lực cơ học thường gặp:

3.2.1 Trọng lực, lực đàn hồi của lò xo, lực căng của dây,

phản lực của giá đỡ

3.2.2 Lực ma sát, ma sát tĩnh, ma sát trượt, góc ma sát, ma

sát lăn, ma sát xoay. Tác dụng của lực ma sát.

3.3. Nguyên tắc chung để giải bài toán động lực học, một số thí dụ cụ thể:

3.3.1 Bài toán chuyển động của thang máy. Trạng thái phi

trọng lượng và siêu trọng lượng.

3.3.2 Chuyển động của hạt trong điện từ trường, tần số xyclotron.

Chương 4: Chuyển động trong hệ quy chiếu phi quán tính

4.1. Hệ qui chiếu quán tính, phi quán tính.

4.2. Phép biến đổi Galille. Nguyên lý tương đối Galille.Vận tốc và gia tốc của chuyển động tương đối.

4.3. Chuyển động của vật trong hệ quy chiếu phi quán tính:

4.3.1. Hệ quy chiếu phi quán tính chuyển động thẳng, lực quán tính và đặc điểm.

4.3.2.Hệ quy chiếu phi quán tính quay, lực quán tính ly tâm và lực Coriolis.

4.4. Thí dụ cụ thể:

4.4.1 Con lắc Foucault.

4.4.2 Sự thay đổi trọng lượng theo vĩ độ.

4.4.3 Sự lệch về phía đông trong chuyển động rơi tự do.

Chương 5: Công và năng lượng

5.1. Năng lượng, công và công suất.

5.2. Động năng. Định lý động năng

5.3. Lực thế. Thế năng.Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi. Biến thiên thế năng và công của lực thế.

5.4. Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng của hạt chuyển động trong trường thế. Định luật bảo toàn năng lượng cho hệ vật lý cô lập.Định luật bảo toàn năng lượng.

Chương 6: Hệ chất điểm, định lí biến thiên và bảo toàn động lượng, mômen động lượng của hệ chất điểm

6.1. Hệ chất điểm. Khối tâm của hệ chất điểm

6.2. Định luật biến thiên và bảo toàn động lượng của hệ chất điểm.

6.3. Chuyển động của vật có khối lượng thay đổi.

6.4. Va chạm:

6.4.1. Va chạm đàn hồi.

6.4.2. Va chạm mềm. Con lắc thử đạn.

6.4.3. Va chạm giữa các vật thật.

6.5. Mômen động lượng của chất điểm, hệ chất điểm.

6.6. Mômen lực. Định luật biến thiên và bảo toàn mômen động lượng của hệ chất điểm.

Chương 7: Vật rắn

7.1. Vật rắn lý tưởng, bậc tự do của vật rắn

7.2. Chuyển động của vật rắn:

7.2.1. Chuyển động tịnh tiến (ba bậc tự do).

7.2.2. Chuyển động của vật rắn quay quanh một trục cố định (ba bậc tự do).

7.3. Phương trình cơ bản của chuyển động quay vật rắn xung quanh một trục, mômen quán tính của vật rắn.

7.4. Tenxơ mômen quán tính, mômen quán tính của một số vật: thanh dài, hình trụ rỗng, hình trụ đặc, hình cầu đồng chất.

7.5. Định lý Huygens - Steiner.

7.6. Mômen động lượng của vật rắn. Định lý biến thiên và bảo toàn mômen động lượng của vật rắn.

7.7. Phương trình Ơle

7.8. Động năng của vật rắn chuyển động tuỳ ý, định lý Cơnic.

7.9. Con lắc vật lý, Con quay hồi chuyển

7.10. Điều kiện cân bằng của vật rắn tự do.

7.11. Lực liên kết. Cân bằng của vật rắn trên mặt phẳng ngang.

Chương 8: Bài toán hai hạt tương tác hấp dẫn

8.1. Định luật hấp dẫn vũ trụ, lực hấp dẫn. Thí nghiệm Cavendish xác định hằng số hấp dẫn. Cách đưa bài toán hai hạt về bài toán 1 hạt với khối lượng rút gọn.

8.2. Lời giải cho bài toán 1 hạt chuyển độngtrong trường hấp dẫn xuyên tâm.

8.3. Các tốc độ vũ trụ cấp một, hai, ba.

8.4.Các định luật Kepler

8.5. Định lý Virial cho chất điểm, hệ chất điểm.

Chương 9: Cơ học chất lưu

9.1. Khối lượng riêng, áp suất trong lòng chất lỏng. Nguyên lý Pascal. Lực đẩy Archimede.

9.2. Đường dòng, ống dòng, phương trình liên tục.

9.3. Phương trình Bernoulli. ứng dụng phương trình Bernoulli: hiện tượng Venturi, ống Pito.

9.4. Lực nội ma sát. Chuyển động của chất lỏng nhớt.

9.5.Chuyển động của vật rắn trong chất lưu, công thức Stock. Dòng chất lỏng nhớt chuyển động trong một ống tròn, công thức Poazơi.

Chương 10: Dao động và sóng cơ học

10.1. Dao động tử điều hoà 1 chiều: chất điểm gắn ở đầu lò xo đàn hồi. Mạch LC.

10.2. Dao động tắt dần của Dao động tử một chiều khi có lực ma sát.

10.4. Dao động cưỡng bức của Dao động tử.

10.5 Nguyên lý chồng chất.

10.6. Tổng hợp hai dao động có chu kỳ khác nhau chút ít, hiện tượng phách

10.7. Sóng và phương trình sóng.

10.8. Năng lượng sóng, vectơ Poynting-Umov.

10.9. Giao thoa sóng, sóng dừng.

Chương 11: Cơ sở của lý thuyết tương đối hẹp

11.1. Các tiên đề của thuyết tương đối hẹp.

11.2. Phép biến đổi Lorentz và các hệ quả:

11.2.1. Phép biến đổi Lorentz.

11.2.2. Tính tương đối của không gian và thời gian.

11.2.3. Sự co lại của độ dài trong hệ chuyển động.

11.2.4. Sự chậm lại của thời gian đo bằng đồng hồ chuyển động.

11.2.5. Vận tốc tương đối tính.

11.3. Cơ hoc tương đối tính

11.3.1. Sự phụ thuộc của khối lượng vào tốc độ chuyển động.

11.3.2. Hệ thức giữa khối lượng và năng lượng. Sự hao hụt khối lượng.

11.3.3. Động lượng, động năng tương đối tính

11.4. Hiệu ứng Doppler.



6. Học liệu:

- Học liệu bắt buộc:



  1. Nguyễn Hữu Xý, Nguyễn Văn Thoả, Cơ học, NXBBĐH, 1985.

  2. Bạch Thành Công, Giáo trình cơ học, NXBGD, 2005.

  3. Kittel C., Knight W. D., Ruderman M. A., Helmholz A. C., Mechanics, "Berkeley Physics Course”, Vol.1, Second edition, McGraw-Hill 1973.

- Học liệu tham khảo:

  1. Tail L. Chow, Classical mechanics, John Wiley& Sons, Inc., 1995

  2. David Halliday, Robert Resnik, Jearl Walker, Cơ sở Vật lý học, tập I, II: Cơ học, bản dịch tiếng Việt NXBGD, 1996.

7. Hình thức tổ chức dạy học:

7.1. Lịch trình chung: Ghi tổng số giờ tín chỉ cho mỗi cột.


Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng

Lên lớp

Thực hành thí nghiệm, điền dã

Tự học, tự nghiên cứu

Lý thuyết

Bài tập

Thảo luận

Chương 1 .

1




1







2

Chương 2.

3

1










4

Chương 3.

3

1










4

Chương 4.

3




1







4

Chương 5.

3

2







1

6

Chương 6.

3

1










4

Chương 7.

4

2










6

Chương 8.

3

1










4

Chương 9.

1










1

2

Chương 10.

3

1







1

5

Chương 11.

3

1










4


7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể


Tuần

Nội dung chính

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị

Hình thức tổ chức dạy học

Kiến thức cốt lõi

Tuần 1

Chương1: Mở đầu

Chương 2: Động học chất điểm

(mục 2.1.)




Bài tập,

đọc tài liệu trước



Giảng trên lớp

Như nội dung chính

Tuần 2

Chương 2: Động học chất điểm

(mục 2.2; 2.3)




Bài tập,

đọc tài liệu trước



Giảng trên lớp

Như nội dung chính

Tuần 3

Chương 3: Động lực học chất điểm

Bài tập,

đọc tài liệu trước



Giảng trên lớp

Như nội dung chính

Tuần 4

Chương 4: Chuyển động trong hệ qui chiếu phi quán tính

Bài tập,

đọc tài liệu trước,

thảo luận


Giảng trên lớp

Như nội dung chính

Tuần 5

Chương 5: Công và năng lượng

Bài tập,

đọc tài liệu trước



Giảng trên lớp + làm bài tập trên lớp

Như nội dung chính

Tuần 6

Chương 6 . Hệ chất điểm định lý biến thiên và bảo toàn động lượng, mô men động lượng của hệ chất điểm.


Bài tập,

đọc tài liệu trước



Giảng trên lớp + làm bài tập trên lớp

Như nội dung chính

Tuần 7

Chương 7. Vật rắn

(mục 7.1 đến mục 7.5)



Bài tập,

đọc tài liệu trước



Giảng trên lớp + làm bài tập trên lớp

Như nội dung chính

Tuần 8

Chương 7. Vật rắn

(mục 7.6 đến mục 7.11)



Bài tập,

đọc tài liệu trước



Giảng trên lớp + làm bài tập trên lớp

Như nội dung chính

Tuần 9

Chương 8. Bài toán hai hạt tương tác hấp dẫn

(mục 8.1 đến mục 8.2)



Bài tập,

đọc tài liệu trước



Giảng trên lớp

Như nội dung chính

Tuần 10

Chương 8. Bài toán hai hạt tương tác hấp dẫn

(mục 8.3 đến mục 8.5)



Bài tập,

đọc tài liệu trước



Giảng trên lớp + Tự học

Như nội dung chính

Tuần 11

Chương 9. Cơ học chất lưu

Bài tập,

đọc tài liệu trước, tự nghiên cứu



Giảng trên lớp + Tự học

Như nội dung chính

Tuần 12

Chương 10. Dao động và sóng cơ học

(mục 10.1 đến mục 10.5)



Bài tập,

đọc tài liệu trước, tự nghiên cứu



Giảng trên lớp

Như nội dung chính

Tuần 13

Chương 10. Dao động và sóng cơ học

(mục 10.6 đến mục 10.9)



Bài tập,

đọc tài liệu trước, tự nghiên cứu



Giảng trên lớp + tự học

Như nội dung chính

Tuần 14

Chương 11. Cơ sở của Thuyết tương đối hẹp

(mục 11.1 đến mục 11.2)



Bài tập,

đọc tài liệu trước



Giảng trên lớp + tự học

Như nội dung chính

Tuần 15

Chương 11. Cơ sở của Thuyết tương đối hẹp

(mục 11.3 đến mục 11.4)



Bài tập,

đọc tài liệu trước



Giảng trên lớp

Như nội dung chính

8. Yêu cầu của giảng viên đối với môn học:

- Các bài học lý thuyết cần giảng đường to cỡ 60 - 70 sinh viên, có máy chiếu phục vụ bài giảng.

- Các buổi học bài tập thảo luận, tự học có sự hướng dẫn của giáo viên: nhiều phòng học nhỏ cỡ 20 sinh viên.

- Các giờ học trên lớp cần sự tham gia có mặt bắt buộc của tất cả sinh viên. Các buổi thảo luận, làm bài tập, tự học: sinh viên ngoài yêu cầu bắt buộc có mặt phải có sự chuẩn bị ở nhà trước theo yêu cầu về chuyên môn của giáo viên.



9. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá môn học:

9.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm:

- 2 bài kiểm tra dưới dạng bài tập lớn: vào thời gian 1/4 kỳ và 3/4 kỳ với trọng số: 30%

- Bài kiểm tra giữa kỳ với trọng số: 20%

- Bài thi cuối kỳ với trọng số: 50%



9.2. Lịch thi và kiểm tra:

- Tuần thứ 3-4: kiểm tra dưới dạng bài tập lớn .

- Tuần thứ 7 - 8: kiểm tra giữa kỳ

- Tuần thứ 11 - 12: kiểm tra dưới dạng bài tập lớn

- Kết thúc tuần thứ 15: thi cuối kỳ

(Kiểm tra và thi lại: Bố trí sau 1 tuần các kỳ kiểm tra và thi chính thức)



9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và các nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh viên:

- 50% tổng điểm đánh giá đối với kiểm tra dưới dạng bài tập lớn là làm đầy đủ các bài tập, bài tiểu luận do giáo viên yêu cầu, 50% tổng điểm đáng giá còn lại phụ thuộc vào chất lượng bài tập và bài tiểu luận.

- Điểm đánh giá các bài kiểm tra tự luận giữa kỳ và cuối kỳ phụ thuộc vào chất lượng, đúng sai của các câu hỏi đưa ra trong các bài kiểm tra đó.


DUYỆT CỦA TRƯỜNG

P.CHỦ NHIỆM KHOA

GIẢNG VIÊN

KT. HIỆU TRƯỞNG ĐH KHTN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG



PGS.TS. Bùi Duy Cam

GS.TS. Nguyễn Quang Báu

PGS.TS. Bạch Thành Công








tải về 114.6 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương