Báo Tít báo Tóm tắt nội dung Tác giả



tải về 50.85 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích50.85 Kb.
#19976
ĐIỂM BÁO NGÀY 24/5/2013

Báo

Tít báo

Tóm tắt

nội dung

Tác giả

Đại đoàn kết


“Cánh đồng mẫu lớn” Hà Tĩnh: Đúng, trúng và cần

Thông tin về việc mô hình "cánh đồng mẫu lớn” ra đời giống như là phao cứu sinh dành cho những con người quanh năm "dãi nắng dầm mưa” bên gốc ruộng ở Hà Tĩnh. Từ mô hình ở Cẩm Bình (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho thấy "cánh đồng mẫu lớn” là chủ trương đúng, trúng và cần.

Hạnh Nguyên

HaTinhonline


Bảo đảm ATGT và VSMT trên quốc lộ 8A

Thông tin về việc thời gian qua, công tác đảm bảo TTATGT và vệ sinh môi trường (VSMT) tại nhiều điểm thi công trên QL 8A chưa được các đơn vị thi công triển khai thực hiện nghiêm túc.

Đức Phú

Phát hiện xác nữ giới nổi ở hồ Suối Tiên




Thông tin về việc Vào hồi 17h ngày 22/5, người dân phát hiện xác một nữ giới nổi trên mặt nước hồ Suối Tiên thuộc Tổ dân phố 10, phường Bắc Hồng, Thị xã Hồng Lĩnh.

PV


Tháo gỡ khó khăn trong thu gom rác thải sinh hoạt ở nông thôn

.

Phản ánh về việc thời gian qua, công tác thu gom rác thải sinh hoạt ở các vùng nông thôn đã được các địa phương trong tỉnh quan tâm đẩy mạnh, từng bước hạn chế tình trạng vứt rác thải tràn lan. Tuy nhiên, hoạt động thu gom rác thải ở nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, cần tập trung các giải pháp khắc phục

Thanh Hoài

Dân trí

Say rượu lái xe, gây tai nạn còn đòi đánh người

Thông tin về việc khoảng 17h00 ngày (23/5) trên tỉnh lộ 7 đoạn chạy qua xã Phù Lưu - Lộc Hà (Hà Tĩnh) xảy vụ tai nạn làm một người bị thương trong tình trạng nguy kịch.

Anh Tấn





Cánh đồng mẫu lớn” Hà Tĩnh: Đúng, trúng và cần (23/05/2013)

Mô hình "cánh đồng mẫu lớn” ra đời giống như là phao cứu sinh dành cho những con người quanh năm "dãi nắng dầm mưa” bên gốc ruộng. Từ mô hình ở Cẩm Bình (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho thấy "cánh đồng mẫu lớn” là chủ trương đúng, trúng và cần.



"Cánh đồng mẫu lớn” ở Cẩm Bình, Hà Tĩnh
Có lẽ chưa khi nào mà DN lại thâm nhập sâu vào nông nghiệp như hiện nay. Đặc biệt khi thực hiện "cánh đồng mẫu lớn”, DN trở thành "bà đỡ” cho người nông dân. Nông dân yên tâm sản xuất vì đã có người "chống lưng”.
Tại xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên), "cánh đồng mẫu lớn” đã và đang làm thay đổi tập quán sản xuất của người nông dân. Là xã thuần túy về sản xuất nông nghiệp, trong đó trọng tâm là trồng lúa với diện tích 445,3 ha, từ trước đến nay, việc sản xuất lúa của người Cẩm Bình chưa được quan tâm đầu tư đúng mức và tập quán của người nông dân là sản xuất nhiều loại giống với nhiều khung lịch thời vụ, nhiều quy trình chăm sóc khác nhau. Đặc biệt, sản phẩm làm ra chủ yếu do nhân dân tự tìm kiếm nơi tiêu thụ cho nên giá cả không ổn định. Mặt khác, Cẩm Bình là xã được tỉnh Hà Tĩnh chọn là nhóm về đích trong xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2013, tức là trước 2 năm so với kế hoạch vì vậy đòi hỏi Cẩm Bình phải nỗ lực trong mọi lĩnh vực, nhất là đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Nhận thấy việc xây dựng "cánh đồng mẫu lớn” là giải pháp hữu hiệu nên ngay khi có sự chỉ đạo của tỉnh, Cẩm Bình đã bắt tay ngay vào thực hiện.
Vụ hè thu năm 2012, xã Cẩm Bình đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần Vật tư Nghệ An sản xuất giống lúa VT-NA2 theo quy trình khép kín từ khâu giống, kỹ thuật, vật tư phân bón và bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch cao hơn giá thị trường tại thời điểm thu mua 10%. 426 ha đã được sử dụng cho xây dựng "cánh đồng mẫu lớn” (95,7% diện tích trồng lúa của xã) với hơn 850 hộ sản xuất. Kết quả, sau khi cân đối thu chi, mỗi ha cho lợi nhuận 14 triệu đồng/ha, so với vụ hè thu năm 2011 thì tổng sản lượng lúa toàn xã năm 2012 tăng tới 320 tấn. 
Theo ông Đặng Quốc Hải, Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình, với sự vào cuộc của DN, nông dân ngày càng sướng hơn vì không phải lo gì cả mà đời sống được đảm bảo do năng suất, giá trị cây lúa ngày càng tăng.
Từ thành công của Cẩm Bình, vụ đông xuân năm 2013, "cánh đồng mẫu lớn” đã lan ra 6 huyện ở Hà Tĩnh, từ chỗ chỉ 426 ha nay đã lên tới 3330 ha. 
Phát biểu tại Hội thảo Liên kết xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo thông qua mô hình cánh đồng mẫu lớn tại các tỉnh phía Bắc, ông Lê Đình Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, thành công ở xã Cẩm Bình và năng suất hiện tại của các huyện ở Hà Tĩnh cho thấy mô hình "cánh đồng mẫu lớn” là đúng, trúng và cần thiết. Ông Lê Quốc Doanh, Cục trưởng Cục Trồng trọt cũng chia sẻ: "Việc hình thành và phát triển mô hình "cánh đồng mẫu lớn”  theo chủ trương xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm của Chính phủ. Trên thực tế các mô hình này dần tạo ra bước ngoặt trong sản xuất và đem lại lợi ích không chỉ cho DN mà còn cho chính bản thân nông dân”.
HẠNH NGUYÊN

Bảo đảm ATGT và VSMT trên quốc lộ 8A

Thời gian qua, công tác đảm bảo TTATGT và vệ sinh môi trường (VSMT) tại nhiều điểm thi công trên QL 8A chưa được các đơn vị thi công triển khai thực hiện nghiêm túc.

Công tác tổ chức thi công tại một số gói thầu, nhà thầu thiếu tập trung, gây nên tình trạng ách tắc giao thông nhiều lần, nhất là đoạn Km13 - Km14+00, Km26+200. Việc đảm bảo VSMT trong quá trình vừa thi công vừa khai thác trên toàn tuyến không đảm bảo, ảnh hưởng lớn đến người dân sống 2 bên đường và phương tiện qua lại, nhất là đoạn Km0+00 - Km 4+500 (đoạn qua TX Hồng Lĩnh), Km13+500 – Km 14+200 (khu vực Cầu Đôi - Đức Thọ), Km23 – Km24 (khu vực Sơn Trà), Km26 - Km27 (ngã ba Nầm - Hương Sơn). Ngoài ra, mặt đường một số đoạn hư hỏng nghiêm trọng, nhưng chưa được san gạt, chưa chú trọng khơi thông rãnh thoát nước như tại Km13+100 – Km14+500, Km23 – Km24+00… gây nên tình trạng nước đọng, sình lầy, dẫn đến ách tắc giao thông, đặc biệt là khi trời mưa.




Xe liên tục sa “ lầy”, gây tắc đường tại các đoạn đường đang thi công trên QL 8A. Ảnh: Minh Lý - Sỹ Thông

Trước thực trạng đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác đảm bảo ATGT đối với các tuyến đường vừa thi công vừa khai thác, Ban ATGT tỉnh đã chủ trì phối hợp Sở GTVT, Khu Quản lý đường bộ IV, BQL dự án 4 (Bộ GTVT) và UBND huyện Hương Sơn, Đức Thọ, TX Hồng Lĩnh tổ chức kiểm tra thực tế hiện trường, đồng thời bàn các giải pháp tăng cường đảm bảo ATGT, VSMT trên tuyến QL 8A.

Qua kiểm tra thực tế, Ban ATGT tỉnh đề nghị BQL dự án 4 (chủ đầu tư) và các ngành, địa phương liên quan tập trung chỉ đạo các đơn vị thi công tăng cường các biện pháp đảm bảo TTATGT tại các vị trí đào sâu, đắp cao mở rộng trên tuyến (lắp đặt hệ thống sào, vè, đèn chiếu sáng…); có biện pháp đảm bảo VSMT trong quá trình thi công, nhất là những đoạn đường qua khu vực đông dân cư, thường xuyên tưới nước (ít nhất 4 lượt/ngày); tổ chức thi công hợp lý, nhất là các vị trí thường gây ách tắc nêu trên. Mặt khác, các đơn vị cần tăng cường phối hợp lực lượng Thanh tra giao thông, Khu Quản lý đường bộ IV trong việc xử lý các nhà thầu không thực hiện đảm bảo ATGT, VSMT; xem xét lại năng lực của một số đơn vị thi công để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt là đoạn Km13 – Km14 (khu vực Cầu Đôi - Đức Thọ). Khu Quản lý đường bộ IV tăng cường kiểm tra công tác đảm bảo ATGT, VSMT trong quá trình thi công; báo cáo, kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm. Đội Thanh tra đường bộ II-03 phối hợp Thanh tra Sở GTVT Hà Tĩnh và lực lượng CSGT tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, không đảm bảo TTATGT, VSMT, như: không có bạt che phủ, chở quá tải gây rơi vãi đất, đá trong quá trình lưu thông trên tuyến. UBND các huyện, thị xã có công trình đi qua tăng cường phối hợp với BQL dự án, các đơn vị thi công có giải pháp bảo vệ hệ thống thiết bị cảnh báo ATGT tại các điểm thi công.

Đức Phú

Phát hiện xác nữ giới nổi ở hồ Suối Tiên


Vào hồi 17h ngày 22/5, người dân phát hiện xác một nữ giới nổi trên mặt nước hồ Suối Tiên thuộc Tổ dân phố 10, phường Bắc Hồng, Thị xã Hồng Lĩnh.

Ngay lập tức, người dân đã thông báo cho chính quyền địa phương. Sau đó, xác nạn nhân đã được vớt lên bờ. Nạn nhân là Lê Thị Thanh Tâm (sn 1983) trú tại xóm Tân Tiến, xã Phú Lộc , huyện Can Lộc.

Khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân chết do ngạt nước, có thể là do tự tử.

PV

Tháo gỡ khó khăn trong thu gom rác thải sinh hoạt ở nông thôn

Thời gian qua, công tác thu gom rác thải sinh hoạt ở các vùng nông thôn đã được các địa phương trong tỉnh quan tâm đẩy mạnh, từng bước hạn chế tình trạng vứt rác thải tràn lan. Tuy nhiên, hoạt động thu gom rác thải ở nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, cần tập trung các giải pháp khắc phục.

Đầu tư phương tiện vận chuyển rác chưa phù hợp.

Sau khi thành lập, HTX môi trường Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) được Sở Tài nguyên & Môi trường hỗ trợ 10 xe vận chuyển rác thải. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, phương tiện trên đã bộc lộ những hạn chế.




Xe đẩy rác ở nhiều địa phương sử dụng do không phù hợp điều kiện GTNT đành bỏ phí.

Ông Trần Văn Anh – chủ nhiệm HTX cho biết: “Địa bàn rộng, dân số đông, rác thải nông thôn nhiều, cung đường vận chuyển giữa các nhà dân cách xa nhau, nhiều khi chỉ đi được 3 nhà là đã chất đầy ụ 1 xe, không thể đẩy đi được nữa. Ngoài ra, các tuyến đường từ thôn xóm ra các điểm tập kết rác được bố trí ngoài đồng, cách xa 5-6km, trong khi đó hầu hết đang là đường đất nên không thể dùng xe đẩy. 10 xe đẩy được tỉnh hỗ trợ chúng tôi đành xếp cất. Để vận chuyển rác, chúng tôi phải dùng xe kéo (xe bò lốp)”.

Tương tự, HTX Điện – Môi trường Cẩm Bình được Tỉnh đoàn hỗ trợ 12 xe đẩy nhưng cũng không thể đem vào sử dụng vì lý do không phù hợp với điều kiện thu gom rác và hệ thống giao thông nông thôn của địa phương. “Hiện tại, HTX vẫn phải sử dụng xe kéo tự chế để đi thu gom rác tại các hộ dân về bãi tập kết. Xe kéo tự chế có công suất chở gấp 4-5 lần xe đẩy tay và đặc biệt thuận lợi khi kéo đi trên các đoạn đường chưa có bê tông. - ông Trác Hoàng Quế - Chủ nhiệm HTX Điện – Môi trường Cẩm Bình, cho biết.

Không những xe đẩy rác không phát huy tác dụng mà hơn 30 thùng đựng rác bằng bê tông (đường kính 1,8 m, cao 1m) của xã Cẩm Thành và 24 thùng đựng rác bằng cao su ở xã Cẩm Bình được đặt tại các khu dân cư cũng không phát huy tác dụng. Theo ông Quế, việc sử dụng các thùng rác tại các điểm dân cư cũng còn nhiều khó khăn, bất cập mà lỗi cơ bản do ý thức người dân chưa cao. Tại các thùng đựng rác, người dân vô ý thức đã bỏ xác súc vật chết vào đó, mỗi lần đổ rác, công nhân nhiều người nôn thốc, nôn tháo. Vì vậy, giải pháp của chúng tôi là quy định người dân bỏ rác vào bao tải, mỗi khi có kẻng thu gom rác là đưa ra đổ vào xe rác.

Theo số liệu báo cáo của Chi cục Bảo vệ môi trường, đến nay toàn tỉnh có 114 HTX, tổ đội vệ sinh môi trường, trong đó có 72 HTX, tổ đội được hỗ trợ 383 xe đẩy, 62 thùng đựng rác bằng nhựa với tổng trị giá hơn 1,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế tại nhiều HTX, tổ đội vệ sinh môi trường ở các vùng nông thôn, chúng tôi đều nhận được ý kiến phản ảnh về sự không phù hợp của xe đẩy trong điều kiện GTN như hiện nay. Vì vậy, khi sử dụng nguồn ngân sách hay các nguồn tài trợ khác, cần có cơ chế hỗ trợ các địa phương đầu tư mua sắm phương tiện vận chuyển rác thải phù hợp với điều kiện giao thông tại địa phương.

HTX môi trường vùng nông thôn: thu không đủ chi.

HTX môi trường Cẩm Thành có 19 cán bộ, xã viên, thực hiện thu gom rác cho hơn 1.000 hộ dân. Với mức phí theo quy định của UBND tỉnh hiện nay là 7.000 đồng/hộ/tháng, mỗi năm HTX chỉ thu được khoảng 84 triệu, nếu thu đủ (1.800 hộ) cũng chỉ được 150 triệu đồng. Trong khi tiền lương cho cán bộ xã viên và tiền thuê xe chuyên dụng chở rác về nhà máy xử lý rác mất gần 350 triệu đồng. “Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, tôi đang phải bỏ tiền nhà gần 200 triệu để trả lương cho xã viên và thuê xe đổ rác. Nếu không có giải pháp kịp thời, HTX môi trường sẽ rất khó tồn tại”.





Do thiếu kinh phí nên các HXT chọn giải pháp tình thế, chờ tập kết rác đủ một chuyến xe thì mới bốc đi. Điều này lý giải vì sao nhiều địa phương có HTX, tổ đội thu gom rác thải nhưng tình trạng rác thải chất đống ven đường, gần các điểm công cộng gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến mỹ quan môi trường nông thôn

Những khó khăn của HTX môi trường Cẩm Thành cũng là khó khăn chung của các mô hình thu gom rác thải nông thôn hiện nay. Do thiếu kinh phí nên các HXT chọn giải pháp tình thế, chờ đống rác đủ một chuyến xe thì mới bốc đi. HTX có điều kiện thì 1 tuần thu gom 1 lần, không có điều kiện thì 2 tuần thậm chí 1 tháng thu gom 1 lần. Điều này lý gải vì sao nhiều địa phương có HTX, tổ đội thu gom rác thải nhưng tình trạng rác thải chất đống ven đường, gần các điểm công cộng gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến mỹ quan môi trường nông thôn vẫn diễn ra.

Theo ông Trần Văn Anh – chủ nhiệm HTX môi trường Cẩm Thành, định mức thu phí môi trường áp dụng cho vùng nông thôn theo QĐ 28/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh (7.000 đồng/hộ/tháng) là quá thấp so với điều kiện thực tế hiện nay. Để bảo đảm chi phí, mỗi hộ nông thôn ở các khu vực xa bãi rác chính cần phải đóng mức phí 13 - 15 ngàn đồng/tháng, thậm chí 30-50 ngàn đồng (hộ kinh doanh).

Theo mục tiêu của tỉnh, đến năm 2015, có 90% rác thải nông thôn được thu gom, trong đó có hơn 50% được xử lý. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, các cấp, các ngành chức năng của tỉnh cần nghiên cứu điều chỉnh mức giá thu gom rác thải tại vùng nông thôn, đồng thời có cơ chế hỗ trợ các địa phương đầu tư mua sắm phương tiện vận chuyển rác thải phù hợp với điều kiện giao thông địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ việc nộp phí vệ sinh là nghĩa vụ, trách nhiệm, góp phần tạo nguồn thu chi trả cho hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới.

Thanh Hoài


Say rượu lái xe, gây tai nạn còn đòi đánh người

(Dân trí) - Khoảng 17h00 ngày (23/5) trên tỉnh lộ 7 đoạn chạy qua xã Phù Lưu - Lộc Hà (Hà Tĩnh) xảy vụ tai nạn làm một người bị thương trong tình trạng nguy kịch.


Theo một nhân chứng tại hiện trường cho biết vào giờ trên anh Phạm Bá Đoái điều khiển chiếc xe máy mang BKS 38 N3 3848 đang trên đường đi lấy thuốc cảm cúm về, khi đến đoạn chợ Cầu Trù thì bị chiếc xe máy mang BKS 61N3-3945 do Phan Huy Toại (SN 1972, trú xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà) điều khiển đã tông trực diện vào xe anh Đoái làm anh này ngã xuống đường trong tình trạng nguy kịch.

 

Hiện trường vụ tai nạn

 

Sau khi phát hiện tai nạn người dân ở gần đó nhanh chóng đưa anh Đoái đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Được biết anh Đoái lái xe không đội mũ bảo hiểm còn Toại thì lái xe trong tình trạng say rượu, khi tổ công tác giao thông huyện Lộc Hà tiến hành đo đạc lập biên bản đưa phương tiện về trụ sở xử lý, Toại còn đang gây gổ đòi đánh người dân khi mấy người này đang đứng xem vụ tai nạn.



 

Do khu vực này trước cổng chợ nên có rất đông người dân đứng lại xem vụ tai nạn, khiến đoạn đường này ách tắc đi lại khó khăn. Hiện vụ việc đang được công an tiến hành điều tra làm rõ.

 

Anh Tấn

Hải quan Hà Tĩnh bắt giữ 44 con rùa đá và rùa mỏ vẹt

(HQ Online)- Theo tin từ Chi cục Hải quan Khu Kinh tế (KKT) cửa khẩu Cầu Treo, vào hồi 17 giờ 30 phút, ngày 22-5, trong quá trình làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tại Khu vực kiểm soát liên hợp giữa nội địa vào KKT, Tổ kiểm soát chống buôn lậu đã phát hiện một đối tượng điều khiển xe gắn máy có dấu hiệu khả nghi di chuyển theo hướng đi từ KKT vào nội địa.



Số rùa bị CBCC Hải quan thu giữ. Ảnh: Hải quan KKT.

Khi Tổ kiểm soát chống buôn lậu yêu cầu dừng xe, xuất trình giấy tờ, kiểm tra hàng hóa thì đối tượng lập tức vứt hàng và quay đầu xe bỏ chạy. Tại đây, Tổ kiểm soát chống buôn lậu đã tiến hành kiểm tra số hàng và thu giữ 38 con rùa đá (24 kg) và 6 con rùa mỏ vẹt (2 kg).

Ông Lý Trọng Ngọc, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan KKT cửa khẩu Cầu Treo cho biết, tang vật đã được bàn giao cho lực lượng kiểm lâm xử lý theo quy định.



Lê Bùi

(Nguồn ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

tải về 50.85 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương