Bảo tàng Acropolis, Athen, Hy Lạp kts bernard Tschumi



tải về 24.33 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.10.2016
Kích24.33 Kb.
#32607
Bảo tàng Acropolis, Athen, Hy Lạp

KTS Bernard Tschumi

Bảo tàng Acropolis được xây dựng ở Athen, Hy Lạp đã mở cửa cho du khách vào thăm quan trong tuần này. Với việc mở rộng diện tích trưng bày lên gấp 10 lần so với bảo tàng cũ nằm trên đồi ở Acropolis, bảo tàng mới hy vọng sẽ trở thành địa điểm lý tưởng cho du khách đến thăm quan tìm hiểu lịch sử Châu Ân nói chung và lịch sử Hy Lạp nói riêng.




Một số thông số liên quan đến công trình:

Tổng vốn đầu tư: 181 triệu USD

Tổng diện tích: 21 000 m2


Diện tích trưng bày: 14 000 m2
Không gian xanh: 7 000 m2

Chủ đầu tư: The Organization for the Construction of the NewAcropolis Museum


Kiến trúc sư: Bernard Tschumi Architects
Kết cấu: ADK and Arup
Kỹ thuật điện: MMB Study Group S.A. & Arup
Ánh sáng: Arup
Ảnh chụp: Christian Richters


Phác thảo của KTS Bernard Tschumi





Mặt bằng tầng 1


Mặt bằng tầng 3


Mặt cắt ngang

Tọa lạc ở khu vực di tích lịch sử ở Makryianni, bảo tàng Acropolis mới nằm ở vị trí cách Parthenon khoảng 300m về phía Đông Nam, gần lối ra vào của mạng lưới đường bộ hành nối các địa điểm khảo cổ và các đài tưởng niệm của Acropolis. Địa điểm này đã được lựa chọn kỹ càng để tạo ra sự đối thoại giữa những không gian trưng bày của bảo tàng và những công trình ở Acropolis.

Thử thách của việc thiết kế bảo tàng Acropolis mới là bảo tàng khởi đầu từ tinh thần trách nhiệm của những công trình mà đã trở thành những công trình điêu khắc tuyệt vời của Hy Lạp cổ đại. Bộ sưu tập những tác phẩm này đã định hình công trình thậm chí từ trước khi khu đất được lựa chọn. Cuộc luận chiến về vị trí xây dựng công trình đã tạo nên những thử thách mà việc thiết kế phải gánh vác trách nhiệm. Nằm dưới chân của Acropolis, vị trí khu đất khiến chúng tôi đối mặt với những khu vực khảo cổ nhạy cảm, với sự hiện hữu của thành phố đương đại và mạng lưới đường phố của nó cùng với bản thân Parthenon, một trong những công trình có ảnh hưởng nhất đối với văn minh phương Tây. Kết hợp với khí hậu nóng ở vùng thường xảy ra động đất, những điều kiện này thúc đẩy chúng tôi đến thiết kế một bảo tàng đơn giản với sự tỉ mỉ của thuật toán và ý niệm rõ ràng của Hy Lạp cổ đại.”











Trước tiên chúng tôi khớp nối công trình với phần đế, giữa và trên, những phần được thiết kế xung quanh nhu cầu riêng biệt cho mỗi phần của chương trình. Phần đế của bảo tàng được làm nổi lên trên khu vực khai quật khảo cổ, nhằm bảo vệ và đem lại cho khu vực mạng lưới cột được đặt cẩn thận bởi những chuyên gia nên không hề ảnh hưởng đến công việc nhạy cảm khác. Tầng này bao gồm sảnh ra vào cũng như các không gian trưng bày đương đại, phòng khán giả và các khu chức năng khác.

Bức tường kính dốc thoải cho phép quan sát toàn bộ khu vực khai quật khảo cổ, dẫn lối tới những phòng trưng bày ở phần giữa của công trình, với hình thức tuyệt đẹp của không gian phòng với độ cao gấp 2 bình thường nhờ sự hỗ trợ của các cột cao. Tầng này là nơi trưng bày giai đoạn phát triển từ giai đoạn cổ xưa đến đế chế Roma.











Phần đỉnh, tạo ra không gian trưng bày hình chữ nhật cho đền Parthenon, nơi trưng bày được bố trí xung quanh không gian sân trong, xoay nhẹ theo hướng đá cẩm thạch của bức phù điêu (ở phần mái của đền thờ Parthenon) chính xác như chúng được tạo ra cách đây nhiều thế kỷ. Sự trong suốt của nó bao vây và đem lại ý tưởng về ánh sáng cho những tác phẩm điêu khắc theo góc nhìn trực tiếp đến và từ đền Acropolis, nơi sử dụng hầu hết là công nghệ kính hiện đại để bảo vệ các không gian bên trong chống lại sự tác động của nhiệt và ánh sáng. Sự bố trí mới này sẽ mang lại phạm vi chưa từng được biết đến cho việc hiểu thấu đáo những thành quả của tổ hợp Acropolis. Một trong những mục tiêu của các không gian trưng bày trên đỉnh của công trình là tái hợp nhất những bức phù điêu của đền Parthenon hiện đang lưu lạc ở một số bảo tàng trên thế giới.




Khu trưng bày một phần của bức phù điêu ở đền Parthenon


Tác giả Bernard Tschumi quan niệm:

Những điều kiện làm sống động không gian trưng bày xoay quanh ánh sáng tự nhiên. Không chỉ vì ánh sáng ban ngày ở Athen khác ánh sáng ở London, Berlin hay New York; ánh sáng cho khu trưng bày các tác phẩm điêu khắc bắt nguồn từ ánh sáng được sử dụng cho khu vực trưng bày các tác phẩm hội họa. Bảo tàng mới này có thể được mô tả như môi trường của ánh sáng tự nhiên xung quanh, liên quan đến sự trưng bày các tác phẩm điêu khắc mà sự thể hiện của nó thay đổi trong suốt cả ngày.

Sự lưu thông của các tuyến thăm quan dẫn dắt du khách trải nghiệm qua những không gian phong phú từ khu vực đường phố vào đến thế giới lịch sử của những giai đoạn khác nhau của những thắc mắc liên quan đến khảo cổ. Tuyến thăm quan của du khách qua bảo tàng định hình mạch 3 chiều rõ ràng, đủ để mang lại một cuộc dạo chơi mang đậm tính kiến trúc và lịch sử mà được mở ra từ những hố khai quật khảo cổ, hiện hữu thông qua lớp sàn kính ở lối ra vào khu trưng bày, đến những bức phù điêu của đền Parthenon trong khu trưng bày với góc nhìn về thành phố, và quay lại xuống thông qua các thời kỳ của Đế chế Roman. Sự chuyển động bên trong và thông qua thời gian là một yếu tố quan trọng của kiến trúc nói chung, và của bảo tàng này nói riêng. Với mong muốn phục vụ hơn 10 000 khách tham quan trong ngày, sự di chuyển liên tục qua bảo tàng được thiết kế với sự rõ ràng, rành mạch tối đa.

Vật liệu được lựa chọn cho sự đơn giản và tính trang nhã: kính, bê tông, và đá cẩm thạch là những vật liệu được lựa chọn. Kính trong hoàn hảo như một bộ lọc mềm mại cho ánh sáng xuyên qua. Bê tông mang lại cho công trình chính sự vững chắc trong kết cấu và là tấm nền tuyệt vời cho hầu hết các tác phẩm trưng bày. Đá cẩm thạch tô điểm cho sàn công trình: màu đen cho lối đi thăm quan, màu be sáng cho khu vực trưng bày. Kết cấu công trình được xử lý theo yêu cầu tiêu chuẩn nên công trình sẽ tồn tại bền bỉ bất chấp lượng giao thông và là điểm đến của du khách quốc tế.”



Những cột tượng hình phụ nữ chào đón du khách ở lối ra vào




Phác thảo về tuyến thăm quan bảo tàng



Bên cạnh phòng khán giả 200 chỗ, bảo tàng còn có khu vực café với góc nhìn về khu vực khai quật khảo cổ, khu vực kho và nhà hàng bảo tàng với những mái hiên công cộng nhìn ra khu vực Acropolis.

Trong suốt quá trình trước khi xây dựng, các nhà khảo cổ học đã khám phá sự tồn tại của thành phố cổ Athenian, được khai quật với diện tích khoảng 13 000 m2. Những tàn tích này được bảo tồn và được kết hợp vào bên trong của bảo tàng, là một phần quan trọng được thiết kế để tạo nên những trải nghiệm cho du khách.

Đá cẩm thạch Parthenon, một nhóm gồm 17 tác phẩm điêu khắc bằng cẩm thạch và bức phù điêu dài 160m miêu tả lại về những vị thần và anh hùng của Athen, bức phù điêu này được di rời khỏi Acropolis 2 thế kỷ trước và hiện nay đang được trưng bày tại bảo tàng Anh. Người Hy Lạp hy vọng sự xây dựng bảo tàng Acropolis sẽ giúp mang trở về những cổ vật. Những tác phẩm điêu khắc bằng cẩm thạch được lưu giữ ở bảo tàng Anh từ năm 1811.

Hà Nội 7/2009



Đức Thọ

bmktcn.com

tải về 24.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương