BảO ĐẢm trách nhiệm xã HỘi của trưỜng đẠi họC



tải về 0.5 Mb.
Chế độ xem pdf
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu17.06.2022
Kích0.5 Mb.
#52388
  1   2   3   4   5   6   7   8
Bảo đảm trách nhiệm xã hội của trường đại học



Tạp chí Khoa học 2010:13 96-104
Trường Đại học Cần Thơ 
96 
BẢO ĐẢM TRÁCH NHIỆM XàHỘI
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Phan Huy Hùng

ABSTRACT
Higher education reform towards increasing institutional autonomy in Vietnam requires 
the assurance of the accountability of 106 public universities for their external and 
internal stakeholders. The State plays a crucial role in getting this accountability 
implemented. This involves supervising the quality of training and research outputs, the 
relevance of their curricula, and their use of public subsidizes. However, the reality of 
implementing the assurance of social responsibility is still modest and inadequate that 
requires the State issues relevant strategies for better management. 
Keywords: accountability, the assurance of social responsibility, the role of State
Title: The assurance of the social responsibility of public universities 
TÓM TẮT 
Đổi mới giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam theo hướng tăng quyền tự chủ, đòi hỏi phải 
bảo đảm trách nhiệm xã hội (TNXH) của 106 trường đại học công (TĐHC) đối với các 
bên có liên quan cả bên trong và bên ngoài trường. Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong 
việc làm cho TNXH được thực thi. Điều này liên quan đến việc giám sát chất lượng sản 
phẩm đào tạo và nghiên cứu, sự tương xứng chương trình và sự sử dụng các hỗ trợ công 
của trường đại học (TĐH). Thực trạng bảo đảm TNXH còn hạn chế và bất cập vì vậy Nhà 
nước phải đưa ra giải pháp quản lý phù hợp và hữu hiệu . 
Từ khóa: Trách nhiệm, Đảm bảo trách nhiệm xã hội, Vai trò của nhà nước
1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TNXH VÀ BẢO ĐẢM TNXH CỦA 
TĐHC 
Trong quản lý công, khái niệm trách nhiệm hàm ý trách nhiệm giải trình, tính chịu 
trách nhiệm hay sự phù hợp giữa quyền và trách nhiệm và được dùng thay thế 
nhau. Trách nhiệm giải thích hay giải trình (accountability) cho các nhóm lợi ích 
có liên quan khác nhau trong xã hội có thể xem như trách nhiệm xã hội (social 
responsibility). Trong quản lý GDĐH, TNXH là nghĩa vụ báo cáo mang tính đạo 
đức và quản lý về những hoạt động và kết quả thu được, giải thích kết quả thực 
hiện, và thừa nhận trách nhiệm đối với cả những kết quả không mong đợi của TĐH 
cho các bên liên quan (stakeholders). Nói chung, TNXH của TĐH gắn với trách 
nhiệm báo cáo hay giải thích kết quả hoạt động một cách chính trực và trung thực 
cho các bên liên quan trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục và sử dụng nguồn lực.
Một TĐH liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới nhiều thực thể, xã hội nói chung (các 
thành viên đại diện trong hội đồng trường); chính phủ (chính quyền các cấp, đại 
diện cho lợi ích toàn xã hội, cấp kinh phí cho trường đại học); những khách hàng 
(các nhà sử dụng lao động, sinh viên và gia đình, những người muốn có kiến thức, 
kỹ năng làm việc tốt và bằng cấp); cựu sinh viên (những nhà ủng hộ quan trọng 
1
Phòng Thanh tra Pháp chế, Trường Đại học Cần Thơ 


Tạp chí Khoa học 2010:13 96-104
Trường Đại học Cần Thơ 
97 
của TĐH); giảng viên (nhân tố quan trọng); và kiến thức, kỹ năng và thái độ của 
ngành học. Các thực thể này là đối tượng mà các nhà quản lý TĐH phải giải trình. 
Mức độ giải trình không mang tính khuôn mẫu nhưng có điểm chung là nếu đòi 
hỏi quá mức (không hợp lý) thì nó trở thành “gánh nặng” cho TĐH, có nguy cơ 
làm một trường xa rời TNXH hơn.
Chức năng công cộng và khả năng mang lại lợi ích công lớn buộc TĐH phải chịu 
TNXH và phải được bảo đảm thực thi. Với vai trò đại diện lợi ích toàn xã hội cùng 
những ưu thế về khả năng định hướng, hỗ trợ, giám sát hay chế tài, nhà nước phải 
nắm giữ trọng trách làm cho trách nhiệm giải trình của TĐH đi vào cuộc sống. 
Tiếp cận từ quan niệm vì lợi ích xã hội và định hướng phát triển thì nhà nước cũng 
phải thực hiện điều này. Bởi vì hệ thống đại học có thể bị tác động tiêu cực bởi các 
nhóm lợi ích khác cho nên phải sử dụng quyền lực nhà nước để đảm bảo tính công 
của TĐH.
Mục đích của việc bảo đảm TNXH là i) sự công bằng trong tiếp cận GDĐH,
ii) chất lượng đào tạo và nghiên cứu, iii) sự tương xứng giữa trình độ đào tạo và 
nhu cầu của thị trường lao động, iv) sự đóng góp của TĐH cho phát triển kinh tế, 
v) sự phổ biến các giá trị, vi) sự sử dụng hiệu quả nguồn lực công, và vii) sự ổn 
định (khả năng tài chính để duy trì các tiêu chuẩn cao), theo Salmi 2009.
Vấn đề mang tính nguyên tắc trong quản lý nhà nước (QLNN) là phải làm sao bảo 
đảm tốt nhất, chứ không phải tuyệt đối, các đòi hỏi về TNXH. Nhà nước khuyến 
khích TNXH nhưng đồng thời cũng áp dụng những biện pháp giám sát kết quả 
hoạt động của TĐH một cách phù hợp. Các mục tiêu bảo đảm TNXH được lựa 
chọn có thể đạt được thông qua các công cụ như trình bày ở bảng 1.

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương