BÁo cáo v/v đánh giá thực hiện thông tư 23



tải về 24.4 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích24.4 Kb.
#16139
ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

BCH TP. HỒ CHÍ MINH

*** TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 5 năm 2012

HỘI ĐỒNG ĐỘI

Số: 05 /BC-HĐĐ


BÁO CÁO

V/v đánh giá thực hiện thông tư 23

_______
Căn cứ công văn số 20/HĐĐTƯ ngày 23 tháng 02 năm 2012 V/v khảo sát, báo cáo đánh giá thực hiện Thông tư 23; Hội đồng Đội thành phố Hồ Chí Minh báo cáo đánh giá việc thực hiện Thông tư 23 của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Thuận lợi trong việc triển khai thực hiện Thông tư 23:
Qua nhiều năm triển khai và thực hiện thông tư 23, Hội đồng Đội nhận thấy một số mặt thuận lợi trong việc áp dụng thông tư này như:
- Văn bản được triển khai đồng bộ từ cấp Thành đến cấp quận - huyện. Lãnh đạo Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường có sự quan tâm, tổ chức thực hiện theo đúng nội dung của thông tư đề ra.
- Thông tư 23 ra đời đã giải quyết một số nội dung và vấn đề bức xúc liên quan đến quyền lợi của Tổng phụ trách Đội, nhận được sự đồng tình, ủng hộ trong tổ chức thực hiện thông tư của Hội đồng Đội các quận – huyện; Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu các trường cũng như trong việc bố trí chức danh Giáo viên – Tổng phụ trách Đội.
- Phần lớn các đồng chí Giáo viên – Tổng phụ trách Đội sau khi thực hiện nhiệm vụ 5 năm, nếu có nguyện vọng được đứng lớp thì được tạo điều kiện từ phía Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Giáo dục cũng như từ phía Hội đồng Đội quận – huyện.
- Tổng phụ trách đội được tạo điều kiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ và được hưởng các khoản phụ cấp theo đúng thông tư 23.
2. Khó khăn trong việc triển khai thực hiện Thông tư 23:
- Về đối tượng và tiêu chuẩn: đa số các đồng chí là Tổng phụ trách đều có tinh thần trách nhiệm và năng khiếu tổ chức hoạt động xã hội. Tuy nhiên, còn một số đồng chí đã được đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đoàn – Đội lại không có bằng tốt nghiệp sư phạm; bên cạnh đó còn có những đồng chí có bằng tốt nghiệp sư phạm khi được phân công về công tác tại trường lại được yêu cầu đảm nhiệm vai trò của một Tổng phụ trách nhưng lại không có chuyên môn về công tác Đội, do đó, các trường gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng và công nhận Giáo viên – Tổng phụ trách Đội đủ chuẩn.
- Do Thông tư chỉ áp dụng đối với Giáo viên – Tổng phụ trách Đội nên hầu hết các đồng chí Tổng phụ trách chưa đạt chuẩn đều không được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo hệ số dành cho các trường hạng I, II, III (căn cứ vào mục I của Thông tư số 10/GD-ĐT ngày 29-7-1994 của Bộ Giáo dục và đào tạo đã hướng dẫn về xác định hạng trường để tính phụ cấp trách nhiệm).
-Về thời gian làm Giáo viên – Tổng phụ trách Đội: Thời gian làm Tổng phụ trách Đội ít nhất 5 năm là khá dài, làm ảnh hưởng đến nghiệp vụ chuyên môn sư phạm của Giáo viên – Tổng phụ trách Đội, dẫn đến việc khó được bố trí giảng dạy sau thời gian làm Tổng phụ trách. Bên cạnh đó, thực trạng cho thấy ở các huyện ngoại thành, do đội ngũ giáo viên còn thiếu nên Tổng phụ trách Đội thường được bố trí làm giáo viên sau khoảng từ 3 đến 4 năm thực hiện nhiệm vụ, một số giáo viên xin chuyển về nội thành công tác nên dẫn đến khó khăn chung là phần lớn Tổng phụ trách Đội phải kiêm nhiệm công tác giảng dạy, làm ảnh hưởng đến chất lượng phong trào Đội nói chung.
- Do số lượng Giáo viên – Tổng phụ trách Đội đủ chuẩn còn thiếu nên các trường đã linh động tuyển chọn các bạn đoàn viên thanh niên ở địa bàn dân cư, hoặc giáo viên trẻ mới ra trường làm nhiệm vụ Tổng phụ trách Đội nên có một số khó khăn sau:

+ Giáo viên mới ra trường được bổ nhiệm làm Tổng phụ trách Đội, không được đào tạo chuyên môn nên khả năng tổ chức hoạt động phong trào còn hạn chế, bên cạnh đó, lực lượng Đoàn viên thanh niên địa bàn dân cư phần lớn có kinh nghiệm tổ chức hoạt động phong trào nhưng không có bằng cấp liên quan đến ngành sư phạm nên phương pháp giáo dục cho học sinh còn hạn chế. Bên cạnh đó, cả hai lực lượng này đều không đủ tiêu chuẩn của Giáo viên – Tổng phụ trách Đội nên không được hưởng các chế độ theo thông tư 23.

+ Một số trường tuyển lực lượng làm Tổng phụ trách Đội chưa có bằng cấp nên chỉ có hợp đồng lao động với trường và không được hưởng các khoản ưu đãi, các hệ số lương như Tổng phụ trách Đội.
- Một số trường đang tạo điều kiện cho Tổng phụ trách Đội tham gia các lớp tập huấn, các lớp đào tạo Tổng phụ trách Đội, các lớp nghiệp vụ sư phạm nhưng do các lớp được tổ chức quá xa và dài hạn nên cũng có phần ảnh hưởng đến hoạt động phong trào của trường học.
3.Kiến nghị nội dung sửa đổi:
Với những khó khăn trên, Hội đồng Đội Thành phố kiến nghị với Hội đồng Đội Trung Ương về những vấn đề sau :
- Đối với tiêu chuẩn, chế độ lao động, chế độ chính sách:

+ Nên cụ thể hóa theo từng đối tượng như Tổng phụ trách Đội, Giáo viên – Tổng phụ trách Đội để động viên và tạo điều kiện cho các đồng chí Tổng phụ trách Đội có đủ điều kiện và thời gian công tác, học tập để đạt chuẩn.

+ Nâng cao phụ cấp trách nhiệm cho Tổng phụ trách Đội.
- Đối với việc biên chế giáo viên – Tổng phụ trách Đội: khi giao biên chế giáo viên - Tổng phụ trách Đội cho đơn vị nên để tạo hướng mở cho các trường để các trường có thể chủ động trong việc chăm lo cho đội ngũ Tổng phụ trách Đội tại đơn vị mà không bị ràng buộc bởi quy định như: đối với trường có từ 28 lớp trở lên sẽ được bố trí ít nhất 1 biên chế giáo viên, ...
- Thời gian làm Tổng phụ trách Đội: nên quy định mức tối đa là 4 năm để hoạt động Đội luôn mang tính đổi mới, tránh theo lối mòn.
- Cần bổ sung trong thông tư phần hướng dẫn bố trí sắp xếp công việc cho Tổng phụ trách Đội sau thời gian thôi làm. Quy định độ tuổi tối đa của giáo viên đảm nhận chức danh Tổng phụ trách Đội để làm cơ sở cho việc trẻ hóa đội ngũ TPT Đội.
Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện Thông tư 23 của Hội đồng Đội thành phố Hồ Chí Minh.
TM. HỘI ĐỒNG ĐỘI THÀNH PHỐ

PHÓ CHỦ TỊCH


Nơi nhận:

- HĐĐ TƯ, VP 2 TW Đoàn;



- Lưu.

Dương Ngọc Tuấn

tải về 24.4 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương