BÁo cáo về việc thực hiện Quyết định 393/2005/QĐ-ubdt ngày 29/8/2005 của Ủy ban Dân tộc về ban hành quy định tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển



tải về 43.35 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích43.35 Kb.
#20041

UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH KON TUM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc







Số: 72/BC-UBND

Kon Tum, ngày 23 tháng 5 năm 2011



BÁO CÁO

Về việc thực hiện Quyết định 393/2005/QĐ-UBDT ngày 29/8/2005 của Ủy ban Dân tộc về ban hành quy định tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển


_________

Thực hiện Công văn số 201/UBDT-CSDT ngày 07/4/2011 của Ủy ban Dân tộc về việc rà soát, đánh giá các khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển; Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum báo cáo như sau:



I. Tổng kết Quyết định 393/2005/QĐ-UBDT ngày 29/8/2005 của Ủy ban Dân tộc về ban hành quy định Tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển.

1. Tổ chức, triển khai thực hiện Quyết định 393/2005/QĐ-UBDT:

Trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc tại Văn bản số 801/UBDT-CSDT ngày 5/10/2005 về việc hướng dẫn phân định định tiêu chí 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt, thành phần Hội đồng do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Chủ tịch để trực tiếp triển khai thực hiện tổ chức đánh giá, xét duyệt và xếp phân loại xã, thị trấn thành ba khu vực theo trình độ phát triển theo quy định của tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển.

Hội đồng xét duyệt tỉnh căn cứ vào báo cáo kết quả duyệt của Hội đồng Ủy ban nhân dân các huyện phân định, xét duyệt các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn từng khu vực I, II, III; trình Uỷ ban Dân tộc phê duyệt.

2. Những mặt đạt được:

Ủy ban nhân dân tỉnh đã thực hiện tốt công tác tổ chức, triển khai, quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung và trình tự, phương pháp tiến hành phân định các thôn làng đặc biệt khó khăn và phân vùng các xã, phường, thị trấn. Nhiều địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xếp loại, phân định khu vực đã đánh giá thực trạng tình hình kinh tế - xã hội, điều kiện sản xuất và đời sống của nhân dân một cách khách quan, trung thực, phân định khu vực các xã, thị trấn sát với bộ tiêu chí đề ra.

Trên cơ sở xác định được các khu vực tạo điều kiện để Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương đề ra những chính sách, giải pháp phù hợp với trình độ phát triển, phong tục tập quán của từng khu vực và có kế hoạch đầu tư sát hợp với điều kiện cụ thể từ đó giúp các đơn vị khó khăn hơn đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội thu hẹp khoảng cách cách giữa các khu vực.
3. Những tồn tại và nguyên nhân:

- Việc quán triệt mục đích rà soát, yêu cầu, nội dung và trình tự, phương pháp tiến hành phân định ba khu vực theo trình độ phát triển đến nhân dân chưa kịp thời, đầy đủ, dễ hiểu nên hiệu quả mang lại chưa cao dẫn đến cán bộ, người dân cơ sở lúng túng trong bình xét và xếp loại thôn, làng.

- Năng lực tổ chức, điều hành thực hiện đánh giá ở một số xã còn mang nặng hình thức, chưa bám sát quy định bộ tiêu chí để đánh giá một cách khách quan dẫn đến chất lượng đánh giá chưa sát hợp với từng khu vực được phân định. Còn có thôn, làng đặc biệt khó khăn nhưng không được xét duyệt trong khi cơ sở hạ tầng còn thấp kém, trình độ sản xuất thấp, đời sống còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ tái nghèo cao.

- Công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện chưa thường xuyên, chặt chẽ chưa làm tốt công tác phối hợp với các đơn vị, địa phương để tham mưu cho Hội đồng xét duyệt tỉnh kịp thời, chính xác, sát hợp bộ tiêu chí.



II. Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội từng khu vực đã được phân định gắn với tác động của các chính sách, chương trình thực hiện trên địa bàn:

1. Thực trạng kinh tế - xã hội:

Theo Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Uỷ ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển và Quyết định 05/2008/QĐ-UBDT Số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 6/9/2007 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển. Kon Tum hiện có 08 huyện, 01 thành phố, có 97 xã, phường, thị trấn với 832 thôn, làng. Trong đó, khu vực I: 19 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã); khu vực II: 31 xã; khu vực III: 46 xã (Xã Đăk Năng được thành lập mới theo Nghị định số 74/2008/NĐ-CP chưa có Quyết định công nhận).

Về thực trạng kinh tế - xã hội theo trình độ phát triển của từng khu vực: Việc phân định 3 khu vực của địa phương tương đối chính xác nên sự phát triển về kinh tế - xã hội của các khu vực cũng khác nhau.

- Khu vực I là những xã, phường, thị trấn vì vậy tốc độ phát triển nhanh hơn, Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỉ lệ hộ nghèo chiếm tỉ lệ thấp, kết cấu hạ tầng cơ sở đáp ứng được yêu cấp cấp thiết phục vụ nhân dân. Phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi.

- Các xã khu vực II: Đã có tương đối các công trình cơ sở hạ tầng thiết nhưng còn tạm bợ; tỉ lệ hộ ngèo cao hơn các xã khu vực I, các điều kiện kinh tế xã hội phát triển thấp hơn.

- Các xã khu vực III là những xã khó khăn hơn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, gần 100% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở khu vực này nên phát triển chậm hơn. Hộ nghèo chủ yếu tập trung tại khu vực này. Nhừ có sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước nên hiện nay cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội có bước phát triển nhưng chưa vững chắc.



2. Tác động của các chính sách, chương trình, dự án giai đoạn 2006-2010 đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường:

Từ năm 2006-2010, các chính sách, chương trình, dự án đã triển khai thực hiện như: Chương trình 135 (thực hiện tại các xã khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn); Chương trình 134 (hỗ trợ cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số); Chính sách theo Quyết định 102 (hỗ trợ cho hộ nghèo các xã khó khăn thuộc khu vực II và III); Chương trình 30a (thực hiện cho 2 huyện nghèo tại tỉnh có 100% xã khu vực III) ...

Các chính sách, chương trình, dự án triển khai cho từng đối tượng khác nhau và phân theo khu vực, chủ yếu ở khu vực II, III khó khăn hơn tạo điều kiện cho việc phát triển về mọi mặt ở các khu vực này và đã có tác động tích cực, chủ chủ yếu như sau:

- Các chương trình, dự án đã triển khai kịp thời, đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm, thực hiện dân chủ, công khai, các công trình đều phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhân dân phấn khởi, tin vào chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước;

- Đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, nhiều hộ gia đình đã nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng; từng bước xoá bỏ nhà tạm, tranh tre, vách nứa; mua sắm các tiện nghi phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Đồng bào các vùng DTTS đã phấn khởi, tích cực thi đua lao động sản xuất, nâng cao đời sống của gia đình, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

- Các công trình thủy lợi, hệ thống kênh mương đã được đầu tư kiên cố hóa; hệ thống nước sinh hoạt hợp vệ sinh được quan tâm đầu tư ở vùng dân tộc thiểu số; 100% số xã có điện lưới quốc gia, …; Công tác khuyến nông - khuyến lâm và việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao khoa học công nghệ, hướng dẫn nhân dân sản xuất đã được triển khai thực hiện có hiệu quả.



* Những mặc còn hạn chế:

- Các chính sách, chương trình dự án chủ yếu tập trung đầu tư hỗ trợ cho nhân dân và đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã khu vực II và III. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn có các làng (gần 100%) đồng bào dân tộc thiểu số sống ở các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn như ở các xã khu vực II và III nhưng không được hỗ trợ từ các chương trình, chính sách, dự án của Nhà nước.

- Do xuất phát điểm thấp, mặt khác do điều kiện khí hậu khắc nghiệt và sự tàn phá của thiên tai vì vậy hiện nay tại các xã khu vực III của tỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân còn tạm bợ và một phần được bán kiên cố. Các tuyến giao thông liên thôn, nội thôn và từ thôn đến vùng sản xuất chưa được quy hoạch làm mới, đi lại khó khăn đặc biệt là trong mùa mưa. Hệ thống y tế đã được xây dựng nhưng chưa đủ trang thiết bị cần thiết theo quy định. Tỉ lệ hội nghèo giữa các khu vực còn chênh lệch, trình độ dân trí còn thấp, việc áp dụng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế...

3. Mức độ thay đổi về số lượng các khu vực tại thời điểm năm 2006 so với năm 2010:

- Cuối năm 2005, tỉnh Kon Tum có 95 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã). Trong đó có 16 xã khu vực I, 46 xã khu vực II và 33 xã khu vực III.

- Năm 2006, theo tiêu chí tại Quyết định 393/2005/QĐ-UBDT và đã được Ủy ban Dân tộc công nhận tại Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT và Quyết định 05/27/QĐ-UBDT về công nhận 3 khu vực. Tỉnh Kon Tum có 96 xã, trong đó có 19 xã khu vực I, 31 xã khu vực II và 46 xã khu vực II. Tăng về tổng số xã do được thành lập mới; xã khu vực I tăng, khu vặc II giảm và khu vực III tăng.

- Năm 2011, tổng số xã của toàn tỉnh là 97, tăng 1 xã so với năm 2006 do có 1 xã được thành lập mới. Tổng số xã khu vực I, khu vực III và khu vực III không thay đổi so với năm 2006 (do xã Đăk Năng thuộc Thành phố Kon Tum được thành lập mới theo Nghị định số 74/2008/NĐ-CP nhưng chưa có Quyết định công nhận là xã thuộc khu vực nào)



(Cụ thể có biểu kèm theo)

III. Rà soát Bộ tiêu chí ban hành tại Quyết định 393/2005/QĐ-UBDT để xây dựng bộ tiêu chí mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015.

Tỉnh Kon Tum tham gia vào dự thảo tiêu chí phân định khu vực 2011-2015 như sau:



1. Tiêu chí phân định xã khu vực IV: Thống nhất với dự thảo.

2.Tiêu chí phân định xã khu vực III:

- Thống nhất theo dự thảo các tiêu chí 1, 2, 5, 6.

- Tiêu chí 3 đề nghị sửa đổi, bổ sung mục 7:

+ Nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng

- Riêng tiêu chí 4 đề nghị sửa đổi, bổ sung mục 1 và 2 như sau:

+ Chưa đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở hoặc đạt chuẩn nhưng chưa vững chắc.

+ Chưa đủ điều kiện khám chữa bệnh thông thường, trên 50% số thôn chưa có nhân viên y tế thôn bản.

3.Tiêu chí phân định xã thuộc khu vực II:

- Thống nhất theo dự thảo các tiêu chí 1,5.

- Đề nghị sửa đổi tiêu chí 2: Hộ nghèo từ 25% đến dưới 50%.

- Tiêu chí 3: bổ sung thêm mục + Nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng.

- Tiêu chí 6: đề nghi sửa đổi như sau:

Địa bàn cư trú: Không thuộc địa bàn trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn, trung tâm huyện lỵ, các khu công nghiệp, khu vực cửa khẩu, đặc khu kinh tế.



4. Tiêu chí phân định xã thuộc khu vực I:

- Thống nhất với các tiêu chí từ 1-5

- Tiêu chí 6 đề nghị bổ sung, sửa đổi như sau:

Địa bàn cư trú: Liền kề hoặc trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn, trung tâm huyện lỵ, các khu công nghiệp, khu vực cửa khẩu, đặc khu kinh tế.



5. Tiêu chí xác định thôn, bản đặc biệt khó khăn: Thống nhất với dự thảo.

IV. Đề xuất, kiến nghị:

1. Đối với việc phân định các khu vực vùng dân tộc và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2011- 2015:

- Có tiêu chí xác định các thôn, bản có đông đồng bào dân tộc thiểu số nằm ở các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực I từ đó có chính sách hỗ trợ, đầu tư phù hợp vì thực tế hiện nay đời sống nhân dân ở các thôn bản này rất khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, thiếu đất sản xuất, tỉ lệ hộ nghèo cao…nhưng từ trước đến nay chưa được đầu tư hỗ trợ từ các chương trình, chính sách, dự án của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.



2. Chính sách đối với từng khu vực trong giai đoạn 2011- 2015:

- Đối với khu vực I: Đối với các thôn, bản đồng bào dân tộc thiểu số (có trên 80% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống) thuộc khu vực I được hưởng các chính sách đối với các xã khu vực II và III.

- Tiếp tục thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn với các nội dung toàn diện hơn và định mức cao hơn giai đoạn 2006-2010.

- Tiếp tục thực hiện và gia hạn thời gian thực hiện các chính sách, chương trình, dự án như: Quyết định 33/2007/QĐ-TTg, Quyết định 32/2007/QĐ-TTg… đến hết năm 2015. Song song với việc thực hiện chính sách theo Quyết định 102/QĐ-TTg cần tiếp tục thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước muối I ốt, giống cây trồng cho toàn bộ nhân dân ở khu vực miền núi, vùng cao.

- Có chính sách hỗ trợ, phụ cấp cho cán bộ làm công tác Dân tộc để tạo điều kiện ổn định, yên tâm công tác và thúc đẩy sự nổ lực phấn đấu nhằm mục tiêu nâng cao, phát triển về mọi mặt, đưa đời sống của người dân trong vùng từng bước phát triển lên một bước.

- Xây dựng và điều chỉnh định mức hỗ trợ hàng năm cho các chính sách phù hợp với tình hình biến động giá như hiện nay.

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện Quyết định 393/2005/QĐ-UBDT và kinh tế - xã hội các khu vực vùng DTTS&MN đã được phân định theo trình độ phát triển và tham gia ý kiến vào dự thảo Tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi áp dung cho giai đoạn 2011-2015, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Ủy ban Dân tộc./.

Nơi nhận:

- Ủy ban Dân tộc;

- CT, các PCT UBND tỉnh;

- Lưu: VT, VX(1).



TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Đã ký

Nguyễn Hữu Hải







tải về 43.35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương