BÁo cáo về hoạT ĐỘng của bộ TƯ pháp trong ba tháng đẦu năM 1948 ĐẠi hội nghị TƯ pháp toàn quốc lần thứ nhất các cuộC Đi kinh lý



tải về 53.26 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích53.26 Kb.
#13092
BÁO CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ TƯ PHÁP TRONG BA THÁNG ĐẦU NĂM 1948

1. ĐẠI HỘI NGHỊ TƯ PHÁP TOÀN QUỐC LẦN THỨ NHẤT

2. CÁC CUỘC ĐI KINH LÝ

3. CÔNG VIỆC TỔ CHỨC CÁC TOÀ ÁN VÀ CÁC NGÀNH CÔNG TÁC VỚI TOÀ ÁN

4. CÔNG VIỆC PHÁP CHẾ

5. CÔNG VIỆC KIỂM SOÁT VÀ HUẤN LUYỆN CÁC TOÀ ÁN VÀ CÁC THẨM PHÁN CÁC CẤP

6. CÔNG VIỆC XUẤT BẢN PHÁP LÝ TẬP SAN VÀ SÁCH

7. TRƯỜNG PHÁP LÝ ĐẠI HỌC

8. PHONG TRÀO TRANH ĐUA TRONG GIỚI TƯ PHÁP

I. ĐẠI HỘI NGHỊ TƯ PHÁP TOÀN QUỐC LẦN THỨ NHẤT

Đại hội nghị Tư pháp Toàn quốc lần thứ 4 được Bộ Tư pháp triệu tập đã họp từ ngày 25 đến 27 tháng 2 tại Thái Nguyên.

Đến dự hội nghị có Bộ trưởng, Thứ trưởng Tư pháp, Thứ trưởng Bộ Nội vụ và nhân viên cao cấp của Bộ Nội vụ, cao cấp Tư pháp Khu, Toà thượng thẩm Bắc Bộ, Hội đồng Phúc án các khu Bắc Bộ và đại diện cho Luật sư.

Về phần chính trị, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ đã cho Hội nghị biết tình hình kháng chiến toàn quốc về mọi phương diện và đã giải thích đường lối và chính sách của Chính Phủ.

Về phần chuyên môn hội nghị đã nghiên cứu nhiều vấn đề trong đó có những vấn đề quan hệ sau đây:



  1. Chế độ lao tù

  2. Vấn đề kiểm soát luật sư trong thời kì kháng chiến

  3. Vấn đề tổ chức lại các toà Thượng thẩm và Hội đồng phúc án

  4. Vấn đề công tố viên trước Hội đồng phúc án

  5. Vấn đề thanh tra Tư pháp

  6. Vấn đề liên hệ giữa kháng chiến, hành chính và Tư pháp

  7. Vấn đề cải tổ Uỷ ban Tư pháp xã.

  8. Vấn đề biện hộ sĩ.

  9. Vấn đề Trường Pháp lý Việt Nam.

  10. Vấn đề huấn luyện các thẩm phán sơ cấp.

  11. Vấn đề xuất bản “Pháp lý Tập san”.

  12. Vấn đề tu luật.

  13. Vấn đề kỉ luật với các viên chức phạm tội.

Ngoài ra Hội nghị đã thảo luận về chương trình hoạt động của Bộ Tư pháp trong năm 1948 đã được Chính Phủ chuẩn y.

Các đề nghị của Hội nghị đang được hoạt động là Bộ Nội vụ hoặc là Bộ Tư pháp nghiên cứu để thi hành hay là để trình Hội đồng Chính phủ.



II. CÁC CUỘC ĐI KINH LÝ

1. Hiện nay Bộ trưởng Bộ Tư pháp đang đi kinh lý liên khu I.

2. Thứ trưởng Bộ Tư pháp có đi Khu 10 dự Hội nghị Tư pháp Khu 10.

Đặc điểm Hội nghị này là có tất cả thẩm phán các cấp từ Hội đồng Phúc án đến thẩm phán sơ cấp trong liên khu 10 đến dự.

Mục đích Hội nghị có tính cách chính trị hơn là chuyên môn.

Bộ Tư pháp đã nhân dịp này để cùng các vị thẩm phán kiểm điểm các kết quả thực nhất về mọi mặt sau một năm toàn diện kháng chiến và nghiên cứu triển vọng tương lai của cuộc trường kì kháng chiến.

Gương hi sinh của giới thẩm phán đã đặc biệt nêu ra. Về phần chuyên môn, Hội nghị xem xét phương pháp để thi hành chặt chẽ hơn sắc lệnh về bảo đảm tự do cá nhân, vấn đề tranh đua trong ngành Tư pháp, vấn đề huấn luyện các thẩm phán,…

Ngoài ra, cũng nhân dịp này Hội nghị có tổ chức những buổi diễn đàn Pháp luật để những vị thẩm phán các cấp phụ trách để huấn luyện các thẩm phán về phương diện chuyên môn.

Điều nhận xét của Bộ Tư pháp sau cuộc Hội nghị này là:

Giới thẩm phán, cũng như tất cả viên chức cần phải viết ra tin tức trong xứ và tin tức ngoại quốc để nhận định ra đường lối của Chính Phủ.

Sự liên lạc giữa kháng chiến, hành chính và Tư pháp theo hệ thống ngang nhất định phải ngày càng chặt chẽ để có sự đoàn kết giữa hai cơ quan quan hệ của Chính Phủ.

Điều kiện sinh sống của các vị thẩm phán cần phải chú ý đặc biệt. Các vị thẩm phán nhất là miền Thượng du rất bâng khuâng về vấn đề sinh sống.

Về chuyên môn, tài liệu khi …. làm việc cần phải có nhiều thêm để cho các vị phụ trách thi hành pháp luật ít nữa là củng cố các đạo luật ấy trong tay.

Vấn đề huấn luyện các vị thẩm phán sơ cấp về chuyên môn cần phải xúc tiến vì một số đông các vị ấy chưa có kinh nghiệm xử án nhiều.

Trường pháp lý là một vấn đề rất cần thiết. Một số thẩm phán yêu cầu mở ngay “ trường Pháp lý” để cho các vị ấy học thêm.

Về phần:

- Liên lạc giữa kháng chiến, hành chính và Tư pháp.

- Điều kiện sinh sống của các vị thẩm phán.

- Trường Pháp lý.

Ngoài phạm vi phụ trách của Bộ Tư pháp nên chúng tôi yêu cầu Chính phủ đặc biệt lưu ý.

III. VẤN ĐỀ TỔ CHỨC CÁC TOÀ ÁN VÀ CÁC NGÀNH CÔNG TÁC VỚI TOÀ ÁN

1. Tổ chức các toà án:

a) Sau ngày toàn diện kháng chiến, các toà thượng thẩm Hà Nội, Huế, Sài Gòn đều bị bãi bỏ.

Để thay thế Toà Thượng thẩm, Bộ Tư pháp có đặt ra Hội đồng phúc án trong mỗi khu để xét xử lại những án do Toà án đệ nhị cấp xử.

Những Hội đồng Phúc Án lúc trước xử không có công tố viên. Để đảm bảo việc xử án một cách chặt chẽ hơn Bộ Tư pháp đề nghị định số 11/MTTQ ngày 6-3-1948 để lập công tố viên tại các Hội đồng Phúc Án để thêm lý phụ trách. Các nghị định số 12/BMT ngày 6 – 3-1948 đã có đủ các Chánh Hội đồng phúc án, Hội thẩm và thẩm lý các Hội đồng Phúc Án liên khu 1, 10 và 3.

Sự chữa đổi này là bước đầu tiên để tái lập lại Hội đồng Phúc thẩm trong ba kỳ mà Bộ Tư pháp đang nghiên cứu, sự tái lập toà thượng thẩm trong ba kỳ có quan hệ đặc biệt về chính trị vì đó là triệu chứng chỉ ra rằng sau một năm toàn diện kháng chiến chính quyền Chính Phủ vẫn nắm vững chắc.

b) Trong những vùng địch đang chiếm đóng

Ngoài ra sự tái lập toà án miền Tây Nguyên, sự tái lập Toà án những tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận do một vị thẩm phán đặc biệt có công là ông Quách Tao. Tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên đều tình hình thế chiến sự gay go. Bộ Tư pháp vừa mới cử một vị thẩm phán phụ trách tái lập cơ quan Tư pháp tỉnh Hải Ninh

( Nghị định 14/NĐ ngày 21 -3-48).

Vấn đề quan hệ về Tư pháp trong vùng địch chiếm đóng là phải quy định ra sự tổ chức Tư pháp, Toà án thường lẫn Toà án quân sự trong vùng ấy cho rõ rệt để tránh những sự xích mích giữa những cơ quan của Chính phủ và để đảm bảo chặt chẽ công việc xử án để giữ uy tín của Chính Phủ cần nêu cao nơi ấy.

Vì thế nên Bộ Tư pháp thảo ra dự án sắc lệnh để trình Chính Phủ để quy định tổ chức Tư pháp trong vùng bị địch chiếm đóng.

c) Ban Tư pháp xã

Nhiều cấp Thẩm phán từ miền Nam Trung bộ đến liên khu 10 xin chữa đổi chế độ uỷ ban Tư pháp xã hiện thời vì đó là ban thường vụ của Uỷ ban xã nên một là không có ngày giờ phụ trách hai là không đủ năng lực chuyên môn.

Hội nghị Tư pháp lần thứ 4 đề nghị chữa đổi tổ chức lại Uỷ ban Tư pháp xã bằng đưa vào Ủy ban một Thư ký Tư pháp do Uỷ ban cũ và ông biên lý chuẩn y và có thể vừa làm uỷ viên trật tự để chuyên môn lo về việc Tư pháp.

Bộ Tư pháp đang cho nghiên cứu vấn đề này để thảo dự án sắc lệnh trình Hội đồng Chính Phủ để cải thiện Tư pháp cấp xã.

d) Các ngành công tác Toà án

1/ Quân pháp công an: theo đề nghị của Hội nghị Tư pháp và của Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng đã thảo dự án sắc lệnh qui định vấn đề Tư pháp Công an và vấn đề liên lạc giữa Toà án binh và Toà án thường.

2/ Chế độ cảnh vệ đoàn: Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp theo dự thảo sắc lệnh.

3/ Chế độ luật sư trong thời kỳ chiến tranh.

Để tránh những sự lạm dụng và nêu cao uy tín qua giới luật sư Bộ Tư pháp một mặt yêu cầu Hội đồng luật sư ra quyết nghị để cho các luật sư không được nhân tiện của các khách hàng về việc hình. Mặt khác ra lệnh cho các viên chưởng lý kiểm soát cao luật sư theo pháp luật.

4/ Vấn đề biện hộ sĩ: Hội nghị tư pháp đã nghiên cứu về vấn đề này, theo lời yêu cầu của bộ Tư pháp, và đề nghị qui định việc bào chữa cho các bị cáo trước Toà án xử việc hình và yêu cầu trả phụ cấp cho các người phụ trách bênh vực.

Bộ Tư pháp đang nghiên cứu đề nghị này để thảo dự án các lệnh trình Hội đồng Chính Phủ.

5/ Ngành lục sự : Theo lời yêu cầu của các vị thẩm phán trong kỳ họp Tư pháp Liên khu 10 Bộ Tư pháp theo dự án sắc lệnh đề nghị lập ngành lục sự cho các Toà án.

6/ Thẩm quyền các Toà án: Vấn đề mở rộng thẩm quyền các Toà án sơ cấp và đề nghị cấp đã được nêu ra trong thời kỳ H.N.T.P lần thứ 3 để theo lời yêu cầu của Bộ Tư pháp.

Bộ Tư pháp đã thảo dự án sắc lệnh trình Hội đồng Chính Phủ và cả Chủ tịch Chính Phủ.

Do công văn ngày 2-2-48, Cụ Chủ tịch Chính Phủ đã yêu cầu xét lại dự án vì dự án đề nghị đang thẩm quyền quá rộng. Nhất là cho Toà án sơ cấp. Theo lời yêu cầu của Bộ Tư pháp, Hội nghị Tư pháp toàn quốc lần thứ 4 đã nghiên cứu lại vấn đề và vẫn xin giữ dự án cũ vì:

Thẩm phán sơ cấp vẫn để xử những việc do dự án đề nghị;

- Vì dân chúng yêu cầu để cho khỏi đi xa phiền phức;

- Vì trong tính thể hiện thời sự liên lạc giữa cấp tỉnh và huyện rất là khó khăn, nhất là khi chiến tranh tràn lan đến địa phương;

Để Bộ Tư pháp đã gửi dự án cũ lên trình cho Hội đồng Chính Phủ xin xét lại với lại yêu cầu của hội nghị Tư pháp lần thứ 4.

IV. CÔNG VIỆC PHÁP CHẾ

Trong bản báo cáo ngày 15 tháng 8 để tường trình hoạt động Tư pháp trong một năm kháng chiến, Bộ Tư pháp đã có trình rằng : theo lại yêu cầu của Bộ Tư pháp, Toà thượng thẩm Bắc Kỳ đã tổ chức một ban luật Tu luật có nhiệm vụ là theo dự án cho những đạo luật mới thích hợp với nền độc lập và chính thể dân chủ của nước nhà.

Ban Tu luật Toà thượng thẩm Bắc Kỳ đã họp phiên đầu tiên ngày 17 – 11-1947. Bốn tiểu ban được cử ra: tiểu ban Dân luật; Hình luật; Dân thường sự tố tụng; Hình sự tố tụng đang tiếp tục làm việc mặc dầu điều kiện vật chất rất khó khăn: thiếu văn phong, thiếu người, thiếu tài liệu, liên lạc khó khăn.

Về phần Trung kì, Bộ Tư pháp đã chuẩn y đề nghị toà thượng thẩm Trung Kỳ lập một Hội đồng Tu luật tại Trung Kỳ. Hội đồng tu luật này đã bắt đầu làm việc ngày 10-10-1947 và tới nay đã nghiên cứu xong hai vấn đề: “ Nam nữ bình quyền và phụ quyền”.

Để cho cách làm việc được duy nhất hợp lý và có hiệu quả hơn, Bộ Tư pháp đồng ý với Hội nghị Tư pháp toàn quốc lần thứ 4 đang thảo dự án sắc lệnh để lập một Hội đồng Tu luật Trung Kỳ gồm có đại biểu Quốc Hội, chính trị gia,.. và thẩm phán,… để ấn định chương trình làm việc, phân công cho các Hội đồng địa phương.

V/ CÔNG VIỆC KIỂM SOÁT VÀ HUẤN LUYỆN CÁC TOÀ ÁN VÀ CÁC VỊ THẨM PHÁN



  1. Kiểm soát các Toà án

Nguyên tắc sự kiểm soát các toà án đã thực hành ngay trong sự tổ chức Tư pháp.

Các vị biện lý toà án đề nghị cấp kiểm soát các toà án sơ cấp. Các vị chưởng lý kiểm soát các vị biện lý. Giám đốc Tư pháp khu phụ trách liên lạc với UBKCHC và trông nom việc Tư pháp trong khu.

Vì với tình thế kháng chiến công việc Tư pháp bề bộn, liên lạc khó khăn nên Bộ Tư pháp có đặt ra một viên thanh tra các trại giam.

Đồng ý với H.N.T.P.T.Q lần thứ 4, Bộ Tư pháp đang nghiên cứu lập ra một ban Thanh tra Tư pháp thêm nữa để kiểm soát chặt chẽ các Toà án và cho Bộ biết rõ tình hình hoạt động Tư pháp địa phương.

Bộ Tư pháp đã ra chỉ thị cho các khu triệu tập Hội nghị Tư pháp toàn khu có tất cả các thẩm phán đến dự để kiểm điểm công việc đã làm và trao đổi kinh nghiệm.

2. Huấn luyện các vị thẩm phán

Bộ Tư pháp đặt chương trình huấn luyện và tự huấn luyện cho các cấp thẩm phán.

Về phương diện chính trị, Bộ đang cung cấp tài liệu, tin tức cho các khu.

Do là bước đầu tiên của một tổ chức trong Bộ Tư pháp để đưa tin tức … , tin tức trong nước và quốc tế, cho tới cấp thẩm phán sơ cấp để giúp tài liệu sinh hoạt chính trị.

Cũng để cho các cấp thẩm phán có ý thức chính trị, Bộ có ra chỉ thị cho các khu chú trong đến phần chính trị trong các cuộc Hội nghị Tư pháp.

Về phương diện chuyên môn: - Chương trình huấn luyện gồm có phần tu huấn luyện: các cấp thẩm phán sơ cấp phải có đủ tài liệu chuyên môn để làm việc và nghiên cứu lấy và phần huấn luyện.

Phần này chia làm hai:

a) Huấn luyện trực tiếp: trong một khu dự bị tổ chức lớp huấn luyện trong thời gian ngắn;

b) Huấn luyện gián tiếp: Bằng cách hội họp khu hay tỉnh, có những điều giảng về luật học hay án lệ do các thẩm phán có kinh nghiệm vụ trách;

c) Chỗ nào không có điều kiện để tổ chức lớp tập huấn luyện thi các thẩm phán sơ cấp phải trong một kỳ hai đến ba tháng lên toà án đệ nhị cấp tỉnh trong một thời gian để theo dõi công việc đang học thêm.

- Để huấn luyện thẩm phán đệ nhị cấp, trong chương trình họp Tư pháp khu đến phải có diễn giảng về pháp luật để cho các thẩm phán trao đổi ý kiến và nghiên cứu những điểm án lệ quan hệ.

- Về phần uỷ ban Tư pháp xã, các biện lý toà án đệ nhị cấp và các thẩm phán sơ cấp phụ trách chỉ cho họ những điều hiểu biết cần thiết về pháp luật.

Tuỳ theo phương diện, mỗi toà thượng thẩm hay một khu có thể tổ chức ngay những lớp pháp lý và huấn luyện ban Tư pháp xã như Toà Thượng thẩm Trung Kỳ đang làm.

- Cùng trong một phần với mục đích là huấn luyện cao thẩm phán nên Bộ tư pháp đã bắt đầu thi hành chương trình xuất bản “ Pháp lý tập san và các loại sách”

VI. PHÁP LÝ TẬP SAN VÀ SÁCH LUẬT

1. Pháp lý tập san

Bộ Tư pháp đã đặt chương trình xong, thu thập tài liệu và bài viết số đầu tiên sẽ xuất bản … tháng sau.

Theo chương trình đã thảo, Pháp lý tập san đã có mục đích là giúp cho các cơ quan Chính Phủ và riêng cho cơ quan Tư pháp có khí cụ làm việc và phát triển ngành Luật học. Pháp lý Tập san sẽ xuất bản ít nữa là bốn số mỗi năm. Ngoài ra có những đặc san để trình bày từng vấn đề quan hệ.

Ngoài Pháp lý tập san do Trung ương phụ trách xuất bản, Bộ có cho phép các khu tuỳ theo phương tiện xuất bản nội san để trao đổi ý kiến và kết chặt sự liên lạc giữa các thẩm phán và các Toà án.

2. Các sách Luật

Sách chuẩn bị xuất bản có thể sắp theo ba loại:



  1. Những sách gồm các luật lệ và Nghị định về Tư pháp - Loại sách này thay cho Công báo và khác Công báo là chỉ in những luật lệ về Tư pháp để thẩm phán dùng xử án.

  2. Loại sách phổ thông:

Loại sách phổ thông trình bày rất giản dị những sách thực tế … Hành chính, Tư pháp hay những vấn đề pháp luật thường thức.

  1. Loại sách pháp luật thuần tuý

VII/ TRƯỜNG PHÁP LÝ ĐẠI HỌC

Trường Pháp lý Đại học do Bộ Quốc gia Giáo dục có trách nhiệm tổ chức, Bộ Tư pháp chỉ tham gia ý kiến về chương trình đấy, cách tổ chức và giúp đỡ giáo sự.

Vấn đề này đã có đề nghị tổ chức cụ thể của Vị Chưởng lý Toà Thượng thẩm Bắc Kỳ.

Hiện thời Bộ Quốc Gia Giáo dục và Bộ Tư pháp đang nghiên cứu để:

1. Tổ chức các kỳ thi cử nhân Luật cho các sinh viên đang học dở.

2. Mở lớp đầu tiên Trường Pháp lý Đại học



VIII/ PHONG TRÀO TRANH ĐUA TRONG GIỚI TƯ PHÁP

Vấn đề tranh đua Bộ Tư pháp đã có nêu ra trong kỳ Hội nghị Tư pháp liên khu 10 và đã được thảo luận kỹ càng.

Trong công việc Tư pháp có thể gây phong trào tranh đua về mặt xử án.

- Huấn luyện cán bộ

- Xuất bản sách và báo,…

Có chỉ thị cho các khu để nghiên cứu vấn đề dự bị kế hoạch thực hành này.



TỔNG KẾT LUẬN

Chương trình hoạt động của Bộ Tư pháp trong năm 1946 đã được Hội đồng Chính Phủ thảo luận và chuẩn y cuối tháng hai.



Cuối tháng hai đến giờ, ngoài công việc hoạt động thường, Bộ Tư pháp chú ý đạt kế hoạch cụ thể dựa theo kinh nghiệm và điều kiện làm việc các khu, các Toà Thượng thẩm và các cấp Tư pháp để thực hành chương trình ấy.

Ngày tháng … năm 1948

Thứ trưởng Bộ Tư pháp

TRẦN CÔNG TƯỜNG
Каталог: cacchuyenmuc -> 70TuPhapVietNam -> Lists
cacchuyenmuc -> ĐẢng bộ khối các cơ quan tw
cacchuyenmuc -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
cacchuyenmuc -> VĂn phòng phụ lục I: TÌnh hình xử LÝ thông tin báo chí theo chỉ ĐẠo của bộ trưỞNG
cacchuyenmuc -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
cacchuyenmuc -> VĂn phòng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> BỘ TƯ pháp số: 1464/QĐ-btp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
cacchuyenmuc -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
cacchuyenmuc -> BỘ TƯ pháp số: /QĐ-btp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Lists -> BỘ TƯ pháp số: 914/QĐ-btp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 53.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương