BÁo cáo tình hình kinh tế XÃ HỘi năM 2013, KẾ hoạch phát triển kinh tế XÃ HỘi năM 2014



tải về 334.25 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích334.25 Kb.
#16358
  1   2   3   4

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TỈNH QUẢNG BÌNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 216 /BC-UBND Quảng Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2013
BÁO CÁO

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2013, KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2014



PHẦN THỨ NHẤT

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2013


I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT

1. Tình hình và đánh giá chung

Năm 2013, triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hết sức khó khăn. Mặc dù kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiềm chế, lãi suất tín dụng giảm nhưng nền kinh tế vẫn phục hồi chậm, thị trường thu hẹp, sức mua giảm, tăng trưởng tín dụng thấp... làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong tháng 10, tỉnh ta liên tiếp gánh chịu cơn bão số 10 và hoàn lưu cơn bão số 11 kèm theo lốc xoáy đã gây thiệt hại hết sức nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 và trong nhiều năm tiếp theo. Nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; giúp đỡ của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, các tỉnh bạn và các tổ chức trong và ngoài nước; sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 vẫn duy trì sự ổn định.

Kinh tế tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng khá, sản xuất nông nghiệp cơ bản được mùa, sản lượng lương thực đạt kế hoạch đề ra; sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao hơn so cùng kỳ; lượng khách du lịch đến Quảng Bình tăng cao; công tác quản lý đầu tư và xây dựng có nhiều tiến bộ; thu ngân sách trên địa bàn hoàn thành dự toán. Chỉ đạo tốt công tác phòng chống lụt bão và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do cơn bão số 10, số 11 gây ra. Công tác chuẩn bị phục vụ tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tỉnh đảm bảo trang nghiêm, tôn kính theo đúng nghi thức Quốc tang của Nhà nước. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có những chuyển biến tích cực; công tác an sinh xã hội được chú trọng; cải cách hành chính, đấu tranh phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh; quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững

Tuy vậy, do khó khăn chung của nền kinh tế và ảnh hưởng nặng nề của bão lụt. lốc xoáy đã làm cho một số chỉ tiêu tuy có tăng trưởng nhưng chưa đạt kế hoạch 1; văn hóa, xã hội tuy có chuyển biến nhưng còn chậm; tình hình an ninh trật tự, tệ nạn ma túy, cờ bạc, số đề, vi phạm lâm luật còn diễn biến phức tạp; việc làm, đời sống của người nghèo, người có thu nhập thấp còn khó khăn.



2. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu

a. Các chỉ tiêu kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 7,1% (kế hoạch tăng 7,5%, thực hiện cùng kỳ tăng 7,1%);

- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,2% (kế hoạch tăng 4,0%, thực hiện cùng kỳ 4,5%);

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9,5% (kế hoạch tăng 9,5%, thực hiện cùng kỳ 9,1%);

- Giá trị các ngành dịch vụ tăng 8,5% (kế hoạch tăng 10%; thực hiện cùng kỳ 10,6%);

- Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, thuỷ sản chiếm 20,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 36,3%; dịch vụ chiếm 43,2% (kế hoạch 21% - 36,5% - 42,5%);

- Sản lượng lương thực 27,4 vạn tấn, bằng 96,5% so với năm 2012, vượt kế hoạch 1,5% (kế hoạch 27 vạn tấn);

- Thu ngân sách trên địa bàn đạt 2.108 tỷ đồng, đạt 100,38% dự toán địa phương giao và tăng 5,52% so cùng kỳ (kế hoạch 2.100 tỷ đồng);

- GDP bình quân đầu người đạt 22,5 triệu đồng (kế hoạch 22 triệu);

b. Các chỉ tiêu xã hội

- Giải quyết việc làm cho 3,14 vạn lao động (KH 3,1-3,2 vạn lao động);

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,5% so với năm 2012 2, đến cuối năm 2013 còn 14% (kế hoạch cả năm giảm 3,5%);

- 61,6% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế (kế hoạch 60%);

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 1,5% so với năm 2012 (kế hoạch giảm 1,5%);

- 99,4% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS (KH 99,4%);

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 52%; trong đó, lao động qua đào tạo nghề đạt 29,5% (kế hoạch: 52%; trong đó qua đào tạo nghề 29,5%);

c. Các chỉ tiêu về môi trường

- Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch 90% (kế hoạch 88%);

- Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 78% (KH 78%);

- Tỷ lệ che phủ rừng 70% (kế hoạch 70%).

Trong 17 chỉ tiêu chủ yếu, có 13 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch và 4 chỉ tiêu không đạt kế hoạch là: tốc độ tăng trưởng kinh tế; giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, giá trị các ngành dịch vụ và cơ cấu kinh tế.

II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRÊN CÁC LĨNH VỰC


1. Công tác quy hoạch và quản lý đô thị

Công tác quy hoạch tiếp tục có nhiều tiến bộ, nhiều quy hoạch quan trọng đã được thông qua như: Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2030, Quy hoạch phân khu phía Bắc xã Bảo Ninh, Quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ mới huyện Quảng Trạch, Quy hoạch chung xây dựng thị xã Ba Đồn và các phường trực thuộc, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH các huyện, thành phố đến năm 2020... Đề án điều chỉnh Quy hoạch Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Một số quy hoạch ngành, lĩnh vực khác 3 tiếp tục triển khai theo đúng kế hoạch đề ra. Đã hoàn thành các thủ tục để trình Chính phủ quyết định thành lập thị xã Ba Đồn và các phường trực thuộc. Tiếp tục thực hiện lộ trình nâng cấp đô thị Đồng Hới lên đô thị loại 2.



Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng một số quy hoạch tiến độ còn chậm, chất lượng chưa cao; công tác công bố, công khai và quản lý quy hoạch chi tiết của một số ngành, địa phương chưa đồng bộ, chặt chẽ.

2. Tình hình lụt bão và công tác khắc phục lụt bão, cứu hộ, cứu nạn

Tình hình thiệt hại do bão lụt gây ra: Ngày 30/9/2013, cơn bão số 10 đổ bộ vào Quảng Bình, đây là cơn bão mạnh nhất trong hơn 50 năm qua với sức gió cấp 12, giật cấp 13, cấp 14, phạm vi ảnh hưởng rộng, sức tàn phá lớn. Tiếp đó, trong các ngày từ 14/10/2013 đến 17/10/2013, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 11 đã gây mưa lớn kèm theo lốc xoáy trên diện rộng, làm xuất hiện lũ đặc biệt lớn trên các lưu vực sông Gianh và sông Son tương đương các trận lũ năm 2007 và 2010. Bão, lụt, lốc xoáy đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân với tổng giá trị thiệt hại lên đến: 8.636 tỷ đồng 4, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân như: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, điện, giao thông, thuỷ lợi, trường học, y tế, tỷ lệ tái nghèo 5... ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 3 tháng cuối năm và cả năm 2013.

Tình hình cứu trợ và khắc phục hậu quả sau bão lụt, lốc xoáy: Ngay sau khi bão lụt, lốc xoáy xảy ra, tỉnh đã kịp thời chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp huy động các lực lượng tại chỗ khẩn trương khắc phục hậu quả bão lụt; tập trung cứu chữa người bị thương, mai táng người thiệt mạng; cứu trợ lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhân dân trong vùng bão, lụt; thăm hỏi, động viên và hỗ trợ cho các gia đình có người chết, bị thương và gia đình có nhà bị sập đổ, cuốn trôi, tốc mái. Chỉ đạo đoàn viên, hội viên, cán bộ, chiến sĩ tích cực giúp dân sửa chữa lại nhà ở; chỉ đạo xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh và khôi phục lại sản xuất, ổn định đời sống của người dân sau bão và lũ lụt. Đồng thời đề xuất Trung ương, các tổ chức tín dụng khoanh nợ, giãn nợ và cho vay mới để ổn định sản xuất đối với các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh bị thiệt hại do bão lụt.

UBND tỉnh đã kịp thời trích dự phòng ngân sách của tỉnh 19 tỷ đồng; phân bổ: 5.250 tấn gạo, 70 tấn giống ngô, 7 tấn rau các loại, 15 tấn clorine... do Chính phủ hỗ trợ để các huyện, thành phố khắc phục hậu quả bão, lụt. Chính phủ vừa tiếp tục hỗ trợ: 85 tỷ kinh phí khắc phục nhà cửa và hạ tầng thiết yếu; 26 tỷ hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản; 300 tấn hạt giống lúa; 100 tấn hạt giống ngô và 10 tấn hạt giống rau. UBND tỉnh đang chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tham mưu phân bổ. Đồng thời, kêu gọi các tổ chức quốc tế, các tỉnh bạn, các doanh nghiệp, cán bộ công chức, viên chức ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lụt gây ra. Tính đến ngày 11/11/2013, đã tiếp nhận ủng hộ tiền, hàng với tổng giá trị: 75,487 tỷ đồng 6.



Tuy vậy, một số địa phương, đơn vị còn chủ quan, thực hiện chưa tốt công tác phòng chống mưa lũ, lụt theo phương châm “4 tại chỗ”; công tác chỉ đạo phòng chống lũ lụt thiếu kịp thời. Ý thức của người dân về phòng chống mưa lũ chưa tốt, còn chủ quan dẫn đến nhiều người chết, bị thương…

3. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

Do ảnh hưởng của cơn bão số 10, số 11, một số diện tích lúa vụ Hè Thu và nhiều diện tích cây lâu năm, lâm nghiệp, hoa màu, thủy sản... bị thiệt hại nghiêm trọng, đã ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 6.762,3 tỷ đồng, tăng 3,2% không đạt kế hoạch đề ra 7.



Trồng trọt: Đầu năm thời tiết tương đối thuận lợi, các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, bà con nông dân sản xuất theo đúng lịch mùa vụ và gieo trồng hết diện tích so với kế hoạch đề ra 8. Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tập trung thu hoạch lúa vụ Hè Thu để tránh lụt bão nên đã hạn chế được thiệt hại, sản xuất nông nghiệp cơ bản được mùa, sản lượng lương thực đạt kế hoạch đề ra, cả năm ước đạt 274.107,7 tấn, bằng 96,5% SCK, đạt 101,5% kế hoạch 9. Đã thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn tại xã Phong Thủy, năng suất đạt trên 75 tạ/ha và một số mô hình có hiệu quả khác 10. Cây lâu năm có xu hướng phát triển khá 11; bước đầu đã hình thành vùng trồng cây tập trung.

Về sản xuất vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014: Các địa phương đang tiếp tục khắc phục hậu quả bão lụt, khôi phục diện tích cây cao su, rau, hoa màu, ngô, sắn nguyên liệu, cây lâu năm bị gãy, đổ; sửa chữa, gia cố kênh mương, bờ vùng, bờ thửa và triển khai công tác làm đất, gieo trồng theo đúng lịch thời vụ. Đến nay, đã cơ bản hoàn thành khâu làm đất gieo cấy lúa, triển khai gieo trồng mới và trồng lại các cây hoa màu bị hư hại trong bão.



Chăn nuôi: Nhờ thực hiện các chính sách hỗ trợ và đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh, tuy tổng đàn có giảm 12 nhưng tỷ lệ bò lai, lợn ngoại tăng nhanh 13. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 58.658 tấn, tăng 4% so cùng kỳ, nâng tỷ trọng chăn nuôi lên 43,8% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Sau bão lụt, các địa phương đã tích cực thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng; tăng cường hoạt động của các chốt, trạm kiểm soát liên ngành để kiểm soát dịch bệnh; đẩy mạnh tiêm phòng nên không để phát sinh, lây lan dịch bệnh.



Lâm nghiệp: Đã tích cực chỉ đạo chăm sóc, quản lý, khai thác và bảo vệ rừng. Hoạt động khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên có chiều hướng giảm nhanh, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng cao 14. Tích cực chỉ đạo thực hiện chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su 15. Nhìn chung, diện tích rừng trồng phát triển tốt, tỷ lệ cây sống đạt khá. Hiệu quả của kinh tế rừng ngày càng được khẳng định, đặc biệt là rừng trồng phục vụ chế biến. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép, nhất là vùng ranh giới với Quảng Trị, Hà Tĩnh, các xã vùng đệm khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng 16. Công tác phòng chống cháy rừng được tập trung chỉ đạo quyết liệt.

Thủy sản: Đầu năm thời tiết tương đối thuận lợi, cùng với chính sách hỗ trợ của nhà nước 17 nên dù bị ảnh hưởng của bão số 10, số 11 18 nhưng sản lượng thuỷ sản cả năm 60.711 tấn, đạt 112,4% kế hoạch, tăng 6,4% so cùng kỳ.

Về khai thác: Bà con ngư dân đã đầu tư đóng mới tàu công suất lớn đánh bắt vùng biển xa, bám biển dài ngày 19. Mặt khác, nhờ hoạt động của Trạm giám sát hoạt động tàu cá và thực hiện mô hình tổ, đội, tổ hợp tác đánh cá trên biển nên hoạt động đánh bắt an toàn và có hiệu quả hơn với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, góp phần bảo vệ chủ quyền biên giới biển đảo. Sản lượng khai thác 50.706 tấn, đạt 115,2% kế hoạch, tăng 2% so cùng kỳ.

Về nuôi trồng: đã đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, các doanh nghiệp, hộ nuôi mạnh dạn đầu tư ao hồ, trang thiết bị, cải tiến quy trình kỹ thuật, lựa chọn giống chất lượng và tích cực phòng chống dịch bệnh nên mặc dù diện tích nuôi giảm nhưng sản lượng thu hoạch tăng. Sản lượng nuôi trồng ước đạt: 10.005 tấn, đạt 100,1% kế hoạch, tăng 7,4% so cùng kỳ.

Chương trình xây dựng nông thôn mới: đã tập trung chỉ đạo theo chương trình, kế hoạch đề ra. Đến nay, 100% số xã đã tổ chức công bố quy hoạch; 136/141 xã đã cắm mốc chỉ giới, đạt 96,45% 20; 69/141 xã hoàn thành quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã, chiếm 48,9% 21. Dự kiến đến cuối năm 2013, có 130 xã hoàn thành quy hoạch chi tiết, chiếm 90% số xã; có 01 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, đạt kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, do cơn bão số 10 và số 11, một số cây trồng thu hoạch muộn bị ngập úng nên năng suất, sản lượng một số cây trồng đạt thấp hơn so dự kiến, nhất là cây cao su 22; nhiều gia súc, gia cầm bị chết, lũ cuốn trôi 23 đã làm tổng đàn giảm. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn chậm, tỷ lệ cơ giới hoá thấp, diện tích lúa tái sinh trên chân lúa 2 vụ và diện tích bỏ hoang không sản xuất vụ Hè Thu có chiều hướng gia tăng. Việc giao đất gắn liền với giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng thực hiện còn chậm. Tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới còn chậm so với kế hoạch, chất lượng quy hoạch nông thôn mới chưa cao. Công tác quản lý, bảo vệ rừng còn sơ hở, yếu kém, đã xảy ra một số vụ việc tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn. Công tác tham mưu, chỉ đạo phát triển ngành nghề nông thôn còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức.



4. Sản xuất công nghiệp

Năm 2013 vẫn là năm hết sức khó khăn đối với sản xuất công nghiệp. UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đảm bảo nguồn cung ứng điện cho sản xuất công nghiệp; tạo điều kiện phát huy công suất của các nhà máy hiện có 24 và các cơ sở sản xuất công nghiệp, các nhà máy đã đi vào hoạt động nhưng đang còn khó khăn 25; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án đang xây dựng 26, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh thi công các dự án: Trung tâm nhiệt điện Quảng Trạch I, Nhà máy clinker Văn Hoá, Nhà máy vôi Kim Hóa...; khuyến khích doanh nghiệp, người dân sử dụng hàng hoá sản xuất trong tỉnh. Cùng với sự nỗ lực, cố gắng của các doanh nghiệp, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã từng bước phục hồi và có dấu hiệu tăng trưởng khá. Một số sản phẩm có mức tăng khá như: clinker, bia các loại, nước tinh khiết, đá xây dựng, bê tông dự ứng lực...27. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn phát triển khá, tập trung vào các ngành, nghề: sản xuất VLXD, đồ gỗ, mây tre đan, cơ khí nhỏ và gốm sứ... góp phần tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9,5% (cùng kỳ tăng 9,1%); chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 5,9% 28. Đạt được kết quả trên là sự nỗ lực, cố gắng lớn của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp trong thời điểm hết sức khó khăn hiện nay.



Tuy nhiên, hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp còn gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế và cắt giảm chi tiêu công của Chính phủ, các doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất kinh doanh, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ do sức mua giảm...; ngoài ra, bão số 10, số 11 đã làm cho nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp bị hư hỏng; nhiều đường dây, cột điện bị gãy đổ làm mất điện kéo dài, trên diện rộng đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh

5. Các ngành dịch vụ

Hoạt động thương mại nội địa năm 2013 gặp nhiều khó khăn do kinh tế khó khăn, sức mua giảm nên thị trường trầm lắng. Do vậy, tổng mức bán lẻ hàng hoà và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 tăng thấp nhất trong các năm trở lại đây, ước đạt 15.597,6 tỷ đồng, tăng 15,7% so cùng kỳ; nếu loại trừ yếu tố tăng giá tăng 8,6%.

Công tác quản lý thị trường, chống gian lận thương mại được tăng cường. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm sản xuất trong tỉnh. Đã tổ chức thành công Hội chợ triển lãm thương mại - du lịch Quảng Bình năm 2013, các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn góp phần quảng bá sản phẩm du lịch Quảng Bình với du khách trong và ngoài nước.



Xuất, nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu đạt 136,75 triệu USD, tăng 1,3% kế hoạch, bằng 97,3% so cùng kỳ, một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cao su, gỗ các loại, dăm gỗ, hàng thủy sản 29, thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc... Kim ngạch nhập khẩu đạt triệu 50,15 triệu USD, đạt 100% KH và giảm 40,2% so cùng kỳ, trong đó 100% là nhập khẩu trực tiếp, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là gỗ các loại, nguyên liệu sản xuất tân dược và một số hàng hóa khác.

Hoạt động du lịch năm 2013 tiếp tục sôi động. Du lịch Quảng Bình đã từng bước khẳng định được thương hiệu và trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Mạng lưới cơ sở lưu trú phát triển khá, chất lượng phục vụ được nâng lên; hoạt động liên kết du lịch với các tỉnh Bắc miền Trung được tăng cường; đã đưa vào khai thác các tuyến, điểm du lịch mới 30, đặc biệt đã đưa vào thí điểm tuyến du lịch khám phá động Sơn Đoòng, mở ra một hướng đi mới của du lịch Quảng Bình. Đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 10 năm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới và Lễ hội Hang động Quảng Bình năm 2013, góp phần quảng bá hình ảnh quê hương, con người Quảng Bình đến với bạn bè quốc tế. Dự kiến lượt khách du lịch đến Quảng Bình năm 2013 đạt 1.139.335 lượt, tăng 9,1%, trong đó lượt khách lưu trú đạt 975.925 lượt, tăng 9,6%; doanh thu du lịch đạt 1.311 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2012.

Giá cả thị trường: Nhờ triển khai các giải pháp tăng cường quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường đã góp phần ổn định và làm lành mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn, ổn định thị trường kinh doanh ngoại tệ và vàng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2013 tăng 7,25% so với năm 2012.

Các loại hình dịch vụ khác: Hoạt động vận tải có nhiều tiến bộ, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, doanh nghiệp, đặc biệt là vận tải biển, cảng biển và hàng không tiếp tục phát huy hiệu quả. Sân bay Đồng Hới đã lắp đặt hệ thống cất hạ cánh tự động, đang hoàn tất các thủ tục để mở đường bay quốc tế Đồng Hới - Đài Bắc (Đài Loan). Các loại hình dịch vụ khác như: bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khám chữa bệnh, tư vấn pháp luật... tiếp tục phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.

Tuy nhiên, cơ cấu và chủng hoại hàng hoá xuất khẩu còn ít, chủ yếu là xuất thô, nguồn hàng từ trong tỉnh chiếm tỷ lệ thấp nên tính bền vững không cao. Quy mô, chất lượng các cơ sở lưu trú còn hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong lĩnh vực du lịch còn thấp; việc liên kết với các công ty lữ hành chưa thật sự chặt chẽ. Hiện chỉ có 2/7 bến xe đạt chuẩn gây khó khăn cho hoạt động khai thác vận tải.

6. Xây dựng cơ bản

Công tác quản lý đầu tư và xây dựng đã dần đi vào nề nếp. Các ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị: số 1792/CT-TTg, số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản. Tập trung bố trí vốn cho các công trình hoàn thành, chuyển tiếp, đối ứng dự án ODA, hạn chế tối đa bố trí vốn khởi công mới. Các dự án khởi công mới được bố trí đảm bảo theo tỷ lệ quy định; đồng thời, quản lý chặt chẽ quy mô, tổng mức đầu tư của dự án. Đã chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, phấn đấu đến hết năm 2015, cơ bản giải quyết dứt điểm nợ xây dựng cơ bản năm 2012 trở về trước và không để phát sinh nợ đọng. Đã tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm như: cầu Nhật Lệ 2, Trụ sở cơ quan Tỉnh uỷ 31... Tập trung chỉ đạo công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhất là dự án mở rộng Quốc lộ 1A, dự án hệ thống tín hiệu cất hạ cánh tự động, Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch...



UBND tỉnh đã mở rộng phân cấp cho các huyện, thành phố trong phê duyệt dự án 32. Chỉ đạo tăng cường quản lý và nâng cao trách nhiệm của các chủ đầu tư trong công tác lập dự án; tăng cường quản lý và nâng cao trách nhiệm của tư vấn khảo sát, thiết kế công trình 33; tăng cường công tác quản lý tạm ứng vốn; chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư và xây dựng ở cấp xã 34. Chỉ đạo, khuyến khích sử dụng sản phẩm xi măng và vật liệu xây dựng sản xuất trong tỉnh ở các công trình xây dựng cơ bản có sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước. Công tác giám sát đầu tư được tăng cường, đã tổ chức nhiều đợt giám sát đối với các chương trình dự án. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2013 ước đạt: 5.018,1 tỷ đồng, tăng 16,3% so cùng kỳ. Công tác giải ngân, thanh, quyết toán vốn đầu tư có nhiều tiến bộ, tỷ lệ giải ngân đạt đến cuối tháng 10/2013 đạt 70% dự toán.

Tuy vậy, việc triển khai thực hiện thủ tục của một số dự án chậm, không giải ngân được, bị Trung ương thu hồi vốn. Công tác bồi thường, GPMB một số công trình, dự án còn gặp khó khăn. Năng lực tư vấn yếu, thiết kế để xảy ra sai sót dẫn đến một số dự án phải điều chỉnh nhiều lần. Một số chủ đầu tư trách nhiệm chưa cao, năng lực yếu. Công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa được các chủ đầu tư quan tâm thực hiện, thực hiện chưa đúng theo quy định. Qua kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, một số chủ đầu tư để xảy ra nhiều sai phạm.

7. Tài chính - tín dụng, ngân hàng

- Thu ngân sách: Trong tình hình khó khăn chung về thu ngân sách, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo công tác thu ngân sách một cách quyết liệt. Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế nên thu ngân sách trên địa bàn đạt kế hoạch, ước đạt 2.108 tỷ đồng, đạt 100,38% dự toán địa phương, tăng 5,52% so cùng kỳ 35. Tập trung chỉ đạo kịp thời, đầy đủ việc miễn, giảm, hoãn thuế theo chủ trương Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Chi ngân sách: Tổng chi ngân sách địa phương đạt 5.109,9 tỷ đồng 36. Chi ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, đúng quy định. Chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc việc tiết kiệm chi theo chủ trương của Chính phủ, cắt giảm chi tiêu công, chỉ sử dụng 50% dự phòng ngân sách cho các nhiệm vụ đột xuất, phần còn lại để dự phòng hụt thu ngân sách năm 2013. Đã ban hành Chương trình hành động thực hành tiết kiệm chống lãng phí giai đoạn 2013-2015.

- Tín dụng: Hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng đã thực hiện nghiêm túc chính sách tiền tệ, tập trung vốn ưu tiên cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên 37, thực hiện giảm lãi suất các khoản dư nợ cho vay cũ về mức tối đa; thực hiện gia hạn, giãn nợ, kéo dài thời hạn nợ, cho vay mới, giảm lãi suất cho vay để chia sẻ, hỗ trợ doanh nghiệp 38. Đã tổ chức Hội nghị kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp; làm việc với các doanh nghiệp có dư nợ lớn như: xi măng Sông Gianh, Cosevco 6, Tập đoàn Trường Thịnh... để bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời, triển khai các giải pháp để huy động vốn, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Nhờ vậy, nguồn vốn huy động trên địa bàn tăng trưởng khá. Năm 2013, tổng nguồn vốn huy động ước đạt 16.500 tỷ đồng, tăng 17% so đầu năm; tổng dư nợ cho vay 18.750 tỷ đồng, tăng 11,5% so đầu năm 39.

Tuy vậy, nguồn thu ngân sách trên địa bàn còn chưa vững chắc, nợ đọng thuế còn cao, 9/13 khoản thu không đạt kế hoạch 40, nhất là thu tiền cấp quyền sử dụng đất chỉ đạt 69,69% dự toán làm ảnh hưởng đến vốn đầu tư phát triển. Nguyên nhân chính là do Trung ương giao dự toán quá cao, trong lúc thị trường bất động sản trầm lắng; thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế làm giảm thu 74,2 tỷ đồng; do sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn. Dù lãi suất có giảm, nhưng doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay, chủ yếu là do các doanh nghiệp không đáp ứng các điều kiện, quy định vay vốn.

Каталог: 3cms -> scripts -> fckeditor -> web -> upload -> File -> KinhTeXaHoi
KinhTeXaHoi -> QuyếT ĐỊnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành y tế Quảng Bình thời kỳ 2011 2020
KinhTeXaHoi -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bình độc lập Tự do Hạnh phúc
KinhTeXaHoi -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quảng Trạch đến năm 2020
KinhTeXaHoi -> QuyếT ĐỊnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình
KinhTeXaHoi -> UỶ ban nhân dân tỉnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
KinhTeXaHoi -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng bình cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
KinhTeXaHoi -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bìNH
KinhTeXaHoi -> V/v phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán lập bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2015
KinhTeXaHoi -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bình độc lập Tự do
KinhTeXaHoi -> QuyếT ĐỊnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2020

tải về 334.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương