BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 07 tháng 07 năm 2014)



tải về 317.86 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích317.86 Kb.
#39109
1   2   3   4   5   6   7

Miễn phí hơn 2.500 suất cơm


Trưa 4/7, tại điểm thi trường Đại học Quảng Nam, chùa Đạo Nguyên, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã phát tận tay hơn 2.000 suất cơm chay. Đây là năm thứ 3 chùa Đạo Nguyên tiếp sức cùng với thí sinh. Kỳ thi đợt hai chùa cũng hỗ trợ tiếp tục 2.000 suất cơm. Đội cháo tự thiện Quảng Nam đã phát 500 suất cơm mặn cho thí sinh và phụ huynh… (Đại Đoàn Kết 5/7, tr12; Thanh Niên Online 4/7; Nông Thôn Ngày Nay 5/7, tr5; Danviet.vn 5/7) Về đầu trang

Bên con mùa thi đại học


Từ trưa cho đến đầu giờ chiều 4/7, thành phố Tam Kỳ nắng nóng gay gắt nhưng trước trường Đại học Quảng Nam, nhiều phụ huynh vẫn cố “bám trụ” để dõi mắt theo con em mình bước vào phòng thi.
Trống báo giờ làm bài, mọi người tản mác mỗi nơi. Có người góc quán cà phê, người về lại phòng trọ nhưng cũng có những người ngồi dưới gốc cây chờ con, bất chấp cái nóng táp vào mặt.
“Tôi lo khi thi xong con bé ra khỏi cổng trường thi mà không thấy tôi đâu nó sẽ buồn lắm. Biết là rất nóng nhưng thôi chịu khó ngồi ở đây để con bé cảm thấy ấm lòng”, bà Nguyễn Thị Lan (47 tuổi, trú xã Bình Chánh, huyện Thăng Bình) chia sẻ.
Trước đó, trên đường từ thành phố Tam Kỳ đến TP.HCM, phóng viên đã ghi lại nhiều hình ảnh hết sức xúc động về tình cha con trong mùa thi. Trên suốt hành trình chuyến tàu TN3 dài gần 1 ngày đường, ông Phạm Văn Khiếp (51 tuổi, trú xã Tam Thái, huyện Phú Ninh) khi nào cũng bên cạnh cậu con trai của mình.
“Lần đầu tiên nó vào miền Nam nên tôi phải đưa cháu nó đi vì sợ lạc đường”, ông Khiếp nói. (Thanh Niên Online 5/7; Người Lao Động Online 4/7) Về đầu trang

Chuyến tàu nhiều cảm xúc


Tại nhà ga Tam Kỳ sáng 6/7, báo Thanh Niên cùng đại diện Tỉnh đoàn Quảng Nam đã tổ chức lễ tiễn thí sinh lên đường vào TP.HCM dự thi Đại học đợt 2.
Có mặt rất sớm để động viên và tiễn con lên đường, bà Nguyễn Thị Bửu Lý (39 tuổi, trú tại xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước) cho biết, bà rất yên tâm khi con gái được Chương trình trực tiếp đưa vào TP.HCM dự thi. “Con gái tôi là Nguyễn Thị Hoàn thi vào trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Lần đầu tiên cháu xa nhà nhưng tôi cảm thấy rất yên lòng về sự hỗ trợ của ban tổ chức và nhà tài trợ nhãn hàng OTiV”, bà Lý chia sẻ.
Ngay sau khi kết thúc đợt 1 đưa đón thí sinh vào TP.HCM dự thi, Tỉnh đoàn Quảng Nam đã tiếp tục triển khai đợt 2, tiếp nhận đăng ký của thí sinh từ tất cả các địa phương.
Sức hút của chương trình Cùng thí sinh đến trường thi lan tỏa trong cộng động mạng. Nhờ đó mà Nguyễn Thị Hồng ở xứ núi Khâm Đức (huyện Phước Sơn) tiếp cận được Chương trình. Hồng cho biết: “Em lên Facebook của lớp thì thấy mọi người chia sẻ thông tin về chương trình. Em liền đăng ký với thầy giáo rồi sau đó về Tam Kỳ để lên tàu”.
Tại buổi tiễn thí sinh, anh Đặng Tấn Phương - Chánh văn phòng Tỉnh đoàn một lần nữa nhấn mạnh ý nghĩa của Chương trình: “Các thí sinh không chỉ nhận được hỗ trợ tiền vé đi, một nửa vé về và bao ăn trong những ngày dự thi mà còn nhận được sự quan tâm khi vào đến TP.HCM. Cụ thể, các em được tình nguyện viên giúp đỡ tìm nhà trọ giá rẻ, gần trường thi và nhiều sự trợ giúp khác”. Theo anh Phương, những giúp đỡ từ nhà tài trợ nhãn hàng OTiV của Công ty Cổ phần Dược phẩm ECO là sự sẻ chia, phần nào động viên, giúp các TS vững tâm hơn khi bước vào kỳ thi. (Thanh Niên 7/7, tr9) Về đầu trang

Thí sinh đặc biệt ước mơ trở thành nhà tâm lý


Khi nghe đại diện Tỉnh đoàn Quảng Nam xướng tên thí sinh đi tàu vào Nam dự thi Đại học, phóng viên bất ngờ khi chứng kiến người lên nhận vé là một “cô bé” khoảng chừng 4 tuổi. Đó là thí sinh Võ Thị Thanh Thảo (19 tuổi, quê xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc).
Gặp lại Thảo trên chuyến tàu TN3 từ Tam Kỳ đến TP.HCM vào ngày 30/6 để dự thi Đại học theo Chương trình Cùng thí sinh đến trường do báo Thanh Niên phối hợp với Tỉnh đoàn Quảng Nam tổ chức, Thảo cho biết, khi sinh ra em chỉ nặng 0,8 kg. Mẹ bảo, sự sống sót của em là một điều kỳ diệu. Mỗi năm em chỉ lớn có một tí thôi, đến nay em cao 1,04 m và nặng hơn 17 kg.
Được biết, suốt những năm cấp 2, 3, Thảo là học sinh có học lực khá giỏi.
Trưa 5/7, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Thanh Niên Online, Thảo cho biết, trong đợt 1 kỳ thi Đại học năm nay, em thi khối A vào ngành quản lý Nhà nước (thuộc Học viện Hành chính).
“Em làm bài khá tốt, tuy nhiên, đây chỉ là một đợt thử sức để em bước vào thi khối D, ngành tâm lý học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Được trở thành một nhà tâm lý là ước mơ từ nhỏ của em”, Thảo nói. (Thanh Niên Online 5/7) Về đầu trang

DMT hỗ trợ gia đình chính sách Đà Nẵng, Quảng Nam 1,5 tỉ đồng sửa nhà


Nhân kỷ niệm 7 năm thành lập, Công ty Cổ phần Đầu tư Đà Nẵng Miền Trung (DMT) đã trao 1,5 tỉ đồng cho 5 quận, huyện ở Đà Nẵng và huyện Đại Lộc (Quảng Nam) để sửa chữa nhà ở cho các gia đình chính sách.
Đồng thời, hưởng ứng “Năm Doanh nghiệp Đà Nẵng 2014” do lãnh đạo TP phát động, DMT cũng góp vốn 500 triệu đồng vào Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Đà Nẵng. Đây cũng là doanh nghiệp thứ 6 ở Đà Nẵng tham gia đóng góp, phấn đấu đưa Quỹ này đạt 100 tỉ đồng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn trong sản xuất kinh doanh. (Infonet.vn 6/7) Về đầu trang

Hỗ trợ, đồng hành cùng các nạn nhân da cam ở Quảng Nam


Ngày 5/7, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Nam tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Đồng hành cùng nỗi đau da cam”.
Tại Chương trình, những người tham gia cùng giao lưu với những tấm gương là nạn nhân chất độc da cam đã tự vươn lên trong cuộc sống để hòa nhập cộng đồng.
Thông qua Chương trình, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã nhận được 560 triệu đồng từ các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ cho những nạn nhân da cam trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam hiện có 35.000 người bị phơi nhiễm chất độc hóa học dioxin, hàng ngàn nạn nhân đã chết và hàng ngàn người khác đang mang những căn bệnh hiểm nghèo. Những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ về cả vật chất lẫn tinh thần của chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân.
Từ đầu năm đến nay, các cấp hội trên địa bàn đã vận động được hơn 7 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã tổ chức dạy nghề cho những nạn nhân có khả năng vận động, trao phương tiện sinh kế, hỗ trợ sửa chữa và xây nhà ở cho các gia đình nạn nhân. Bên cạnh đó, Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh của tỉnh đã được đưa vào hoạt động hơn 1 năm hiện đang nuôi dưỡng, dạy nghề và điều trị phục hồi chức năng cho 45 em.
Tuy nhiên, tỉnh hiện còn khoảng 2.000 người nghi nhiễm chất độc da cam đang lập hồ sơ nhưng chưa giám định được do những vướng mắc trong các văn bản chỉ đạo triển khai. (TTXVN 5/7; Vietnamplus.vn 5/7; Cổng Thông tin điện tử Quảng Nam 5/7) Về đầu trang

Nam Giang: Thực hiện xoá nhà tạm cho 3.053 nhà


Theo tin từ UBND huyện Nam Giang, trong 5 năm qua, huyện đã thực hiện xoá nhà tạm cho 3.053 nhà với tổng kinh phí là 25,698 tỷ đồng.
Trong đó Chương trình 134 đã hỗ trợ xây dựng 2.401 nhà với số tiền 17,643 tỷ đồng; Quyết định 167 của Thủ tướng là 510 nhà với số tiền 6,655 tỷ đồng; Nhà đại đoàn kết là 142 nhà với số tiền hơn 1,4 tỷ đồng. Qua đó, đã hỗ trợ các đối tượng thụ hưởng an cư lạc nghiệp, yên tâm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần. (Cổng Thông tin điện tử Quảng Nam 7/7) Về đầu trang

Đông Giang: Già làng xây nông thôn mới


Với bà con Cơ Tu thôn Tống Coóih (xã Ba), ông Y Kông (85 tuổi) không chỉ là một già làng mẫu mực mà còn là người tiên phong đi đầu trong việc xây dựng nông thôn mới trên vùng cao.
Vào năm 1985, khi thôi giữ chức Chủ tịch huyện Hiên (nay tách ra hai huyện Đông Giang và Tây Giang) về nghỉ hưu tại quê nhà, bằng uy tín của mình, ông Y Kông được dân làng tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch xã Ba, rồi Bí thư Đảng ủy cho đến năm 1995 ông mới thực sự nghỉ hưu. Từ năm 2005, bà con Cơ Tu thôn Tống Coóih tín nhiệm bầu ông giữ chức già làng cho đến nay.
Già Y Kông bảo: “Muốn xây dựng nông thôn mới, thì cái bụng của bà con mình phải no thì việc gì làm cũng được. Khi rảnh rỗi, tôi thường đến nhà bà con vừa để thăm hỏi, gắn kết tình cảm xóm giềng đồng thời truyền đạt kinh nghiệm làm ăn cho mọi người. Tôi vận động bà con tích cực lao động, trồng sắn, trồng lúa nước, trồng cây gây rừng, trồng cây ăn quả và vận động nhiều người cùng trồng. Nhiều gia đình khó vận động, mình mang lúa gạo đến tận nhà cho, kèm lời khuyên chân thành “Tui cho gia đình anh chị ăn, ăn hết, anh chị cũng phải làm như tui thì mới có cái ăn tiếp”.
Trao đổi với phóng viên, chị Y Hải - Bí thư Đảng ủy xã Ba và cũng là con gái của ông, cho biết: Khi có việc gì, mọi người đều hỏi ý kiến của già Y Kông.
Trong những năm qua, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, dù tuổi cao sức yếu nhưng bằng nhiệt huyết của một đảng viên, già làng Y Kông đi đến từng hộ gia đình trong xã vận động bà con cùng nhau xây dựng cuộc sống mới trên mảnh đất xã Ba còn nhiều gian khó…
Nhiều năm qua, nhờ sự giúp đỡ của già Y Kông, hiện nhiều người dân trong xã đã biết kết hợp làm kinh tế, cùng giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo. Vào cuối năm 2012, xã Ba được UBND huyện Đông Giang chọn là điểm mở màn xây dựng nông thôn mới đầu tiên.
Trong buổi lễ phát động, già làng Y Kông được đại diện các già làng, trưởng bản trong khu vực kêu gọi bà con Cơ Tu hưởng ứng Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm mang lại giàu đẹp, văn minh, văn hóa cho địa phương mình.
Dù ở cương vị nào và cả trong đời sống hằng ngày, già làng Y Kông luôn là tấm gương mẫu. Già làng Y Kông còn là báu vật sống trong việc bảo tồn gìn giữ văn hóa truyền thống của người Cơ Tu để lớp trẻ học tập và noi theo. (Nông Thôn Ngày Nay 5/7, tr13) Về đầu trang

Núi Thành: Mạo hiểm mạng sống bắt ốc bươu đen giữa đầm sen


Thời điểm hoa sen nở, người dân xã Tam Quang lại rủ nhau đi bắt ốc bươu đen. Đây là nghề đem lại thu nhập khá nhưng cũng đầy nhọc nhằn, hiểm nguy, nhất là đối với phụ nữ.
Phải hẹn nhiều lần, phóng viên mới được bà Nguyễn Thị Tri (64 tuổi, ở thôn An Tây, xã Tam Quang) đồng ý dẫn đi bắt ốc bươu đen. 4 giờ sáng, trời còn hơi sương, đường tối mịt, tại nhà bà Tri đã có 3 người chuẩn bị lên đường. Đồ nghề để bắt ốc bươu đen là một chiếc thau nhôm có dây cước đục lỗ, 5 bộ đồ may chồng nhiều lớp có nhựa, chiếc bao và đôi găng tay cao su đã cắt các đầu ngón tay.
Từ thôn An Tây, phải đi bộ hơn 5km trên đồi cát để đến địa phận giáp tỉnh Quảng Ngãi. Nhìn xung quanh, chỉ có lác đác vài bụi cỏ dại, một chòi canh của người dân trồng dưa hấu. Vừa đặt các dụng cụ vào chòi, bà Tri nói: “Ốc bươu đen thường sinh sản vào mùa sen nở. Ở giữa đồi cát vàng này có đến 5 đầm sen bỏ hoang. Bốn năm trước, chúng tôi tình cờ phát hiện ra nơi này rồi bắt ốc bươu đen từ đó cho đến nay”.
Đi cùng bà Tri có chị Mai Thị Lan (42 tuổi) và chị Trần Thị Lệ (45 tuổi). Chị Lan cho biết, nghề bắt ốc bươu đen này đã nuôi lớn chị và các em chị. Tranh thủ lúc nông nhàn, chị lại đi bắt ốc bươu để kiếm thêm thu nhập cho gia đình và mua sách vở cho con cái.
“Nếu trước đây mỗi ngày bắt được tầm 10kg thì bây giờ cố gắng mấy cũng chỉ bắt được 4-5kg thôi. Vì một số người biết đến loài này mang lại thu nhập khá nên đã nghĩ ra cách “mồi” mà không cần phải mò mẫm cực khổ như chúng tôi. Đây là mánh riêng của những người ở vùng khác nên chúng tôi không thể học theo được”, bà Tri nói.
Chị Lệ cho biết, do dầm mình dưới đầm có độ sâu hơn mét rất lạnh nên ai cũng phải mặc 5 đến 6 lớp quần áo để giữ ấm và phòng nguy hiểm trước các loài đỉa và rắn. Để bắt được ốc bươu đen, phải cắt hết các đầu ngón bao tay cao su rồi mới đeo vào tay để có cảm giác mò trúng ốc vừa để bảo vệ tay tránh các vật nhọn. Thau nhôm được nối với dây cước cột vào thắt lưng để khi mò được tới đâu sẽ bỏ ốc vào tới đó. Khi mò ốc, tất cả phải đi cùng một hướng và cùng tiến, không ai được đi trước vì sẽ làm nước đục.
Bà Tri nói thêm, nghề mò ốc bươu đen cũng cực khổ và gặp nhiều nguy hiểm lắm chứ không như nhiều người nghĩ. Mỗi ngày phải dầm mình dưới bùn khoảng 8 tiếng nên người đi bắt ốc phải chịu lạnh giỏi, chịu được mùi bùn tanh hôi. Dầm mình lâu cũng ảnh hướng tới cột sống, sức khỏe phụ nữ.
Dẫu cực khổ, nguy hiểm vậy nhưng đây là nghề mang lại thu nhập khá nên bà Tri và nhiều người vẫn mạo hiểm kiếm tiền. Sau một ngày mò mẫm, mỗi người cũng được 3-4 kg ốc, lựa ra bán theo loại cũng được khoảng 200 ngàn. Đây là số tiền lớn đối với người dân quê nơi đây khi điều kiện sống còn rất khó khăn. (Khampha.vn 6/7) Về đầu trang

THỂ THAO

QNK.Quảng Nam và Thanh Hóa: Chủ nhà Quảng Nam bại trận


Ở trận đấu diễn ra chiều nay ngày 6/7, trong khuôn khổ lượt trận 20, V-League 2014, dù làm khách trên sân Quảng Nam nhưng Thanh Hóa đã nhập cuộc khá tưng bừng và họ đã sớm có được bàn thắng.
Phút 27 của trận đấu, Lê Văn Tân với pha tỳ đè hợp lí đã loại bỏ Văn Quân rồi tung cú đá đánh bại thủ môn Văn Cường, mở tỷ số 1-0 cho đội bóng xứ Thanh. Cũng chính Văn Tân nhưng lần này là một pha bóng bên cánh trái đã “dọn cỗ” cho một cầu thủ nhập tịch khác là Đinh Văn Ta nâng tỷ số lên 2-0 ở phút 40. Tuy nhiên, chỉ 3 phút sau, Chí Huynh với một pha dứt điểm dũng mãnh đã rút ngắn tỷ số còn 1-2 cho QNK.Quảng Nam.
Bước sang hiệp 2, huấn luyện viên Vũ Quang Bảo đã có một số thay đổi khi ông tung vào sân những cầu thủ tấn công. Đáng chú ý là sự có mặt của tiền đạo Almeida. Phút 85, không ai khác chính tiền đạo cao kều này đã đánh đầu làm tung lưới Tô Vĩnh Lợi gỡ hòa 2-2 cho QNK.Quảng Nam.
Những tưởng trận đấu sẽ khép lại với tỷ số nói trên, thì bất ngờ đã xẩy ra ở phút 90+3, từ một pha bóng khá nhạy cảm, tiền đạo Dincic đã ấn định tỷ số 3-2 cho Thanh Hóa.
Với 3 điểm có được, Thanh Hóa tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 trên Bảng xếp hạng (36 điểm), mặc cho SHB.Đà Nẵng cũng đã có chiến thắng 4-3 trên sân Than.Quảng Nam. (Bongdaplus.vn 6/7; Hà Nội Mới Online 7/7; VOVNews 6/7; Danviet.vn 6/7; Cổng Thông tin điện tử Quảng Nam 6/7; Người Lao Động 7/7, tr14; Thanh Niên 7/7, tr18; Sài Gòn Giải Phóng 6/7, tr6) Về đầu trang

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 317.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương