BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 07 tháng 07 năm 2014)


TIN NÓNG Bắc Trà My: 2 trận động đất cách nhau 1 phút kèm tiếng nổ lớn



tải về 317.86 Kb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích317.86 Kb.
#39109
1   2   3   4   5   6   7

TIN NÓNG

Bắc Trà My: 2 trận động đất cách nhau 1 phút kèm tiếng nổ lớn


Sáng 5/7, ông Hồ Văn Lợi - Chủ tịch xã Trà Đốc cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra 2 trận động đất liên tiếp cách nhau khoảng 1 phút kèm theo tiếng nổ lớn kéo dài khoảng 6 giây.
"Người dân ngồi trong nhà sàn có thể cảm nhận rất rõ những rung lắc. Thời gian gần đây, tại khu vực này động đất xảy ra liên tục, tôi cũng như nhiều người dân tại đây rất lo lắng”, ông Lợi nói.
Trong khi đó, theo thông báo của Viện Vật lý địa cầu, trận động đất trên xảy ra vào lúc 4 giờ 46 phút 59 giây ngày 5/7 với độ lớn 2,7 độ richter, xảy ra tại vị trí có tọa độ 15,37 độ vĩ bắc, 108,092 độ kinh đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 5,5 km, thuộc khu vực huyện Bắc Trà My.
Trước đó, vào hồi 1 giờ 18 phút 49 giây ngày 30/6, cũng tại Bắc Trà My đã xảy ra trận động đất có độ lớn 2,6 độ richter. Sau đó khoảng 1 phút, vào lúc 1 giờ 19 phút 38 giây cùng ngày tiếp tục xảy ra một trận động đất có độ lớn 1,7 độ richter.
Không những động đất xảy ra tại huyện Bắc Trà My mà trong một diễn biến khác, Viện Vật lý địa cầu còn cho biết, tại một địa điểm khác của tỉnh là huyện Quế Sơn cũng xảy ra động đất vào chiều 4/7. Cụ thể, vào lúc 14 giờ 50 phút 43 giây ngày 4/7, tại Quế Sơn xảy ra một trận động đất có độ lớn 2,5 độ richter tại vị trí có tọa độ 15,701 độ vĩ Bắc, 107,989 độ kinh Đông; độ sâu chấn tiêu khoảng 7 km. Đây là lần đầu tiên xuất hiện động đất tại huyện Quế Sơn, khiến người dân khu vực này rất lo ngại. (Danviet.vn 5/7; PhunuOnline.com.vn 5/7; Thanh Niên Online 5/7; Nguoiduatin.vn 5/7; Dantri.com.vn 5/7; Tuổi Trẻ Online 4/7) Về đầu trang

Người dân bất an vì liên tục xảy ra động đất


Chỉ trong vòng một tuần lễ đã xảy ra 5 trận động đất, trong đó có 4 trận động đất, kèm theo tiếng nổ lớn làm rung chuyển nhà cửa, công trình ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My và 1 trận động đất tại huyện Quế Sơn khiến cho người dân lo lắng, bất an.
Viện Vật lý địa cầu cho biết, lúc 2h54’27” ngày 6/7, thêm một trận động đất xảy ra tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Trận động đất này có độ lớn 2,5 độ Richter, xảy ra tại vị trí có tọa độ 15,264 độ vĩ Bắc, 108,177 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 6km.
Trước đó, ngày 5/7, tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 cũng liên tiếp xảy ra 2 trận động đất, kèm theo những tiếng nổ làm rung chuyển nhà cửa, công trình tại đây. Ngày 30/6, cũng xảy ra 2 trận động đất cách nhau chỉ một phút tại thủy điện Sông Tranh 2…
Ông Huỳnh Ngọc Thiệu - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Bắc Trà My thông tin: Thường khi có mưa, mực nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 dâng cao thì mới xảy ra động đất. Thế nhưng, thời gian gần đây trời nắng ráo, không xuất hiện mưa, mực nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 cũng ở mức cao trình 175m, nhưng không hiểu vì sao động đất liên tục xảy ra. Điều khác thường này đã khiến người dân hoang mang, lo sợ… (Công An Nhân Dân Online 7/7; Pháp Luật TPHCM Online 7/7; Tiền Phong 6/7, tr2; Sài Gòn Giải Phóng 6/7, tr7; Nông Nghiệp Việt Nam 7/7, tr2; Quân Đội Nhân Dân Online 6/7; Tin Tức Online 6/7; Nhân Dân 6/7, tr5; Khampha.vn 6/7; Motthegioi.vn 6/7; Vnexpress.net 6/7; VTCNews 6/7; Vietnamplus.vn 6/7; TTXVN 6/7; Pháp Luật TPHCM Online 6/7; Gia Đình & Xã Hội Online 6/7; Đại Đoàn Kết 7/7, tr11; PhunuOnline.com.vn 6/7; Danviet.vn 6/7; Thanh Niên 7/7, tr2; Petrotimes.vn 6/7; Báo Chính Phủ Điện Tử 5/7; Tin Tức Online 5/7; Kinh Tế & Đô Thị Online 5/7; Tuổi Trẻ Online 5/7; News.zing.vn 5/7; VOVNews 5/7; Sài Gòn Giải Phóng Online 5/7; Người Lao Động Online 5/7; Gia Đình & Xã Hội 7/7, tr4; Hà Nội Mới 6/7, tr1) Về đầu trang

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Hội nghị Tỉnh ủy sơ kết nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2014


Sáng 4/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 18 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm; bàn phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Hải đánh giá những kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm trên tất cả các mặt, nhất là công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trong tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm cũng đã phát sinh nhiều vấn đề tác động đến kinh tế - xã hội của địa phương.
Ông Hải đề nghị các đại biểu tham dự Hội nghị với tinh thần tập trung, nghiêm túc cùng thảo luận, bàn bạc để đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt Nghị quyết năm 2014 của tỉnh, trong đó tập trung cho ý kiến về tình hình kinh tế vỹ mô, các nguồn vốn, nguồn lực, tình hình thị trường, sự ảnh hưởng của điều kiện thời tiết…có tác động đến sự phát triển kinh tế của tỉnh; các vấn đề về quản lý môi trường tại các khu công nghiệp; hoạt động đánh bắt, khai thác hải sản; công tác tổ chức xây dựng đảng, tập trung chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp; công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình trọng điểm và tình hình sản xuất công nghiệp ở một số ngành, nhất là vấn đề khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch tỉnh báo cáo tình hình thực hiện các mặt công tác trong 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014. Theo đó, công nghiệp có dấu hiệu phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất toàn ngành tăng trên 15,5% so với cùng kỳ; lĩnh vực thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu tăng với tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt hơn 15.200 tỷ đồng, tăng gần 28%; ngành du lịch tiếp tục hoạt động hiệu quả, thu hút hơn 1,8 triệu lượt khách tham quan, lưu trú; tổng giá trị xuất khẩu tăng 15,5%, tổng giá trị nhập khẩu tăng 35%. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, vụ Đông - Xuân vừa qua được mùa khá toàn diện, trong đó sản lượng lúa đạt trên 247 nghìn tấn, sản lượng ngô đạt hơn 25 nghìn tấn; ngành chăn nuôi giữ vững tốc độ phát triển ổn định với tổng đàn gia súc toàn tỉnh đạt 708 nghìn con, tăng gần 1% so với cùng kỳ.


Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao luôn được quan tâm chỉ đạo với nhiều hoạt động diễn ra sôi nổi tại các địa phương; các chế độ chính sách cho người có công và chính sách an sinh xã hội tiếp tục được thực hiện tốt…
Các đại biểu tại Hội nghị cũng đã thảo luận và nêu lên những vấn đề cần tập trung giải quyết trong thời gian đến của tỉnh như những khó khăn của người nông dân trong việc trồng cây cao su, trồng cây nguyên liệu giấy, vấn đề đánh bắt của ngư dân trên biển, nâng cấp các tuyến ĐT, tìm đầu ra cho các nông sản, mở rộng hệ thống tưới tiêu… (Cổng Thông tin điện tử Quảng Nam 4/7) Về đầu trang

Đại hội Hội Xây dựng tỉnh lần thứ VII nhiệm kỳ 2014-2019


Sáng 5/7, Hội Xây dựng tỉnh tổ chức Đại hội lần thứ VII nhiệm kỳ 2014-2019. Ông Nguyễn Phú – Giám đốc Sở Xây dựng đã đến dự.
Được thành lập vào năm 1997 sau khi tách ra từ Hội Xây dựng Quảng Nam-Đà Nẵng cũ, hiện nay Hội đã có hơn 180 hội viên sinh hoạt tại 12 chi hội. Thời gian qua, hội đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ trên các lĩnh vực tư vấn, phản biện và giám định xã hội như tham gia hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng, tham gia hội đồng kiến trúc quy hoạch của tỉnh, góp ý các đồ án quy hoạch, các công trình kiến trúc.

Trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, Hội đã phối hợp với Chi hội Viện quy hoạch đô thị nông thôn Quảng Nam tổ chức hội thảo, tọa đàm về phát triển đô thị Tam Kỳ, định hướng và giải pháp phát triển vật liệu xây dựng tỉnh đến năm 2020; phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện Chương trình thí điểm hỗ trợ xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt; …



Định hướng hoạt động trong thời gian tới, Hội sẽ kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy của Hội, phấn đấu thành lập tại mỗi huyện, thành phố một chi hội; tăng cường mối quan hệ với các đơn vị xây lắp, tư vấn, cung ứng và sản xuất vật liệu xây dựng trên tinh thần phát triển hội viên, hỗ trợ pháp lý và nắm bắt tình hình hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ cho việc phát triển ngành xây dựng tỉnh nhà. Cùng với đó, Hội sẽ đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, phổ biến khoa học và công nghệ; liên kết với các nhà sản xuất, kinh doanh tổ chức các buổi giới thiệu vật liệu, kỹ thuật mới trong thiết kế, thi công, khảo sát, cũng như cập nhật các xu hướng thiết kế xanh, tiết kiệm nhiên liệu và hiện đại cho hội viên…
Đại hội cũng đã thông qua điều lệ hội, và bầu ra Ban Chấp hành gồm 17 cán bộ, trong đó ông Thái Hoàng Vũ - Phó Giám đốc Sở Xây dựng làm Chủ tịch, cùng 04 Phó Chủ tịch và 12 Ủy viên. (Cổng Thông tin điện tử Quảng Nam 7/7) Về đầu trang

Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân có thành tích trong phát triển kinh tế hợp tác


Ngày 3/7, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức họp mặt kỷ niệm ngày Hợp tác xã Quốc tế (5/7); hội nghị Hợp tác xã điển hình tiên tiến tỉnh Quảng Nam lần thứ VI; trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển Hợp tác xã"; sơ kết tình hình kinh tế tập thể và hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh 6 tháng đầu năm.
Đến nay, toàn tỉnh có hơn 2.500 tổ hợp tác, 160 Hợp tác xã và 1 Liên hiệp Hợp tác xã, trong đó có 126 Hợp tác xã nông nghiệp, 11 Hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 11 Hợp tác xã giao thông vận tải... Về cơ bản, các Hợp tác xã đã tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế thành viên, từng bước khắc phục những mặt yếu kém của kinh tế hộ về: vốn, công cụ, kỹ thuật, kinh nghiệm, hỗ trợ nông dân hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh...
Dịp này, Liên minh Hợp tác xã trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp phát triển Hợp tác xã" cho 46 cá nhân đã có nhiều đóng góp trong quá trình phát triển kinh tế tập thể khu vực. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tặng cờ "Đơn vị dẫn đầu khu vực duyên hải miền Trung" cho Hợp tác xã Đại Hiệp, tặng Bằng khen cho 3 tập thể và 8 cá nhân. UBND tỉnh cũng đã tặng Bằng khen cho 2 tập thể và 3 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công cuộc phát triển kinh tế tập thể. (Vca.org.vn 4/7) Về đầu trang

QUẢN LÝ

Duy Xuyên: Dân khổ vì bị tái định cư giữa... sa mạc


Gần 2 năm qua, giữa vùng cát trắng của thôn Tây Sơn Đông, xã Duy Hải xuất hiện một khu dân cư mới với những ngôi nhà được xây dựng liền kề. Đây là một trong những khu tái định cư của 1.200 hộ dân xã Duy Hải để nhường mặt bằng xây dựng Khu đô thị sinh thái du lịch, dịch vụ và Khu nghỉ dưỡng phức hợp Nam Hội An. Thế nhưng, cũng chừng ấy thời gian, 42 hộ (trong tổng số gần 200 hộ tái định cư giai đoạn 1) phải sống cùng nhiều khó khăn thiếu thốn.
Nghĩ phóng viên là cán bộ làm công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nên vừa gặp, bà Huỳnh Thị Tài - một hộ thuộc diện tái định cư đợt đầu bức xúc: Khu tái định cư này chưa có hạng mục công trình nào được xây dựng hoàn thành cả. Vào khu tái định cư, việc làm thì chưa ổn định trong khi chi phí cho sinh hoạt hằng ngày lại tăng lên vì tất cả đều phải mua, từ mớ rau đến nước sinh hoạt. Nước sạch mua về không những chỉ để nấu ăn mà nhiều khi còn phục vụ cho cả việc tắm giặt nữa vì nguồn nước ở đây nhiễm phèn nặng. “Các ông” tái định cư kiểu này chẳng khác nào đem con bỏ chợ”, bà Tài “kết luận” trước khi giận dữ bỏ đi.
Gần 2 năm về nơi ở mới, vợ chồng chị Võ Thị Đồng tuy chưa tìm được việc làm ổn định nhưng phải chấp nhận mức chi phí sinh hoạt cao hơn nhiều so với nơi ở cũ. Chị Đồng than thở: 4 miệng ăn chỉ trông chờ vào tiền công phụ hồ hằng ngày của chồng. Khó khăn nhất của người dân trong khu tái định cư này là nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt. Mỗi tháng ít nhất gia đình chị phải tốn thêm từ 150.000-200.000 đồng để mua nước đóng bình về sử dụng.
Do việc xây dựng khu tái định cư dở dang nên hệ thống đường giao thông nội vùng, đường giao thông kết nối với các trục đường chính của xã chưa được hoàn chỉnh khiến việc đi lại của bà con gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó hệ thống thoát nước cũng dang dở nên người dân trong khu tái định cư đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, nhất là trong mùa mưa.
Cũng như người dân trong khu tái định cư, ông Võ Văn Toàn - Chủ tịch xã Duy Hải bức xúc không kém. Việc nhân dân xã Duy Hải di chuyển đến nơi ở mới là chủ trương lớn của tỉnh nhằm sắp xếp, di dời, tái định cư để phòng tránh thiên tai cho nhân dân vùng bãi ngang ven biển đồng thời tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có mặt bằng để vào làm ăn nhằm tạo động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của xã Duy Hải nói riêng, tạo điều kiện giảm nghèo một cách bền vững.
Để thực hiện chủ trương lớn này, xã Duy Hải có 1.200 hộ trên tổng số 1.800 hộ sẽ di dời đến các khu tái định cư rộng trên 200 ha. Trước mắt, địa phương và nhà đầu tư là Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai đã thống nhất địa điểm xây dựng khu tái định cư tại thôn Tây Sơn Đông có diện tích 39 ha để đón những hộ tái định cư đợt đầu.
Qua thực tế, đến thời điểm này, tuy mới triển khai xây dựng trên một khu vực diện tích tương đối nhỏ so với toàn dự án tái định cư nhưng nhiều hạng mục công trình hạ tầng thiết yếu trong khu tái định cư giai đoạn 1 vẫn chưa hoàn chỉnh và bỏ dở khiến đời sống của người dân trong khu tái định cư thôn Tây Sơn Đông gặp không ít khó khăn.
Thứ nhất là nguồn nước sinh hoạt tại chỗ bị nhiễm phèn mặn nên không sử dụng được, buộc người dân phải mua nước đóng bình để sinh hoạt hằng ngày. Thứ nữa là do khu tái định cư được xây dựng trên vùng cát trắng nhưng đến thời điểm này trong khu tái định cư chưa có một cây xanh nào được trồng. Trong đợt nắng nóng kéo dài này, người dân phản ánh với chính quyền địa phương là nơi tái định cư của họ chẳng khác nào sa mạc.
Thêm vào đó, hệ thống đường giao thông nội vùng, đường giao thông kết nối với tuyến giao thông chính của địa phương cũng chưa được thi công hoàn thành khiến việc đi lại của người dân trong khu tái định cư đã khó khăn lại còn khó khăn hơn, nhất là trong mùa mưa lũ. Điều khiến ông Võ Văn Toàn băn khoăn nhất là không biết vì sao trong quá trình thiết kế và thi công hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư lại không có đường kỹ thuật, đường thoát hiểm giữa các dãy nhà. Không biết nguồn nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình sẽ “về đâu” và khi xảy ra sự cố như hỏa hoạn chẳng hạn thì người dân trong khu tái định cư sẽ thoát ra ngoài bằng cách nào.
Cùng với nỗi khổ do thiếu nước sinh hoạt, việc làm chưa ổn định, chi phí cho sinh hoạt hằng ngày lại tăng lên và điều quan trọng hơn cả là nhiều hạng mục thiết yếu như hệ thống thoát nước, hệ thống đường kỹ thuật, đường giao thông, hệ thống thoát nước bị thi công dở dang, cả khu dân cư không có một bóng cây xanh, trơ trọi giữa nền cát trắng. Vì vậy, mới chỉ có 42 hộ vào khu tái định cư, nhiều hộ còn lại thấy tình cảnh của những hộ đi trước nên chưa chịu vào ở. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra tiền lệ xấu trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư của địa phương sau này, Chủ tịch xã Duy Hải Võ Văn Toàn lo lắng. (Tin Tức Online 5/7) Về đầu trang

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 317.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương