BÁo cáo tổng quan báo chí (Tin Quảng Nam ngày 05 tháng 05 năm 2014)


QUẢN LÝ Chưa ai bị xử lý vì kê khai tài sản thiếu trung thực



tải về 352.15 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích352.15 Kb.
#39110
1   2   3   4   5   6   7

QUẢN LÝ

Chưa ai bị xử lý vì kê khai tài sản thiếu trung thực


Năm 2013, UBND tỉnh đã chỉ đạo tiens hành 6 cuộc thanh tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại UBND 4 huyện, thành phố và 2 Sở LĐ-TB&XH, Sở GD&ĐT.
Tổng số cơ quan, đơn vị, địa phương phải thực hiện kê khai minh bạch tài sản, thu nhập năm 2013 trên địa bàn tỉnh là 95 đơn vị, trong đó có 55 đơn vị báo cáo về Thanh tra tỉnh, 40 đơn vị báo cáo về Sở Nội vụ.
Tính đến ngày 30/3, có 95/95 đơn vị báo cáo đã triển khai việc kê khai minh bạch tài sản, thu nhập năm 2013 đạt tỷ lệ 100%.
Về công khai bản kê khai tài sản, thu nhập: 95/95 đơn vị đã thực hiện kê khai, tổng số người công khai theo hình thức niêm yết là 2.758 người, tổng số người kê khai theoe hình thức công bố tại cuộc họp là 8.721 người. Về xác minh tài sản, thu nhập, tính đến 30/3, chưa có trường hợp được xác minh tài sản, thu nhập nào bị xử lý vì kê khai không trung thực. (Pháp Luật Việt Nam 4/5, tr2) Về đầu trang

Duy Xuyên: Nhiều bất cập trong giao khoán quản lý, bảo vệ rừng


Nhiều tháng qua, dư luận tại xã Duy Thu bức xúc về chuyện nông dân địa phương cần đất rừng để sản xuất, phát triển kinh tế nhưng không được giao. Ngược lại, đất rừng phòng hộ được giao cho... cán bộ hoặc người ngoài địa phương.
Theo tìm hiểu của phóng viên, từ 1999- 2008, Nhà nước có chủ trương trồng rừng phòng hộ đầu nguồn tại 5 tỉnh duyên hải miền Trung, gồm: Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản do Bộ NN&PTNT làm chủ Dự án (gọi tắt là rừng JIBIC), với tổng vốn là 270 tỷ đồng. Mục tiêu của Dự án là trồng mới 20.000 ha rừng, khoanh nuôi, bảo vệ 140.000 ha... nhằm chống xói mòn đất, điều hòa nguồn nước, cải thiện môi trường, giảm nhẹ thiên tai, cải thiện sinh kế cho người dân trong vùng Dự án...
Tại địa bàn xã Duy Thu, từ năm 2006- 2008 có 96,14ha được quy hoạch trồng rừng JIBIC, với hình thức hỗn giao, gồm 550 cây chủ lực sao đen và 2.500 phụ trợ keo lá tràm. Sau khi trồng cây, Bản quản lý rừng JIBIC tiếp tục đầu tư kinh phí, tổ chức chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian 3 năm. Đến năm 2011, Nhà nước có chủ trương giao toàn bộ 96,14 ha rừng JIBIC cho các nhóm hộ, cá nhân tại địa phương quản lý, bảo vệ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phương án giao rừng đã có những bất cập xảy ra.
Cụ thể, toàn bộ 96,14 ha rừng JIBIC tại xã Duy Thu được giao cho cán bộ UBND xã và một số cá nhân ngoài địa phương. Trong đó, giao cho 2 ông Nguyễn Lin, Tăng Trung là 2 cán bộ tại xã Duy Thu bảo vệ 34,74 ha, ông Trần Qua-nguyên Chủ tịch xã Duy Thu 15,5 ha, giao cho nhóm hộ ông Phan Tiềm, một cán bộ tại Đà Nẵng 22 ha, nhóm hộ ông Trần Quang Linh 16,9 ha.
Vậy tại sao không giao rừng cho nông dân địa phương quản lý, bảo vệ nhằm tạo sinh kế cho người dân theo đúng tiêu chí đề ra, Phó Chủ tịch huyện Duy Xuyên Phan Xuân Cảnh cho biết: Nguyên nhân là do một số nhóm hộ, cá nhân, như: Ông Trần Qua, Phan Tiềm, Trần Quang Linh đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ trước. Sau khi giao rừng cho một số hộ trên, diện tích còn lại quá ít nhưng nhu cầu quản lý, bảo vệ rừng của người dân địa phương quá lớn nên giao cho nhóm hộ ông Nguyễn Lin, Tăng Trung, cán bộ xã quản lý cho tiện (?).
Một bức xúc khác của người dân Duy Thu là sau 3 năm nhận khoán quản lý, bảo vệ, toàn bộ 96,14ha rừng JIBIC được các hộ trên bán làm nguyên liệu giấy, với giá 25 triệu đồng/ha. Như vậy, dù không đầu tư tiền của, công sức chăm sóc nhưng trong 3 năm làm công việc quản lý, bảo vệ rừng... trên giấy, mỗi nhóm hộ được khoán bảo vệ rừng tại Duy Thu có thể “bỏ túi” 200-500 triệu đồng. Như vậy, kinh phí đầu tư của Nhà nước nhưng thành quả thì một số cá nhân được hưởng lợi. Đồng thời, sau khi khai thác cây, toàn bộ diện tích đất trên tiếp tục giao cho các nhóm hộ trên tiếp tục quản lý, sử dụng.
Ngày 21/4, làm việc cùng phóng viên, ông Phan Xuân Cảnh - Phó Chủ tịch huyện Duy Xuyên cho biết: Do toàn bộ 96,14 ha rừng JIBIC tại xã Duy Thu được các cơ quan chức năng rà soát, đồng ý cho chuyển mục đích từ rừng phòng hộ đầu nguồn sang rừng sản xuất. Căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trước đây cho các nhóm hộ trên chưa hết thời hiệu nên UBND huyện quyết định tiếp tục giao đất cho họ quản lý, sử dụng...
Theo phóng viên, lý giải trên của lãnh đạo UBND huyện Duy Xuyên chưa thật sự thuyết phục. Như vậy, công tác giao khoán, quản lý, bảo vệ rừng tại xã Duy Thu trong thời gian qua còn quá nhiều bất cập. Chính sự bất cập này đã gây ra dư luận không tốt tại địa phương. Mong rằng, các cơ quan chức năng sớm có biện pháp chấn chỉnh để tạo được sự công bằng và giúp người dân có điều kiện sản xuất, phát triển kinh tế... (Công An Đà Nẵng Online 2/5) Về đầu trang

Tuyên truyền pháp luật phòng chống tham nhũng cho hơn 22 nghìn lượt người


Theo báo cáo của Văn phòng UBND tỉnh, đến nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo tổ chức 146 lớp phổ biến, tuyên truyền pháp luật phòng chống tham nhũng cho hơn 22 nghìn lượt người; trong đó, lồng ghép 121 lớp tuyên truyền pháp luật khiếu nại, tố cáo.
Báo cáo cũng cho biết thêm, 100% đơn vị trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện việc kê khai minh bạch tài sản, thu nhập với tổng số người thuộc diện kê khai là hơn 11 nghìn người, trong đó có gần 3 nghìn người công khai theo hình thức niêm yết, còn lại là công khai theo hình thức công bố tại cuộc họp và chưa có trường hợp nào được xác minh tài sản, thu nhập cũng như bị xử lý vì kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. (Cổng Thông tin điện tử Quảng Nam 29/4) Về đầu trang

KINH TẾ

Đổi thay Đại Lộc


Những cánh đồng mẫu lớn, những con đường liên thôn xóm, giao thông nội đồng được bê tông hóa, cảnh quan môi trường sạch đẹp... cho thấy diện mạo vùng quê thuần nông huyện Đại Lộc đổi thay rõ nét.
Nếu trước kia, Đại Lộc là một vùng nông thôn nghèo, giao thông cách trở, lại thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai thì giờ đây, ánh điện thắp sáng đã về đến tận thôn xóm, vùng núi hẻo lánh, đường ô tô đến tất cả các xã. Góp phần làm nên những thành công ấy đến từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của Chính phủ được huyện Đại Lộc triển khai từ năm 2011.
Trao đổi với phóng viên, ông Phan Đức Tính - Phó Chủ tịch huyện Đại Lộc cho biết, trong xây dựng nông thôn mới, huyện ưu tiên phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi, chú trọng phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho nhân dân, qua đó làm nền tảng để triển khai các tiêu chí còn lại của Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tính đến nay, toàn huyện đã thực hiện được trên 2.800 ha đất có giá trị sản xuất đạt trên 80 triệu đồng/ha/năm. Trong đó, có nhiều cánh đồng chuyên canh rau sạch cho thu nhập từ 150-200 triệu đồng/ha/năm như tổ hợp sản xuất rau Bàu Tròn (xã Đại An), cây chuối lùn ở thị trấn Ái Nghĩa và các xã Đại Hiệp, Đại Hòa với thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/ha/năm, hay mô hình trồng dưa hấu, đu đủ, trồng cỏ nuôi bò, trồng ớt… mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giúp người nông dân ổn định sản xuất, cải thiện đời sống.
Theo UBND huyện Đại Lộc, về tiêu chí nông thôn mới sau 3 năm triển khai, đến nay, toàn huyện có 6/17 đạt xã từ 10 đến 14 tiêu chí; 8 xã đạt 5 đến 9 tiêu chí và 3 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Trong đó, Đại Hiệp trở thành điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới của huyện. Đến nay, xã Đại Hiệp đạt 14/19 tiêu chí với các điểm nổi bật như: thu nhập bình quân đầu người đạt trên 20 triệu đồng, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 93%, số hộ nghèo chỉ còn 2,19%, 100% hộ dân có nước sạch sinh hoạt…
Theo UBND xã Đại Hiệp, trong xây dựng nông thôn mới, người dân có đóng góp lớn. Riêng năm 2013, nhân dân trên địa bàn xã tự nguyện góp công sức, góp đất xây dựng hạ tầng với giá trị hơn 3 tỷ đồng.
“Chúng tôi chuẩn bị khởi công xây dựng xây dựng Trung tâm thương mại chợ Đại Hiệp với tổng mức đầu tư hơn 54 tỷ đồng với diện tích khoảng 6.600m2 theo hình thức BOT và sẽ sớm hoàn thành tiêu chí chợ nông thôn. Đồng thời, huyện cũng sẽ tích cực triển khai hoàn thành các tiêu chí còn lại gồm giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa và y tế, phấn đấu đưa xã Đại Hiệp đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2014 này”, ông Nguyễn Văn Đông - Phó Chủ tịch xã Đại Hiệp thông tin. (Báo Chính Phủ Điện Tử 4/5) Về đầu trang

ĐẦU TƯ

Điện Bàn: Thống nhất chủ trương đầu tư Dự án khu công viên biển và khu hỗn hợp


Ngày 29/4, UBND tỉnh thống nhất chủ trương cho Công ty Cổ phần First Quality Management khảo sát, nghiên cứu để đầu tư Dự án Khu công viên biển và Khu hỗn hợp tại xã Điện Ngọc và Điện Dương, trên quy mô diện tích khoảng 12,7 ha, trong đó khu công viên 9 ha và khu hỗn hợp 3,7 ha.
Công ty First Quality Management có trách nhiệm lập quy hoạch chi tiết phù hợp với quy hoạch chung khu vực ven biển từ Điện Bàn đến Hội An và hoàn thành phê duyệt trong tháng 10. Đồng thời, phải hoàn thành toàn bộ dự án trong thời gian 36 tháng kể từ ngày UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.
Cùng ngày, UBND tỉnh cũng đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Kết cấu hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Đại Đồng 2 (xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc) do UBND huyện Đại Lộc làm chủ đầu tư, trên diện tích gần 5ha, với tổng mức đầu tư hơn 25 tỷ đồng. Dự án sẽ được triển khai thực hiện từ năm 2015. (Công An Đà Nẵng Online 30/4; Cổng Thông tin điện tử Quảng Nam 29/4) Về đầu trang

Vinpearl Hội An cam kết đưa Dự án vào kinh doanh chậm nhất trong tháng 10/2016


Chủ đầu tư Dự án khu du lịch sinh thái Vinpearl Hội an vừa ký cam kết đưa toàn bộ Dự án vào kinh doanh chậm nhất trong tháng 10/2016, nếu không sẽ bị xử lý theo quy định.
Được biết, Dự án đã được gia hạn để xây kè chắn biển, sửa chữa công trình hư hỏng do thiên tai. (Thanh Niên 4/5, tr2) Về đầu trang

CÔNG THƯƠNG

Duy Xuyên: Tùy tiện cho phép khai thác cát


Hơn một năm nay, nhiều người dân sống ven sông Ly Ly - đoạn chảy qua địa bàn xã Duy Thành rất bức xúc vì chính quyền xã tự ý cho khai thác cát dưới lòng sông làm ảnh hưởng đến đời sống của họ.
Việc khai thác cát tại khu vực sông Ly Ly được chính quyền xã Duy Thành giao cho các ông Thái Quân, Đoàn Ngọc Dũng và Dương Văn Chương (đều trú xã Duy Thành). Theo cam kết với chính quyền xã, mỗi người sẽ nộp cho ngân sách xã 3 triệu đồng/tháng tiền khai thác cát. Việc khai thác cát sẽ được xã quản lý và chỉ cho khai thác dưới 5.000 m3/năm.
Lý giải cho cam kết trên, ông Lê Trung Xuân - Chủ tịch xã Duy Thành nói: “Chúng tôi tự cho phép khai thác cát từ đầu năm 2013 nhưng đến tháng 3-2014 mới xin phép UBND huyện để phục vụ các công trình đang xây dựng cấp bách trên địa bàn xã”.
Theo nhiều người dân xã Duy Thành, từ khi bị khai thác, tình trạng sạt lở bờ sông Ly Ly tại 2 thôn An Lạc và Thi Thại ngày càng nặng. Nhiều điểm sạt lở đã “ăn” sát vào trang trại của người dân và đe dọa các trụ điện cao thế tại khu vực này. Tuyến đường bê-tông và đường đất dẫn vào điểm khai thác cũng bị các xe tải chở cát làm hư hại, gây mất an toàn giao thông. “Mang tiếng là khai thác cho xã nhưng rất nhiều xe tải chở cát từ điểm khai thác này bán thẳng ra thị trường”, một người dân nói.
Theo ông Nguyễn Thế Hởi - Trưởng Phòng TN&MT Duy Xuyên, chính quyền xã tự ý cho người khai thác cát tại khu vực sông Ly Ly đem bán từ đầu năm 2013 đến nay là sai vì không xin ý kiến của UBND huyện. Đây là vùng đất san lấp đã được quy hoạch và chỉ được phép khai thác cát khi có giấy phép. “Ngày 26/4, Phòng TN&MT của huyện đã đến hiện trường khai thác cát, làm việc với lãnh đạo xã Duy Thành. Qua đó, Phòng TN&MT huyện đã quyết định đình chỉ việc khai thác cát và báo cáo UBND tỉnh Quảng Nam”. (Người Lao Động 30/4, tr10) Về đầu trang

Liên quan đến loạt bài "Vàng – máu & nước mắt”: Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm


Chiều 28/4, trong cuộc họp báo định kỳ, ông Nguyễn Ngọc Truyền - Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho biết, liên quan tới việc có dấu hiệu bảo kê của chính quyền huyện Phước Sơn đối với khu vực bãi vàng 39 (xã Phước Hòa), vụ việc đã được Sở TN&MT và UBND huyện Phước Sơn phối hợp kiểm tra. Nếu thật sự có chuyện như Báo phản ánh, UBND tỉnh sẽ xử lý nghiêm. (Công An Đà Nẵng Online 30/4) Về đầu trang

Bắc Trà My: San lấp 5 đường hầm khai thác vàng trái phép


Hơn 50 dân quân cơ động và thanh niên huyện Bắc Trà My đã tham gia đợt phá hủy, san lấp 5 đường hầm khai thác vàng trái phép ở xã Trà Nú. Các hầm vàng này nằm trong rừng sâu, gây ô nhiễm môi trường và gây ra nguy cơ tận thu khoáng sản. (Thanh Niên 1/5, tr2) Về đầu trang

Ngăn chặn bóc lột lao động trẻ em ở bãi vàng


Ngày 29/4, trong cuộc họp báo thường kỳ của UBND tỉnh, ông Nguyễn Ngọc Truyền - Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho biết, UBND tỉnh đã tiếp thu và xử lý ngay việc lao động trẻ em bị bóc lột tại bãi vàng Phước Sơn (huyện Phước Sơn) khi báo Tuổi Trẻ nêu.
Trước đó, ngày 6/4, báo Tuổi Trẻ có phản ánh câu chuyện “Hàng trăm phu vàng ùn ùn chạy trốn khỏi mỏ vàng” ở huyện Phước Sơn. Theo ông Truyền, ngay khi báo đăng UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH lập Đoàn kiểm ra làm rõ việc này, đặc biệt là các biện pháp xử lý. Kết quả kiểm tra, trong phu vàng có hai lao động trẻ em ở Thanh Hóa, một em sinh năm 1995 và một em sinh năm 1997. Hai em này ngay sau đó được Trung tâm công tác xã hội Sở LĐ-TB&XH đón tiếp và liên lạc với cơ quan chức năng ở Thanh Hóa để đưa hai em về quê.
Ông Truyền thông tin, UBND tỉnh cũng siết chặt tình hình lao động tại địa phương, kể cả lao động nước ngoài, đặc biệt là các bãi vàng, không để xảy ra tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em. (Tuổi Trẻ 30/4, tr9) Về đầu trang

Hơn 80% giá trị sản xuất công nghiệp là của doanh nghiệp ngoài Nhà nước


Ba tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh tăng 8,34% so cùng kỳ, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 22,48%, sản xuất phân phối điện, khí đốt tăng 1,60%, cung cấp nước, xử lý rác thải tăng 5,65%; riêng ngành khai khoáng giảm 56,31%.
Với giá trị sản xuất đạt 1.089,9 tỷ đồng, doanh nghiệp Nhà nước ở Quảng Nam chỉ chiếm 8,72% toàn ngành và tăng 10,88% so với cùng kỳ, trong đó doanh nghiệp Nhà nước Trung ương tăng 3,31% và doanh nghiệp Nhà nước địa phương tăng 20,36% so quý 1/2013;
Trong khi đó, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế quý I của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh giảm 20,32% so cùng quý năm trước, chỉ đạt 1.200,8 tỷ đồng. Đặc biệt giảm mạnh ở hai Công ty vàng Bồng Miêu - Phước Sơn và Công ty giày Rieker Việt Nam. (Báo Công Thương Điện Tử 3/5; Quân Đội Nhân Dân Online 2/5; Quân Đội Nhân Dân Online 4/5) Về đầu trang

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 352.15 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương