BÁo cáo tổng kếT 5 NĂm thi hành nghị ĐỊnh số 25/2009/NĐ-cp ngàY 06 tháng 03 NĂM 2009 CỦa chính phủ



tải về 240.47 Kb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích240.47 Kb.
#29958
  1   2   3   4   5   6   7



BÁO CÁO

TỔNG KẾT 5 NĂM THI HÀNH

NGHỊ ĐỊNH SỐ 25/2009/NĐ-CP
NGÀY 06 THÁNG 03 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ


VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO


MỤC LỤC

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN SAU HƠN 05 NĂM THI HÀNH 4

1. Kết quả thực hiện ở Trung ương 4

2. Kết quả thực hiện ở địa phương 13

II. TỒN TẠI, BẤT CẬP VÀ NGUYÊN NHÂN 15

1. Công tác xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn Nghị định số 25 15

2. Công tác lập quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo 16

3. Công tác lập và thực hiện chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo 17

4. Công tác quản lý điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo 19

5. Công tác quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo 20

6. Công tác phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường và bảo vệ môi trường bờ biển 21

7. Công tác quản lý tài nguyên các hải đảo 22

8. Hợp tác quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo 23

9. Công tác quản lý nhà nước 23

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ QUY ĐỊNH TRONG DỰ THẢO LUẬT TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ HẢI ĐẢO 24

1. Công tác lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ 24

2. Về Chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ 25

3. Công tác quản lý điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, nghiên cứu khoa học biển 26

4. Công tác bảo vệ môi trường biển và hải đảo 28

5. Công tác quản lý tài nguyên hải đảo 28

6. Công tác hợp tác quốc tế về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 28

7. Công tác tuyên truyền biển, hải đảo 29

8. Công tác phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 29

Phụ lục 1. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành Nghị định số 25/2009/NĐ-CP 31

Phụ lục 2. Các tỉnh đã thành lập cơ quan chuyên môn quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo (cập nhật số liệu đến tháng 4/2014) 33



MỞ ĐẦU

Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 (sau đây gọi chung là Nghị định số 25). Nghị định đã thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng, chiến lược phát triển về lĩnh vực biển, hải đảo, cụ thể là Nghị quyết Trung ương IV khóa X về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển theo phương thức quản lý tổng hợp dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái. Việc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển theo phương thức này là công cụ hữu hiệu nhất mà hiện nay nhiều nước trên thế giới đã áp dụng và lần đầu tiên được thể chế hóa tại Việt Nam.

Sau hơn 05 năm triển khai thi hành Nghị định số 25, công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo đã có những bước tiến triển nhất định, bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ và từng bước khẳng định được tầm quan trọng của phương thức quản lý tổng hợp đối với phát triển bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, các tổ chức và cá nhân trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

Mặc dù đã đạt được những kết quả ban đầu, tuy nhiên, Nghị định này còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập. Các quy định trong Nghị định số 25 còn chung chung, chưa sát với thực tiễn, ngoài ra Nghị định nhằm điều chỉnh vấn đề quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, mang tính định hướng và điều chỉnh các hoạt động ngành, trong khi các quy định về quản lý nhà nước của các ngành lại đang được quy định trong các văn bản luật. Đây chính là hạn chế lớn nhất làm cho công tác thực thi kém hiệu quả. Do vậy, yêu cầu về việc nâng tầm pháp lý đối với nội dung quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên và môi trường biển, hải đảo là thực sự cần thiết.

Để làm cơ sở cho việc xây dựng Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành tổng kết tình hình thực hiện Nghị định số 25. Bộ đã có văn bản đề nghị các địa phương báo cáo về tình hình thực hiện Nghị định số 25 (26/28 địa phương báo cáo), đồng thời đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp của đại diện các tỉnh ven biển về vấn đề này. Qua công tác triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Nghị định số 25, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện Nghị định số 25 và đề xuất những nội dung trong dự thảo Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo.

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN SAU HƠN 05 NĂM THI HÀNH

1. Kết quả thực hiện ở Trung ương


Nghị định số 25 ra đời, là công cụ pháp lý đầu tiên khẳng định phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển ở Việt Nam. Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị định ở cấp Trung ương đã đạt được những kết quả sau:

1.1. Công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật


Để triển khai thi hành Nghị định số 25, công tác xây dựng các văn bản hướng dẫn Nghị định được Bộ Tài nguyên và Môi trường đặc biệt chú trọng. Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 01 Quyết định, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành 01 Thông tư liên tịch và ban hành theo thẩm quyền 16 Thông tư (chi tiết tại Phụ lục 1).

1.2. Công tác lập quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo


Quyết định số 2468/QĐ- Bộ Tài nguyên và môi trườngThực hiện công tác lập quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai dự án Quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đến nay đã đạt được kết quả sau:

- Xây dựng 05 báo cáo về hiện trạng chiến lược, chính sách pháp luật, hiện trạng công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo thông qua việc thu thập các thông tin từ các Bộ, ngành, địa phương có liên quan;

- Tiến hành điều tra, khảo sát về điều kiện tự nhiên, tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo tại 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển;

- Xây dựng 18 báo cáo tổng luận về các vấn đề: nhu cầu khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo (07 báo cáo); phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường biển, hải đảo (05 báo cáo); phân tích, đánh giá thực trạng và chính sách phát triển kinh tế, xã hội liên quan đến sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo (06 báo cáo).

Các nội dung của Quy hoạch đang được hoàn thiện bao gồm:

- Đề xuất quan điểm, mục tiêu và phương hướng quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo Việt Nam;

- Nội dung quy hoạch khai thác, sử dụng biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2020 và các vấn đề đặt ra, định hướng đến năm 2030;

- Hệ thống bản đồ phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên cơ sở quy định của Luật Bảo vệ môi trường cũng đang được triển khai hoàn thiện.

Dự kiến Quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển hải đảo xây dựng xong và trình phê duyệt vào năm 2014.

Bên cạnh đó, để đảm bảo triển khai thống nhất việc lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, Bộ Tài nguyên và môi trường đã ban hành các văn bản để làm căn cứ cho việc lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, gồm: Thông số 19 /2011/TT-BTNMT được ban hành ngày 10 tháng 6 năm 2011 quy định về Quy định kỹ thuật về lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo và Thông tư số 41/TT-BTNMT ngày 30 tháng 11 năm 2011 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

1.3. Công tác xây dựng và thực hiện Chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo

Nội dung xây dựng và thực hiện Chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo đã được quy định trong Nghị định số 25, để các cơ quan và các địa phương triển khai thực hiện được nhiệm vụ này, ngày 26 tháng 12 năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông số 22/TT-BTNMT quy định việc lập và thực hiện Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển. Đến nay, hầu hết các tỉnh đang xây dựng Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển của địa phương mình.

Ngoài ra, liên quan đến công tác này, năm 2007, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được giao thực hiện Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định 158/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây là nhiệm vụ được giao thực hiện trước khi có Nghị định số 25, tuy nhiên, khi Nghị định số 25 có hiệu lực đã có tác động nhất định đến việc thực hiện nhiệm vụ này.

Với vai trò là đơn vị chủ trì, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức hướng dẫn và giám sát thực hiện Chương trình, theo đó ở cấp Trung ương: đã triển khai thực hiện 3 nhóm nhiệm vụ: Nhóm nhiệm vụ 1: hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật nhằm phục vụ quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ. Nhóm nhiệm vụ 2: đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức cộng đồng phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ. Nhóm nhiệm vụ 3: xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý thông tin tổng hợp phục vụ quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng 06 dự án, gồm:

- Dự án Thu thập, điều tra, khảo sát và bổ sung thông tin dữ liệu tài nguyên, môi trường đới bờ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ: đã hoàn thành năm 2009, tạo nền tảng quan trọng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

- Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ: đang được triển khai nhưng chậm so với tiến độ, do ngân sách hàng năm cấp kinh phí không đủ theo kế hoạch được phê duyệt.

- Dự án Xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động quản lý tổng hợp đới bờ quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030: đã hoàn thành việc xây dựng dự án, dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược và kế hoạch đang gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành và địa phương liên quan để hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khi được phê duyệt sẽ căn cứ quan trọng để triển khai quản lý tổng hợp toàn dải ven biển Việt Nam.

- Dự án Xây dựng và ban hành chính sách và hướng dẫn kỹ thuật về quản lý tổng hợp đới bờ: dự án đang trong quá trình nghiệm thu cấp quản lý sẽ là cơ sở để các địa phương áp dụng, triển khai thực hiện chương trình quản lý tổng hợp đới bờ trong phạm vi của địa phương.

- Dự án Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, nâng cao năng lực quản lý tổng hợp đới bờ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ: dự án, đang trong quá trình nghiệm thu cấp quản lý, dự án đã tổ chức nhiều lớp tập huấn ngắn hạn cho các cán bộ quản lý ở cấp trung ương và địa phương nhằm nâng cao năng lực về quản lý tổng hợp đới bờ và xây dựng các tài liệu sách, phim tài liệu để phổ biến kiến thức về quản lý tổng hợp đới bờ.

- Dự án Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình truyền thông về quản lý tổng hợp đới bờ: đang được triển khai thông qua các hình thức tổ chức điều tra xác định đối tượng, nội dung cần truyền thông; xây dựng khung nội dung, tài liệu truyền thông và tổ chức hội thảo tập huấn cho các truyền thông viên ở các địa phương. Dự án đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp đới bờ cho các địa phương ven biển.


1. 4. Công tác quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo


Theo quy định tại Nghị định số 25, việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; quy hoạch chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo thể hiện trong văn bản đề nghị hoặc dự án khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo. Tuy nhiên, hiện nay, quy hoạch sử dụng tài nguyên biển, hải đảo đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, do đó công tác quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo theo Nghị định 25 chưa được triển khai thực hiện trên thực tế.

1.5. Công tác quản lý thống nhất các hoạt động điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo


Theo quy định tại Nghị định số 25, Điều 15, khoản 3, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh ven biển định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học biển, hải đảo và đại dương. Để thống nhất thực hiện công tác này, ngày 28 tháng 12 năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 28/2012/TT-BTMT quy định về nội dung, chế độ báo cáo tình hình quản lý hoạt động điều tra cơ bản, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, trong đó quy định trách nhiệm của các bộ, ngành và Ủy ban nhân tỉnh báo cáo tình hình quản lý hoạt động điều tra cơ bản để Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 01 tháng 3 năm 2006 phê duyệt "Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020", (Đề án 47). Trong tổng số 24 dự án thuộc Đề án 47 (bao gồm cả 4 Dự án bổ sung tại Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2010) của giai đoạn 1, đến nay đã nghiệm thu cấp nhà nước 07 dự án, 10 dự án đã hoàn thiện, đang làm thủ tục thẩm định để nghiệm thu, 05 dự án đang thực hiện trong đó 03 dự án dự kiến kết thúc vào cuối năm 2014, 02 dự án kết thúc vào năm 2015 và 02 dự án đang trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. (Chi tiết tại Phụ lục số1)

Thực hiện nhiệm vụ Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức nghiệm thu các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án 47 và đang đưa những kết quả của Đề án vào hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển phục vụ trực tiếp cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế biển, hải đảo. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Quy chế quy định quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu này.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cơ quan liên quan đã rà soát, giải trình các dự án đề xuất mở mới thuộc giai đoạn 2013 - 2020 trình lên Thủ tướng Chính phủ và đã được phê duyệt tại Quyết định số 1876/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2013 phê duyệt danh mục dự án mở mới giai đoạn 2013-2020, trong đó bao gồm 14 dự án.



1.6. Công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo

- Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là đầu mối quốc gia tham gia Cơ quan điều phối biển Đông Á (COBSEA) và đã tổ chức thành công Cuộc họp Liên chính phủ lần thứ 20 của Cơ quan điều phối các quốc gia thuộc khu vực biển Đông Á tại Việt Nam năm 2009. Trong khuôn khổ hợp tác giữa Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và COBSEA, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã ký kết 02 Bản thỏa thuận tài trợ nguồn vốn quy mô nhỏ (Small – Scale Funding Agreement) triển khai thực hiện các Hợp phần Dự án khu vực tại Việt Nam:



+ Dự án Quy hoạch không gian biển và vùng bờ (Marine Spatial Planning) được thực hiện tại 7 quốc gia đang phát triển của COBSEA trừ Úc, Hàn Quốc và Singapore, với tổng số vốn đầu tư 1.1 triệu USD nguồn vốn của Sida tài trợ, gồm có 03 hợp phần được thực hiện trong vòng 03 năm bắt đầu từ năm 2010.

Hiện tại, Dự án đang thực hiện hợp phần 3: Tăng cường năng lực, thích ứng tại các quốc gia thành viên. Trong khuôn khổ Bản thỏa thuận đã ký, Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai các hoạt động thực hiện Dự án tại Việt Nam: Biên dịch, biên soạn và in ấn 02 bộ tài liệu Tham khảo quốc gia và Tài liệu tập huấn quốc gia về quy hoạch và lập kế hoạch quản lý không gian biển và vùng bờ tại Việt Nam, đồng thời đã tổ chức Hội thảo tham vấn quốc gia thông qua 02 bộ tài liệu nói trên (ngày 23 tháng 10 năm 2012 tại Hà Nội), và Hội thảo tập huấn quốc gia về quy hoạch và lập kế hoạch quản lý không gian biển và vùng bờ (từ ngày 27 tháng 11 đến ngày 02 tháng 12 năm 2012 tại Hải Phòng).



+ Dự án Xói lở bờ biển và nước biển dâng (COBSEA Yeosu Project on Sea- Level Rise and Coastal Erosion):

Dự án về Xói lở bờ biển và nước biển dâng YEOSU do Cơ quan điều phối biển Đông Á (COBSEA) thực hiện với sự hỗ trợ của Chính phủ Hàn Quốc, trong đó Việt Nam là một trong 6 quốc gia thành viên tham gia thực hiện. Dự án chính thức được đưa vào thực hiện theo Bản thỏa thuận giữa các nhà tài trợ được ký giữa UNEP, KOICA và Ủy ban tổ chức Yeosu vào tháng 12 năm 2011. Mục tiêu của Dự án là Xây dựng năng lực của các quốc gia thành viên COBSEA nhằm tăng cường tính bền vững, sức chống chịu và quản lý các hiểm họa ảnh hưởng đến tài nguyên vùng bờ và các hệ sinh thái, thông qua việc thực hiện Chương trình khu vực về Quản lý bền vững và dựa vào hệ sinh thái đối với Xói lở bờ biển tại khu vực biển Đông Á.

- Đầu mối quốc gia tham gia Hiệp hội quản lý môi trường biển vùng Đông Á (PEMSEA).

+ Trên cơ sở sự hỗ trợ của PEMSEA, trong khuôn khổ thực hiện Chiến lược phát triển bền vững biển Đông Á tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện 03 dự án sau:

(i) Dự án Lồng ghép chính sách quy hoạch không gian biển với bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản”: Dự án này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với World Bank Việt Nam, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tham gia hỗ trợ thủ tục với tư cách đầu mối quốc gia của PEMSEA. Dự án hiện đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện.

(ii) Dự án “Giảm thiểu ô nhiễm và tái tạo nguồn tài nguyên biển bị xuống cấp tại khu vực biển Đông Á thông qua việc thực hiện các thỏa thuận liên chính phủ và đầu tư đòn bẩy”: Dự án do PEMSEA điều phối, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phối hợp với Văn phòng GEF Việt Nam - Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường để thông qua và đã có thư đồng thuận.

(iii) Ngày 03 tháng 10 năm 2010 PEMSEA đã ký bản Thỏa thuận (MOA) với Chính phủ Việt Nam thông qua Bộ Tài nguyên và Môi trường về “Thực hiện Chiến lược phát triển bền vững biển Đông Á (SDS-SEA) tại Việt Nam cho giai đoạn 2009-2012.

Năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với PEMSEA chuẩn bị tổ chức Đại hội biển Đông Á lần thứ 5 tại Việt Nam.



- Đề án “Hợp tác quốc tế về biển đến năm 2020”(Đề án 80): Tổng cục được Bộ giao xây dựng và thực hiện 05 đề án nhánh1. Hiện nay, các đề án nhánh đang tiếp thu, chỉnh sửa theo ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để trình lại Bộ Kế hoạch và Đầu tư và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập một số tổ chức để thực hiện chức năng cơ quan đầu mối, quản lý tổng hợp các hoạt động hợp tác quốc tế về biển, bao gồm: Ban chỉ đạo Đề án “Hợp tác quốc tế về biển đến 2020” trực thuộc Bộ (gọi tắt là Ban chỉ đạo 80), Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 80 và Tổ Thư ký giúp việc Ban chỉ đạo 80. Đồng thời, Bộ đã ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo 80, Cơ quan thường trực và Tổ Thư ký 80, nhằm cung cấp các công cụ quản lý cần thiết giúp Bộ thực thi chức năng được phân công.

Dự án “Hợp tác quốc tế với Campuchia, Thái Lan và các tổ chức, cá nhân, quốc tế liên quan trong công tác chuẩn bị, ứng phó, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu trên biển”.

Dự án được thực hiện và kết thúc vào năm 2012. Tuy nhiên, một số nội dung công việc có liên quan để nghiệm thu hoàn thành dự án đã kéo dài sang năm 2013. Ngày 29 tháng 10 năm 2013, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã có Quyết định số 333/QĐ-TCBHĐVN phê duyệt kết quả hoàn thành dự án “Hợp tác quốc tế với Campuchia, Thái Lan và các tổ chức, cá nhân quốc tế liên quan trong công tác về chuẩn bị, ứng phó, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu trên biển”.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường còn tham gia nhiều hoạt động hợp tác quốc tế với nhiều nước và tổ chức quốc tế trong công tác quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo như Hàn Quốc, Nhật Bản… các tổ chức quốc tế như Chương trình phát triển của Liên hợp quốc, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) …

1.7. Phòng ngừa ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, hải đảo; ứng phó khắc phục sự cố môi trường và bảo vệ bờ biển


Thực hiện Quyết định số 1278/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Tuyên bố chung và Chương trình khung giữa Việt Nam, Campuchia, Thái Lan về hợp tác sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu vùng vịnh Thái Lan” (Chương trình 1278) và Quyết định số 1864/QĐ-TTg ngày ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước Cộng hòa Phi-lip-pin về hợp tác trong lĩnh vực ứng phó với sự cố tràn dầu trên biển (Chương trình 1864), Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao 16/20 nhiệm vụ thuộc Chương trình 1278. Đến nay, đã có 11 dự án được phê duyệt. Các đơn vị được giao thực hiện Chương trình đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện các dự án, bảo đảm tiến độ và yêu cầu chất lượng. Đặc biệt, kết quả của dự án về việc xây dựng dự thảo Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu thay thế Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn tổ chức thực hiện và đã được nghiệm thu, kết quả đã đồng trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, ngày 14 tháng 01 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

Đối với Chương trình 1864, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì thực hiện 10/14, hiện nay Bộ đang tiến hành rà soát, đánh giá 11 dự án đang triển khai thực hiện để lồng ghép một số nội dung và các nhiệm vụ của Chương trình 1278.

Để phục vụ công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường biển Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện các dự án, đề tài gồm:

Dự án: “Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do các hoạt động kinh tế - xã hội vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng, Đà Nẵng - Quảng Nam và Bà Rịa Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh”, kinh phí được cấp thực hiện năm 2013 là 300 triệu đồng, đã triển khai thực hiện các hạng mục công việc theo đúng tiến độ, kết quả đạt được là đã xây dựng được Kế hoạch Kiểm soát ô nhiễm 03 vùng (Quảng Ninh - Hải phòng, Đà Nẵng - Quảng Nam và Bà Rịa Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh) và Quảng Ninh; xây dựng Bản đồ Kiểm soát ô nhiễm 03 vùng (Quảng Ninh - Hải phòng, Đà Nẵng - Quảng Nam và Bà Rịa Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh) và Quảng Ninh và xây dựng báo cáo tổng kết và thực hiện công tác tổ chức nghiệm thu kết thúc dự án.

Thực hiện Đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây dựng chiến lược bảo vệ bờ biển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” với kinh phí được giao thực hiện năm 2013 là 470 triệu đồng. Đề tài đang trong quá trình thực hiện

1.8. Công tác quản lý nhà nước

1.8.1. Công tác kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo


Để từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo và triển khai Nghị định số 25, công tác kiện toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương đã nhanh chóng được thực hiện.

Đến nay, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng giúp Bộ quản lý tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo đã được thành lập gồm 15 đơn vị (3 Vụ, 2 Cục, 01 Viện, 01 Ban và 8 Trung tâm).

Bên cạnh đó, nhằm củng cố chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn ở địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 26/2010/TTLT-BTNMT-BNV ngày 05/11/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ về Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Chi cục Biển và Hải đảo trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, trên cơ sở đó đã hướng dẫn, phối hợp với các địa phương thành lập các Chi cục Biển và Hải đảo trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương ven biển. Đến nay, đã có 22/28 địa phương thành lập Chi cục Biển và Hải đảo. Hầu hết các tỉnh còn lại đã trình đề án thành lập Chi cục Biển và Hải đảo lên UBND cấp tỉnh.

1.8.2. Công tác tuyên truyền


Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện công tác tuyên truyền về quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia trên các vùng biển và hải đảo, phát triển kinh tế biển và vấn đề khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo dựa trên hệ sinh thái thông qua các hoạt động sau:

Căn cứ vào Nghị định số 25, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Thủ tướng Chính phủ và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý (tại Công văn số 950/TTg-KTNNgày 12/6/2009) giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hàng năm để hưởng ứng ngày Môi trường thế giới (05/6) và ngày Đại dương thế giới (08/6). Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Ban Tuyên giáo TW, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan báo, tạp chí ngành trong công tác tuyên truyền thường xuyên và phối hợp tuyên truyền hoạt động thường niên của sự kiện “Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam”, cụ thể: Tuần lễ Biển và Hải đảo được tổ chức thiết thực, nhằm tuyên truyền về biển, đảo của Việt Nam, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tài nguyên, môi trường biển, hải đảo (từ 2009 đến 2013, đã tổ chức tại Hải Phòng, Nha Trang, Quảng Bình, Bà Rịa – Vũng Tàu và Hà Tĩnh). Năm 2014, tuần lễ biển và hải đảo dự kiến tổ chức tại thành phố Hải Phòng. Hiện nay, Tổng cục đang chuẩn bị kế hoạch, chương trình hoạt động, nội dung hoạt động của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam.

Về công tác tuyên truyền Nghị định số 25 sau khi ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền về thông qua các chương trình tuyên truyền hàng năm cho khoảng 1.500 cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và đại diện các thôn, xóm ven biển của tỉnh Ninh Thuận; và tổ chức lồng ghép trong “Chương trình quảng bá sản phẩm, sản vật biển” tuyên truyền về các quy định của Nghị định 25 tại 02 lớp tập huấn tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh cho 400 cán bộ làm công tác quản lý liên quan đến biển và hải đảo thuộc các sở, ban, ngành và cán bộ của các huyện ven biển; cử các bộ tuyên truyền tại các lớp tập huấn do địa phương tổ chức cho khoảng 1500 cán bộ tại Bình Thuận, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Bên cạnh đó, Bộ chủ trì thực hiện đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam” (Đề án 373), đến nay, đã có 05/07 Bộ đã tiến hành triển khai các dự án chuyên môn được giao tại Đề án 373 (Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện 06 dự án, Bộ thông tin và Truyền thông thực hiện 02 dự án, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện 01 dự án, Bộ Quốc phòng thực hiện 01 dự án, Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện 01 dự án). Các Bộ chưa triển khai được là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do gặp khó khăn về cơ chế tài chính.

- Trong tổng số 6/13 dự án thuộc Đề án 373, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì thực hiện, đến nay Bộ đã phê duyệt và đang trong quá trình triển khai, thực hiện các dự án được giao.

Đồng bộ với các chương trình tuyên tuyên truyền, phổ biến, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát hành 500 cuốn Nghị định số 25; 425 bộ tài liệu (03 quyển) hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về biển và hải đảo; 500 cuốn hỏi đáp về quản lý biển và hải đảo; sản xuất 05 tập phim; tổ chức 5 lớp tập huấn tăng cường năng lực quản lý tổng hợp đới bờ; phối hợp với Báo Tài nguyên và môi trường đăng các bài viết tuyên truyền về biển, hải đảo.



Каталог: DuThao -> Lists -> DT TAILIEU COBAN -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 1- tình hình gia nhập công ước quốc tế về an toàn – vệ sinh lao động
Attachments -> BÁo cáo tổng hợp kinh nghiệm nưỚc ngoài a. Nhận xét chung

tải về 240.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương