BÁo cáo thực tế Trang Lêi nãI §ÇU



tải về 124.66 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích124.66 Kb.
#29461

BÁO CÁO THỰC TẾ Trang

LêI NãI §ÇU
Cải cách nền hành chính Nhà nước, đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là nội dung thứ ba của chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2001-2010. Bởi xác định rằng, dù thể chế có hoàn chỉnh đến mấy; bộ máy có tinh gọn, sắp xếp hợp lý đến mấy mà người thực hiện không đủ phẩm chất, năng lực thì cũng không đạt được mục tiêu đề ra.

Việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bô, công chức cơ sở là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Đây là một biện pháp quan trọng, cơ bản để nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện đặc điểm của vùng. Có làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức thì mới khắc phục được tình trạng bị động, chắp vá, hẫng hụt trong công tác cán bộ.

Để tạo bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ từ cấp tỉnh đến huyện và xã cần phải thay đổi quan niệm cũ về sử dụng cán bộ theo kiểu “sống lâu lên lão làng”. Theo đó, cần mạnh dạn loại bỏ những cán bộ có trình độ chuyên môn thấp, nhất là cán bộ chủ chốt. Kiên quyết không tuyển dụng, quy hoạch, phân công, bố trí những cán bộ non kém về năng lực lãnh đạo hoặc “có vấn đề” trong việc sử dụng bằng cấp giả vào những vị trí chủ chốt. Song song với đó, cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng, khen thưởng hợp lý hơn đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý cơ sở. đồng thời, có các chính sách đồng bộ nhằm thu hút trí thức trẻ về công tác tại các phường, xã.

Đội ngũ cán bộ, công chức huyện Phú Bình trong những năm qua đã trưởng thành một bước, song trên thực tế hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, nhất là đứng trước yêu cầu của nhiệm vụ mới còn bộc lộ nhiều yếu kém: Chất lượng, số lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế.

Vì vậy, vấn đề đặt ra có tính cấp thiết là nghiên cứu tổng kết những kết quả kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức những năm qua. Trên cơ sở đó, xác định những nội dung, biện pháp chủ yếu nhằm tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở huyện Phú Bình nhằm góp phần thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của địa phương là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

PhÇn I

ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CỦA HUYỆN PHÚ BÌNH

1. Vị trí địa lý


Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Bình nằm ở phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách thị xã Bắc Ninh 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 249,36 km2. Dân số năm 2008 là 146.086 người, mật độ dân số 586 người/km2.

2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Địa hình của Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi. Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ, với độ cao địa hình 10-15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc sông Cầu. Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi của Phú Bình thuộc loại kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối 50-70m. Trước đây, phần lớn diện tích nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng nhưng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm, diện tích rừng tự nhiên hầu như không còn. Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành, có chiều cao 250 m. Diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 8% chiếm đa số, nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Địa hình có nhiều đồi núi thấp cũng là một lợi thế của Phú Bình, đặc biệt trong việc tạo khả năng, tiềm năng cung cấp đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp.

Trên địa bàn Huyện Phú Bình có Quốc lộ  37 chạy qua với khoảng 17,3km, nối liền huyện với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang (khu công nghiệp Đình Trám,  tỉnh Bắc Giang). Ngoài ra còn có khoảng 35,1 km tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện (5 km ĐT261; 9,9 km ĐT266; 5,5 km ĐT261C; 14,7 km ĐT269B). Hệ thống Quốc lộ và Tỉnh lộ nêu trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông của huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Hiện nay dự án đường giao thông nối từ Quốc lộ 3 đi Điềm Thuỵ đã được UBND tỉnh cho điều chỉnh, bổ sung vòa quy hoạch mạng lưới giao thông của tỉnh. Sở Giao thông vận tải đang tiến hành lập dự án đầu tư với qui mô đường cấp cao đô thị lộ giới 42m. Đây là tuyến đường nối liền KCN Sông Công, KCN phía Bắc huyện Phổ Yên với các KCN của huyện Phú Bình. Do vậy, khi hoàn thành nó sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho vận tải, lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như liên kết kinh tế với địa phương bạn và các tỉnh khác. Ngoài ra, một dự án xây dựng đường dài 10,3 km, rộng 120 m, nối đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên với Phú Bình, đi qua Tổ hợp dự án khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình đang được phê duyệt và xúc tiến đầu tư. Khi tuyến đường này hoàn thành hứa hẹn sẽ tạo ra sự đột phá cho sự phát triển kinh tế của huyện. Với vị trí địa lý của mình nằm cách không xa thủ đô Hà Nội và sân bay Nội Bài, sự phát triển những tuyến giao thông huyết mạch như trên còn giúp Phú Bình đón đầu xu hướng dãn và di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi Hà Nội, tạo điều kiện cho Phú Bình đón nhận đầu tư trong nước và nước ngoài để trở thành một trung tâm công nghiệp dịch vụ của tỉnh cũng như của vùng.

Khí hậu của Phú Bình mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du Bắc Bộ. Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng tư năm sau. Mùa hè có gió Đông Nam mang về khí hậu ẩm ướt. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô.

- Với vị trí địa lý của mình, Phú Bình có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế và thị trường với các địa phương khác trong cũng như ngoài tỉnh. Với sự phát triển của mạng lưới đường giao thông quốc gia và nội tỉnh, nhất là QL3 và những trục đường được xây dựng và nâng cấp nối liến huyện với các địa phương giáp ranh và thủ đô, Phú Bình sẽ có những vận hội mới phát triển kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

- Về tài nguyên đất đai của huyện, về cơ bản hiện nay quĩ đất đã được khai thác hết. Quĩ đất cho các công trình phúc lợi của địa phương từ xã đến huyện rất eo hẹp. Đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Chất lượng đất nhìn chung xấu, nên năng suất thực tế không cao và tiềm năng tăng năng suất cây trồng hạn chế. Giá trị sản phẩm trồng trọt/1 ha đất nông nghiệp thấp, chỉ khoảng 25 triệu đồng.

- Nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực vào loại khá. Đây là thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tuy nhiên, huyện cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề phù hợp để có thể cung cấp lao động có chất lượng cho huyện, tỉnh cũng như cho cả nước.  

- Thế mạnh của Phú Bình là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy là thế mạnh nhưng khả năng tăng diện tích cho sản xuất nông nghiệp không còn. Với xu hướng công nghiệp hóa, đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp trong những năm tới chắc chắn sẽ giảm. Ngoài ra tiềm năng tăng năng suất cây trồng vật nuôi cũng hạn chế. Những năm gần đây năng suất lúa tuy có tăng nhưng không nhiều. Phú Bình không có tiềm năng về phát triển các loại cây con đặc sản và cây công nghiệp như chè, như ở một số huyện khác của tỉnh. Là huyện trung du nhưng do quĩ đất hạn hẹp, Phú Bình không có điều kiện để phát triển chăn nuôi đại gia súc với qui mô lớn.

- Phú Bình có diện tích đất lâm nghiệp và rừng khá lớn. Tuy nhiên có thể nói rừng và lâm nghiệp không phải là thế mạnh kinh tế của huyện.             

- Về khoáng sản, Phú Bình có nguồn đá, cát sỏi sông Cầu đáp ứng cho nhu cầu xây dựng. Tuy nhiên, Phú Bình không có các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn như một số huyện khác của tỉnh. Do vậy, huyện không có tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và luyện kim.

- Phú Bình là một huyện Anh hùng có bề dày về lịch sử và văn hoá với một hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, là căn cứ ATK2 tiền khởi nghĩa và có nhiều cảnh quan đẹp. Nguồn tài nguyên này sẽ giúp Phú Bình có điều kiện phát triển du lịch và qui hoạch các khu nghỉ dưỡng, đáp ứng nhu cầu cầu của nhân dân trong huyện, tỉnh cũng như các tỉnh lân cận, đặc biệt là thủ đô Hà Nội.

- Một thế mạnh nữa của Phú Bình là người dân địa phương có truyền thống cách mạng, yêu nước, cần cù lao động và ham học hỏi. Nhân dân Phú Bình luôn một lòng theo Đảng, nhờ vậy đây là địa phương luôn giữ vững ổn định chính trị, xã hội.



PhÇn II

tHỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

TẠI UBND huYỆN PHÚ BÌNH

1. Một số khái niệm cơ bản


Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ biết, để đặt chính sách cho đúng”.

Theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung đến năm 2003), khái niệm cán bộ, công chức bao gồm: “Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm: ...”.

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010, khái niệm cán bộ và khái niệm công chức đã được định nghĩa rõ ràng tại Điều 4:

1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.



2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

Từ khái niệm đó, đội ngũ cán bộ, công chức thuộc UBND huyện Phú Bình quản lý và sử dụng bao gồm: Thường trực HĐND, UBND huyện; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, công chức các cơ quan chuyên môn và tương đương trực thuộc UBND huyện.


2. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý và sử dụng cán bộ, công chức

2.1. Cơ sở lý luận


Theo quy định tại Pháp lệnh cán bộ, công chức đã được sửa đổi, bổ sung đến năm 2003, các nội dung quản lý, sử dụng cán bộ, công chức bao gồm:

1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức;

2. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức;

3. Quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ, công chức;

4. Quyết định biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ở trung ương; quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân; hướng dẫn định mức biên chế trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ở trung ương; 

5. Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân cấp  quản lý cán bộ, công chức;

6. Ban hành quy chế tuyển dụng, nâng ngạch; chế độ tập sự, thử việc;

7. Đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức;

8. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức;

9. Thực hiện việc thống kê cán bộ, công chức;

10. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

11. Chỉ đạo, tổ chức giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức.

Quản lý và sử dụng cán bộ, công chức là một công việc hết sức quan trọng có liên quan đến các công việc khác trong quản lý bộ máy hành chính nhà nước. Chính vì vậy, để đảm bảo công tác quản lý và sử dụng cán bộ, công chức đạt hiệu quả cao, Đảng, Nhà nước ta nói chung, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Bình nói riêng đã ban hành các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm nhằm điều chỉnh và nâng cao hiệu quả của quản lý và sử dụng cán bộ, công chức đồng thời ban hành các văn bản thực hiện có hiệu quả các quy định của Chính phủ tại địa phương.

2.2. Cơ sở thực tiễn


Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta đang phát triển với tốc độ cao, đầu tư về cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, công nghiệp, dịch vụ… hàng năm đều tăng, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đang được thực hiện nhanh chóng và cấp bách. Trong năm 2010, ®Çu n¨m 2011, tuy tình hình kinh tế nước ta có giảm sút do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ phát triển khá. Trước những thực tế đó, đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý nhà nước đủ năng lực, trình độ để lãnh đạo, thực hiện quá trình phát triển đất nước trước sự phát triển nhanh và mạnh như hiện nay.

Để có một bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, công tác quản lý và sử dụng cán bộ, công chức được đặt lên hàng đầu, vì tất cả các quá trình, công việc liên quan đến quản lý hành chính nhà nước, quản lý xã hội đều do con người tạo ra, nếu con người có trình độ, năng lực thì các quá trình đó sẽ được thực hiện tốt và ngược lại. Do vậy, phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng cán bộ, công chức là một trong các yêu cầu hàng đầu cần được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và thực hiện tốt.


3. Những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý và sử dụng cán bộ, công chức tại UBND huyện Phú Bình.


Nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng ở địa phương trong thời kỳ mới. Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V, những năm qua công tác quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức của huyện đạt được những kết quả như sau:

Công tác quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức bước đầu đã có sự chuyển biến tiến bộ trong việc: Quản lý, quy hoạch, đào tạo, đề bạt, bố trí, tuyển dụng và sử dụng cán bộ. Công tác quản lý và sử dụng cán bộ, công chức cơ bản đảm bảo đúng quy định, tuân thủ theo nguyên tắc “tập trung dân chủ”. Tuyển dụng cán bộ, công chức theo tinh thần công khai, minh bạch, tuyển dụng theo hướng chọn người tài, có năng lực thực sự. Việc sử dụng cán bộ hợp lý, đúng chuyên môn, đúng năng lực, sở trường, phát huy được vai trò lãnh đạo của cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ.

UBND huyện Phú Bình đã chỉ đạo tổ chức triển khai tốt các quy định về cán bộ, công chức. Cụ thể từ năm 2004 trở lại đây, huyện đã tổ chức thực hiện tốt Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi năm 2003, thực hiện tốt các chỉ đạo của Tỉnh về công tác tuyển dụng công chức hàng năm cũng như thực hiện tốt chế độ, chính sách mới của Trung ương, của Tỉnh về chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội… đến tất cả các cán bộ, công chức trên địa bàn huyện, giúp cán bộ, công chức yên tâm và cống hiến trong công tác.

UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc thực hiện tốt việc xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan, đơn vị. Kết quả 100% các cơ quan, đơn vị đều có nội quy, quy chế hoạt động, góp phần thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Đã chú trọng thực hiện việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có tính kế thừa, tính liên tục và tính phát triển. Có cán bộ dự bị, quy hoạch theo cơ cấu, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ trưởng thành trong thực tiễn. Hàng năm, UBND huyện đã tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức. Qua đó xem xét, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng. Thường xuyên củng cố đội ngũ cán bộ, công chức tại các đơn vị, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, bước đầu trẻ hoá.

Công tác đào tạo bồi dưỡng về chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức những năm qua, được cấp uỷ đảng quan tâm, chú trọng nên có chuyển biến tích cực, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức đi học ở hầu hết các lớp tập trung, tại chức, cũng như bồi dưỡng do các trường Trung ương, tỉnh mở. Trong 5 năm (2006 - 2010), UBND huyện đã đào tạo cán bộ như: hệ đại học và cao cấp lý luận chính trị, Trung cấp lý luận, Đại học chuyên ngành, bồi dưỡng nghiệp vụ …, bước đầu tạo được sự cân đối giữa đào tạo chuyên môn và đào tạo lý luận chính trị. Số cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng đã từng bước phát huy tác dụng khá tốt, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và Chính quyền, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị.

Việc kiện toàn, bố trí, sử dụng, đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Phú Bình gần đây có chuyển biến khá, đa số cán bộ, công chức của UBND huyện được bố trí, sử dụng đúng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị địa phương, đơn vị. Do đó ở cương vị được phân công nhiều cán bộ, công chức đã phát huy tác dụng tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Việc thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Cùng với việc chấp hành nghiêm chỉnh và thực hiện đúng các chế độ, chính sách theo quy định của Trung ương, của Tỉnh, UBND huyện đã cố gắng có một số chế độ đối với cán bộ, nhất là cán bộ, công chức phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương như: Chăm sóc sức khoẻ, tham quan nghỉ mát và học tập. Công tác khen thưởng, nâng lương, trợ cấp khó khăn cho cán bộ, công chức cũng được thực hiện đúng quy định và kịp thời, từ đó động viên đội ngũ cán bộ phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.

Việc thanh tra, kiểm tra thi hành các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức luôn được thực hiện thường xuyên nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định về quản lý và sử dụng cán bộ, công chức đối với các đơn vị.

Sau những năm thành lập và thực hiện đường lối đổi mới, đội ngũ cán bộ, công chức huyện có những bước trưởng thành trên nhiều mặt. Cụ thể ta có thể đánh giá trên một số nội dung như sau:

- Về phẩm chất chính trị: Đại đa số cán bộ, công chức của UBND huyện có phẩm chất chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp lãnh đạo của Đảng, vào đường lối đổi mới của Đảng, tích cực trong công tác, vững vàng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương trong sự nghiệp đổi mới.

- Về đạo đức, lối sống: Cán bộ, công chức UBND huyện Phú Bình được giáo dục, rèn luyện, trưởng thành trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngày nay là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đa số cán bộ, công chức có đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh.

- Về năng lực công tác: Đã có chuyển biến tiến bộ trên nhiều mặt, tích cực tham gia nghiên cứu học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, từng bước vươn lên thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành ở địa phương và đơn vị. Bước đầu tiếp cận được với nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, vững vàng trong lãnh đạo điều hành, hoàn thành nhiệm vụ được giao.


4. Nguyên nhân đạt được những kết quả trên


Để đạt được những kết quả như trên, UBND huyện đã thực hiện tốt việc quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới toàn thể cán bộ, công chức. Việc chỉ đạo của UBND huyện được thực hiện thống nhất theo nguyên tắc “tập trung dân chủ”, vừa thể hiện sự chỉ đạo kiên quyết, mạnh mẽ đồng thời lắng nghe ý kiến phản hồi của tập thể.

Việc chỉ đạo thực hiện quản lý và sử dụng cán bộ, công chức được sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy đảng, thủ trưởng các đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, đồng thời, được sự ủng hộ mạnh mẽ của toàn thể cán bộ, công chức thuộc UBND huyện Phú Bình.


5. Những mặt còn hạn chế


Bên cạnh những ưu điểm trên, đội ngũ cán bộ, công chức của UBND huyện Phú Bình cũng còn những mặt hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả lãnh đạo điều hành, thực hiện nhiệm vụ trong sự nghiệp đổi mới, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với những yêu cầu mới.

- Về số lượng cơ cấu, kiến thức năng lực thực tiễn: đội ngũ cán bộ tuy đông nhưng chưa đồng bộ, vẫn còn tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”. Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo và quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, nhất là về quản lý kinh tế thị trường, quản lý xã hội.

Tinh thần tự phê bình và phê bình trong đội ngũ cán bộ, công chức từng nơi, từng lúc chưa được thường xuyên, có hiện tượng xuôi chiều, né tránh, dễ người, dễ ta. Sai không dám đấu tranh, đúng không dám bảo vệ dẫn đến hạn chế trong đấu tranh xây dựng nội bộ.

Những tồn tại, yếu kém trên dẫn đến một bộ phận cán bộ, công chức giảm uy tín đối với nhân dân.

- Công tác quy hoạch cán bộ, công chức chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể về phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, trước mắt cũng như lâu dài.

- Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức còn dàn trải, chất lượng hiệu quả không cao; chưa cân đối giữa các ngành chuyên môn với nhiệm vụ được giao. Đào tạo chưa gắn với quy hoạch và bố trí sử dụng. Chưa cụ thể hoá tiêu chuẩn chức danh. Xét cử cán bộ, công chức đi học ở từng đơn vị chưa sâu sát, có trường hợp bồi dưỡng đào tạo chưa gắn với sử dụng, chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hoá cán bộ. Chưa có kế hoạch và chính sách hợp lý để cán bộ trẻ, có triển vọng đi học tại các trường Trung ương, để đáp ứng nhu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở địa phương.

- Việc vận dụng và thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ, công chức còn chưa phù hợp, chưa kịp thời, chưa thực sự tạo động lực và phát huy tác dụng khuyến khích người có tài, người làm việc có hiệu quả.

- Việc luân chuyển cán bộ, công chức để tạo điều kiện cán bộ chuyên sâu, nắm rộng tình hình, tạo môi trường đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện cho cán bộ, đặc biệt là việc quy hoạch cán bộ, công chức là rất cần thiết, nhưng công tác này chưa được nhận thức đầy đủ, chưa có quy hoạch cụ thể và chưa có biện pháp tốt để thực hiện. Việc bổ nhiệm có thời hạn đối với cán bộ, công chức chưa thực hiện tốt, để kích thích cán bộ phấn đấu liên tục.


6. Nguyên nhân của những hạn chế và bài học kinh nghiệm


+ Về khách quan: Công cuộc đổi mới là quá trình khó khăn phức tạp, bộ máy tổ chức cán bộ và đội ngũ làm công tác tổ chức cán bộ còn chịu ảnh hưởng tư tưởng trong chế độ bao cấp, khi chuyển sang cơ chế mới không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng. Bên cạnh đó, nhiều cơ chế chính sách ban hành thiếu đồng bộ, chưa hoàn chỉnh và ảnh hưởng tâm lý, lề lối làm việc thói quen của cơ chế cũ đã chi phối làm hạn chế công tác cán bộ.

+ Về chủ quan: Việc quy hoạch cán bộ còn chắp vá. Công tác đào tạo cán bộ còn nặng về bồi dưỡng kiến thức chung; chưa đào tạo chuyên môn sâu, chuyên ngành, chưa chú ý đào tạo cán bộ chuyên về quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế. Hậu quả dẫn đến cán bộ vừa thừa, vừa thiếu, thừa cán bộ chung chung, thiếu cán bộ có năng lực điều hành cụ thể. Việc bố trí cán bộ như vậy cũng chưa có căn cứ khoa học nào để phát huy năng lực, khuyến khích tài năng cán bộ. Đánh giá cán bộ còn căn cứ nhiều vào quá trình công tác, vào chính sách cán bộ cũ, vào lý lịch và bố trí cán bộ theo kiểu “vạn năng” xếp vào đâu cũng được, ngành nghề nào, lĩnh vực nào cũng xong, chưa có căn cứ vào tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, năng lực sở trường và hiệu quả công tác mà sắp xếp bố trí cán bộ.

Chưa coi việc đào tạo, bồi dưỡng là mắt xích quan trọng trong quá trình quy hoạch, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức. Từ đó chưa có một kế hoạch cụ thể, một quy trình hệ thống để theo dõi quá trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Nhiều chủ trương về công tác cán bộ, công chức được đề ra, nhưng thiếu các biện pháp đồng bộ, thực hiện. Sự chỉ đạo của cấp trên, sự kết hợp, phối hợp giữa các ngành, các cấp còn hạn chế, chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ, chưa coi trọng đúng mức việc giáo dục phẩm chất, đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình đổi mới.

Cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ ở địa phương chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ mới, thiếu cán bộ chuyên sâu làm công tác tổ chức cán bộ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm phương pháp làm việc; năng lực tham mưu và tổ chức thực hiện chưa tốt; chưa dày công củng cố, tăng cường, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tổ chức.


PhÇn III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND huYỆN PHÚ BÌNH GIAI ĐOẠN 2010-2015

1. Cơ sở để đưa ra giải pháp


Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, của Tỉnh và của huyện như: Pháp lệnh cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung đến năm 2003; Các Nghị định của Chính phủ về quản lý và sử dụng cán bộ, công chức; Các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên về tuyển dụng cán bộ, công chức…

Căn cứ vào thực tiễn quản lý và sử dụng cán bộ, công chức của UBND huyện, tuy có nhiều hạn chế nhưng công tác quản lý và sử dụng cán bộ, công chức đã đạt được nhiều kết quả tốt. Trên cơ sở những kết quả đạt được, cần phải phát huy những kết quả tốt và từng bước hạn chế các tồn tại. Đội ngũ cán bộ, công chức của UBND huyện có nhận thức tốt về chính trị, tư tưởng, có năng lực, trình độ đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới, đây là cơ sở vững chắc cho việc áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng cán bộ, công chức trong giai đoạn tới.


2. Nhóm giải pháp chung


Từ nay đến năm 2015 và những năm tiếp theo phải đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, kiên định lý tưởng, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững chắc các thế hệ, nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân trên địa bàn thị xã, cùng cả nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Khắc phục tình trạng thiếu các chức danh cán bộ, công chức lãnh đạo của thị xã. Tạo được đội ngũ cán bộ, công chức kế cận, chuẩn bị thay thế cán bộ cao tuổi, chuyển công tác, năng lực yếu để có đủ điều kiện chuẩn hoá cán bộ. Phấn đấu từ nay đến năm 2015: Toàn thể cán bộ, công chức thuộc UBND huyện đều có trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với vị trí công tác, trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, được bồi dưỡng về tiền công vụ, quản lý nhà nước và quản lý kinh tế.

Phải có 3 độ tuổi, đảm bảo tính kế thừa và phát triển; trước mắt và lâu dài, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công chức không ngừng phát triển. Tránh tình trạng chỉ nhìn hiện tại, không chuẩn bị cho tương lai; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Chọn cán bộ, công chức có đức có tài, tăng cường và bố trí đúng cán bộ, công chức ở các ngành, lĩnh vực địa bàn xung yếu, trọng điểm về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.

Xây dựng được một tập thể cán bộ, công chức mạnh, có uy tín. Trên cơ sở thực hiện tốt quy chế hoạt động, quy chế phối hợp đúng nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Phát huy được quyền chủ động, sáng tạo, dân chủ, trung thực, tương trợ và bổ sung cho nhau của từng thành viên tạo nên sức mạnh của
tập thể.

3. Nhóm giải pháp cụ thể

3.1. Cụ thể hoá tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, công chức


- Tiêu chuẩn về phẩm chất: Bao gồm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống.

Tiêu chuẩn hàng đầu của cán bộ, công chức của thị xã là phải có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng, kiên quyết đấu tranh, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới. Gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết, Chỉ thị, Chủ trương, Chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, đồng thời giáo dục gia đình, vận động quần chúng thực hiện.

Phải có đạo đức cách mạng cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, có lối sống giản dị, lành mạnh, trung thực, thẳng thắn, kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, trước hết trong ngành, địa phương, đơn vị mình phụ trách. Có ý thức kỷ luật cao, luôn giữ được vai trò trung tâm đoàn kết nội bộ Đảng, gần gũi gắn bó mật thiết với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong phạm vi phụ trách, nơi cư trú, được quần chúng tín nhiệm.

- Tiêu chuẩn về năng lực bao gồm:

+ Có khả năng tiếp thu sâu sắc, nắm vững quan điểm và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, có năng lực cụ thể hoá, vận dụng đúng đắn, sáng tạo, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng tại địa phương, đơn vị.

+ Làm chủ được kỹ năng, kiến thức về nghề làm công chức hành chính như: kỹ năng hành chính, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng về thủ tục hành chính, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp với công dân.

+ Luôn rèn luyện kỹ năng quản lý, lãnh đạo: năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý chiến lược, năng lực tổ chức bộ máy, năng lực làm việc với con người, làm việc theo nhóm, lãnh đạo nhóm, năng lực khuyến khích, tạo động cơ làm việc, năng lực tổ chức công việc.

+ Có năng lực xây dựng tổ chức ngành, địa phương, đơn vị. Tổ chức điều hành, kiểm tra quá trình thực hiện công việc để đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, nhất là mục tiêu kinh tế – xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn dân cư.

+ Có trình độ hiểu biết, biết phát huy sở trường công tác, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được phân công.

+ Yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ: Cán bộ, công chức thuộc UBND thị xã Sông Công phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp với vị trí công tác; có trình độ ngoại ngữ, tin học đủ phục vụ công việc; phải qua bồi dưỡng tiền công vụ, quản lý nhà nước. Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo phải có trình độ lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên.

+ Xây dựng người cán bộ, công chức hiện đại góp phần tạo nên một nền hành chính hiện đại: Tư duy mới, tư duy hệ thống, phương pháp luận và cách tiếp cận khoa học; thành thạo kỹ năng hành chính; khả năng hành động tốt, phản ứng nhanh; khả năng xử lý, giải quyết vấn đề và ra quyết định; liên tục đổi mới; biết sử dụng công nghệ hiện đại trong công việc.


3.2. Về đánh giá cán bộ, công chức


Đánh giá cán bộ, công chức là vấn đề hết sức hệ trọng, tế nhị, nhạy cảm và phức tạp. Đánh giá đúng cán bộ, công chức là khâu mở đầu, quyết định để tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt và làm quy hoạch cán bộ. Để đánh giá đúng cán bộ, công chức trên địa bàn huyện, cần dựa trên những căn cứ và phương pháp sau:

Một là: Phải lấy tiêu chuẩn cán bộ, công chức để đánh giá. Phải trên cơ sở tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn của từng loại cán bộ làm chuẩn mực, thước đo để đánh giá cán bộ. Ngoài ra còn phải xem xét kỹ các yêu cầu: Bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác và một số yêu cầu chuẩn hoá về trình độ các mặt, ý chí tiến thủ vươn lên của từng cán bộ, công chức để đánh giá.

Hai là: Phải lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất và năng lực của từng cán bộ, công chức, khắc phục lối đánh giá cán bộ một cách chủ quan, thiếu khoa học.

Kết quả công tác, cống hiến thực tế của người cán bộ, công chức được thể hiện qua: Kết quả thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị, xây dựng tổ chức Đảng ở lĩnh vực phụ trách. Hiệu quả về xây dựng khối đại đoàn kết nội bộ, về chăm lo đời sống của cán bộ và nhân dân; về khả năng tập hợp quần chúng và mức độ tín nhiệm của nhân dân và cán bộ trong đơn vị, địa phương.


3.3. Về tuyển dụng cán bộ, công chức, tuyển chọn cán bộ lãnh đạo


- Phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ để tuyển chọn cán bộ, công chức. Phải thực hiện dân chủ công khai, bảo đảm tính nguyên tắc để lựa chọn những người đủ tiêu chuẩn và điều kiện vào những vị trí cần thiết.

- Đối với cấp trưởng, phó trưởng các phòng và tương đương, việc tuyển chọn cán bộ phải căn cứ vào quy hoạch, bắt đầu từ quy hoạch và từ đánh giá nhận xét cán bộ qua định kỳ để có kế hoạch tuyển chọn phù hợp với yêu cầu công tác.

- Việc đánh giá lựa chọn cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, mà trong đó chú trọng lấy hiệu quả công việc làm thước đo. Vì vậy cấp uỷ, đơn vị cần giao việc cụ thể cho cán bộ thuộc diện quy hoạch theo khả năng trình độ, năng lực, phù hợp sở trường, tạo khả năng vươn lên cho cán bộ. Trước khi tuyển chọn đề bạt, cần qua thời gian tập duyệt để xem năng lực người cán bộ qua kết quả hoạt động thực tiễn và xử lý những công việc được giao, để có căn cứ tuyển chọn và đề bạt chắc chắn.

- Khi tiến hành tuyển dụng cán bộ, công chức của huyện cần nghiên cứu một cách tỉ mỉ, thận trọng, phải nắm tình hình cán bộ, công chức một cách chắc chắn. Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, nên mạnh dạn áp dụng hình thức thi tuyển để chọn người tài.


3.4. Về luân chuyển cán bộ, công chức


Luân chuyển cán bộ là một trong những khâu rất quan trọng trong quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, tạo môi trường để cán bộ rèn luyện thử thách đáp ứng yêu cầu về đội ngũ cán bộ, công chức, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng đi vào rèn luyện trong thực tiễn, sát với cơ sở, bộc lộ tài năng. Luân chuyển cán bộ, công chức phải đảm bảo tính ổn định tương đối và có đủ thời gian nghiên cứu sâu lĩnh vực mới phụ trách. Do vậy huyện cần tiếp tục xây dựng và thực hiện kế hoạch luân chuyển cán bộ, công chức trong thời gian tới. Cụ thể là luân chuyển một số cán bộ lãnh đạo các phòng, ban, công chức chuyên môn.

3.5. Quy hoạch cán bộ, công chức lãnh đạo

- Một là: Phải xác định cơ cấu cán bộ, công chức, xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho mỗi loại cán bộ, công chức, phải dự kiến và xác định nhu cầu và khả năng biến động.

Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của địa phương, căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh của từng loại, từng cơ cấu cán bộ, công chức và thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện có để có kế hoạch phát hiện, thăm dò, lựa chọn cán bộ, công chức đưa vào nguồn kế cận cho các chức danh tương ứng trước mắt và lâu dài.



Hai là: Tích cực chủ động tạo nguồn cán bộ, công chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ, công chức dự bị cho các chức danh cán bộ lãnh đạo. Chú trọng cả nguồn tại chỗ là những cán bộ đương chức, cán bộ trẻ và nguồn từ xa là những sinh viên ưu tú tốt nghiệp các trường đại học chính quy.

Ba là: Xây dựng và thực hiện quy hoạch phải tiến hành đồng bộ ở tất cả các khâu trong công tác cán bộ.

3.6. Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ là việc cần phải làm thường xuyên, liên tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ là hết sức cần thiết. Đào tạo phải gắn liền với quy hoạch và có tính lựa chọn kế cận để tránh tình trạng thiếu cán bộ.



3.7. Đổi mới quan điểm quản lý và sử dụng cán bộ, công chức ở UBND huyện Phú Bình

Quản lý và sử dụng cán bộ, công chức phải thực hiện theo phương châm đúng người, đúng việc, đúng chỗ, đúng lúc, đúng sở trường sẽ tạo điều kiện tốt cho cán bộ phát huy tài năng và sở trường, phục vụ tốt hơn cho công việc của đơn vị. Quản lý và sử dụng cán bộ, công chức phải đảm bảo các yếu tố: Tiêu chuẩn cơ cấu cán bộ nữ, cán bộ trẻ, kết hợp giữa đánh giá và yêu cầu thực tế, giữa lý luận với thực tiễn, bảo đảm 3 độ tuổi kết hợp tốt giữa cán bộ già với cán bộ trẻ, bảo đảm vững vàng có sự chuyển tiếp giữa các thế hệ…

Giao việc cho cán bộ, công chức phải tương xứng với năng lực, sở trường và sức vươn lên của họ. Nếu nhiệm vụ quá khả năng hoặc không phù hợp với sở trường sẽ dẫn đến hỏng việc, hỏng người. Ngược lại giao nhiệm vụ thấp, không đúng sở trường sẽ không phát huy được khả năng và sự phát triển của cán bộ, công chức. Đề bạt đúng lúc khi cán bộ đang phát triển đi lên. Đề bạt sớm quá hoặc muộn quá đều có hại, cả cho bản thân người cán bộ.

KẾT LUẬN

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định vấn đề cán bộ và công tác cán bộ có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình cách mạng, là nguyên nhân của mọi thắng lợi cách mạng.

Đảng Cộng sản Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. Trong cuộc đời hoạt động, người luôn luôn quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cốt cán đảm đương được nhiệm vụ. Đối với người: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.

Thấu suốt quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn khẳng định: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Vì vậy trong tiến trình cách mạng, Đảng luôn xác định đúng nhiệm vụ chính trị. Và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất trình độ năng lực hoàn thành được nhiệm vụ. Chính vì vậy, Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, xứng đáng là người lãnh đạo tổ chức mọi thắng lợi cách mạng


Việt Nam.

Ngày nay, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, trong bối cảnh quốc tế, trong nước có nhiều thuận lợi, song cũng có những nguy cơ thách thức tồn tại đan xen, tác động vào nhau. Nhiều vấn đề mới đang đặt ra đòi hỏi Đảng phải giải quyết, trong đó vấn đề cán bộ, công chức và công tác quản lý và sử dụng cán bộ, công chức càng phải được đặc biệt coi trọng. Thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng cán bộ, công chức là nhằm: Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức thuộc UBND huyện Phú Bình nói riêng có đủ tiêu chuẩn, trình độ trí tuệ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Có như vậy Đảng mới có thể giữ vững quyền lãnh đạo chính trị xã hội, đưa đất nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Quán triệt những quan điểm tư tưởng của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ, trong những năm qua UBND huyện đã quan tâm và có nhiều biện pháp chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ tiêu chuẩn đáp ứng được nhiệm vụ. Song trong giai đoạn cách mạng mới, UBND huyện cần coi trọng hơn nữa vấn đề nâng cao quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, thực hiện đổi mới công tác cán bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ, để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo có đủ đức, tài để vận dụng sáng tạo và tổ chức thực hiện mọi chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước, xây dựng huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ngày càng giàu đẹp.

Quá trình thực hiện đề tài này, chắc chắn báo cáo thực tế còn nhiều thiếu sót, hạn chế, song mong muốn duy nhất của tôi là sau đợt thưc tế, thông qua những kiến thức đã học có thể góp phần nhỏ bé của mình vào việc giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay về công tác quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đã trang bị cho tôi vốn kiến thức để thực hiện đề tài và vận dụng vào thực tế cuộc sống và công việc./.



VIỆN KIỂM SÁT ND HUYỆN PHÚ BÌNH

VIỆN TRƯỞNG

ñy ban nh©n d©n tØnh th¸i nguyªn

tr­êng chÝnh trÞ





Họ và tên: Nguyễn Vi Hoa

B¸o c¸o thùc tÕ

M«n khoa häc hµnh chÝnh


NéI DUNG:

§¸nh gi¸ thùc tr¹ng vµ nªu nh÷ng gi¶i ph¸p c¬ b¶n

nh»m n©ng cao chÊt l­îng ®éi ngò c¸n bé, c«ng chøc, viªn chøc

ë huyÖn Phó B×nh - tØnh Th¸i Nguyªn


Thái Nguyên, tháng 06 năm 2011


ñy ban nh©n d©n tØnh th¸i nguyªn

tr­êng chÝnh trÞ




B¸o c¸o thùc tÕ

M«n khoa häc hµnh chÝnh


NéI DUNG:

§¸nh gi¸ thùc tr¹ng vµ nªu nh÷ng gi¶i ph¸p c¬ b¶n

nh»m n©ng cao chÊt l­îng ®éi ngò c¸n bé, c«ng chøc, viªn chøc

ë huyÖn Phó B×nh - tØnh Th¸i Nguyªn

Hä vµ tªn: NguyÔn Vi Hoa

§¬n vÞ c«ng t¸c: C¸n bé- ViÖn KiÓm s¸t Nh©n d©n

huyÖn Phó B×nh- tØnh Th¸i Nguyªn

Líp: TC Lý luËn chÝnh trÞ - hµnh chÝnh K26

Thái Nguyên, tháng 06 năm 2011






Nguyễn Vi Hoa Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính - K 26

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam

tải về 124.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương