BÁo cáo thị trưỜng rau quả nhật bảN



tải về 0.63 Mb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.63 Mb.
#21196
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

3.4. Quy định về dán nhãn

3.4.1. Quy định về bao bì thực phẩm


Theo quy định tại Điều 16 của Luật Vệ sinh Thực phẩm, không được phép bán, sản xuất hoặc nhập khẩu với mục đích để bán hoặc sử dụng trong kinh doanh bất kỳ dụng cụ, container, hoặc bao bì có chứa chất độc hại hoặc gây thiệt hại và có thể làm hại sức khỏe con người hoặc bất kỳ dụng cụ, container, hoặc bao bì có thể ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc với thực phẩm và phụ gia thực phẩm.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã quy định rõ các thông số kỹ thuật đối với nhựa tổng hợp, dụng cụ chứa đựng bằng kim loại và các loại hộp đựng/bao gói làm bằng thủy tinh, gốm, men hoặc cao su. Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng tham khảo các trang web:
- Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO): http://www.jetro.go.jp/en/market/regulations/. (Xem mục: Thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm.., theo Luật Vệ sinh Thực phẩm).
- Tổ chức Nghiên cứu Hóa chất Thực phẩm Nhật Bản (FFCR):

http://www.ffcr.or.jp/zaidan/ffcrhome.nsf/TrueMainE?OpenFrameSet

Các nhà kinh doanh tư nhân ở Nhật phải thanh toán tất cả các chi phí liên quan đến việc tái chế. Đối với sản phẩm nhập khẩu, các nhà nhập khẩu phải chịu một phần chi phí tái chế. Tuy nhiên một số nhà nhập khẩu Nhật Bản có thể yêu cầu các nhà cung ứng ở nước ngoài của họ hợp tác cung cấp thêm về việc ghi nhãn. Nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm đảm bảo sử dụng nhãn thích hợp trên tất cả các bao bì và hộp đựng hàng cho hàng hóa nhập khẩu.

Để biết thêm chi tiết tìm trên trang web Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản: http://www.meti.go.jp/english/information/data/cReEffect01e.html.




3.4.2. Quy định về nhãn mác hàng hóa


Nhãn hàng hoá thực phẩm phải được in bằng tiếng Nhật và tuân thủ theo các luật và quy định sau đây:

- Luật Tiêu chuẩn hoá và Nhãn mác hàng Nông Lâm sản

- Luật Vệ sinh Thực phẩm

- Luật Đo lường

- Luật Bảo vệ Sức khoẻ

- Luật Khuyến khích Sử dụng hiệu quả các Nguồn tài nguyên

- Luật Chống lại việc Đánh giá sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm

- Luật Bảo vệ Sở hữu trí tuệ (ví dụ Luật chống Cạnh tranh Không lành mạnh, Luật Bằng sáng chế).


Khi nhập khẩu và bán các sản phẩm rau quả tươi, nhà nhập khẩu phải cung cấp các thông tin sau đây trên nhãn mác sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn về nhãn mác đối với thực phẩm tươi sống theo Luật Tiêu chuẩn hoá và Nhãn mác Nông Lâm sản:

1. Tên sản phẩm

2. Nước xuất xứ

3. Hàm lượng

4. Tên và địa chỉ nhà nhập khẩu.
Khi nhập khẩu và bán các sản phẩm chế biến, nhà nhập khẩu phải cung cấp các thông tin sau đây phù hợp với Luật Tiêu chuẩn hoá và Nhãn mác Nông Lâm sản, và các quy định tương tự đối với thực phẩm chế biến được đóng gói trong container theo Luật Vệ sinh Thực phẩm:

1. Tên sản phẩm

2. Thành phần

3. Hàm lượng

4. Ngày hết hạn sử dụng

5. Cách thức bảo quản

6. Nước xuất xứ

7. Tên và địa chỉ nhà nhập khẩu.


Tên sản phẩm

Tên của sản phẩm phải được in trên nhãn phù hợp với Luật Tiêu chuẩn hoá và Nhãn mác Nông Lâm sản và Luật Vệ sinh Thực phẩm.



Thành phần thực phẩm

Các thành phần của sản phẩm phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ thành phần có hàm lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn mác phù hợp với Luật Tiêu chuẩn hoá và Nhãn mác Nông Lâm sản và Luật Vệ sinh Thực phẩm.


Phụ gia thực phẩm

Tên của các chất phụ gia được sử dụng phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ chất có hàm lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn mác phù hợp với Luật Vệ sinh Thực phẩm. Tên và cách sử dụng 8 chất phụ gia sau cần được ghi rõ trên nhãn: bột ngọt, chất chống ôxy hóa, phẩm nhuộm nhân tạo, chất tạo màu, chất bảo quản, chất làm trắng, chất làm dày/ ổn định/ chất làm đông/ các chất cô đặc, các chất trị nấm và chất chống mối mọt.


Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản “Tiêu chuẩn đối với thực phẩm và phụ gia thực phẩm” quy định hàm lượng tối đa cho phép đối với các chất phụ gia được phép sử dụng cho từng loại thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm

Để tránh các rủi ro nguy hại tới sức khỏe người tiêu dùng liên quan đến vấn đề ngộ độc thực phẩm, luật của Nhật Bản quy định các thành phần cụ thể được chỉ rõ trong Biểu đồ dưới đây cần được dán nhãn phù hợp với Luật Vệ sinh Thực phẩm. Nếu tên của các thành phần trên nhãn sản phẩm không chỉ rõ các thành phần cụ thể, cần phải dán nhãn riêng đối với các thành phần thực phẩm.


Trọng lượng thành phần thực phẩm

Khi nhập khẩu và bán các loại thực phẩm, nhà nhập khẩu cần ghi rõ trọng lượng của sản phẩm phù hợp với Luật Đo lường và chỉ rõ trọng lượng tính theo gam trên nhãn mác. Sản phẩm cần được ghi rõ trọng lượng, sự khác biệt giữa trọng lượng thực của sản phẩm và con số ghi trên nhãn chỉ trong giới hạn cho phép.


Hạn sử dụng

Hạn sử dụng của sản phẩm theo từng cách thức bảo quản sản phẩm cần được ghi rõ trên nhãn phù hợp với Luật Tiêu chuẩn hóa và Dán nhãn các Sản phẩm Nông Lâm sản và Luật Vệ sinh Thực phẩm. Nhãn hạn sử dụng cần có chứa các thông tin: ngày hết hạn sử dụng và hạn sử dụng tốt nhất (“best by”). Ngày hết hạn sử dụng được áp dụng đối với các loại thực phẩm mà chất lượng sản phẩm sẽ giảm nhanh chóng trong vòng năm ngày kể từ ngày hết hạn. Hạn sử dụng tốt nhất được áp dụng đối với các loại thực phẩm mà chất lượng sản phẩm không thay đổi trong vòng năm ngày tương ứng.


Cách thức bảo quản sản phẩm

Cách thức bảo quản sản phẩm đảm bảo giữ nguyên hương vị của thực phẩm cho đến hạn “sử dụng tốt nhất” phải được chỉ rõ trên nhãn phù hợp với Luật Tiêu chuẩn hóa và Dán nhãn các Sản phẩm Nông Lâm sản và Luật Vệ sinh Thực phẩm. Các sản phẩm thực phẩm cần dán nhãn ngày hết hạn sử dụng cần ghi rõ “bảo quản dưới 100C” trong khi các sản phẩm cần dán nhãn hạn sử dụng tốt nhất cần ghi rõ “Tránh ánh nắng mặt trời, giữ theo nhiệt độ trong phòng”… Tuy nhiên, đối với những sản phẩm có thể giữ theo nhiệt độ trong phòng, không cần thiết phải dán nhãn cách thức bảo quản sản phẩm.


Nước xuất xứ

Các tiêu chuẩn dán nhãn chất lượng đối với thực phẩm, được quy định bởi Luật Tiêu chuẩn hóa và Dán nhãn các Sản phẩm Nông Lâm sản, yêu cầu có thông tin về nước xuất xứ trên nhãn thực phẩm nhập khẩu.


Chất lượng

Luật Tiêu chuẩn hóa và Dán nhãn các Sản phẩm Nông Lâm sản yêu cầu có thông tin trên nhãn mác với các trường hợp sau:

- “Rã đông” (“Defrosted”) đối với các sản phẩm đông lạnh cần rã đông

- “Sản phẩm nuôi” (“Farmed”) đối với các loại thủy sản nuôi


Nhà nhập khẩu

Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu cũng phải được ghi rõ trên nhãn phù hợp với Luật Tiêu chuẩn hóa và Dán nhãn các Sản phẩm Nông Lâm sản và Luật Vệ sinh Thực phẩm. Đối với các sản phẩm được chế biến tại Nhật Bản sử dụng các thành phần nhập khẩu, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà kinh doanh cũng cần được ghi rõ trên nhãn.


Thông tin dinh dưỡng

Các thành phần dinh dưỡng và hàm lượng calo cũng cần được ghi rõ trên nhãn thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn về dán nhãn dinh dưỡng do Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản quy định. Các thông tin bắt buộc bao gồm thành phần dinh dưỡng, cơ cấu thành phần (ví dụ, các loại axit amin trong protein) và loại thành phần thực phẩm (ví dụ, các loại axit béo có trong chất béo). Nếu nhãn chỉ có thông tin chung như “vitamin” thay vì ghi rõ tên các chất dinh dưỡng cụ thể, cần ghi rõ thành phần thực phẩm.


Các thành phần thực phẩm cần được ghi theo thứ tự và đơn vị như sau:

- Hàm lượng calo (kcal hoặc kilocalo)

- Protein (g hoặc gram)

- Chất béo (g hoặc gram)

- Hy-đrát các-bon (g hoặc gram)

- Natri


- Các thành phần dinh dưỡng khác cần ghi trên nhãn
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng quy định tiêu chuẩn dán nhãn đối với các thành phần dinh dưỡng và thông tin cần được làm nổi bật. Nhãn dinh dưỡng phải được ghi bằng tiếng Nhật. Nếu một công ty đưa ra bất kỳ thông tin dinh dưỡng nào (ví dụ: hàm lượng vitamin), khi đó họ phải cung cấp đầy đủ các yếu tố cơ bản về dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm như trên.
Ngoài 5 yếu tố dinh dưỡng cần thiết, các công ty cũng có thể dán nhãn tự nguyện về các thành phần dinh dưỡng khác như vitamin và khoáng chất. Phải cung cấp nội dung mỗi thành phần trên 1 đơn vị thức ăn (ví dụ 100g, 100ml, 1 phần ăn, 1 gói…). Nhãn phải sử dụng kích thước cỡ chữ ít nhất là 8, trừ khi tổng diện tích ghi nhãn ít hơn 30cm2.

Để biết thêm chi tiết xin vui lòng tham khảo trang web của CAA:



http://www.caa.go.jp/en/pdf/syokuhin569.pdf
Nhãn mác của các loại thực phẩm dinh dưỡng hoặc các sản phẩm ăn kiêng phải tuân theo các tiêu chuẩn tương ứng và cần có giấy chứng nhận.
Đối với chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, niacin, vitamin C và vitamin D, các tuyên bố liên quan đến sức khỏe như “giàu” hay “có chứa” phải đáp ứng các tiêu chuẩn về thành phần ở mức tối thiểu theo yêu cầu của Luật Nâng cao Sức khỏe. Các tuyên bố bao gồm các điều “ít hơn” hoặc “không” liên quan đến năng lượng, chất béo, axit béo bão hòa, đường hoặc natri, cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn tối đa theo yêu cầu của Luật Nâng cao Sức khỏe. Ví dụ, khi khẳng định rằng “không có natri” hoặc “natri thấp hơn hoặc ít hơn”, tương ứng hàm lượng natri phải thấp hơn 5mg và 120mg cho mỗi 100g thực phẩm, và khi khẳng định “không có chất béo” hay “chất béo thấp hơn hoặc ít hơn”, tương ứng với hàm lượng chất béo phải thấp hơn 0,5g và 3g cho mỗi 100g thực phẩm.
Để biết thêm chi tiết về các tiêu chuẩn về định mức thành phần trong các sản phẩm dinh dưỡng, xin vui lòng tham khảo trang web CAA:

http://www.caa.go.jp/foods/pdf/syokuhin90.pdf.
Nhãn giúp phân loại rác trên bao bì

Luật Khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên yêu cầu dán nhãn nhằm phục vụ việc phân loại rác container và bao gói. Các sản phẩm nhập khẩu đáp ứng các điều kiện dưới đây phải dán nhãn để phân loại rác theo quy định của luật.

- Khi có các chỉ dẫn hành chính đối với nguyên liệu và cấu trúc của container và bao gói và sử dụng thương hiệu cho sản phẩm nhập khẩu.

- Khi container và bao gói của sản phẩm nhập khẩu được in, dán nhãn hoặc chạm khắc bằng tiếng Nhật.


Khi hai loại container và bao gói dưới đây được sử dụng cho các sản phẩm ngũ cốc, một trong hai loại nhãn hoặc cả hai loại nhãn dưới đây (Biểu đồ dưới đây) phải được dán trên một mặt hoặc hơn một mặt của container và bao gói theo định dạng đã được quy định.
Biểu đồ 3.2 : Nhãn giúp phân loại rác

Container và bao gói bằng nhựa



Container và bao gói bằng giấy


Mô tả sản phẩm

Mô tả sản phẩm sai hoặc dễ gây hiểu lầm bị cấm bởi Luật Bảo vệ Sức khỏe, Luật Chống lại việc Đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm và các luật và quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ, Luật chống Cạnh tranh Không lành mạnh, Luật Thương hiệu). Các luật này được áp dụng cho tất cả các sản phẩm, không giới hạn với các sản phẩm thực phẩm.

Dán nhãn hữu cơ

Luật Tiêu chuẩn hóa và Dán nhãn các Sản phẩm Nông Lâm sản định nghĩa các sản phẩm nông sản hữu cơ và thực phẩm nông sản chế biến hữu cơ được đóng dấu hữu cơ JAS. Chỉ những sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây và được đóng dấu hữu cơ JAS mới được dán nhãn “hữu cơ” bằng tiếng Nhật.


Các sản phẩm nông sản hữu cơ được sản xuất tại nước ngoài và nhập khẩu phải được phân loại theo một trong các cách dưới đây và dán nhãn hữu cơ JAS, mới được phép dán nhãn sản phẩm hữu cơ.
(1) Việc dán nhãn hữu cơ JAS và phân phối các sản phẩm hữu cơ được sản xuất bởi các nhà sản xuất nước ngoài được công nhận bởi các cơ quan chứng nhận có đăng ký với JAS trong và ngoài Nhật Bản
(2) Việc dán nhãn hữu cơ JAS và phân phối các sản phẩm của các nhà nhập khẩu được công nhận bởi các cơ quan chứng nhận có đăng ký với JAS tại Nhật Bản (có hạn chế đối với các sản phẩm nông sản hữu cơ và nông sản chế biến hữu cơ).
Đối với hình thức (2), giấy chứng nhận phải được cấp bởi chính phủ của nước có hệ thống phân loại được xác định là có mức độ tương đương với Các tiêu chuẩn nông sản Nhật Bản (JAS) hoặc cần kèm theo bản sao.
Dán nhãn thương mại công bằng (Fair Trade Mark)

Hội nghị thương mại công bằng quốc gia Karashi Mentaiko đã công nhận việc dán nhãn thương mại công bằng (Fair Trade Mark) đối với các sản phẩm được chứng nhận có bao gói phù hợp và quy định dán nhãn phù hợp với Bộ luật cạnh tranh công bằng về dán nhãn thực phẩm Karashi Mentaiko.


Quy định tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản-JIS:  

Người Nhật có thói quen đưa ra quyết định mua hàng căn cứ vào dấu chất lượng trên bao bì. Họ coi đó như là sự đảm bảo độ tin cậy về chất lượng hàng hoá được mua. Các nhà xuất khẩu có ý định thâm nhập vào thị trường Nhật Bản cần có được dấu chứng nhận JIS, JAS hoặc Ecomark cũng như chế độ xác nhận trước về thực phẩm nhập khẩu các loại khác cho sản phẩm của mình để đảm bảo rằng các sản phẩm này có được tiêu chuẩn tối thiểu tại thị trường Nhật, từ đó dễ dàng cho việc tiêu thụ hàng hoá. Hơn nữa, thực tế cho thấy nếu chất lượng của một sản phẩm đã được thị trường Nhật chấp nhận thì sản phẩm đó hoàn toàn có thể cạnh tranh được ở các thị trường khác.


Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật. Tiêu chuẩn này dựa trên "Luật tiêu chuẩn hóa công nghiệp" được ban hành vào tháng 6 năm 1949 và thường được biết tới dưới cái tên "dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản" hay JIS. Hệ thống JIS đã góp phần vào việc mở rộng tiêu chuẩn hóa trên phạm vi toàn bộ nền công nghiệp Nhật Bản.  
Theo quy định của điều 26 trong Luật Tiêu chuẩn hóa công nghiệp, tất cả các cơ quan của Chính phủ phải ưu tiên đối với sản phẩm được đóng dấu chất lượng JIS khi mua hàng hóa để phục vụ cho hoạt động của các cơ quan này. 
Hệ thống tiêu chuẩn JIS áp dụng đối với tất cả các sản phẩm công nghiệp và khoáng sản, trừ những sản phẩm được áp dụng các tiêu chuẩn chuyên ngành như dược phẩm, phân hóa học, sợi tơ tằm, thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp khác được quy định trong Luật về tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các nông lâm sản (viết tắt là JAS). Do đó khi kiểm tra các sản phẩm này chỉ cần kiểm tra dấu chất lượng tiêu chuẩn JIS là đủ xác nhận chất lượng của chúng. 
Giấy phép đóng dấu chứng nhận tiêu chuẩn JIS trên hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp cấp cho nhà sản xuất.
Những ai cố ý đóng dấu chất lượng JIS lên hàng hóa mà không phải là nhà sản xuất đã được Bộ trưởng Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp cấp giấy phép sẽ phải chịu án tù tới 1 năm hoặc nộp phạt tới 500,000 Yên.
Địa chỉ liên hệ gửi hồ sơ và đơn xin cấp giấy phép sử dụng dấu chất lượng JIS:

Bộ Tiêu chuẩn, Phòng Tiêu chuẩn

Cục Khoa học và Công nghệ

Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp

1-3-1 Kasumigaseki, chiyoda - KU, Tokyo, Japan.
Quy định tiêu chuẩn môi trường Ecomark:

Vấn đề môi trường đang được sự quan tâm của người tiêu dùng Nhật Bản. Cục Môi trường Nhật Bản đang khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại môi sinh (kể cả các sản phẩm trong nước cũng như nhập khẩu). Các sản phẩm này được đóng dấu "Ecomark".


Để được đóng dấu Ecomark, sản phẩm phải đạt được ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

- Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi trường hoặc có nhưng ít.

- Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường.

- Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại rất ít.

- Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường ngoài các cách kể trên.



Каталог: Uploaded -> ThuHai -> 2016 05 20
Uploaded -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
Uploaded -> BỘ TÀi chính số: 57 /2014 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Tiểu sử 10 Công dân Ưu tú Thủ đô năm 2011 Nhà báo, nhà nghiên cứu Giang Quân
Uploaded -> THỐng kê ĐIỂm trung bình kỳ thi tuyển sinh đẠi học khối a,A1,B,C,D
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2016 05 20 -> BÁo cáo thị trưỜng mật ong eu

tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương