BÁo cáo thị trưỜng rau quả nhật bảN



tải về 0.63 Mb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.63 Mb.
#21196
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

2.4. Tình hình cạnh tranh


Hoa Kỳ vẫn là nhà xuất khẩu hàng đầu một số sản phẩm thuộc ngành hàng rau và hoa quả tươi vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, Trung Quốc và một số nước Châu Á khác và các nước thuộc bán cầu Nam cũng đã trở thành nước cung cấp rau quả lớn vào thị trường này, về cả chủng loại sản phẩm và khối lượng rau và hoa quả nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản.
Trung Quốc được xác định là một trong những nước cung cấp rau có chi phí thấp nhất mà các nước khác không thể cạnh tranh được. Tuy nhiên, đã có một số trường hợp các sản phẩm của Trung Quốc bị cấm nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu do vi phạm về hàm lượng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Australia, Chilê và Nam Phi là những nước thuộc nam bán cầu đang có lợi thế cạnh tranh về cung cấp một số sản phẩm rau quả sang thị trường Nhật Bản.
Về thị trường rau và hoa quả chế biến, trên thị trường Nhật Bản, các công ty sản xuất rau quả chế biến của Nhật Bản vẫn chiếm ưu thế hơn các công ty xuất khẩu từ các nước khác. Năm 2015, thị trường này vẫn tương đối phân tán. Không có công ty nào có tổng doanh số bán lẻ chiếm thị phần hơn 7%. Điều này phản ánh sự thật là hầu hết các nhà sản xuất truyền thống tập trung vào hoặc sản phẩm đóng hộp hoặc sản phẩm đông lạnh, rất ít nhà sản xuất cung cấp cả hai loại sản phẩm.
Công ty Hagoromo Foods tiếp tục dẫn đầu thị trường rau và hoa quả chế biến năm 2015 với tổng doanh số bán lẻ chiếm 7% thị phần, nhờ kinh doanh tốt mặt hàng rau quả đóng hộp, đặc biệt là ngô ngọt và hoa quả tổng hợp đóng hộp. Công ty này có lịch sử lâu đời về sản xuất rau và hoa quả đóng hộp và thương hiệu Hagoromo liên tục được quảng cáo trên TV. Do đó, nhận thức của người tiêu dùng và lòng trung thành của họ đối với các sản phẩm của công ty vẫn cao.
Công ty Maruha Nichiro Foods Inc duy trì vị trí thứ sáu trong ngành hàng rau và hoa quả chế biến năm 2015, nhờ cung cấp đa dạng nhiều chủng loại sản phẩm rau chế biến đông lạnh. Công ty gần đây đã đạt được mức tăng trưởng doanh số bán hàng kỷ lục rau chế biến đông lạnh nhờ cung cấp nhiều loại sản phẩm mà người tiêu dùng Nhật có thể dùng cho suất ăn trưa truyền thống của họ (được gọi là hộp cơm “bento”). Hộp cơm “bento” thông thường có chứa những phần nhỏ nhiều loại thức ăn khác nhau và thường có một phần nhỏ rau đã được chế biến.

2.5 Giá cả


Các loại rau và hoa quả tươi của Nhật Bản nói chung có mức giá tương đối cao, phụ thuộc vào từng loại rau quả và nguồn gốc xuất xứ.
Đặc biệt với các loại quả tươi, trong thời gian vừa qua, có mức giá tăng lên, gây ảnh hưởng tới lượng tiêu thụ của thị trường Nhật Bản. Một số loại quả tươi được tiêu dùng nhiều trên thị trường Nhật như chuối, kiwi… đều có mức giá tăng.
Quả chuối, được coi là một trong những loại quả được tiêu dùng nhiều nhất trên thị trường Nhật Bản, lẽ ra phải có mức giá thấp hơn các loại quả khác. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, giá bán trên thị trường của quả chuối đã tăng vượt mức người tiêu dùng sẵn sàng trả. Theo Asia Fruit, giá bán ra của chuối trên thị trường Nhật Bản trong tháng 9 năm 2015 là 279 USD/kg, làm giảm mức tiêu dùng chuối xuống còn 101,43 kg/gia đình – mức thấp thứ ba về tiêu dùng trong tháng 9 trong suốt 13 năm.
Giá của quả kiwi trong tháng 9 năm 2015 là 794 yên Nhật, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Thời điểm này là thời điểm doanh số bán của kiwi phải cạnh tranh khốc liệt với các loại quả được trồng tại Nhật.
Chi tiêu của các hộ gia đình Nhật hàng năm dành cho các loại quả tươi đã giảm trong suốt thập kỷ qua từ 38.287 yên Nhật (tương đương khoảng 313,5 USD) năm 2004 xuống còn 34.962 yên Nhật (tương đương khoảng 286 USD) năm 2014, trong khi khối lượng tiêu dùng hoa quả giảm từ 96 kg năm 2004 xuống còn 80,8 kg năm 2014. Trong thời kỳ này, giá các loại quả trung bình tăng từ 399 yên/ kg lên 433 yên/kg.
Chi phí sản xuất tăng lên làm cho giá đơn vị trung bình nói chung đối với sản phẩm rau và hoa quả chế biến tăng 2% về mặt giá trị. Sự suy yếu của đồng yên trên thị trường tiền tệ đã gây ảnh hưởng lớn, khiến cho chi phí sản xuất tăng đáng kể, vì các nhà sản xuất rau quả chế biến phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Trong khi các thương hiệu trong nước tăng giá đơn vị sản phẩm, các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài dần trở nên phổ biến hơn với người tiêu dùng do có giá hợp lý hơn.

2.6 Hệ thống phân phối


Các kênh phân phối và các nhà nhập khẩu rất đa dạng tùy thuộc vào loại sản phẩm và người tiêu dùng cuối cùng. Kênh phân phối phổ biến nhất bắt đầu từ người trồng rau quả, sau đó là công ty đóng gói và/ hoặc xuất khẩu, nhà nhập khẩu rau quả và cuối cùng, các công ty thương mại Nhật Bản. Từ điểm này, sản phẩm sẽ được chuyển cho hoặc thị trường bán buôn, các công ty chế biến thực phẩm, các nhà bán lẻ và/ hoặc các nhà hàng.
Kênh phân phối khác có thể bỏ qua nhà bán buôn và chuyển thẳng sản phẩm cho nhà bán lẻ, đặc biệt là các chuỗi siêu thị lớn, các công ty chế biến thực phẩm hoặc các chuỗi nhà hàng.
Một xu hướng ngày càng rõ rệt là các siêu thị cùng hợp tác với một lượng lớn các cửa hàng có sức mua tương đối lớn nhập khẩu trực tiếp từ người trồng và công ty đóng gói. Tuy nhiên, kênh này chỉ phù hợp với các sản phẩm có thể nhập khẩu trực tiếp, với yêu cầu bốc dỡ và lưu kho tối thiểu.
Hệ thống bán lẻ thực phẩm của Nhật Bản tập trung vào tính dễ tiếp cận của các cửa hàng và coi trọng các yếu tố nhân khẩu học của người tiêu dùng. Do đó, các cửa hàng tiện ích và các siêu thị được mở rộng và có mặt ở nhiều vùng khác nhau trên cả nước, trừ các vùng nông thôn quá xa xôi. Chiến lược địa lý này giúp cho các cửa hàng tiện ích và các siêu thị tăng cường hoặc duy trì thị phần của họ. Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp tục trong tương lai. Một số hình thức bán lẻ được phân tích dưới đây.
Cửa hàng tiện ích

Cửa hàng tiện ích của Nhật Bản rất khác so với quan điểm của Bắc Mỹ, ở chỗ cửa hàng tiện ích của Nhật có cơ cấu hàng hóa phức tạp hơn, tương tự như các siêu thị Bắc Mỹ, chỉ có quy mô nhỏ hơn. Các cửa hàng tiện ích này cung cấp nhiều loại sản phẩm rau quả đóng hộp như các hộp rau quả tươi cắt sẵn đóng hộp. Những cửa hàng này thường không cung cấp các sản phẩm rau quả tươi. Năm 2013, các cửa hàng tiện ích, như 7-Eleven và Lawson, kinh doanh tốt hơn bất kỳ hệ thống phân phối nào khác trên thị trường Nhật Bản. Được đặt ở hầu hết các góc phố, các cửa hàng tiện ích ở Nhật có tốc độ tăng trưởng 4,4% giai đoạn 2009 – 2013 và được đự doán sẽ tăng trưởng 1,4% trong giai đoạn 2014 – 2018. Do các cửa hàng tiện ích rất phổ biến ở Nhật và sự cạnh tranh giữa các cửa hàng và các công ty rất cao, các công ty bán lẻ đang tập trung vào việc cung cấp nhiều dịch vụ và sản phẩm hơn để đáp ứng những thay đổi về nhân khẩu học của Nhật Bản. Ba công ty bán lẻ hàng đầu có các cửa hàng tiện ích năm 2014 là 7-Eleven Nhật, Lawson và FamilyMart. Tăng trưởng dương của các công ty bán lẻ này có sự đóng góp của việc tăng cường mở thêm các cửa hàng vào năm 2013. Sản phẩm phổ biến nhất ở các cửa hàng tiện ích là các sản phẩm chế biến và sản phẩm ăn liền. Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng tiện ích cung cấp các loại thực phẩm đóng gói nhãn riêng từ loại có giá trung bình đến loại cao cấp. Thêm vào đó, các công ty lớn, như 7-Eleven và Lawson, đã thực hiện dịch vụ giao hàng cho những người tiêu dùng lớn tuổi và các bà mẹ vẫn đi làm.



Siêu thị

Siêu thị ở Nhật là một trong những địa điểm chính để người tiêu dùng có thể mua các loại rau quả tươi, đồng thời cũng cung cấp rất nhiều loại rau quả đóng gói. Ngành siêu thị Nhật chịu ảnh hưởng nặng nề của đặc điểm dân số già vì những người lớn tuổi thích đi mua hàng ở các cửa hàng gần nhà họ hơn là di chuyển một quãng đường dài đến các siêu thị. Thêm vào đó, ngành siêu thị của Nhật cũng chịu ảnh hưởng của sự gia tăng các cửa hàng tiện ích trên cả nước. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác nữa ảnh hưởng tới ngành này, như sự giảm giá của đồng yên, tăng thuế năm 2014, sự cạnh tranh quyết liệt của các hình thức bán lẻ khác trên các kênh phân phối khác, tăng chi phí xây dựng và nhiên liệu, và nhu cầu đối với thực phẩm tươi và thực phẩm đóng gói giảm.


Các trung tâm thương mại

Giá trị chuyển đổi của đồng yên thấp cùng với nhiều gói khuyến khích khác nhau đã tạo ra làn sóng khách du lịch vào Nhật năm 2013, đã tạo ra những tác động tích cực tới ngành kinh doanh trung tâm thương mại của Nhật do tăng doanh số bán hàng miễn thuế. Việc tăng doanh số bán hàng của các trung tâm thương mại kết hợp thêm với sự phục hồi dần của nền kinh tế Nhật Bản. Ngành này đang cố gắng bắt kịp với xu hướng ưa thích sự tiện lợi bằng cách mở ra nhiều trung tâm thương mại có quy mô nhỏ. Các trung tâm thương mại quy mô nhỏ này tập trung vào cung cấp các sản phẩm nhỏ và nhiều mặt hàng thực phẩm, hướng đến nhóm người tiêu dùng yêu thích sự tiện lợi và lựa chọn các trung tâm như Isetan và Mitsukoshi. Kênh trung tâm thương mại của Nhật tăng trưởng 0,9% trong giai đoạn 2009 – 2013, đạt giá trị doanh số bán hàng 64,8 tỷ USD. Theo dự đoán của Euromonitor International, kênh này sẽ suy giảm 0,9% trong giai đoạn 2014 – 2018, giảm xuống còn 61,1 tỷ USD.


Thị phần của các công ty bán lẻ

Công ty Seven & I Holdings Co., Ltd đứng đầu trong số các công ty kinh doanh bán lẻ mặt hàng thực phẩm với thương hiệu nổi tiếng 7-Eleven chiếm thị phần khoảng 11,9%. Công ty này có nhiều cửa hàng tiện ích nhất trên cả nước với khoảng gần 16.000 cửa hàng năm 2013. Năm công ty hàng đầu, bao gồm Seven & I Holdings Co. Ltd, Lawson Inc (Lawson), FamilyMart Co., Ltd (Family Mart), Tập đoàn AEON (MaxValu) và Wal-Mart Stores Inc (Seiyu) chiếm tới 26,4% tổng thị phần bán lẻ năm 2014.


Sự cạnh tranh giữa các công ty bán lẻ thực phẩm ngày càng cao. Điều này khuyến khích các tập đoàn bán lẻ lớn tăng số lượng các cửa hàng của họ bằng cách phân chia theo địa lý, góp phần vào việc gia tăng số lượng các cửa hàng tiện ích. Chiến lược này được dự báo sẽ tiếp tục được thực hiện trong giai đoạn 2014 – 2019, do đó tạo ra sự cạnh tranh sâu rộng và liên tiếp giữa hơn 50.000 cửa hàng tiện ích trên khắp nước Nhật.
Bảng 2.4: Các công ty bán lẻ thực phẩm trên thị trường Nhật, theo thương hiệu và thị phần

Đvt: % doanh số bán lẻ

Thương hiệu

Tên công ty

2009

2010

2011

2012

2013

2014

7-Eleven

Seven & I Holdings Co Ltd

8,3

8,9

9,7

10,4

11,1

11,9

Lawson

Lawson Inc

5,2

5,4

5,1

5,3

5,2

5,3

Family Mart

FamilyMart Co Ltd

3,5

3,8

4,1

4,3

4,6

4,9

MaxValu

AEON Group

1,9

2,3

2,3

2,4

2,5

2,6

Seiyu

Wal-Mart Stores Inc

1,3

1,6

1,5

1,5

1,7

1,7

Circle K

Alimentation Couche-Tard Inc

1,7

1,8

1,8

1,8

1,7

1,7

Sunkus

Uny Group Holdings Co Ltd

1,7

1,7

1,7

1,7

1,7

1,6

Yamazaki Shop

Yamazaki Baking Co Ltd

1,6

1,6

1,7

1,7

1,6

1,6

Life

LIFE Corp

1,4

1,4

1,5

1,5

1,5

1,6

York

Seven & I Holdings Co Ltd

1,2

1,2

1,2

1,3

1,3

1,4

Ministop

AEON Group

0,9

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

Maruetsu

Maruetsu Inc, The

1,0

1,0

1,0

0,9

1,0

1,0

Valor

Valor Co Ltd

0,8

0,8

0,9

0,9

0,9

1,0

Heiwado

Heiwado Co Ltd

0,9

0,9

0,9

0,9

0,9

0,9

Okuwa

Okuwa Co Ltd

0,8

0,8

0,8

0,9

0,9

0,9

Izumi

Izumi Co Ltd

0,8

0,8

0,8

0,8

0,8

0,8

PIAGO

Uny Group Holdings Co Ltd

0,8

0,8

0,8

0,8

0,8

0,8

Sunny

Wal-Mart Stores Inc

0,7

0,9

0,8

0,8

0,8

0,7

Kasumi

AEON Group

0,6

0,6

0,6

0,7

0,7

0,7

Lawson Store 100

Lawson Inc

0,5

0,6

0,6

0,6

0,6

0,6

Nguồn: Euromonitor International, 12/2015

Каталог: Uploaded -> ThuHai -> 2016 05 20
Uploaded -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
Uploaded -> BỘ TÀi chính số: 57 /2014 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Tiểu sử 10 Công dân Ưu tú Thủ đô năm 2011 Nhà báo, nhà nghiên cứu Giang Quân
Uploaded -> THỐng kê ĐIỂm trung bình kỳ thi tuyển sinh đẠi học khối a,A1,B,C,D
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2016 05 20 -> BÁo cáo thị trưỜng mật ong eu

tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương