BÁo cáo thị trưỜng rau quả nhật bảN



tải về 0.63 Mb.
trang4/14
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.63 Mb.
#21196
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

2.2. Tình hình tiêu thụ


Thị trường bán lẻ rau quả Nhật Bản chứng kiến sự tăng trưởng trong giai đoạn 2010-2014 và tổng quy mô thị trường vẫn ở mức thứ 3 thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong năm 2013, khoảng 79% doanh thu bán rau quả diễn ra trên kênh bán lẻ hiện đại và 21% trên kênh bán lẻ truyền thống. Trong số những nhà bán lẻ hiện đại, các siêu thị chiếm thị phần lớn nhất, với khoảng 57% tổng doanh thu của năm 2013. Thị phần lớn tiếp theo là các cửa hàng tiện lợi với 43% nhưng kênh này lại có tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) cao nhất là 4,4% từ năm 2009 đến năm 2013. Các cửa hàng ngoài trời chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong bán lẻ hiện đại ở Nhật Bản2.
Trong năm 2014, tổng chi tiêu của người tiêu dùng ước đạt 2,7 nghìn tỷ USD với chi tiêu bình quân đầu người tiêu dùng đạt 21.505 USD. Quan trọng hơn, tổng chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống bao gồm cả đồ uống có cồn đạt 438 tỷ USD, chiếm khoảng 16,2% tổng chi tiêu người tiêu dùng. Chi tiêu bình quân đầu người cho thực phẩm và đồ uống đạt 2.897 USD và chi tiêu cho đồ uống có cồn đạt 551 USD trong cùng năm3.
Với việc các thành phố Nhật Bản mở rộng hơn nữa đến các khu vực nông thôn, các cửa hàng tiện lợi và các siêu thị cũng đang mở rộng đến các khu vực đô thị mới này, làm gia tăng cạnh tranh giữa hai kênh này. Người tiêu dùng Nhật Bản yêu chuộng thực phẩm và đồ uống có chất lượng cao, theo đó khuyến khích người bán lẻ rau quả xây dựng các thương hiệu riêng với sản phẩm có chất lượng cao hơn nhưng lại có giá cả khá cạnh tranh so với các hàng đẳng cấp cao.
Khẩu vị và sự yêu thích của người tiêu dùng

Chất lượng và sự tươi mới của thực phẩm được người tiêu dùng đánh giá tốt và Nhật Bản là nước đi đầu trong tiêu thụ thực phẩm hữu cơ. Việc lựa chọn sản phẩm đa dạng hóa cùng với tốc độ tăng trưởng của tiêu dùng, dẫn đến việc giá giảm. Tuy nhiên, trong khi người tiêu dùng Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi giá cả, họ lại không chịu thỏa hiệp về chất lượng và sự tươi mới của thực phẩm để có giá cả mềm hơn.Tiêu thụ thực phẩm và đồ uống hữu cơ được kỳ vọng là sẽ gia tăng trong giai đoạn 2015-2019. Mặc dù Nhật Bản là một trong những nước nhập khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới, thực phẩm biến đổi gen (GM) lại không phổ biến ở quốc gia này. Niềm tin vào thực phẩm là rất quan trọng đối với người tiêu dùng Nhật Bản. Đối với kỳ vọng của người tiêu dùng, bất kỳ loại thực phẩm nào trên thị trường Nhật có chứa thành phần GM phải được dán nhãn tuân thủ theo quy định của Chính phủ4.


Sự gia tăng hộ gia đình từ 1 người lên 2 người (thường là các cặp đôi không có trẻ con) cũng như cuộc sống công nghiệp nhanh chóng đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng và phổ biến các bữa ăn đơn giản và tiện lợi. Do đó, nhiều cửa hàng tiện lợi và các siêu thị đã đưa ra những lựa chọn đa dạng hoặc các bữa ăn đã làm sẵn và mì ăn liền. Hầu hết các món ăn đã nấu sẵn để tiêu thụ ngay (trong ngày hoặc 2 ngày) vì chúng được làm từ thành phần tự nhiên. Các cửa hàng bán lẻ rau quả hiện đại cũng đang xây dựng một dòng sản phẩm có thương hiệu riêng, trung tâm các bữa ăn và các món ăn phụ thể hiện những món ăn quốc tế phổ biến và những đặc sản vùng miền để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng về sự tiện lợi.
Xu hướng mua sắm rau quả

Do có niềm tin vào thương hiệu, người tiêu dùng Nhật Bản nói chung là thích mua những thực phẩm có thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, gần đây nhiều người tiêu dùng cũng có sự lựa chọn cho mình dựa trên chất lượng và giá cả thực phẩm. Ngoài ra, những người tiêu dùng trẻ ít quan tâm hơn đến thương hiệu khi mua rau quả. Trong khi nhiều người thích sản phẩm có chất lượng và giá rẻ thì nhiều người khác lại muốn chất lượng hàng đầu. Để đáp ứng nhu cầu của những người tiêu dùng này, những thương hiệu riêng đã đưa ra rất nhiều sản phẩm cao cấp với giá cao hơn một chút so với sản phẩm có chất lượng gần tương đương. Tăng cường an toàn và chất lượng thực phẩm và sự tươi mới là những xu hướng marketing chính cho những sản phẩm cao cấp như thế này.


Việc ngày càng phổ biến điện thoại thông minh và máy tính bảng ở Nhật Bản đang dẫn dắt xu thế mua sắm trên internet và do đó ảnh hưởng đến việc bán rau quả trên internet trong tương lai gần. Mặc dù chỉ chiếm một phần rất nhỏ của thị trường bán lẻ rau quả, bán lẻ rau quả trên internet đang ngày càng trở nên phổ biến với người tiêu dùng Nhật Bản vì họ tìm kiếm lựa chọn thuận tiện hơn để mua sắm rau quả. Các cửa hàng bán lẻ rau quả trên intenet thường được điều hành bởi những chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi lớn theo thương hiệu phổ biến của họ5. Người tiêu dùng Nhật Bản được kỳ vọng sẽ mua sắm nhiều hơn tại những cửa hàng tiện lợi và những siêu thị theo chuỗi trong khi tìm kiếm những lựa chọn có chất lượng tốt hơn và với giá cả hợp lý hơn. Ngoài ra, do dân số đang già hóa và số lượng những người mẹ đi làm ngày càng tăng và các hộ gia đình nhỏ, việc mua sắm qua internet và dịch vụ cung cấp sẽ tiếp tục tăng trưởng hơn nữa.
Tổng doanh thu bán lẻ của Nhật Bản có sự tăng trưởng nhẹ trong giai đoạn 2010-2014 và ngành bán lẻ rau quả cũng vậy. Doanh thu bán lẻ rau quả Nhật Bản chiếm khoảng 30% tổng doanh thu bán lẻ và tỷ lệ này sẽ giữ nguyên trong giai đoạn 2015-2019.
Ngành bán lẻ rau quả Nhật Bản có giá trị đạt 326,8 tỷ USD vào năm 2013 và có sự biến động rất ít trong giai đoạn 2009-2013. Trong khi có sự suy giảm về tiêu dùng có thể góp phần vào sự đình trệ này, tụt giảm về doanh thu bán lẻ rau quả truyền thống với tốc độ CAGR 5% trong giai đoạn 2009-2013 là một nhân tố quan trọng.
Tổng doanh thu của bán lẻ rau quả hiện đại đạt giá trị 257,7 tỷ USD vào năm 2013. Các cửa hàng tiện lợi có tốc độ tăng trưởng lành mạnh với CAGR đạt 4,4% từ năm 2009 đến năm 2013, đạt tổng doanh thu là 110,5 tỷ USD. Các siêu thị vẫn có doanh thu bán lẻ rau quả ở mức cao nhất trong số các loại hình bán lẻ với doanh thu đạt 146,9 tỷ USD vào năm 2013 bất chấp việc doanh thu tụt giảm với tốc độ CAGR là 0,2% trong giai đoạn 2009 và 2013.

Trong giai đoạn dự kiến 2014-2018, doanh thu của các cửa hàng bán lẻ rau quả Nhật Bản sẽ tiếp tục suy giảm với tốc độ CAGR là 0,2% và kết thúc với tổng doanh thu là 323,8 tỷ USD vào năm 2018. Trong giai đoạn này, các cửa hàng bán lẻ rau quả hiện đại sẽ có sự tăng trưởng khiêm tốn với tốc độ tăng doanh thu theo CAGR là 0,4% để đạt mức 263 tỷ USD vào năm 2018 trong khi các cửa hàng bán lẻ rau quả truyền thống sẽ tiếp tục suy giảm với CAGR đạt mức -2,4%.


Trong số các kênh bán lẻ rau quả hiện đại, các cửa hàng bán ngoài trời và các siêu thị sẽ vẫn tiếp tục có doanh thu bị suy giảm hơn nữa với CAGR đạt -2,8% và -0,4% trong giai đoạn 2014-2018. Ngược lại, doanh thu các cửa hàng tiện lợi sẽ tiếp tục mở rộng với CAGR đạt mức 1,4% trong giai đoạn này đạt 118,9 tỷ USD vào năm 2018.
Bảng 2.1: Doanh thu và thị phần bán lẻ rau quả Nhật Bản theo mô hình phân phối

Đvt: tỷ USD

Loại hình

2009

2013

2014

2018

CAGR % 2009-13

CAGR % 2014-18

Tổng các cửa hàng bán lẻ rau quả

326,5

326,8

325,7

323,3

0,0

-0,2

Bán lẻ rau quả hiện đại

241,7

257,7

259,1

263,0

1,6

0,4

Các cửa hàng tiện lợi

92,9

110,5

112,7

118,9

4,4

1,4

Bán lẻ ngoài trời

0,3

0,2

0,2

0,2

-3,8

-2,8

Siêu thị

148,1

146,9

146,2

143,9

-0,2

-0,4

Bán lẻ rau quả truyền thống

84,8

69,1

66,6

60,2

-5,0

-2,4

Cửa hàng chuyên biệt về thực phẩm/đồ uống/thuốc lá

37,9

28,8

27,5

25,3

-6,7

-2,1

Những người trồng rau nhỏ lẻ

28,7

23,5

22,5

19,2

-4,9

-3,8

Các cửa hàng bán lẻ rau quả khác

18,2

16,9

16,6

15,8

-1,9

-1,2

Nguồn: Euromonitor International, 2015

Tỷ giá: Tỷ giá cố định theo giá năm 2014; USD = 102,29 Yên Nhật

Каталог: Uploaded -> ThuHai -> 2016 05 20
Uploaded -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
Uploaded -> BỘ TÀi chính số: 57 /2014 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Tiểu sử 10 Công dân Ưu tú Thủ đô năm 2011 Nhà báo, nhà nghiên cứu Giang Quân
Uploaded -> THỐng kê ĐIỂm trung bình kỳ thi tuyển sinh đẠi học khối a,A1,B,C,D
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2016 05 20 -> BÁo cáo thị trưỜng mật ong eu

tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương