BÁo cáo thị trưỜng rau quả nhật bảN


II. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ NHẬT BẢN



tải về 0.63 Mb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.63 Mb.
#21196
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

II. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ NHẬT BẢN

2.1. Đặc điểm, xu hướng thị trường


Tác động của yếu tố nhân khẩu học

Sự suy giảm dân số Nhật Bản từ năm 2013 cũng như cơ cấu nhân khẩu rất già của Nhật Bản là xu hướng chính ảnh hưởng đến doanh thu bán rau quả trong những năm gần đây. Số người tiêu dùng suy giảm và thực tế là người tiêu dùng già hơn thường yêu cầu đồ ăn ít calo hơn, có nghĩa là nhiều khu vực có sự suy giảm. Với tỷ lệ sinh đẻ suy giảm và thấp, gần như không có dấu hiệu cho thấy chính sách nhập cư sẽ thay đổi sớm trong thời gian tới, cơ cấu nhân khẩu học của Nhật Bản sẽ tiếp tục dẫn dắt xu thế thực phẩm, kể cả hiện tại và trong trung và dài hạn.


Tiêu thụ thực phẩm bị tác động lớn bởi cấu trúc kinh tế-xã hội Nhật Bản. Dân số Nhật đạt đỉnh cao nhất vào năm 2010 và bắt đầu suy giảm từ đó. Ngoài ra, dân số già hóa nhanh chóng và đang suy giảm (35% dân số trên 65 tuổi vào năm 2014) cũng tác động đến mô thức tiêu dùng. Trong khi những người tiêu dùng già thường dùng ít calo hơn những người trẻ tuổi, họ cũng hạn chế về tài chính và nhiều người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu hàng ngày đối với mặt hàng thực phẩm.
Người tiêu dùng Nhật cũng phân cực về độ tuổi và tiêu dùng, với những người già còn khá là truyền thống trong mua sắm thực phẩm tươi và những người trẻ hơn thích mạo hiểm hơn và sẵn sàng thử mọi loại thực phẩm ngoại. Đó gọi là quốc tế hóa cách ăn uống của người Nhật trong hai đến ba thập kỷ qua.
Lượng người tiêu dùng đang suy giảm cũng như nhu cầu về calo giảm bớt của những người tiêu dùng giã trong xã hội Nhật đã có tác động to lớn đến thực phẩm và tạo ra sự suy giảm trong hầu hết các lĩnh vực, ngoại trừ thịt và các loại hạt. Việc nấu cơm tại nhà suy giảm, phụ thuộc nhiều hơn vào những địa điểm bán thực phẩm giá rẻ như là cửa hàng ăn nhanh và sự bùng nổ thực phẩm chế biến tiện lợi đã có tác động lên thực phẩm tươi. Những cửa hàng bán thực phẩm giá rẻ và nhanh đã đưa ra nhiều lựa chọn thuận tiện hơn và tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng và cho người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm giá thấp với chất lượng chấp nhận được.
Nếu không có sự di cư quy mô lớn, vấn đề nhân chủng học của Nhật Bản sẽ vẫn tồn tại với dân số suy giảm hàng năm vào khoảng 1% trong trung hạn và tỷ lệ người trên 65 tuổi trong dân số sẽ tăng lên 40% và hơn nữa vào cuối thập kỷ này.
Sự chia tách giữa những người tiêu dùng giá và trẻ sẽ tiếp tục, đặc biệt là trong trường hợp thực phẩm sử dụng nhiều. Tuy nhiên, điều thú vị là những người già lại phụ thuộc vào dịch vụ kiểu cấp thực phẩm theo bữa. Cả hai loại này đều phụ thuộc vào bữa ăn chế biến sẵn, một loại không phù hợp, loại khác thì phù hợp với sống độc lập. Xu hướng này tiếp tục với việc phân chia thành gia đình nhỏ và khả năng bố mẹ sống cùng con cái đang suy giảm.
Xét về trung hạn, trào lưu về nhân chủng học này sẽ thúc đẩy gần như toàn bộ ngành thực phẩm tươi suy giảm.

Sức khỏe và an toàn

Do dân số đang già đi của Nhật Bản, nên xu hướng chủ yếu về nhu cầu thực phẩm sẽ liên quan tới sức khỏe và an toàn. Cho dù có kinh tế có suy giảm hay không, những thực phẩm có thành phần tốt cho sức khỏe sẽ tiếp tục là xu hướng chính của người tiêu dùng Nhật Bản. Người tiêu dùng sẵn sàng chi trả thêm cho những sản phẩm như vậy. Kết quả là, mặc dù ngân sách tiêu dùng của các hộ gia đình đang thu hẹp lại, người tiêu dùng nói chung sẵn sàng vui vẻ chi tiêu cho những sản phẩm có lợi về sức khỏe.


Những quan ngại về sức khỏe chủ yếu là vấn đề hạt nhân ở Fukushima tiếp tục có ảnh hưởng đến niềm tin người tiêu dùng về thực phẩm tươi, sạch, trong khi vấn đề bệnh bò điên (BSE) kéo dài cũng như khuẩn xan-mô-nen-la trong trứng và gia cầm cũng đang có tác động tiêu cực. Tuy mức rủi ro được xem là thấp, nhưng bất kỳ rủi ro nào được đề cập trên các phương tiện truyền thông và báo đài sẽ có tác động sâu sắc và lâu dài đối với khả năng tiêu thụ thực phẩm tại Nhật Bản.
Sản phẩm nội địa là tốt nhất

An toàn sản xuất trong nước vẫn có ý nghĩa quan trọng nhất, nhưng thực tế là Nhật Bản đã phải nhập khẩu cho gần 40% lượng calorin tiêu thụ (theo đánh giá thì đó là con số thấp), đặt người tiêu dùng Nhật Bản vào vị trí không dễ dàng để dựa vào tiêu chuẩn sản xuất quốc tế thường được xem là thấp hơn tiêu chuẩn trong nước của Nhật Bản. Trong khi sản phẩm trong nước thường được ưu tiên, hàng nhập khẩu có xu hướng rẻ hơn nhiều, do đó làm cho nhiều người tiêu dùng lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, tức là cân nhắc vấn đề giá cả so với vấn đề an toàn. Thực tế là người tiêu dùng Nhật Bản đang ngày càng quan tâm tới những sản phẩm “ngoại lai” và mở rộng thực đơn hàng ngày của họ.


Xu hướng suy giảm trong tương lai

Với tình hình dân số Nhật Bản đang ngày một già trong trung hạn, doanh số bán thực phẩm tươi cũng sẽ tiếp tục suy giảm. Khi những nhóm người tiêu dùng trẻ và già phụ thuộc nhiều hơn vào thực phẩm chế biến, một điều rõ ràng là ngành thực phẩm tươi của Nhật Bản đang phải đối mặt với một giai đoạn thay đổi. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với ngành trồng trọt của Nhật Bản vốn đang rất cần hiện đại hóa và đang phải chịu áp lực của việc Nhật Bản tham gia Hiệp định TPP, đòi hỏi mở cửa thị trường cho ngành hàng này.



Những nhà bán lẻ và khả năng chi tiêu


Thi trường thực phẩm Nhật Bản tiếp tục phát triển trong năm 2014 với hệ thống bán lẻ có sự chuyển biến trong dài hạn với các siêu thị cũng như các kênh bán lẻ thay thế khác được chào đón, gây thua thiệt cho những cửa hàng bán rau quả độc lập truyền thống. Điều ngạc nhiên trên thị trường bán lẻ Nhật Bản là thị phần của các các chuỗi siêu thị bán lẻ khá thấp. Những nhà bán lẻ độc lập vẫn chiếm một thị phần lớn, đặc biệt là đối với bán rau quả mặc dù số lượng đang giảm đi nhanh chóng vì những chủ cửa hàng nghỉ hưu và những thế hệ trẻ hơn thường thích mua ở những siêu thị và cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24 giờ thường được mở ở gần như tất cả các góc phố.
Xét về tiêu thụ thực phẩm tươi, người tiêu dùng ngày càng tìm tới những khu vực ngoại ô của nông dân như là một nguồn cung thay thế về thực phẩm. Những chợ bán quy mô lớn chủ yếu là nhà của các nông trang hay hợp tác xã bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng đã cho thấy sự phổ biến hình thức này tới người tiêu dùng. So với những kênh bán lẻ khác, hình thức này có giá cả thấp hơn, với việc bán trực tiếp và loại bỏ kênh trung gian. Với ngân sách đang hạn chế ở Nhật, chiến lược giá thấp này có vẻ hấp dẫn với người tiêu dùng và “kinh nghiệm” mua trực tiếp từ nông dân có thể được coi như là xu hướng hợp lý bắt đầu từ khoảng một thập kỷ trước đây, khi các nông trại và nông dân trưng bày nhiều thực phẩm tươi. Do những vấn đề về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chuỗi cung ứng phù hợp với thị trường thực phẩm Nhật Bản, người tiêu dùng đang tìm cách mua trực tiếp từ các nông dân.
Điều thú vị là trong khi xu hướng trong năm 2013 với các cửa hàng tiện lợi đóng vai trò chính trong ngành thực phẩm tươi, nhưng đến năm 2014 hình thức lại suy giảm với lý do chủ yếu là thuế doanh thu tăng từ 5% lên 8%, khiến cho người tiêu dùng đến siêu thị và mua bán lẻ qua mạng có giá thấp hơn. Giá thực phẩm tươi tăng lên cũng do bị tác động bởi đồng yên giảm giá ảnh hưởng tới giả các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu.
Cung cấp tại nhà và bán hàng qua mạng đặc biệt tốt trong năm 2014, làm gia tăng hơn nữa lợi nhuận với tốc độ 2 con số vì người tiêu dùng Nhật Bản cảm thấy sự hợp lý của cung cấp tại nhà. Những chuỗi siêu thị lớn giờ đây đang thống trị kênh bán hàng như là Daiei và Seiyu tìm cách tăng cường dịch vụ và đưa ra dịch vụ cung cấp tại nhà đến những khu vực xa hơn.
Thay đổi dây chuyền cung ứng

Nhật Bản coi trọng nguồn cung ứng thực phẩm nội địa vì đất đai cho nông nghiệp bị hạn chế do địa hình của đất nước và giá cả thực phẩm nội địa thường cao hơn nhiều so với ở phương Tây. Giá cả thực phẩm nội địa cao làm cho thị trường nội địa bị phân tầng, do đó giúp cho nhiều người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về chế biến thực phẩm thủ công. Trong khi quy trình vận chuyển thực phẩm chậm và gia tăng các loại thực phẩm có thể truy nguyên nguồn gốc trở nên phổ biến ở phương Tây chỉ trong một thập kỷ qua, nhưng những nguyên tắc này đã nằm sâu trong văn hóa thực phẩm của Nhật Bản, tập trung vào một số vụ mùa nhất định và một số loại rau quả nhất định.

Vấn đề đối với nông nghiệp Nhật Bản là khả năng cung cấp cho 120 triệu dân của quốc gia này. Một tình huống mà hơn 200 năm trước, đã khuyến khích người Nhật tìm kiếm ở nước ngoài nguồn cung cấp để hỗ trợ cho trong nước. Tuy nhiên, nhập khẩu mặc dù là cần thiết, vẫn bị nhiều người tiêu dùng nhìn nhận một cách nghi ngờ, một phần do cách nhìn thủ công về nông nghiệp của Nhật. Tuy nhiên, xét về lượng calorin, ngành nông nghiệp nội địa chỉ cung cấp được khoảng 40% (thấp theo tiêu chuẩn lịch sử), do đó minh chứng rằng nhập khẩu quan trọng như thế nào với đất nước này. Trong khi người tiêu dùng tìm kiếm những sản phẩm nội địa có chất lượng cao, xu hướng mua hàng nhập khẩu giảm giá so với hàng nội địa giá cao rất hấp dẫn, bất chấp những quan ngại về chất lượng và độ an toàn thực phẩm.
Kết quả là việc phụ thuộc vào thị trường nước ngoài với hàng thực phẩm nhập khẩu khiến cho người tiêu dùng Nhật Bản cảm thấy không yên tâm về chất lượng và sự an toàn của thực phẩm. Đa số người tiêu dùng Nhật Bản thích mua thực phẩm trong nước sau khi xảy ra liên tiếp những vụ scandal về chất lượng thực phẩm dẫn đến cái chết của một số người tiêu dùng do bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, tình trạng nguồn cung nội địa bị hạn chế và nền kinh tế trong nước khó khăn đã thúc đẩy nhiều người tìm kiếm nguồn thực phẩm nhập khẩu rẻ hơn.
Xu hướng thị trường

Việc bán hàng trực tuyến thành công là một minh chứng cho thấy sự khác biệt không chỉ về cơ sở hạ tầng của cửa hàng mà còn về các chủng loại sản phẩm đem lại sự an toàn và nhất quán. Chức năng của sản phẩm cũng là yếu tố trong kinh doanh và người sản xuất tìm cách bổ sung thêm những lợi ích “chức năng” với sản phẩm của họ. Người tiêu dùng Nhật Bản có đầu óc gợi mở và sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm có lợi ích về sức khỏe liên quan đến thực phẩm và những nhà chế biến thực phẩm đang tìm kiếm những nhu cầu lớn hơn này.


Xu hướng thị trường thực phẩm Nhật Bản sẽ là thực phẩm chức năng. Rau như cây bông cải xanh, cà chua và giá đậu với vitamin và khoáng chất bổ sung cũng như cây lai đem lại lợi ích cho sức khỏe đã xuất hiện vào đầu năm 2014 và sẽ là một cơ hội cho ngành công nghiệp thực phẩm. Thành công của nước uống chức năng và thực phẩm chức năng đóng gói trong 2 thập kỷ qua là một minh chứng rõ nét về xu hướng này.
Tương lai của Hiệp định TPP và tác động của hiệp định đến tự do hóa nhập khẩu nông nghiệp sẽ có tác động to lớn đến nguồn cung ứng và sẽ làm cho thị phân nông nghiệp trong nước thu hẹp hơn nữa. Với việc nền kinh tế Nhật có thể chỉ hồi phục chậm trễ trong trung hạn, hàng nhập khẩu rẻ sẽ trở nên hấp dẫn hơn với người tiêu dùng bị hạn chế về ngân sách, đặc biệt là những người thuộc thế hệ cũ đang đến tuổi về hưu.

Rõ ràng là cần cải cách mạnh mẽ ngành nông nghiệp nội địa của Nhật. Trong thực tế, năm 2014 có khoảng 10% đất trồng trọt được bị bỏ hoang và tuổi trung bình của các nông dân Nhật khá là cao, 66 tuổi. Kết quả là ngành nông nghiệp Nhật có thể bị sụp đổ nếu không có cải cách, kể cả khi không có những đe dọa hoặc cạnh tranh về giá cả từ bên ngoài. Với tình trạng không có việc làm ở lớp thanh niên trẻ ở đô thị, có cơ hội để tái phát triển ngành nông nghiệp nội địa với những trợ cấp và khuyến khích để thử và giới thiệu những ý tưởng mới cho ngành nông nghiệp trong nước.


Do tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp Nhật, một điều gần như chắc chắn là Nhật vẫn phải dựa vào nhập khẩu hơn nữa trong trung và dài hạn. Sáng kiến của Chính phủ để tái khởi động ngành nông nghiệp mặc dù có định hướng tốt nhưng dường như không có tác động nhiều đến toàn bộ hệ thống. Với việc đồng yên suy yếu trong năm 2013 và 2014, chi phí nhập khẩu đang tăng lên – một điều có thể tốt phần nào cho ngành nông nghiệp trong nước. Tuy nhiên, nguồn cung chưa tăng lên và diện tích đất khá lớn vẫn bị bỏ hoang, sự khác biệt giá cả bị thu hẹp giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩu không có tác dụng nhiều. Cho dù Nhật có tham gia TPP hay không, những năm cuối của thập kỷ này sẽ là mấu chốt cho an ninh lương thực của Nhật và niềm tin vào dây chuyền cung ứng.
Việc thúc đẩy nông nghiệp trong nước có thể đến từ sự phổ biến của thực phẩm nội địa trong ngành bán lẻ và dịch vụ. Quan ngại về an toàn cũng như chi phí nhập khẩu đã khiến những nhà chế biến như Kagome và Ajinomoto, những nhà bán lẻ như Daiei và những công ty quản lý nhà hàng như Denny’s (7Yi Holding) và Ohsho thúc đẩy hàng nội địa thậm chi rằng những sản phẩm này đôi khi còn đắt hơn. Lý thuyết kinh tế “Abenomics” đang có tác động lên ngành nông nghiệp Nhật Bản để khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực đang lạc hậu so với những đối thủ cạnh tranh quốc tế khác. Theo đó, sự quan tâm của người tiêu dùng vào sản phẩm nông nghiệp trong nước và chi phí nhập khẩu gia tăng là sự kết hợp để đem đến sự hồi phục và khả năng tự cung tự cấp tốt hơn cho ngành nông nghiệp trong trung và dài hạn.
Xu hướng bán lẻ rau quả

Phân đoạn thị trường người tiêu dùng

Dân số già hóa là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất trên thị trường tiêu dùng Nhật Bản. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ đơn thân và già đình chỉ có một hoặc hai người đều là yếu tố nhân khẩu học quan trọng. Để hướng đến nhóm này, các nhà bán lẻ rau quả đã triển khai chiến lược marketing có trọng tâm như là mở thêm các cửa hàng bán lẻ ở những nơi dễ tiếp cận được. Ngoài ra, những người sống đơn thân hoặc những cặp không có con có xu hướng mua ít mặt hàng hơn và mỗi lần mua thì số lượng cũng nhỏ hơn nhưng lại đi chợ nhiều hơn. Do đó, các cửa hàng bán lẻ rau quả của Nhật đang mở nhiều cửa hàng cỡ nhỏ và cỡ trung để đảm bảo độ phủ bao trùm hầu hết các thành phố trừ trường hợp những nơi quá xa xôi. Nhiều cửa hàng bán lẻ đang mở ra dịch vụ giao tận nhà để đáp ứng những người đơn thân và những người già. Do vấn đề đi lại trong giao thông đông đặc ở các trung tâm thành phố, các cửa hàng tiện lợi ở những nhiều nơi đảm bảo rằng người tiêu dùng được phục vụ kịp thời trong khi làm cho người tiêu dùng đi lại thuận tiện và nhanh chóng.


Một xu hướng tiêu dùng quan trọng khác trong ngành bán lẻ rau quả của Nhật Bản là sự thay đổi vai trò của giới. Mặc dù phụ nữ vẫn là những người mua chính rau quả nhưng khi phụ nữ theo đuổi sự nghiệp, ảnh hưởng của họ lên ngành bán lẻ cũng gia tăng. Kết quả là những công ty Nhật Bản đang tập trung chiến lược marketing vào những người tiêu dùng là nữ giới. Ví dụ như các cửa hàng tiện lợi đưa ra những sản phẩm có thương hiệu riêng cao cấp dành riêng cho phụ nữ và những người tiêu dùng già những người đều muốn sản phẩm có chất lượng cao hơn. Những sản phẩm bao gồm món ăn nấu sẵn như là hộp cơm bento và salad cũng như là tráng miệng và bữa ăn có thể được nấu trong túi.
Phân hóa về giá cả - Đẳng cấp hóa và chiết khấu hóa

Khi mà khoảng cách về thu nhập ngày càng mở rộng ở Nhật Bản, các nhà bán lẻ rau quả đang đưa ra những sản phẩm ở những ngưỡng đối lập nhau về giá cả. Điều này cũng rõ ràng với những sản phẩm có thương hiệu riêng khi một số lượng ngày càng tăng sản phẩm hoặc là hàng bình dân phổ biến hoặc là rất cao cấp. Những quan ngại ngày càng tăng về sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng Nhật đối với những thực phẩm sản xuất hàng loạt là mối quan tâm của những công ty sản xuất thương hiệu riêng vì nói chung người tiêu dùng Nhật coi sản phẩm thương hiệu riêng là an toàn và có chất lượng tốt vì do những cửa hàng rau đáng tin cậy cung cấp. Kết quả là sản phẩm thương hiệu riêng không được xem là “rẻ” mà là những sản phẩm có chất lượng với giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại có thương hiệu. Tuy nhiên, đối với gia đình có trẻ em và thu nhập thấp, thực phẩm đóng gói có giá chiết khấu đang trở nên phổ biến.


Thậm chí những đồ được chiết khấu đang trở nên phổ biến, từ “rẻ” không phải là chiến dịch marketing được ưa chuộng đối với những nhà bán lẻ rau quả. Vì thế, đối với marketing sản phẩm, chất lượng là mấu chốt khi đặt trọng tâm vào nguồn gốc sản phẩm hoặc thành phần. Hơn nữa, chiết khấu thường được đưa ra thông qua các chương trình thẻ khách hàng trung thành, một chiến lược đã trở nên phổ biến trong số những công ty bán lẻ lớn ở Nhật. Trong những năm gần đây, xu hướng này lan sang cả các cửa hàng bán lẻ rau quả truyền thống. Những công ty bán lẻ lớn kiểu hợp tác xã và những cửa hàng kiểu gia đình độc lập cũng đưa ra các chương trình thẻ khách hàng trung thành với những khuyến mại dành riêng cho khách hàng của mình bao gồm cả chiết khấu và những gói đặc biệt.
Sự mở rộng của bán lẻ qua internet

Bán lẻ qua internet ở Nhật Bản đã phát triển mạnh, với CAGR là 13,2% trong giai đoạn 2010-2014, đạt 68,7 tỷ USD trong năm 2014. Tổng doanh thu thực phẩm và đồ uống thông qua bán hàng qua mạng đạt giá trị 5,3 tỷ USD trong năm 2013, với CAGR là 9,3% trong giai đoạn 2009-2013. Bán thực phẩm và đồ uống qua mạng dự kiến sẽ có CAGR ở mức 8,7% trong giai đoạn 2014-2018, với tổng giá trị đạt 8,1 tỷ USD trong khi tổng doanh thu bán lẻ rau quả ở Nhật Bản dự kiến sẽ suy giảm.


Sự phát triển của thị trường bán lẻ trên internet của Nhật Bản là do hệ thống logistic đáng tin cậy, tỷ lệ lỗi internet thấp và sự thuận tiện nói chung với tốc độ tăng trưởng nhanh và sự thâm nhập của điện thoại thông minh và máy tính bảng. Liên quan đến bán lẻ rau quả, các công ty nhận ra rằng đang có không gian cho họ để tăng trưởng thông qua thị trường dựa trên internet và đang tận dụng cơ hội mà chúng đem lại.
Chiến lược thân thiện với môi trường

Các chương trình quản lý môi trường là tự nguyện ở Nhật Bản nhưng nhiều công ty bán lẻ đang xây dựng và triển khai chiến lược của mình và đánh giá tình hình thực hiện với tiêu chí của mình để đáp ứng yêu cầu của người dân Nhật về vấn đề môi trường. Những hoạt động về trách nhiệm xã hội của công ty trong số những nhà bán lẻ ở Nhật tập trung vào những quan ngại về môi trường. Xu hướng chung của các công ty lớn là thể hiện cam kết của mình để giảm lượng carbon-ddyoxxit ở các cửa hàng của mình cũng như trong hoạt động sản xuất và logistics. Các chương trình tái chế thực phẩm cũng là các hoạt động trách nhiệm xã hội của các công ty bán lẻ Nhật. Nhận thức được tác động của môi trường và thiệt hại kinh tế do chất thải thực phẩm, một số nhà bán lẻ lớn như 7-Eleven, Circle K Sunkus và Lawson đã đưa ra các chương trình tái chế thực phẩm. Theo chương trình này, các nhà bán lẻ thu gom thực phẩm từ những cửa hàng của mình; đây là những thực phẩm gần đến ngày hết hạn hoặc đã quá hạn và sau đó được dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi, phân trộn, sản phẩm công nghiệp hoặc chất đốt cho các tổ chức khác.

Một ví dụ khác về chiến lược thân thiện với môi trường của các nhà bán lẻ Nhật Bản là sử dụng đồ tái chế hoặc tiết kiệm năng lượng trong cửa hàng của mình. Những cửa hàng mới được xây dựng thân thiện với môi trường và những cửa hàng cũ được tân trang để sử dụng sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Giới thiệu sản phẩm và đóng gói sản phẩm

Có thể nhận thấy những sáng kiến về môi trường của các nhà bán lẻ thông qua những sản phẩm mới. Ví dụ như tập đoàn AEON bán một lựa chọn những sản phẩm do Hội đồng Quản lý Hàng hải (MSC) chứng nhận. Chứng nhận này bảo đảm rằng sản phẩm cá và thủy sản được làm từ cá đánh bắt theo cách bền vững. Dòng sản phẩm bao gồm cá hồi đỏ Alaska, trứng cá hồi, cá thu muối và trứng cá theo mùa. Ngoài ra, tập đoàn AEON còn đưa ra thương hiệu gọi là Topvalu Kyokan Sengen là một dòng sản phẩm được marketing là thân thiện với môi trường khi tuân thủ “4R”: giảm, tái sử dụng, tái chế và thu hồi. Đầy là dòng sản phẩm bán với giá bình dân với mục tiêu là chứng minh cho người tiêu dùng biết rằng những sản phẩm thân thiện với môi trường có thể mua với giá chấp nhận được1.


Những quan ngại liên quan đến đóng gói sản phẩm thân thiện với môi trường cũng được những 5 nhà bán lẻ hàng đầu của Nhật đưa ra sáng kiến xử lý. Circle K Sunkus tìm cách giảm nguyên vật liệu đóng gói như bìa giấy và nhựa véc-ny vì chúng được để trong thùng rác sau khi sản phẩm chuyển đến cửa hàng. Ngoài ra, 7-Eleven Nhật Bản tìm cách giảm lượng rác thải do vật liệu đóng gói thực phẩm tạo ra. Từ năm 2007, các hộp cơm của 7-Eleven thường được gắn bằng dây buộc chứ không bó tròn bằng nhựa chất dẻo.
Những ví dụ về đóng gói bao bì sản phẩm



Topvalu Ready Meal On Tray Obento Cheese Hamburger Kit (Gói ăn hamburger pho mai obento ăn liền)

Công ty: Aeon

Thương hiệu: Hộp cơm obento Topvalu ăn liền

Giá (US$): 3,75

Loại: Bữa ăn chính

Thể loại: Sản phẩm mới/mở rộng

Ngày đưa ra Tháng 9 năm 2012

Đóng gói: Túi thẳng đứng plastic linh hoạt

Cách dùng: Lò vi sóng, bình dân, mang đi ăn, dễ sử dụng

Mô tả sản phẩm: Topvalu Ready Meal One Tray Obento Series Cheese Hamburger Meal Kit bao gồm một miếng humberger có nước sốt cà chua và pho mát trộn với ngô, ngò tây và đậu xanh. Hạt đậu xanh có trộn với nước seasame. Suất này có cơm và được sử dụng như hộp cơm trưa. Sản phẩm này có trọng lượng đóng gói là 289 gram.






Smoked Bacon and Potato Curry (Thịt xông khói và cà ri khoai tây)
Công ty: House Foods

Giá (US$): 2,51

Thương hiệu: House Ibushi No Takumi Kunsei Curry

Ngày đưa ra: Tháng 8 năm 2012

Loại: Bữa ăn chính

Cách dùng: Lò vi sóng

Đóng gói: Bao túi linh hoạt, film kim loại

Thể loại: Sản phẩm mới

Mô tả sản phẩm: House Retort Ibushi No Takumi Kunsei Curry Bacon & Potato (Thịt xông khói và cà ri khoai tây) là loại cà ri với mùi khói có chất bột cà ri, hạt tiêu đen và khoai tây chiên muối hun khói. Thit xông khói và khoai tây này có 6 loại khoai tây chiên khác nhau. Sản phẩm này có trọng lượng là 200 gram.




Каталог: Uploaded -> ThuHai -> 2016 05 20
Uploaded -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
Uploaded -> BỘ TÀi chính số: 57 /2014 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Tiểu sử 10 Công dân Ưu tú Thủ đô năm 2011 Nhà báo, nhà nghiên cứu Giang Quân
Uploaded -> THỐng kê ĐIỂm trung bình kỳ thi tuyển sinh đẠi học khối a,A1,B,C,D
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2016 05 20 -> BÁo cáo thị trưỜng mật ong eu

tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương