BÁo cáo thị trưỜng rau quả nhật bảN


Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản



tải về 0.63 Mb.
trang13/14
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.63 Mb.
#21196
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

4.4. Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản


Thị trường rau và hoa quả Nhật Bản từ trước đến nay vẫn được cung cấp từ các nhà sản xuất trong nước và chỉ nhập khẩu rất ít danh mục sản phẩm. Tuy nhiên, do khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất trong nước giảm và mở cửa thị trường nhập khẩu, Nhật Bản đang ngày càng nhập khẩu khối lượng lớn các mặt hàng rau và hoa quả. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong những năm tới do năng lực sản xuất các mặt hàng nông sản trong nước giảm và nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm tăng cao.
Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu rau và hoa quả lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc. Những năm gần đây, lượng tiêu thụ đối với 5 loại quả: chuối, dứa, đu đủ, xoài và bơ trên thị trường Nhật Bản tăng do nhận thức của người dân về vấn đề sức khỏe tăng lên. Đây là những đặc sản thế mạnh của Việt Nam. Đáng chú ý, kể từ khi Nhận Bản dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu thanh long vào ngày 20/10/2009, lượng thanh long tươi của Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật đã tăng nhanh. Giá thanh long bán buôn tại thị trường Nhật Bản được doanh nghiệp Việt Nam đánh giá có lợi nhuận tốt hơn so với nhiều thị trường khác như EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan... Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận, năm 2015, theo hợp đồng được ký kết, mỗi năm có 3.000 tấn thanh long Bình Thuận xuất sang thị trường Nhật Bản. Các lô hàng được vận chuyển bằng đường biển đến Nhật Bản trong vòng 07 ngày. Trước đây, Việt Nam chỉ mới xuất khẩu thanh long vào một trong bốn hòn đảo chính của Nhật Bản với sản lượng khoảng 800 tấn/năm. Có thêm thị trường mới đồng nghĩa với việc giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nhiều rủi ro.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam liên tục tăng trưởng trong một số năm gần đây, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản tăng mạnh với 31,43% so với năm 2010, đạt 46,7 triệu USD, chiếm 7,52% tổng kim ngạch và năm 2012 tiếp tục tăng 16,7% so với năm 2011, đạt 54,65 triệu USD, chiếm 6,61% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 75 triệu USD tăng 18,6% so với năm 2013 (61 triệu USD). Tính đến tháng 10 năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 62,323 triệu USD.
Hiện nay, xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản chủ yếu là nước quả cô đặc, quả đóng hộp và rau chế biến như cà tím chiên, đậu bắp luộc, ớt đang rất được ưa chuộng. Gần đây, Nhật Bản cũng đã bắt đầu nhập khẩu vải tươi và ngô ngọt, đồng thời khơi thông và mở cửa thị trường đối với thanh long, xoài.
Sở dĩ mặt hàng rau quả xuất khẩu sang Nhật Bản tăng trưởng mạnh là do Việt Nam đang được hưởng nhiều ưu đãi về thuế theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Một số loại trái cây của Việt Nam đã tạo được thương hiệu tốt trên thị trường Nhật Bản như: xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Chín Hóa, bưởi da xanh, bưởi năm roi… Đây đều là những loại trái cây đặc sản nổi tiếng của Việt Nam, có chất lượng thơm ngon và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Đồng thời một nguyên nhân khác khiến kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng là do nguồn cung nông sản của nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc phát hiện các chất phóng xạ trong rau chân vịt và các loại rau khác.
Bảng 4.5: Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản

Đvt: nghìn USD

HS

Sản phẩm

VN XK sang Nhật Bản

Nhật Bản NK từ

thếgiới

VN XK ra

thế giới

2014

2014

2014

2004

Rau khác, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, đã đông lạnh, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 2006

16.377

663.553

22.276

0711

Rau các loại đã bảo quản tạm thời nhưng không ăn ngay được

155

314

523

0714

Sắn, củ dong, củ lan, a-ti-sô, khoai

8.974

121.120

426.466

0801

Dừa, quả hạch Brazil (Brazil nut) và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ

8.579

75.014

1.591.991

2008

Quả, quả hạch (nut) và các phần ăn được khác của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

7.933

817.490

148.674

0710

Rau các loại (đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước), đông lạnh

7.849

809.479

34.398

2005

Rau khác, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axít axetic, không đông lạnh, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 20.06

5.438

716.800

32.630

0712

Rau khô, ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm

4.907

326.784

10.338

0811

Quả và quả hạch (nut), đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất làm ngọt khác

3.714

248.315

42.753

0810

Quả khác, tươi

2.795

287.898

729.736

2009

Các loại nước ép trái cây (kể cả hèm nho) và nước rau ép, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác

2.734

759.057

36.028

0711

Rau các loại đã bảo quản tạm thời (ví dụ, bằng khí sunphurơ, ngâm nước muối, ngâm nước lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác), nhưng không ăn ngay được

2.205

88.314

9.894

0706

Cà rốt, củ cải, củ dền làm sa- lát, diếp củ, cần củ, củ cải ri và các loại củ rễ ăn được tương tự, tươi hoặc ướp lạnh

1.276

67.231

6.298

2003

Nấm và nấm cục, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axít axetic

1.228

78.748

8.661

2001

Rau, quả, quả hạch (nut) và các phần ăn được khác của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng giấm hoặc axit acetic

660

89.739

35.388

0703

Hành tây, hành, hẹ, tỏi, tỏi tây và các loại rau họ hành, tỏi khác, tươi hoặc ướp lạnh

223

262.082

6.743

0805

Quả thuộc chi cam quýt, tươi hoặc khô

53

339.746

9.326

0713

Các loại rau đậu khô, đã bóc vỏ quả, đã hoặc chưa bóc vỏ hạt hoặc làm vỡ hạt.

47

211.442

1.107

2002

Cà chua đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ loại bảo quản bằng giấm hoặc axít axetic

37

287.710

969

0813

Quả, khô, trừ các loại quả thuộc nhóm 08.01 đến 08.06; hỗn hợp các loại quả hạch (nut) hoặc quả khô

33

55.152

3.605

0803

Chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô

7

811.408

5.282

0709

Rau khác, tươi hoặc ướp lạnh.

4

406.756

39.983

Nguồn:Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), tháng 12/2015
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục tăng nhưng rau quả của Việt Nam còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật Bản. Trong số các nước đối thủ xuất khẩu rau quả của Việt Nam tại Nhật Bản, Việt Nam chỉ có ưu thế hơn so với Indonesia và Myanmar, còn kém xa so với Thái Lan. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật Bản từ Việt Nam hiện chỉ chiếm từ 0,6 – 0,9% trong khi con số này từ Thái Lan dao động từ 4,8 – 5,3%. Đó là chưa kể đến sức cạnh tranh và vị thế của hàng Trung Quốc ngày càng mạnh. Theo định hướng, đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta vào Nhật Bản sẽ đạt 77 triệu USD và đến năm 2020 đạt 135 triệu USD.


Каталог: Uploaded -> ThuHai -> 2016 05 20
Uploaded -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Chỉ thị 20-ct/tw ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
Uploaded -> BỘ TÀi chính số: 57 /2014 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Uploaded -> Tiểu sử 10 Công dân Ưu tú Thủ đô năm 2011 Nhà báo, nhà nghiên cứu Giang Quân
Uploaded -> THỐng kê ĐIỂm trung bình kỳ thi tuyển sinh đẠi học khối a,A1,B,C,D
Uploaded -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện nghiên cứu phát triểN giáo dụC
2016 05 20 -> BÁo cáo thị trưỜng mật ong eu

tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương