BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì



tải về 1.93 Mb.
trang8/17
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.93 Mb.
#84
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17

(Nguồn: Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang)

- Tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ vải hiện nay, ngoài thị trường trong nước còn lại chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc. Hàng năm, lượng vải xuất bán sang Trung Quốc chiếm > 80% tổng lượng vải sấy khô và > 30% lượng vải tiêu thụ tươi của tỉnh. Như vậy, Trung Quốc hiện nay vẫn là thị trường chính tiêu thụ vải của tỉnh. Tuy nhiên, quan hệ xuất khẩu vải sang Trung Quốc hiện nay vẫn chủ yếu là quan hệ biên mậu và xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch, nên giá cả không ổn định, tác động lớn đến sản xuất của nông dân và các nhà thu mua chế biến.

Nghiên cứu trên địa bàn cho thấy, việc tiêu thụ vải từ người sản xuất đến người tiêu dùng được diễn ra như sau.

+ Kênh thị trường1 :

Người sản xuất - Người bán lẻ - Người tiêu dùng: kênh tiêu thụ này diễn ra tại địa phương gần vùng sản xuất.

+ Kênh thị trường 2:

Người sản xuất - người thu gom/thương lái – chợ – bán lẻ/ xuất khẩu – tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu. Đây là kênh phân phối truyền thống trong việc tiêu thụ vải đặc điểm sản xuất nhỏ lẻ, phân tán

+ Kênh thị trường 3.

Người sản xuất - Người thu gom/thương lái – chợ - Chế biến – Tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu. Đây là kênh tiêu thụ phục vụ lĩnh vực chế biến vải.

Qua phân tích kênh thị trường cho thấy thương lái là người chi phối rất lớn đến việc phân phối và giá cả của vải. Chính vì vậy người sản xuất trong những năm vừa qua thường hay bị ép giá.



3.3.2. Mức độ an toàn trong khâu sơ chế biến, kinh doanh sản phẩm quả vải.

Công tác thu hoạch, sơ chế và bảo quản vải trên địa bàn được thực hiện tùy theo từng đối tượng và kênh phối khác nhau thì có hình thức khác nhau. Cụ thể như sau:

- Đối với người nông dân trực tiếp sản xuất vải thì công tác thu gom, sơ chế được tiến hành ngay tại gia đình, ngoài vườn bằng các biện pháp thủ công như nhúng rửa, đóng sọt và được đem đi tiêu thụ hoặc sấy khô bằng các lò sấy thủ công. Do các biện pháp chủ yếu đơn giản và thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, việc hao hụt và hư hỏng sản phẩm sau thu hoạch còn cao, nhiều sản phẩm khi không thu hoạch kịp hoặc tiêu thụ không kịp thời thường bị hư hỏng gây tổn thất rất lớn cho người sản xuất.

- Đối với các thương lái và người thu gom tại các vùng vải tập trung: công tác sơ chế biến và bảo quản sản phẩm được đối tượng này quan tâm chú trọng hơn, do đối tượng này có điều kiện kinh tế cao hơn so với người nông dân trực tiếp sản xuất, do vậy nhiều thương lái đã đầu tư xây dựng hệ thống kho lạnh để bảo quản, thu gom vải vào các thời vụ chính, để thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên đối hình thức sơ chế, bảo quản này hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vẫn chưa nhiều và còn hạn chế do vốn đầu tư kho lạnh và cơ sở sơ chế sản phẩm là rất lớn, không phải đối tượng nào cũng có điều kiện xây dựng được.

4. Hiệu quả kinh tế của sản xuất vải

Việc hạch toán hiệu quả sản xuất cây vải trong vùng gặp những hạn chế khi xác định các chỉ tiêu đầu tư: hầu hết các chủ vườn không tính toán chi tiết về công lao động, chi phí xây dựng vườn cây (khai hoang, cải tạo vườn), giá giống cũng biến động tuỳ thuộc nguồn giống (mua, tự nhân, nguồn mua, số lượng tuỳ thuộc mật độ trồng của từng hộ trên một đơn vị diện tích). Mức độ thâm canh cũng rất khác nhau, sản lượng sản phẩm trong vườn cũng biến động theo năng suất của nhiều lứa tuổi cây. Ngay cả giá bán sản phẩm cũng dao động theo thời điểm trong vụ thu hoạch (đầu vụ, giữa vụ, cuối vụ).

Để có thể rút ra những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của cây vải và các sản phẩm cây ăn quả khác, quá trình điều tra khảo sát đã tập trung điều tra với một số sản phẩm chính: hồng, cam, na, dứa, bưởi... ở những vườn toàn bộ diện tích đã cho sản phẩm từ 2 năm trở lên, tiến hành thống kê các chỉ tiêu chi phí đầu tư, thu nhập tối thiểu với các chỉ tiêu: đầu tư trồng mới (khai hoang, giống, vật tư ...), lượng phân bón, thuốc sâu, vật tư khác, công chăm sóc, thu hái, bảo vệ, sản lượng toàn vườn và tổng thu bằng tiền cả vụ. Chỉ tiêu hạch toán được tính quy về 1 ha (theo tổng số cây cho sản phẩm trong vườn). Các kết quả được phân tích xử lý và lấy trung bình các chỉ tiêu về sản lượng, chi phí sản xuất, tổng thu, để hạch toán lãi thuần trên đơn vị 1 ha với mỗi loại sản phẩm. Các chi phí quy giá trị theo giá hiện hành ở địa phương vào thời điểm điều tra. Các kết quả thu được, được tổng hợp trong bảng sau.

Bảng 13: Tổng hợp các chỉ tiêu hạch toán sản xuất đối với một số loại cây ăn quả chính trên 1 ha



ĐVT:1000 đồng

Chỉ tiêu

Vải sx bình thường

Vải sx theo VietGap

Nhãn

Na

1. Chi phí hàng năm

15.800

21.350

10.900

10.400

- Công

4.000

4.500

2.700

3.100

- Vật tư

2000

3550

2.000

1.940

- Khấu hao vườn (10% KTCB)

6000

7500

5500

3800

- Chi phí khác

3800

5800

2700

3500

2. Sản lượng (tấn/ha)

7,0

8,0

4,0

2,0

3. Giá trị sản lượng trên 1 ha

42000

112000

36000

32000

4. Lãi thuần mang lại













- Trên 1 ha

26.200

90.650

25.100

21.600

- Trên 1 tấn sản phẩm

3743

11331

6275

10800

(Kết quả xử lý phiếu điều tra năm 2011)

Na có ưu thế nhất về lợi nhuận, nhãn cũng cho mức lợi nhuận trung bình, sản xuất vải theo VietGap mang lãi trên 1 tấn sản phẩm gấp 3 lần so với sản xuất thông thường.

Để thấy rõ hiệu quả mang lại về kinh tế trong cơ cấu cây trồng trên địa bàn, đã tiến hành điều tra và xử lý thông tin, đưa ra một số kết quả so sánh giữa một số loại sản phẩm cây ăn quả chính và các cây trồng phổ biến khác trong vùng.

Bảng 14: So sánh về hiệu quả kinh tế giữa cây vải và một số cây trồng khác (Tính trên 1 ha)



S¶n phÈm

Tæng GTSL (1000®)

Tæng chi (1000®)

L·i thuÇn

L·i/trªn mét ®ång vèn

(1000®)

Vải sản xuất thường

42000

15.800

26.200

1,66

Vải sản xuất theo VietGap

112000

21.350

90.650

4,25

- Nhãn

36000

10.900

25.100

2,30

Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO
thutuchanhchinh -> Mẫu 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/tt-blđtbxh ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động -tb&XH) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương