BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì


(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê 2010 và số liệu báo cáo của các phòng nông nghiệp)



tải về 1.93 Mb.
trang7/17
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.93 Mb.
#84
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17

(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê 2010 và số liệu báo cáo của các phòng nông nghiệp)

Theo điều tra, vùng quy hoạch có hơn 10 giống vải, tập trung vào hai nhóm giống: nhóm vải chính vụ chiếm 82,9% và nhóm vải chín sớm chiếm 17,10% tổng diện tích vải, Nhóm vải chín sớm gồm các giống vải Phúc Hòa (U hồng), U trứng, Bình Khê. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đang chỉ đạo xây dựng các mô hình cải tạo, thay nhanh giống vải bằng phương pháp sử dụng cành ghép của các giống vải chín sớm và cực sớm ghép trực tiếp lên gốc vải giống chính vụ hiện có. Kết quả cho thấy ghép cải tạo giống vải sớm cây vải sinh trưởng, phát triển tốt, nhanh cho thu hoạch, thời gian thay giống nhanh và hiệu quả kinh tế cao hơn rõ rệt. Sản xuất vải trong vùng chủ yếu là sản xuất chuyên canh.

Diện tích vải sớm của huyện Lục Ngạn chiếm 38,72% diện tích vải sớm toàn vùng, Lục nam chiếm 29,87% diện tích vải sớm toàn vùng; Lạng Giang chiếm 6,64% diện tích vải sớm toàn vùng, Tân Yên chiếm 16,59% diện tích vải sớm toàn vùng, Yên Thế chiếm 8,19% diện tích vải sớm toàn vùng.

Diện tích vải chính vụ của huyện Lục Ngạn chiếm 59,66% diện tích vải chính vụ toàn vùng, Lục nam chiếm 18,29% diện tích vải chính vụ toàn vùng; Lạng Giang chiếm 5,0% diện tích vải chính vụ toàn vùng, Tân Yên chiếm 3,88% diện tích vải sớm toàn vùng, Yên Thế chiếm 13,17% diện tích vải chính vụ toàn vùng.

Lục Ngạn là huyện trồng vải lớn nhất trong 5 huyện có vai trò quyết định trong chuyển đổi cơ cấu giống, cũng như sản lượng vải của tỉnh.

2. Thực trạng kỹ thuật thâm canh cây vải

2.1. Thực trạng về kỹ thuật thâm canh

Từ khi vườn vải cho thu hoạch quả, việc chăm sóc cho cây bao gồm các khâu: đốn tỉa, tạo tán, tưới nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh… đều phải tuân thủ theo một quy trình kỹ thuật chặt chẽ (kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại vải của Viện bảo vệ thực vật). Đặc biệt, trong vụ hè thu cần chăm sóc sớm để cây kết thúc đợt ra lộc thu chậm nhất vào cuối tháng 10. Nếu muộn, sẽ ảnh hưởng đến việc ra hoa, đậu quả của năm sau. Bởi vải là cây rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết, ranh giới giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực luôn đan xen, lấn át nhau. Do vậy, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để điều khiển sinh trưởng, phát triển của cây nhằm đạt được năng suất, chất lượng cao đã được các hộ trồng vải hết sức quan tâm.

Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ số hộ thực hiện kỹ thuật thâm canh cây vải lần lượt là: Lục Ngạn: 80% số hộ thực hiện, Lục Nam: 50 % số hộ thực hiện, Yên Thế: 50 % số hộ điều tra thực hiện biện pháp này.

Tuy nhiên vẫn còn các hộ chưa thực hiện theo quy trình, đặc biệt vào những thời kỳ giá vải rớt giá.

2. 2. Tình hình sử dụng phân bón, TBVTV, hóa chất bảo quản

2.2.1. Phân bón và thuốc BVTV.

Kết quả điều tra về mức độ đầu tư về phân bón và sử dụng thuốc BVTV ở các các huyện trình bày ở bảng sau:



Bảng 10: Kết quả điều tra về mức độ đầu tư phân bón và sử dụng thuốc BVTV cho vải của vùng nghiên cứu

 

Hạng mục và mức độ

Tỷ lệ số hộ (%)

Lục Ngạn

Lục Nam

Lạng Giang

Tân Yên

Yên Thế

1. Phân chuồng

 

 

 

 

 

- Có bón phân chuồng

66,7

53,4

53,4

53,4

44,5

2. Phân khoáng (đạm, lân, kali, NPK)

 

 

 

 

 

- Có bón

83,4

72,3

62,3

74,3

44,4

3. Phân bón lá

 

 

 

 

 

- Có sử dụng

88,9

66,7

76,7

56,7

32,2

- Không sử dụng

11,1

33,3

23,3

43,3

67,8

4. Thuốc bảo vệ thực vật
















- Có sử dụng

84,4

66,7

68,0

63,5

63,0

(Kết quả điều tra và báo cáo của phòng Nông nghiệp các huyện năm 2010)

- Tỷ lệ số hộ trồng vải có bón phân chuồng ở Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên và Yên Thế là khác nhau. Tỷ số hộ bón phân chuồng ở Lục Ngạn đạt cao nhất 66,7 %, Lục Nam đạt 53,4 % và thấp nhất là Yên thế 44,5 %.

- Hầu hết các hộ được điều tra đều thực hiện bón phân khoáng các loại cho vải. Tuy nhiên, số hộ bón phân khoáng lớn hơn 3kg/ cây/ năm chiếm tỷ lệ cao nhất 83,4 % , Lục Nam đạt 72,3 % và thấp nhất là Yên Thế đạt 44,4 %.

- Tỷ lệ số hộ có sử dụng chế phẩm phân bón qua lá ở các vùng lần lượt là: Lục Ngạn tỷ lệ hộ sử dụng 88,9 %, Lục Nam tỷ lệ hộ sử dụng 66,7 % và Yên Thế tỷ lệ hộ sử dụng 32,3 %.

- Tỷ lệ số hộ có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với vải ở Lục Ngạn 84,4%, Lục Nam: 66,7 %, Lạng Giang 68%, Tân Yên 63,5%, Yên Thế: 63,0 % số hộ được điều tra.

Nhìn chung mức độ đầu tư về phân bón cho vải ở Lục Ngạn là cao nhất, tiếp đến là Lục Nam, Tân Yên, Lạng Giang và thấp nhất là Yên Thế. Ngoài các yếu tố về điều kiện tự nhiên chi phối đến năng suất và chất lượng vải ở các vùng trồng khác nhau trong tỉnh. Do mức độ đầu tư về phân bón ở Lục Ngạn là cao nhất nên cho năng suất, chất lượng vải cao hơn so với các huyện khác trong tỉnh. Tuy nhiên một số hộ còn lạm dụng phân hóa học, bón quá nhiều, không theo khuyến cáo của cán bộ khuyến nông, làm ảnh hưởng đến chất lượng quả và vấn đề an toàn thực phẩm.

Trong quá trình sử dụng đa số các hộ sản xuất vải đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, được lưu trữ, bảo quản đúng cách. Thuốc bảo vệ thực vật được mua và tiếp nhận từ các nhà cung cấp đã được cơ quan nhà nước cấp phép, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng được Bộ nông nghiệp và PTNT ban hành. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sản xuất và ảnh hưởng đến chất lượng, làm suy giảm giá trị sản phẩm vải của Bắc Giang

2.2.3. Hóa chất bảo quản

Hầu hết vải đều đem đi tiêu thụ ngay sau khi thu hoạch, với một lượng nhỏ được bảo quản lạnh để sau đưa ra thị trường. Việc đóng gói và xử lý sau thu hoạch cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào khoảng cách và thời gian vận chuyển quả. Đối với những thị trường địa phương, thời gian vận chuyển ngắn, thì quả không cần xử lý và thường chỉ cần đóng trong các sọt bằng tre hoặc hộp cát tông. Đối với thị trường có khoảng cách xa hơn, cũng không cần hệ thống làm lạnh, quả thường được đóng trong túi Plastic và những thùng có thêm một ít đá (khoảng 113 quả/ thùng). Với phương tiện vận chuyển nhanh, có hệ thống làm lạnh tốt thì có thể vận chuyển vải tươi dến các thị trường quốc tế. Tuy nhiên, quả vải sẽ trở lại mầu nâu và bị thối nhanh sau thu hoạch, đặc biệt khi lấy ở nhiệt độ thấp bỏ ra ngoài. Nhìn chung hóa chất bảo quản của vải còn nhiều hạn chế chủ yếu dùng đá để bảo quản.

3. Tình hình sơ chế biến và tiêu thụ vải trong vùng:

3.1. Các cơ sở chế biến trên địa bàn:

Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn tỉnh có 11 doanh nghiệp chế biến nông sản trong đó có 6 cơ sở tham gia sơ chế và chế biến vải, gồm:

1. Công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang.

2. Nhà máy chế biến TPXK Bắc Giang.

3. Công ty cổ phần thuốc lá và chế biến nông sản thực phẩm Bắc Giang.

4. Công ty TNHH Phương Đông

5. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu VIFOCO.

6. HTX dịch vụ Kim Liên

Bảng 11: Một số thông tin về các doanh nghiệp, nhà máy chế biến nông sản có liên quan đến sản xuất vải tỉnh Bắc Giang



TT

Tên doanh nghiệp (nhà máy)

Địa chỉ

Loại sản phẩm

Công suất thiết kế

Công suất thực tế

Thị trường

Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng

Tổng vốn đầu tư

1

Cty CPCB Nông sản thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang

Phố Kim-Phượng Sơn-Lục Ngạn

Dưa chuột, cà chua, ngô ngọt, vải, dứa

3000 tấn sp/năm

1800 tấn sp/năm

Mỹ, Nga, Hà Lan

ISO 9001:2000

HACCP


30 tỷ

Đông lạnh: vải, dứa

2500 tấn sp/năm

1250 tấn sp/năm

Pure: vải, gấc

1 tấn/giờ

0,5 tấn/giờ

2

Nhà máy chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang

Xương Giang-TP. Bắc Giang

Dưa chuột, cà chua, vải, dứa

3000 tấn sp/năm

1500 tấn sp/năm

Liên Xô, Ucraina, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Tây Ban Nha

ISO 9001:2000

HACCP


30 tỷ

3

Công ty cổ phần thuốc lá và CBNS thực phẩm Bắc Giang

Đường Lý Thái Tổ- Trần Phú- Bắc Giang

Cà chua, vải, dưa

1tấn /giờ

1tấn /giờ

Nga

ISO 9001:2000

HACCP


10-15 tỷ

4

Công ty TNHH Phương Đông

Việt Tiến-Việt Yên-Bắc Giang

Cà chua, vải, dưa, rau

4tấn /giờ

6tấn /giờ

Nga, Đức

ISO 9001:2000

HACCP


30 tỷ

5

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu VIFOCO

Xóm Lò-Tân Mỹ- Yên Dũng

Cà chua, vải, dưa, dứa

5000 tấn sp/năm




Nga, Đức, Bulgari




30 tỷ

( Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang năm 2010)

Thời gian vừa qua các doanh nghiệp này đã không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ, kỹ thuật nhằm tạo ra các sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Tuy nhiên một số công đoạn sản xuất của các đơn vị vẫn còn thủ công, năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao.

Nhìn chung, số lượng vải được chế biến còn ít chỉ chiếm khoảng 2% sản lượng vải, do các công ty còn thiếu thiết bị máy móc, nhà xưởng chế biến và kho bảo quản lạnh, thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp, mùa thu hoạch vải ngắn, chi phí thuê nhân công cao... chính vì vậy mà việc mở rộng quy mô sản xuất còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra, trong vùng hiện có khoảng 5.000 lò sấy thủ công của các hộ gia đình, đã phần nào đáp ứng được nhu cầu chế biến vải trong vùng.

3.2. Tình hình vùng nguyên liệu cung cấp cho chế biến.

Vùng vải 5 huyện Lục Ngạn, Lục nam, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Thế với diện tích 32.595ha, chiếm 89,99% diện tích vải của tỉnh, chiếm 94,75% sản lượng vải của tỉnh. Với sản lượng năm 2010 đạt 116 ngàn tấn/năm với 6 cơ sở chế biến chính trên địa bàn. Sản phẩm qua chế biến mới đạt 2% sản lượng vải của vùng. Còn lại vẫn phụ thuộc vào tiêu thụ quả tươi và các cơ sở chế biến thủ công.

Trong những năm tới cần gắn vùng nguyên liệu vải các cơ sở chế biến để tạo niềm tin và thị trường giá cả ổn định cho người sản xuất như:

1. Công ty cổ phần chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang vùng nguyên liệu thuộc huyện Lục Ngạn.

2. Nhà máy chế biến TPXK Bắc Giang vùng nguyên liệu thuộc huyện Lục Ngạn.

3. Công ty cổ phần thuốc lá và chế biến nông sản thực phẩm Bắc Giang vùng nguyên liệu thuộc huyện Lục Ngạn, Lục Nam.

4. Công ty TNHH Phương Đông vùng nguyên liệu thuộc huyện Lục Nam, Lạng Giang.

5. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu VIFOCO vùng nguyên liệu thuộc huyện Lục Ngạn, Tân Yên.

6. HTX dịch vụ Kim Liên vùng nguyên liệu thuộc huyện Lục Ngạn, Tân Yên.

Nhìn chung mối liên kết 4 nhà trong vùng sản xuất còn lỏng lẻo, chưa có cam kết đủ mạnh để thúc đẩy phát triển, chất lượng sản phẩm chưa cao, số lượng nhà máy tham gia còn ít. Dẫn đến sản phẩm vải của vùng tiêu thụ chủ yếu là quả tươi, giá cả không ổn định.



3.3. Thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ:

Do thời vụ thu hoạch vải chỉ tập trung khoảng 40-50 ngày, gây rất nhiều khó khăn trong việc thu hoạch, bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm.


3.3.1. Thu mua, bảo quản

Quả vải của vùng chủ yếu do tư thương thu mua trực tiếp của các hộ sản xuất, chính vì vậy dẫn đến giá cả không ổn định, thường bị tư thương ép giá. Để hạn chế tình trạng này, về lâu dài, các ngành chức năng cần đẩy mạnh hơn nữa việc xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ vải tươi; giúp nhân dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để kéo dài thời gian thu hoạch nhằm giảm áp lực tiêu thụ.

Cần tích cực phối hợp với các siêu thị, chợ đầu mối để tổ chức cung cấp sản phẩm vải với số lượng lớn, độc lập với kênh tư thương thu mua tại địa phương, đồng thời cũng phải thành lập thêm hợp tác xã sản xuất vải để quản lý chất lượng và dễ dàng điều tiết lượng hàng tiêu thụ trong ngày. Về phía người sản xuất vải, cần tiếp tục đẩy mạnh việc sản xuất vải theo quy trình VietGAP nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

Vải quả → thu hái → chọn lựa → đóng thùng → vận chuyển về nơi xử lý → chọn → xử lý hong khô → đóng gói → bảo quản → tiêu thụ trực tiếp hoặc vận chuyển tới nơi tiêu thụ.

Với quy trình này bảo quản vải ở nhiệt độ th­ường được 5 ngày, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch > 10% và bảo quản ở nhiệt độ lạnh được 35 ngày, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch < 10%, chất lượng quả đạt các chỉ tiêu thương phẩm.

- Vải tươi cho vào hộp xốp, đã có các túi đá để ở góc dưới đáy thùng (1 hộp cần 1 túi đựng 7 kg đá, 28 kg vải) bảo quản được 1 tháng.

- Vải khô: Sau khi sấy có thể bảo quản được 6 tháng.

- Vải ép: Một số cơ sở thu mua vải tươi, ép nước đóng hộp để bán.



3.3.2. Chế biến và tiêu thụ:

- Chế biến: Quả vải được tiêu thụ trên thị trường dưới hai dạng chính: quả tươi là chính và một số sản phẩm chế biến chủ yếu là dạng vải sấy khô nguyên quả. Trong những năm mất mùa, vải được tiêu thụ đáp ứng nhu cầu ăn tươi là chủ yếu. Những năm được mùa, sản lượng lớn, lượng vải đưa vào sấy khô thường chiếm khoảng 30-40% tổng sản lượng vải của tỉnh. Một số sản phẩm chế biến khác từ vải như cùi vải đóng hộp, cùi vải lạnh đông, rượu vang vải… với sản lượng nhỏ, hàng năm chỉ chiếm 2-3% tổng sản lượng vải của tỉnh.

Bảng 12: Tình hình tiêu thụ và chế biến vải qua các năm.

Đơn vị tính: tấn

STT

Tên sản phẩm

Năm 2005

Năm 2010

1

Quả tươi

53.427

116.000

2

Vải tươi đem sấy khô

15.000

41000

3

Vải đóng hộp

420

7500

4

Vải đông lạnh

150

2500


Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO
thutuchanhchinh -> Mẫu 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/tt-blđtbxh ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động -tb&XH) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương