BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì



tải về 1.93 Mb.
trang17/17
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.93 Mb.
#84
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17


* Vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 1 (2012 -2015):

Vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 1 dự kiến khoảng 831 tỷ đồng, để đảm bảo sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, hợp lý với khả năng huy động nguồn lực của tỉnh thì trong giai đoạn này cần ưu tiên đầu tư thực hiện những nội dung sau:

+ Về xây dựng cơ sở hạ tầng: trong giai đoạn này chỉ đầu tư xây dựng hệ thống công trình thuỷ lợi, giao thông, đường điện ở mức hạn chế tại những vùng quy hoạch một số xã trọng điểm trồng vải an toàn để đảm bảo phát triển sản xuất vải an toàn như mục tiêu đề ra.

+ Bình quân vốn đầu tư cho 1 năm khoảng 207 tỷ đồng.



* Vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2 (2016 -2020):

Vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 2 dự kiến khoảng 1.247 tỷ đồng để:

+ Đầu tư cho cơ sở hạ tầng sẽ được tăng cường để hoàn thiện các hạng mục công trình cần thiết tại các vùng quy hoạch.

+ Nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất, đặc biệt cho thị trường và quản lý, giám sát chất lượng cũng được quan tâm, chú trọng hơn giai đoạn 1.

+ Bình quân vốn đầu tư cho 1 năm khoảng 249 tỷ đồng với 67 xã trong vùng quy hoạch như vậy bình quân đầu tư cho 1 xã/năm khoảng 3,7 tỷ đồng.

7.2. Biện pháp huy động vốn thực hiện quy hoạch



7.2.1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước

Nguồn vốn này chiếm 6,88% tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch và được huy động từ nhiều nguồn khác nhau cụ thể như sau:

-Nguồn ngân sách trung ương: Được huy động thông qua các chương trình dự án có nguồn ngân sách trung ương như:

+Sử dụng vốn vay ưu đãi của chính phủ (ODA; ADB; WB; …), nguồn này hiếm khoảng 40% tổng vốn ngân sách và chủ yếu đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng tại vùng quy hoạch.

+ Sử dụng vốn ngân sách trung ương thông qua các chương trình khuyến nông, dự án khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Bộ Khoa học Công nghệ để phát triển sản xuất vải an toàn trong vùng.

-Nguồn ngân sách trong tỉnh: được huy động từ nguồn ngân sách sự nghiệp hàng năm của tỉnh và địa phương (huyện) thông qua các ban ngành trên địa bàn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Công thương...) lồng ghép chương trình, dự án tập trung đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ vải.



7.2.2. Nguồn vốn huy động khác:

-Vốn tự có từ nhân dân và tín dụng chiếm 50,91% nguồn vốn

-Vốn từ các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư cho sản xuất chiếm 42,21% nguồn vốn.

Như vậy nhu cầu vốn hỗ trợ cho phát triển sản xuất vải an toàn trong giai đoạn 2012-2020 là rất lớn gần 2.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong cơ cấu vốn xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm tỷ lệ lớn, tỉnh sẽ huy động các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, lồng ghép các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, thủy lợi ưu tiên cho vùng vải an toàn và vốn hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất.

8. Hiệu quả vùng sản xuất vải an toàn

8.1. Hiệu quả kinh tế

Diện tích vải an toàn đến năm 2020 ổn định 15.130 ha, năng suất trung bình đạt 57 tạ/ha; sản lượng thu được 94.000 tấn; giá trị thu được theo giá hiện hành (18.000đ/kg) đạt khoảng 1.692 tỷ đồng. Trừ chi phí thu được lãi ròng khoảng 500 tỷ đồng/1 năm 2020.

Bình quân giá trị thu nhập trên 1 ha vải an toàn đạt: 90 triệu đồng/ha (gấp 3 lần vải thường), bình quân giá trị thu nhập/ha vải thường chỉ đạt gần 30 triệu đồng/ha, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trồng vải an toàn.

Như vậy tính lãi ròng trong 4 năm sẽ hoàn lại vốn đầu tư, Với những kết quả dự kiến có thể dễ dàng nhận thấy sản xuất vải an toàn là ngành hàng có giá trị cạnh tranh cao, hiệu quả kinh tế đem lại cho người sản xuất là rất lớn.



8.2. Hiệu quả xã hội

Quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ trong nông thôn. Sản phẩm quả được lưu thông trên thị trường, tạo điều kiện thúc đẩy các dịch vụ sản xuất phát triển, công nghiệp chế biến tại địa phương dần được hình thành, góp phần làm thay đổi nông thôn, theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn.

Phát triển sản xuất vải an toàn góp phần thực hiện tốt các chính sách, như ổn định sản xuất cho nhân dân vùng núi, chấm dứt tình trạng du canh du cư, đốt rừng làm rẫy của một số hộ đồng bào dân tộc ít người. Hơn nữa, phát triển vùng sản xuất hàng hoá tập trung góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng tại địa phương, hình thành các trung tâm cụm kinh tế kỹ thuật mới ở huyên, xã,..

Ngoài ra sản xuất cây vải an toàn không những đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của vùng mà còn giảm sử dụng thuốc trừ sâu hoá học áp dụng tiêu chuẩn GAP trong sản xuất, sản phẩm vải quả đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn kim loại nặng, thương hiệu vải Bắc Giang ngày càng có uy tín trên thị trường.



8.3. Hiệu quả môi trường

Trồng cây vải góp phần nâng cao độ che phủ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đóng vai trò tích cực trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và bảo về môi trường sinh thái.

Sản xuất vải an toàn theo đúng quy trình VietGap, không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, người sản xuất; mà còn có tác dụng bảo vệ thiên địch, bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường; làm cho đất, nước, không khí không bị ô nhiễm bởi dư thừa phân hoá học và các chất bảo vệ thực vật.

9. Tổ chức thực hiện quy hoạch



9.1. Trách nhiệm quản lý, chỉ đạo

Để quy hoạch sản xuất vải an toàn triển khai tốt theo các mục tiêu đề ra, khâu tổ chức thực hiện hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của quy hoạch. Để quy hoạch đạt kết quả tốt cần có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành để triển khai quy hoạch vùng, đến từng huyện và xã.

- Sở Khoa học Công nghệ, sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm chỉ đạo các huyện, xã nằm trong vùng quy hoạch thực hiện theo phương án đã được duyệt, kiểm tra và hướng dẫn nông dân sản xuất vải an toàn theo đúng quy trình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất vải an toàn đến tận các hộ sản xuất.

- Sở Kế hoạch: Kêu gọi nguồn đầu tư các dự án sản xuất vải an toàn, đặc biệt là hệ thống giám sát, kiểm nghiểm sản phẩm an toàn. Căn cứ vào quy hoạch và chỉ tiêu hàng năm để tham mưu cho UBND tỉnh về các chính sách đầu tư, chế độ, khen thưởng.

- Sở Tài chính: Căn cứ vào các nội dung quy hoạch, phối hợp với các sở, ban ngành cân đối kinh phí từ ngân sách tỉnh trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện trong việc cấp, chuyển đổi sử dụng đất để phát triển sản xuất vải an toàn.

- Sở công thương Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn tiêu chuẩn và pháp quy kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với quá trình sản xuất của các cơ sở chế biến vải an toàn do ngành công nghiệp quản lý. Kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất trong quá trình chế biến thực phẩm thuộc ngành mình quản lý. Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn áp dụng ISO, HACCP tại các doanh nghiệp chế biến vải, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, chế biến vừa và nhỏ. Phát triển khoa học công nghệ sản xuất vải bảo đảm vệ sinh, an toàn.

- Cục thuế tỉnh Bắc Giang: Căn cứ vào các quy định của Nhà nước xem xét miễn giảm thuế cho các tổ chức cá nhân kinh doanh vải an toàn.

- Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất vải an toàn, theo các quyết định đã và sẽ ban hành.

- Các tổ chức đoàn thể: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh cùng phối hợp triển khai sản xuất vải an toàn.

- Trên cơ sở quy hoạch này, UBND các huyện căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương mình để xây dựng kế hoạch sản xuất vải an toàn giai đoạn 2011-2015 và tổng kết xây dựng kế hoạch cho giai đoạn 2016-2020.



9.2. Công bố quy hoạch

+ Sau khi quy hoạch được phê duyệt, cần công khai hoá quy hoạch sản xuất vải an toàn của tỉnh, tuyên truyền, quảng cáo để các hộ nông dân đều biết, thông tin đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động vốn tham gia thực hiện quy hoạch. Đồng thời sau năm 2015 có thể, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.

+ Cụ thể hoá quy hoạch bằng các kế hoạch 5 năm và hàng năm. Kế hoạch hàng năm phải bám vào các mục tiêu quy hoạch đã được duyệt và có tiến độ thực hiện trong từng thời kỳ.

+ Giám sát việc thực hiện đầu tư phát triển vùng vải an toàn xã nao làm tốt ưu tiên đầu tư vốn trước theo quy hoạch. Cuối mỗi kỳ quy hoạch (năm 2015, năm 2020) tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng thời kỳ, bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1. Vùng nghiên cứu quy hoạch có diện tích vải là 32.595 ha thuộc 5 huyện Lục Ngạn 18.500ha, Lạng Giang 1.703ha, Lục Nam 6.485ha, Tân Yên 1.839ha, Yên Thế 4.068ha. Vải là cây hàng hóa mũi nhọn của tỉnh và có thương hiệu ở trong và ngoài nước.

2. Kết quả phân tích 870 mẫu đất về các chỉ tiêu As; Cd; Pb; Cu; Zn, 170 mẫu nước phân tích các chỉ tiêu Hg; Cd; As; Pb. Dựa trên tiêu chuẩn đánh giá chỉ số ô nhiễm đã kết luận: vùng nghiên cứu quy hoạch các tiêu chí về đất và nước tưới có đủ điều kiện để xây dựng phát triển thành vùng vải an toàn.

3. Phương án quy hoạch đến năm 2020 vùng quy hoạch vải an toàn thuộc 5 huyện Lục Ngạn; Lục Nam; Tân Yên; Lạng Giang; Yên Thế sẽ ổn định 15.130ha vải an toàn chiếm 51,55% diện tích đất trồng vải của vùng. Trong đó Lục Ngạn với 10.550ha; Lục Nam 1550ha, Lạng Giang 1323ha, Tân Yên 957ha và Yên Thế 750ha.

4. Một số chương trình, dự án đầu tư chính để thực hiện quy hoạch này là :

- Đầu tư xây dựng mô hình sản xuất vải an toàn.

- Phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ tại vùng nông nghiệp an toàn:

- Chứng nhận sản phẩm nông nghiệp và tăng cường năng lực giám sát và đánh giá cấp tỉnh.

- Tập huấn cho nông dân, đơn vị chế biến chính và kinh doanh các kiến thức về GAP, HACCP và các quy tắc sản xuất an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn khác.

- Thay thế các giống vải chín muộn bằng các giống vải chín sớm chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt hơn.

5. Vốn đầu tư và chính sách khuyến khích phát triển là những giải pháp quan trọng để phương án quy hoạch có thể thực hiện thành công. Tuy nguồn vốn cho sản xuất là lớn nhưng chủ yếu huy động trong dân và vay từ các nguồn khác. Vốn hỗ trợ từ ngân sách chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, và phân qua các thời kỳ là có thể thực hiện được.

6. Sản xuất vải an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân và giảm thiểu được ô nhiễm môi trường cho vùng trồng vải.



2. Kiến Nghị

Dự án quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 đề ra các mục tiêu định hướng lớn trong cả thời kỳ phát triển dài. Để thực hiện được các mục tiêu của phương án quy hoạch cần có sự chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp của các ngành ở tỉnh và sự tổ chức thực hiện từ tỉnh, huyện, xã và tới hộ nông dân.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Trong nước


  1. Bộ Nông nghiệp & PTNT (1999), Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp, Tiêu chuẩn ngành 10TCN 343-98, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

  2. Bộ Nông nghiệp &PTNT (2011). Ban quản lý các dự án Nông nghiệp-Dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học: “ Sổ tay hướng dẫn thực hành VietGap cho cây ăn quả”.

  3. Bộ Nông nghiệp &PTNT. Quy phạm điều tra lập bản đồ đất (tiêu chuẩn ngành). 10 TCN-68-84.

  4. Cục Địa chất (1985), Bản đồ địa chất Hà Nội và vùng phụ cận tỷ lệ 1/200.000

  5. Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, niên giám thống kê các huyện và tỉnh Bắc Giang các năm 2000-2010.

  6. Đỗ Ánh, Bùi Đình Dinh (1992), Đất, phân bón và cây trồng, Tạp chí Khoa học Đất số 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

  7. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998), Giáo trình đánh giá đất đai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

  8. Hà Thị Hiến (2004), Hướng dẫn trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến trái cây, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

  9. Hoàng Minh (2005), Sổ tay kỹ thuật trồng và chăm sóc một số chủng loại cây ăn quả, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

  10. Huyện ủy các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên, Lạng Giang, Yên Thế (2010), 5 Chương trình phát triển kinh tế-xã hội trọng tâm giai đoạn 2011-2015.

  11. Nguyễn Đình Mạnh (2007), Các yếu tố môi trường trong sử dụng đất bền vững, NXB Nông nghiệp

  12. Nguyễn Văn Tuấn (2007), Phân tích số liệu và tạo biểu đồ bằng R, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

  13. Nguyễn Viết Phổ và nnk. (1989), Số liệu khí tượng thủy văn Việt Nam, Chương trình tiến bộ KHKT cấp Nhà nước 42A, Xí nghiệp in Khí tượng Thủy văn, Hà Nội.

  14. Phạm Chí Thành (1976), “Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

  15. Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang (2004), Khí hậu nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, Bắc Giang.

  16. Tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang (2006), 5 Chương trình phát triển kinh tế-xã hội trọng tâm giai đoạn 2006-2010.

  17. Tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang (2010), 5 Chương trình phát triển kinh tế-xã hội trọng tâm giai đoạn 2011-2015.

  18. Tô Cẩm Tú (1992), Phân tích số liệu nhiều chiều. Giáo trình cao học nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

  19. Trịnh Thị Thu Hương (2001), Sổ tay trồng trọt, NXB Thanh niên, Hà Nội.

  20. Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Nông nghiệp (1990 - 2005), Thông báo Khí tượng Nông nghiệp, Viện Khí tượng Thủy văn, Hà Nội.

  21. Trung tâm Khí tượng Thủy Văn Quốc Gia (1990-2005), Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Nhà xuất bản Bản đồ.

  22. Trần Đức Hạnh (1998), Lý thuyết về khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khí hậu nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

  23. Trần Thế Tục (1998), Hỏi đáp về nhãn - vải, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

  24. Trần Thế Tục (1998), Giáo trình cây ăn quả, NXB Hà Nội.

  25. Trần Thế Tục, Vũ Thiện Chính (1997), Điều kiện tự nhiên và cây vải thiều ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ, Kết quả nghiên cứu khoa học về rau quả, Viện Nghiên cứu Rau quả, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

  26. Trần Việt Hùng (2003), Nhãn hiệu, tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và “Thương Hiệu”, Tạp chí Hoạt động Khoa học số 4/2003, Bộ Khoa học và Công Nghệ.

  27. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang (2010), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 5 năm (2011-2015) của tỉnh Bắc Giang.

  28. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang (2010), Báo cáo thực trạng môi trường của tỉnh Bắc Giang.

  29. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang (2009), đề án chuyển đổi cơ cấu giống vải tỉnh Bắc Giang.

  30. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang (2009), Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “ Nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học”.

  31. UBND tỉnh Bắc Giang (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.

  32. UBND các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Thế (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.

  33. UBND các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Thế (2010), Báo cáo Lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 5 năm (2011-2015) các huyện.

  34. UBND huyện Lục Ngạn (2008), Báo cáo kết quả thực hiện dự án “ Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn”.

  35. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1997), Yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất và chiến lược quản lý dinh dưỡng cây trồng, đề tài KN 01-10, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

  36. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1997), Điều tra đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp FAO-UNESCO và quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn một tỉnh (lấy Đồng Nai làm ví dụ), Tập 1, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

  37. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2005), Phân tích, đánh giá tính đặc thù của bưởi “Đoan Hùng” và xác định phạm vị địa phương đáp ứng điều kiện trồng bưởi Đoan Hùng, báo cáo kết quả đề tài.

  38. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2007), Xác định tính đặc thù của cam “Vinh” và xây dựng bản đồ xác định phạm vi địa phương tương ứng với chỉ dẫn địa lý “Vinh” đối với sản phẩm cam quả của tỉnh Nghệ An, báo cáo kết quả đề tài.

  39. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2000), Bản đồ đất tỉnh Bắc Giang tỷ lệ 1/100.000

  40. Viện quy hoạch và TKNN (2006), Kết quả phúc tra bản đồ đất tỉnh Bắc Giang tỷ lệ 1/100.000

  41. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

II. Ngoài nước


  1. Brinkman R. and Smyth A.J. Land (1973), Evaluation for Rural purpose, Wageningen.

  2. Driesen P.M. & Dudal R. (1989), Lecture Notes on the Geography, Formation, Properties and Use of the Major Soil of the World, Agricultural University Wageningen, Katholieker Universited Leuven, Wageningen and Leuven.

  3. FAO (1976), A Framework for Land Evaluation, Soil Bul. No32, Rome.

  4. FAO (1991), Guidelines for Distinguishing Soil Sumbunist in the FAO/UNESCO/ISRIC. Rev. Legend, World Soil Resources Report, 3rd Draft. Rome.

  5. FAO (1994), Farming Systems Development, A participatory approach to held in small- scale farmer, Rome.

  6. Galan Sauco V. (1989), Litchi Cultivation, FAO plant production and protection paper, No 83, Rome, Italy.

  7. Hieke S. and Menzel C. M. (2001), The physiology of leaf and fruit growth in lychee, Living Lychee 26, 10-1.

  8. Joubert A.J. (1970), The Litchi. Department of Agricultural Technical Services, Bulletin No 389.

  9. Menzel C. (2002), The Lychee Crop in Asia and The Pacific, FAO, Bangkok, Thailand.

  10. Menzel C. M., Simpson D. R. and Watson B. J. (1993), Fruits of Tropical Climates, Fruits of the Sapindaceae, In Encyclopedia of Food Science, Food Technology and Nutrition. Academic Press, London.

  11. Morton J. (1987), Lychee. p. 249 - 259. In: Fruits of warm climates. Julia F. Morton, Miami, FL.

  12. Paul Driessen, Jozef Deckers, Otto Spaargaren, Freddly Nachtergaale (2001), Lecture notes on the major soils of the world, Rome.

  13. Ihaka R, Gentleman R. (1996), R: A language for data analysis and graphics, Journal of Computational and Graphical Statistics; 5: 299 - 314.

  14. ISSS/ISRIC/FAO (1998), World Reference Base for Soil Resources, World Soil Resources report No.84, Rome.

  15. Sys Ir., VanRanst E., Debaveye J., Beernaert F. (1993), Land evaluation, Part III, Crop requirements, Belgium.

PHỤ LỤC





Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO
thutuchanhchinh -> Mẫu 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/tt-blđtbxh ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động -tb&XH) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương