BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì



tải về 1.93 Mb.
trang16/17
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.93 Mb.
#84
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

3.2. Dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất vải an toàn

-Đầu tư xây dựng giao thông nội đồng

-Hệ thống tưới

-Hệ thống điện

3.3.Dự án đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến vải an toàn

3.4.Dự án nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm vải

Mục tiêu của dự án:

-Tăng trưởng bền vững ngành sản xuất vải của tỉnh, góp phần đảm bảo an toàn sản phẩm vải, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất vải an toàn.

-Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý các cấp và tổ chức chứng nhận an toàn, chất lượng phù hợp tiêu chuẩn, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường.

-Nâng cao trình độ của người lao động trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu chế biến và tiệu thụ vải.

3.5. Dự án phát triển thương hiệu sản phẩm và quảng cáo tiếp thị

Mục tiêu dự án:

-Tạo thương hiệu vải có vai trò tích cực trong chiến lược nghiên cứu, phát triển thị trường thông qua các dấu hiệu và sự khác biệt nhất định của sản phẩm vải an toàn để thu hút khách hàng.

-Kết hợp chặt chẽ giữa tiến bộ kỹ thuật và công nghệ để đảm bảo sản lượng và sự nhất quản về chất lượng, kiểm soát được khối lượng và chất lượng sản phẩm vải an toàn.

-Nâng cao nhận thức về thương hiệu và phát triển thương hiệu cho người sản xuất, kinh doanh vải an toàn. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm chè của doanh nghiệp.

4. Quy trình kỹ thuật:

Áp dụng quy trình Viet GAP trong sản xuất, kinh doanh rau, quả an toàn (theo Quyết định 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

4.1. Điều kiện sản xuất

Thuê tuyển cán bộ kỹ thuật chuyên ngành;

Người sản xuất phải qua tập huấn về quy trình VietGap;

Đất trồng rau an toàn: phải tuân thủ tất cả các tiêu chí của dự án QSEAP quy định;

Hàm lượng kim loại nặng trong đất, nước tưới phải thấp hơn/hoặc bằng mức tiêu chuẩn được chấp nhận;

Nước tưới: không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp cho rau, quả;

Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất theo VietGAP.

4.2. Điều kiện sơ chế:

Nhân lực phải đáp ứng các điều kiện giống như phần sản xuất, được kiểm tra sức khỏe định kỳ, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế;

Có địa điểm, nhà xưởng, dụng cụ sơ chế, bao gói sản phẩm, phương tiện vận chuyển đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo VietGAP;

Có hợp đồng mua nguyên liệu tươi của nhà sản xuất (trong trường hợp mua nguyên liệu để sơ chế);

Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sơ chế theo VietGAP.

PHẦN V

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT VẢI AN TOÀN TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020



1. Đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng vải an toàn

1.1. Cải tạo và xây dựng hệ thống thuỷ lợi cho toàn vùng quy hoạch

Quy hoạch hệ thống thủy lợi trong vùng, chú ý đảm bảo tưới tiêu và quan tâm đến chất lượng nguồn nước tưới. Tổ chức tốt việc huy động vốn để xây dựng các công trình thủy lợi theo hướng ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi lớn như hồ đập, trạm bơm, kênh cấp I, II và hỗ trợ một phần xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ, kênh nội đồng. Tích cực kêu gọi và tranh thủ các nguồn vốn ODA, vốn phi Chính phủ,…kết hợp với đóng góp của nhân dân nơi được hưởng lợi. Tổ chức tốt việc quản lý và duy tu bão dưỡng các công trình hiện có để nâng cao hiệu quả công trình,…

* Yêu cầu của quy hoạch hệ thống thuỷ lợi

-Yêu cầu về nguồn nước tưới cho vùng sản xuất vải an toàn:

+Không được sử dụng trực tiếp các nguồn nước thải từ sản xuất công nghiệp, nước thải bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp cho vải an toàn.

+Hàm lượng một số hoá chất và kim loại nặng (thuỷ ngân, cadimi, arsen, chì) trong nước tưới không được vượt quá ngưỡng cho phép.

- Hệ thống thuỷ lợi của vùng sản xuất:

+Việc quy hoạch phải đáp ứng được yêu cầu cung cấp nước tưới và tiêu thoát nước kịp thời khi cần thiết, đáp ứng được yêu cầu sản xuất vải an toàn.

+Việc quy hoạch hệ thống thuỷ lợi phải đồng bộ, đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ sử dụng trong sản xuất vải an toàn trong hiện tại và tương lai.

* Sử dụng nguồn nước tưới

Kết quả phân tích nguồn nước tưới tại các vùng quy hoạch cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều ở mức cho phép. Do vậy việc sử dụng các nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm tại các xã vùng quy hoạch là hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của sản xuất vải an toàn.

* Các hình thức đầu tư, xây dựng hệ thống thuỷ lợi tại các vùng sản xuất vải an toàn:

-Hình thức 1: Sử dụng nguồn nước mặt với hệ thống trạm bơm và kênh dẫn tự chảy, kết hợp với xây dựng các bể chứa nhỏ tại các vùng sản xuất vải an toàn để cung cấp nước tưới chủ động cho quá trình sản xuất.

+ Hình thức này giúp tận dụng được hệ thống tưới tiêu, thuỷ lợi sẵn có của các vùng và chỉ cần đầu tư xây dựng mới một số hệ thống tưới bổ sung để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của sản xuất vải an toàn như: bể chứa nhỏ và hệ thống sử lý nắng lọc (nếu cần) cho các vùng quy hoạch; bổ sung và cải tạo lại hệ thống kênh tưới và tiêu tự chảy, hệ thống máy bơm nhỏ, vòi dẫn và đường điện... là có thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.

-Hình thức 2: Sử dụng nguồn nước ngầm cung cấp cho sản xuất vải an toàn. Hình thức này yêu cầu phải đầu tư xây mới giếng khoan lớn, hệ thống bể lắng lọc và đường ống dẫn khép kín thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất.

1.2. Nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống đường sản xuất, đường nối trục chính cho toàn vùng quy hoạch

Tổ chức tốt việc huy động vốn để xây dựng các công trình giao thông, đề nghị ngân sách cấp trên hỗ trợ một phần xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, tranh thủ các nguồn vốn, dự án ODA cho xây dựng đường giao thông trong vùng.

Để thuận lợi cho đi lại, vận chuyển vật tư và sản phẩm vải an toàn bằng các loại xe cơ giới thì cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống đường giao thông nội đồng (ít nhất đường trục chính) cho vùng quy hoạch. Kết cấu đường nội đồng phù hợp nhất là đổ bê tông tại chỗ, kích thước và quy mô tuỳ theo từng mô hình cụ thể.

Trong chương trình xây dựng nông thôn mới ưu tiên thực hiện trước làm đường cho các xã trồng vải an toàn.

1.3. Cải tạo và xây dựng hệ thống truyền tải điện cho toàn vùng quy hoạch

* Hiện trạng và yêu cầu đầu tư

-Hiện tại các vùng quy hoạch hầu hết vẫn chưa có hệ thống lưới điện phục vụ sản xuất, điện mới chỉ dừng lại ở mức phục vụ cho sinh hoạt của người dân.

-Trong tương lai, khi áp dụng các quy trình kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất vải an toàn thì vấn đề đặt ra là phải có hệ thống lưới điện tương ứng, chủ động và an toàn để vận hành trong sản xuất như: hệ thống tưới chủ động, , sơ chế sản phẩm, kho lạnh bảo quản sản phẩm (nếu có) của từng vùng quy hoạch.

Để đáp ứng được yêu cầu, cần thiết phải có hệ thống điện hạ thế cho từng vùng sản xuất bao gồm: Trạm biến áp hạ thế, đường trục chính hạ thế chạy theo đường trục chính để phục vụ sản xuất.

1.4. Hệ thống thu gom chất thải cho vùng quy hoạch.

- Hiện trạng vùng quy hoạch hầu hết người dân sau khi phun thuốc BVTV xong đều không có địa điểm thu gom và sử lý vỏ bao bì thuốc BVTV. Vỏ thuốc BVTV bị vứt bừa bãi ngay khu vực sản xuất, gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường trong vùng. Chính vì vậy, cần thiết phải có địa điểm thu gom, bể chứa vỏ thuốc BVTV tại vùng quy hoạch.

-Yêu cầu đầu tư: bể chứa vỏ thuốc BVTV phải chắc chắn; được bố trí rải rác trong vùng, tập trung ở gần nguồn nước tưới, nơi người nông dân thường sử dụng để pha thuốc. Có vậy sẽ thuận tiện trong quá trình sử dụng. Bể cần có dung tích đủ lớn, được thiết kế nổi để tránh bị ngập nước và gây ô nhiễm môi trường.

Thiết kế kỹ thuật phù hợp là bể xây gạch – xi măng, có nắp đậy (chỉ để 1-2 cửa nhỏ đưa vỏ bao bì thuốc vào), dung tích bể từ 1 m3. Số lượng bể cần thiết 1-2 cái/ha.

1.5. Đầu tư xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển vùng quy hoạch.

Tại mỗi vùng quy hoạch mỗi hợp tác xã do nông dân liên kết với nhau tại các xã cần đầu tư xây dựng 01 khu trung tâm với diện tích, tuỳ theo quy mô vùng sản xuất để làm nhiệm vụ:

-Tập kết, thu gom sản phẩm sau thu hoạch.

-Có khu sơ chế, đóng gói và bảo quản, và giới thiệu sản phẩm vải an toàn.

2. Giải pháp ứng dụng khoa học-công nghệ và khuyến nông

2.1. Áp dụng VietGAP/GlobalGAP (GAP) và các tiêu chuẩn khác trong sản xuất vải an toàn:

Giúp người nông dân trồng cây ăn quả nhận dạng và phân tích các mối nguy hại tiềm tàng. Đồng thời nêu ra các giải pháp phòng ngừa cần phải được thực hiện, để giảm thiểu rủi ro và mối nguy nào cũng phải được nhân dạng, ghi chép lại và được giám sát trong thực hiện quy trình, an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất vải.

Nhằm giải quyết vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành “ Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cây ăn quả”.

2.2. Các biện pháp duy trì, nâng cao độ phì nhiêu đất trong vùng vải an toàn:

+Việc đào mương, đắp bờ trên mặt dốc, làm ruộng bậc thang, để hạn chế tốc độ dòng chảy, tạo dòng thấm sâu, giảm tốc độ xói mòn, đã được áp dụng rất có hiệu quả ở nhiều nơi. Do đó biện pháp này cũng vẫn nên được phát huy sử dụng cho toàn bộ diện tích vải an toàn.

+Một trong những nguyên nhân quan trọng gây xói mòn, rửa trôi đất ở Bắc Giang là do việc chặt phá rừng, chuyển đổi đất trồng vải ở khu vực đồi núi. Vì vậy cần phải triệt để bảo vệ rừng, phải trồng lại rừng ở đỉnh đồi, tránh khai phá liền khu ở nơi có độ dốc cao và trồng bổ sung cây rừng theo kiểu rừng hỗn giao nhiều tầng, làm dòng nước chảy chậm lại, ngăn xói mòn và sạt lở. Áp dụng phương pháp tham gia của người dân trong các hoạt động có liên quan đến việc bảo vệ, cải tạo và khai thác rừng, tạo điều kiện để họ có thể sống và làm giầu bằng những nguồn lợi từ rừng.

+Hạn chế việc khai thác đất thâm canh theo sườn dốc: Khi canh tác đất ở khu vực đất dốc, cần phải làm đất, gieo trồng theo đường đồng mức, trồng cây che phủ, phủ đất bằng cỏ rác, áp dụng phương thức canh tác nông lâm kết hợp, trồng xen cây ngắn ngày với cây lâu năm, cây làm thuốc, cây phân xanh xen với cây trồng chính.

 +Trồng trong hố: Biện pháp này cần vận dụng triệt để khi trồng mới. Mỗi cây được trồng trong 1 hố, các hố có tác dụng giữ đất, giữ màu. Hiệu quả bảo vệ tăng lên, nếu đắp đất lên hai bên bờ và phía dưới hố. Các cây bố trí theo kiểu nanh sấu, có tác dụng tốt hơn trồng thẳng hàng. Biện pháp này đặc biệt quan trọng, để kiểm soát trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.

+Phủ đất: Đây là biện pháp trực tiếp làm giảm sự phá huỷ cấu trúc đất do hạt mưa, làm giảm dòng chảy phát sinh trên mặt đất, làm giảm đáng kể xói mòn và tăng độ ẩm đất. Đây cũng là biện pháp hạn chế sự phát triển của cỏ tranh rất có hiệu quả.

+Tủ gốc: Khi vật liệu phủ đất hạn chế, thì ưu tiên tủ gốc để chống xâm nhập của hạt mưa trực tiếp và dòng chảy từ tán cây, giữ cho nhiệt độ, độ ẩm ổn định, giữ chất dinh dưỡng khi bón vào đất.

+Xới xáo, làm cỏ: Biện pháp này nếu làm theo đường đồng mức rất có tác dụng giữ đất, tránh tạo ra rãnh khơi đầu cho dòng chảy phát sinh. Công việc này cần tránh làm vào thời kỳ mưa to, nếu không sẽ làm xói mòn trầm trọng thêm. Một lớp cỏ xanh có kiểm soát, duy trì trong mùa mưa dông rất có lợi cho việc chống mất đất. Do đó không nên làm cỏ trắng vào thời kỳ mưa dông.

+Thường xuyên bón phân đầy đủ cho cây trồng phát triển tốt, tăng cường xới xáo làm xốp đất, tăng độ thấm của đất, giữ ẩm cho đất.

+Đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp (nông học, sinh học, hóa học, cơ học, công trình...), các chương trình cải tạo, bảo vệ chất lượng đất và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu, nhằm phục hồi độ phì nhiêu của đất và giảm thiểu ô nhiễm; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong xử lý ô nhiễm.

+Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất với các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện từng khu vực khác nhau trong tỉnh. Đáp ứng những nhu cầu nảy sinh ngay tại địa phương, thực hiện thành công việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, theo hướng hàng hoá và tăng giá trị sản phẩm trên một ha canh tác.

2.3. Đề xuất các biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu các tác động làm ô nhiễm đất và nguồn nước trong vùng vải an toàn:

-Chế biến vải cần chú trọng công tác quy hoạch giữa sản xuất và chế biến. Giải pháp xử lý nước thải bằng biogas cần được khuyến cáo rộng rãi. Chú trọng công tác quy hoạch sản xuất chế biến; đầu tư công tác nghiên cứu khoa học về các công nghệ chế biến sạch hơn...

-Giám sát chặt chẽ sử dụng các hoá chất dùng trong nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giám sát các cơ sở, tổ chức cung ứng phân bón, thuốc BVTV trong vùng sản xuất vải an toàn. Tổ chức thu gom, xử lý, chôn lấp tập trung chất thải rắn, chất thải nguy hại, để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường nói chung và nguồn nước xung quanh.

-Tăng cường quản lý đăng ký, nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV. Đồng thời chỉ đạo hệ thống chuyên ngành BVTV hướng dẫn, tập huấn nông dân về quy trình sản xuất nông sản an toàn, sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cần thúc đẩy và khuyến khích nghiên cứu, để có nhiều sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường, có thể thay thế dần thuốc BVTV hóa học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

2.4. Xây dựng chương trình tập huấn cho cán bộ, nông dân đơn vị chế biến

Để thúc đẩy phát triển sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm an toàn, công tác tập huấn đóng vai trò rất quan trọng. 100% hộ nông dân trồng vải an toàn phải được phổ biến, tập huấn tài liệu, quy trình sản xuất vải an toàn.

a- Mở các lớp đào tạo, tập huấn về Kỹ thuật sản xuất vải an toàn và Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho vải an toàn tại Việt Nam (VietGAP):

-Tập huấn cho cán bộ:

+ Đối tượng tham gia tập huấn: Là các cán bộ khuyến nông hoặc cán bộ kỹ thuật cấp xã, huyện đã có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng hoặc đại học về Nông học.

+ Mục đích, yêu cầu:

Học viên nắm được các mối nguy gây ô nhiễm và các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu các mối nguy. Nắm được nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Sau khi được đào tạo, các học viên sẽ là đội ngũ cán bộ tuyên truyền và chỉ đạo, hướng dẫn nông dân sản xuất vải theo quy trình an toàn và quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).

+Quy mô tập huấn: Mỗi huyện tổ chức 2 lớp/năm; số người/lớp:30 người; mỗi lớp 3 ngày.

-Tập huấn cho nông dân:

+Đối tượng tham gia tập huấn: là nông dân trực tiếp sản xuất vải trên địa bàn tỉnh.

+Mục đích yêu cầu:

Nông dân biết được các nguyên nhân gây ô nhiễm sản phẩm vải và nguyên tắc sản xuất vải an toàn. Trong đó, nguyên tắc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật người trồng vải phải nắm rất rõ.

Nắm được trình tự sản xuất vải an toàn theo VietGAP (từ sản xuất đến sơ chế, bảo quản), hiểu được tầm quan trọng của việc ghi chép trong quá trình sản xuất và thực hiện ghi chép đầy đủ giúp truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

+Quy mô tập huấn: Mỗi xã tổ chức 1 đợt/năm, mỗi đợt 2- 3 lớp, mỗi lớp khoảng 50 người.

+Thời gian cần thiết cho 1 lớp tập huấn là 2-3 ngày

2.5. Tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm

- Nội dung học tập, trao đổi:

+Kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất, sơ chế và kinh doanh vải an toàn.

+Kinh nghiệm quản lý, giám sát sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm và cấp chứng nhận vải an toàn.

- Số đoàn đi: 3 năm đầu, mỗi năm tổ chức 1 đoàn (khoảng 30 người) với các thành phần sau:

Cán bộ chuyên trách các đơn vị thực hiện dự án

Cán bộ 1 số xã có vùng trọng điểm trồng vải an toàn.

Đại diện một số hộ nông dân tiêu biểu

2.6. Chỉ đạo kỹ thuật, giám sát sản xuất vải an toàn

2.6.1. Tổ chức chỉ đạo kỹ thuật và giám sát sản xuất vải an toàn

-Tại mỗi xã trong vùng quy hoạch, phân công 01 cán bộ kỹ thuật phụ trách nông nghiệp, cán bộ khuyến nông của xã chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát nông dân tổ chức sản xuất vải an toàn.

-Thành lập ban chỉ đạo sản xuất vải an toàn của địa phương theo hình thức tự quản. Mỗi địa phương có vùng quy hoạch, thành lập từ một ban quản lý trở lên. Thành phần ban chỉ đạo sẽ có sự tham gia của lãnh đạo chính quyền địa phương (chủ tịch hoặc phó chủ tịch xã), phối hợp với cán bộ chuyên môn và cán bộ thôn, xóm để vận động, tuyên truyền và chỉ đạo, giám sát sản xuất vải an toàn trên địa bàn; Ban chỉ đạo sẽ có trách nhiệm tham mưu với UBND xã và các cấp chính quyền các giải pháp quản lý và sử lý các trường hợp nông dân vi phạm quy định sản xuất vải an toàn.

-Trong giai đoạn đầu của quy hoạch cần có sự hướng dẫn trực tiếp của Viện nghiên cứu, cơ quan có thẩm quyền trong việc chuyển giao công nghệ mới, xây dựng các mô hình sản xuất vải an toàn tại các địa phương, làm cơ sở cho việc tuyên truyền nhân ra diện rộng.



2.6.2. Nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật chỉ đạo

-Phối hợp với các ban ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện nông dân về kỹ thuật sản xuất vải an toàn và các chủ đề liên quan.

-Hướng dẫn, chỉ đạo nông dân thực hiện các khâu kỹ thuật trong quy trình sản xuất vải an toàn, đặc biệt khâu xử lý thuốc BVTV (chủng loại thuốc, thời gian xử lý, kỹ thuật xử lý, thời gian cách ly...).

-Giám sát việc thực hiện quy trình sản xuất vải an toàn của nông dân. Phát hiện kịp thời những tồn tại, vi phạm báo có về Ban chỉ đạo sản xuất vải an toàn và lãnh đạo địa phương để sử lý. Đề xuất biện pháp khắc phục.

-Tham mưu với chính quyền địa phương biện pháp sử lý những trường hợp nông dân vi phạm quy trình sản xuất vải an toàn theo pháp luật.

- Tổ chức triển khai thực hiện các mô hình trình diễn thử nghiệm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất vải an toàn để tuyên truyền và hướng dẫn nông dân làm theo.

-Hướng dẫn và đôn đốc địa phương làm tốt công tác thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV bừa bãi trong vùng sản xuất.

-Thường xuyên báo cáo tình hình về Ban chỉ đạo.



2.6.3. Kinh phí chỉ đạo, giám sát sản xuất

Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí từ nguồn ngân sách thông qua chi trả lương cho các cán bộ khuyến nông viên các xã và trả công cho cán bộ kỹ thuật phụ trách chuyển giao công nghệ thông qua các hợp đồng thuê khoán chuyên môn xây dựng mô hình sản xuất vải an toàn.

3. Đào tạo nguồn nhân lực

Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực ngành sản xuất vải, bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất chế biến vải an toàn.

Hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng mô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất, mức hỗ trợ thực hiện theo Nghị định 02/2010/NĐ của Chính phủ về khuyến nông

Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo tập huấn, in ấn tài liệu khuyến nông, nâng cao trình độ nhân lực cho sản xuất vải an toàn.

4. Giải pháp về thị trường

Xác định các kênh tiêu thụ, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trên mọi cấp độ, tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm có thương hiệu, để có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường trong nước và xuất khẩu. Hình thành các tổ chức hợp tác tiêu thụ sản phẩm quả, theo nguyên tắc tự nguyện, phát triển các hệ thống nông dân làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, coi trọng vai trò chợ đặc thù, tụ điểm, trung tâm thương mại, giới thiệu sản phẩm vải ở trong và ngoài nước.

4.1. Giải pháp khuyến khích phát triển các mô hình liên kết, hợp tác về sản xuất và tiêu thụ quả vải an toàn:

Lấy hộ gia đình làm đơn vị canh tác cơ bản, cần tập trung hướng dẫn các hộ cải tạo vườn, mở rộng diện tích vải an toàn có chất lượng cao. Đồng thời khuyến khích các khu dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào: vật tư, phân bón,…và loại hình hợp tác trong khâu thu hái, chế biến, bao bì, đóng gói sản phẩm quả. Riêng giống cây trồng do trung tâm sản xuất giống riêng, yêu cầu các hộ ký hợp đồng mua giống sản xuất và có quản lý chặt chẽ. Mở các chương trình, hội nghị, trình diễn mô hình, để các hộ cùng giúp đỡ nhau trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, vốn sản xuất.

Trên cơ sở các hộ gia đình, cần tiếp tục mở rộng các loại hình kinh tế trang trại, sản xuất hàng hoá theo hợp đồng, có trình độ sản xuất hàng hoá cao, số lượng hàng hoá tạo ra nhiều, có khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất vải an toàn.

Cần sớm hình thành trên địa bàn một số tổ chức hoạt động dịch vụ sản xuất và tiêu thụ, như công ty dịch vụ vật tư phân bón, thuốc trừ sâu đảm bảo chất lượng, công ty thương mại đảm nhận việc tiêu thụ sản phẩm quả vải, ngân hàng nông nghiệp cho vay vốn để sản xuất vải trên địa bàn, thành vùng sản xuất nông nghiệp an toàn tập trung.

4.2. Đề xuất xây dựng và hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ vải an toàn:

Tỉnh và huyện cần có chiến lược marketing, các tổ chức HTX, hộ nông dân sản xuất cần tìm hiểu thị trường, để có những giải pháp cụ thể xúc tiến, quảng cáo... cho sản phẩm quả của địa phương.

Tổ chức các hoạt động thông tin về thị trường, tổ chức dự báo thị trường, để giúp các hộ sản xuất vải tập trung có điều kiện tiêu thụ sản phẩm quả.

Có chính sách, khuyến khích các công ty, doanh nghiệp, thương nghiệp tư nhân phục vụ mua và ký hợp đồng với nông hộ, thu mua các sản phẩm quả trên địa bàn.

Sản phẩm quả vải được tiêu thụ qua kênh gián tiếp. Do đó cần tổ chức cho người nông dân trong huyện có điều kiện tiếp cận với thị trường tiêu thụ, tìm hiểu tâm lý người tiêu dùng ngoài tỉnh và các thành phố lân cận. Thông qua việc giới thiệu sản phẩm, để ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ vải.

Sản phẩm vải của Lục Ngạn đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, là một lợi thế để nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ ra thị trường quốc tế. Trước tiên là mở rộng sản xuất vải và xuất khẩu vải an toàn về vệ sinh thực phẩm.

4.3. Đề xuất xây dựng hệ thống thông tin thị trường và xúc tiến thương mại đối với các vùng vải an toàn:

Chỉ đạo tốt việc thực hiện quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng cơ sở chế biến, xây dựng, bảo vệ thương hiệu sản phẩm.

Xây dựng Website giới thiệu về sản phẩm vải an toàn gắn với các vùng du lịch sinh thái của vùng.

5. Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển vùng sản xuất vải an toàn

5.1. Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:

Cụ thể hóa thông tư số 59/TT-BNN ngày 9/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số điều trong quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính Phủ. Các hạng mục cần đầu tư chính như:

Xây dựng hệ thống điện lưới, thuỷ lợi, đường sá, nhà xưởng và thiết bị sản xuất-bảo quản-chế biến, cơ sở nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, cơ sở kỹ thuật nông nghiệp (trung tâm sản xuất giống, trung tâm kiểm định thuốc BVTV) và phòng chống ô nhiễm môi trường.

5.2. Chính sách hỗ trợ các mô hình sản xuất GAP.

Thực hiện theo quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, và các chính sách liên quan đến hỗ trợ sau thu hoạch.

Để đảm bảo phát triển sản xuất vải an toàn cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, kể cả về kỹ thuật và vốn đầu tư cho người nông dân. Đồng thời, có các chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, vì khó khăn và rủi ro trong lĩnh vực này khá lớn. Do đó, cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi, để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và cả người nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Thu hút mạnh hơn nữa đầu tư của nước ngoài, để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất và tiêu thụ rau quả.

5.3. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, tuyên truyền quảng bá sản phẩm.

-Chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại

+Hỗ trợ 100% kinh phí cho cơ sở đăng ký, cấp mới về tiêu chuẩn vùng sản xuất vải an toàn trong lần đầu, 50% kinh phí cho cấp lại.

+Hỗ trợ 100% kinh phí đăng ký mã số, mã vạch và kinh phí quảng bá, xây dựng thương hiệu.

+Hỗ trợ 100% kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại: Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, in ấn tờ rơi, tài liệu tuyên truyền; hội thảo tham quan khách hàng, hội thi sản xuất giỏi.

+Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí cho: xây dựng hệ thống tiêu thụ vải an toàn và tham gia hội chợ.

5.4. Chính sách tín dụng.

Sản xuất vải an toàn đòi hỏi vốn đầu tư tương đối lớn so với đại đa số kinh tế hộ gia đình. Chính vì vậy, cần tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi (theo quy định hiện hành) với thời gian vay vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh để phát triển sản xuất.

6. Sơ bộ đánh giá tác động môi trường và các biện pháp xử lý

Dự án quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020” là dự án tổng thể mang tính xã hội cao, nhằm phát triển kinh tế bền vững, an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó những giá trị lợi ích mà nó mang lại việc triển khai thực hiện dự án tổng thể có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và các yếu tố xã hội khác do có sự tác động lên sự ổn định sẵn có của tự nhiên, nội dung của việc đánh giá tác động môi trường ở đây là đánh giá môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, các vấn đề kinh tế xã hội khác của khu vực triển khai dự án.

6.1. Tác động của dự án đến môi trường

Xét trên phương diện tác động môi trường do dự án mang lại là không đáng kể, mang tính tạm thời, chủ yếu trong giai đoạn thi công.

Những tác động đến môi trường có thể kể đến, đó là:

- Môi trường đất:

Trong dự án có làm mới một số cơ sở hạ tầng vùng sản xuất vải an toàn nên phải sử dụng một số diện tích đất canh tác nông nghiệp, ngoài ra lượng đất đá nguyên vật liệu thừa của dự án cũng ảnh hưởng tới môi trường đất như ảnh hưởng tới thảm thực vật tại khu vực san ủi, chất hữu cơ dư thừa lá, cành, quả ở khu vực tiêu thụ, xói mòn đất.

- Môi trường nước:

Một nguyên nhân khác có ảnh hưởng đến môi trường nước, đó là quá trình vận hành và khai thác các cơ sở sơ chế biến,...sẽ làm cho nguồn nước tự nhiên nơi đây bị ô nhiễm. Đối với quá trình ô nhiễm này, các cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lý môi trường, tùy từng nơi, từng điều kiện cụ thể sẽ hình thành các quy định nhằm đảm bảo môi trường trong quá trình khai thác vận hành.

6.2. Các biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường

- Đối với môi trường đất:

Chống xói lở: Một số hạng mục công trình tiến hành trên các địa hình sườn dốc, khe suối ... cần chú ý công tác đầm nén, che phủ bằng trồng cỏ, rừng phòng hộ, sử dụng các thiết bị thi công phù hợp trên từng dạng địa hình.

Chống phá vỡ cấu trúc đất: Quá trình triển khai các dự án thành phần về cơ sở hạ tầng sẽ có lượng đất, đá thải rất lớn, trong quá trình thi công cần được vận chuyển đến nơi quy định hoặc có thể tận dụng để đắp những nơi trũng, cần thiết có thể xử lý sinh học trước khi đắp để giảm bớt tác hại, giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và gây ô nhiễm môi trường.

- Đối với môi trường nước:

Trong quá trình thi công một số máy móc thải ra môi trường một lượng chất thải độc hại, chủ yếu chứa hàm lượng chất hữu cơ như dầu mỡ cần có biện pháp xử lý và giảm thiểu. Đối với nước bẩn chứa tạp chất hữu cơ có thể cho lắng rồi tự thấm vào đất hoặc đổ ra sông. Đối với nước bẩn chứa dầu mỡ có thể sử dụng phương pháp cơ học kết hợp với sinh học như lắng và cho phân hủy bằng các chủng vi sinh vật sau đó mới được thải ra môi trường.

- Đối với các hệ sinh thái:

Các nhà thi công cần phải có cam kết thực hiện các công việc để khôi phục lại hệ thống thảm thực vật bị hư hại do thi công như: trồng cây trên các trục đường cũng như các khu phụ cận, hỗ trợ cộng đồng khôi phục và bảo vệ đa dạng sinh học trong vùng quy hoạch.

- Đối với môi trường xã hội:

Khi triển khai các dự án thành phần cần chú ý lựa chọn các biện pháp, công cụ phương tiện thi công khoa học nhất nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến nhân dân sống trong khu vực dự án. Cần có chính sách đền bù thỏa đáng cho người bị ảnh hưởng.

Thực hiện quy hoạch sẽ tạo nhiều cơ hội tăng thêm việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư trong vùng như phát triển các ngành nghề truyền thống, dịch vụ du lịch, giao thông đi lại thuận lợi sẽ góp phần trao đổi lưu thông hàng hóa với các thị trường bên ngoài, góp phần giảm nghèo và tiến tới phát triển bền vững.

Qua phân tích đánh giá cho thấy dự án được thực hiện sẽ đem lại nhiều tác động tích cực đến đời sống nhân dân vùng dự án. Đầu tư thực hiện dự án thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho một bộ phận lao động chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, tăng cường phát triển kinh tế du lịch dịch vụ tạo đà đuổi kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực.

Trong quá trình thực hiện có những tác động nhất định đến môi trường một số khu vực trong vùng quy hoạch, tuy nhiên so với những lợi ích mà các dự án đem lại thì những ảnh hưởng này là không đáng kể và có thể khắc phục được.

7. Vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn

7.1. Nhu cấu vốn thực hiện quy hoạch



Bảng 41: Vốn đầu tư, hỗ trợ vùng sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc Giang

đến năm 2020



STT

Hạng mục

Nhu cầu vốn (tr.VNĐ)

Trong đó (triệu đ.)

Tổng

Trong đó

Ngân

sách

L. doanh

Dân, tín dụng

2012-2015

2016-2020

Công ty

 

I

Đầu tư cho xây dựng cơ bản vùng sản xuất vải an toàn

1.857.379

742.952

1.114.427

92.869

835.821

928.690

II

Đào tạo GAP, HACCP và các tiêu chuẩn sản phẩm an toàn

20.000

8.000

12.000

20.000

 

-

III

Hỗ trợ đăng ký sản xuất và xây dựng năng lực giám sát đánh giá

15.000

6.000

9.000

15.000

 

-

IV

Thay thế cơ cấu giống

39.377

15.751

23.626

3.938

11.813

23.626

V

Tham quan học tập

300

120

180

300

 

-

VI

Tập huấn quy trình sản xuất

3.560

1.424

2.136

534

748

2.278

VII

Quảng cáo tuyên truyền

3.098

1.239

1.859

310

651

2.138

VIII

Quy hoạch các vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến

5.000

2.000

3.000

1.500

1.050

2.450

IX

Mạng lưới giám sát, kiểm định

4.000

1.600

2.400

2.000

840

1.160

X

Đầu tư trực tiếp cho sản xuất

130.000

52.000

78.000

6.500

26.000

97.500

 

Tổng

2.077.714

831.086

1.246.628

142.950

876.922

1.057.842

 

Cơ cấu

100,00

 

 

6,88

42,21

50,91

Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO
thutuchanhchinh -> Mẫu 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2014/tt-blđtbxh ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động -tb&XH) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương