Báo cáo Nghiên cứu về Nâng cao Năng lực các Ngành Công nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam


Hình 3.6. Xu hướng số doanh nghiệp theo ngành



tải về 1.76 Mb.
trang5/11
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.76 Mb.
#35885
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Hình 3.6. Xu hướng số doanh nghiệp theo ngành

Nguồn: Niêm giám thống kê 2005, 2009, 2015 (Tổng cục Thống kê)

(7) Số doanh nghiệp theo quy mô nhân viên trong ngành sản xuất (2013)

Nhìn vào xu hướng số doanh nghiệp theo quy mô nhân viên trong ngàh sản xuất, các ngành công nghiệp với tỷ trọng cao trong năm 2013 là thực phẩm và đồ uống, 7.893 doanh nghiệp (13,5%) và gia công kim loại, 10.413 doanh nghiệp (17,7%). Theo quy mô nhân viên, trong tất cả các ngành công nghiệp này, tỷ lệ doanh nghiệp có ít hơn 10 nhân viên cao. Nếu bao gồm cả các doanh nghiệp có số nhân viên nhiều hơn 10 và ít hơn 200 thì các doanh nghiệp này chiếm từ 90% đến 99% số doanh nghiệp trong bất kỳ các ngành công nghiệp này.





Hình 3.7. Xu hướng số doanh nghiệp theo quy mô nhân viên trong ngành sản xuất

Nguồn: Niêm giám thống kê 2005, 2009, 2015 (Tổng cục Thống kê)

(8) Số doanh nghiệp theo quy mô nhân viên trong ngành dịch vụ (2013)

Các ngành công nghiệp với số lượng doanh nghiệp lớn áp đảo là bán buôn, bán lẻ và sửa chữa với 148.481 doanh nghiệp vào năm 2013, tăng tới 58,8% toàn bộ lĩnh vực dịch vụ. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp có ít hơn 10 nhân viên trong ngành công nghiệp bán buôn, bán lẻ và sửa chữa là 114.994 hay 77,5%.





Hình 3.8. Xu hướng số doanh nghiệp theo quy mô nhân viên trong ngành dịch vụ

Nguồn: Niêm giám thống kê 2005, 2009, 2015 (Tổng cục Thống kê)

(9) Tổng kết

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường nhờ vào việc thực hiện Đổi Mới, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng mạnh của khu vực tư nhân kể từ năm 2000. Kết quả là sự hiện hữu của lĩnh vực tư nhân xét về mặt tổng số lao động và hoạt động kinh tế tăng mạnh sau năm 2000. Tuy nhiên, rõ ràng là phần lớn các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân nằm trong lĩnh vực dịch vụ, bao gồm bán buôn, bán lẻ và doanh nghiệp sửa chữa và là các doanh nghiệp nhỏ với ít hơn 10 nhân viên.

Trước năm 2000, khi các doanh nghiệp tư nhân bắt đầu được thành lập, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo phương thức cách sản xuất tự cung tự cấp theo hệ thống quản lý quy hoạch của Chính phủ là các tổ chức kinh tế lớn. Do vậy, các giao dịch theo hợp đồng giữa các doanh nghiệp và sự phân công lao động theo các doanh nghiệp sản xuất chuyên sản xuất các linh, phụ kiện chỉ trở thành chủ đạo kể từ năm 2000. Lịch sử các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam rất ngắn. Các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam vẫn chưa trưởng thành cả về quản lý và trình độ kỹ thuật.

Tuy nhiên, xét về số lượng doanh nghiệp, tổng doanh thu, tổng số nhân viên, các DNNVV đóng góp vào ngành công nghiệp của Việt Nam ở cấp quốc gia rất cao. Chính vì vậy cần phải thực hiện các chính sách phù hợp để phát triển DNNVV và tăng cường nền tảng quản lý. Ngoài ra, các DNNVV Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp sản xuất các linh, phụ kiện hoặc hàng hóa trung gian là quan trọng cho các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và đặc biệt là về mặt tăng cường tính cạnh tranh quốc tế của ngành công nghiệp Việt Nam.



3.2 Tổng quan chính sách DNNVV của Việt Nam

      1. Khái quát bối cảnh chung

(1) Tổng quan

Trong Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính Phủ về việc trợ giúp các DNNVV, các chính sách đã tạo ra khuôn khổ pháp lý nhằm hỗ trợ các DNNVV về mặt tài chính, không gian sản xuất, chuyển giao công nghệ và xây dựng năng lực, tiếp cận thị trường, mua tài sản, cung cấp dịch vụ công, thông tin và tư vấn, phát triển nguồn nhân lực và ươm mầm doanh nghiệp trẻ. Những chính sách này cũng quy định rõ vai trò và trách nhiệm của các cơ quan chính phủ khác nhau trong việc thực hiện.

Hơn nữa, Nghị định quy định việc thành lập một quỹ phát triển cho DNNVV, nhằm mục đích cải thiện năng lực cho DNNVV, tập trung vào việc đổi mới sản phẩm, và sự tham gia của các DNNVV trong mua sắm công, tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và mang tính cạnh tranh cao hơn; đầu tư vào đổi mới công nghệ, thiết bị; phát triển ngành CNHT; nâng cao năng lực quản lý kinh doanh.

Gần một năm sau, vào ngày 5 tháng 5 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị Quyết No.22/NQ-CP kêu gọi việc thực hiện mạnh mẽ hơn nữa Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009. Nghị Quyết yêu cầu xây dựng các kế hoạch và chương trình hỗ trợ, cải thiện việc tiếp cận kinh doanh tới các quỹ tín dụng và quỹ huy động cho các DNNVV; giải quyết những khó khăn về không gian sản xuất; hỗ trợ việc nâng cao các lợi thế cạnh tranh; thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng và củng cố hệ thống hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo sau hai văn bản nói trên, Thủ tướng đã ban hành Kế hoạch phát triển DNNVV cho giai đoạn 2011 – 2015 (Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 9/12/2012. Kế hoạch phát triển đã đưa ra tuyên bố chính sách mạnh mẽ về sự phát triển của các DNNVV trong thập kỷ tới với một số giải pháp phát triển các DNNVV như sau: (i) cải thiện khuôn khổ về sự phát triển doanh nghiệp; (ii) đưa ra các động lực và hỗ trợ cho các DNNVV ; và (iii) thực hiện các chương trình hỗ trợ các DNNVV, và thành lập Quỹ Hỗ trợ DNNVV.

Gần đây, Quỹ Hỗ trợ DNNVV đã được thành lập theo Quyết Định số 601/QĐ-TTg ngày 17/4/2013. Mục tiêu của quỹ này là hỗ trợ các DNNVV củng cố tính cạnh tranh; thúc đẩy đổi mới dẫn đến nhiều sản phẩm có tính cạnh tranh hơn; phát triển CNHT; và củng cố năng lực quản lý doanh nghiệp.



Sơ đồ 1 dưới đây nêu tên các cơ quan tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hình 3.9. Các nhân tố chính hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nguồn: website của Bộ Kế hoạch Đầu tư

Bên cạnh khuôn khổ chính sách quốc gia hỗ trợ các DNNVV, các văn bản pháp lý khác ví dụ như Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Nghị định về phát triển công nghiệp, Nghị định về khuyến khích nông nghiệp, cũng có những điều khoản hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung, bao gồm các DNNVV nói riêng. Đặc biệt, các chính sách về CNHT (CNHT) cũng khuyến khích sự phát triển của các DNNVV. Vào ngày 03 tháng 11 năm 2015, Chính Phủ ban hành Nghị Định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển CNHT và thay thế Quyết Định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/2/2011 về các chính sách phát triển CNHT.

Theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP, các tổ chức và cá nhân hoạt động trong ngành CNHT thuộc danh sách các lĩnh vực ưu tiên theo Nghị định có thể được hỗ trợ về nguồn tài chính cũng như các chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với các hoạt động của họ, như nghiên cứu và phát triển, ứng dụng và chuyển giao, nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, phát triển thị trường. Nhằm thúc đẩy ngành CNHT, Nghị định đã quy định các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong ngành CNHT, bao gồm các khuyến khích về thuế xuất – nhập khẩu, thuế GTGT, mức lãi xuất ưu đãi cho các khoản vốn tín dụng đầu tư của nhà nước. Thêm vào đó, các DNNVV sản xuất sản phẩm CNHT sẽ được miễn trừ hoặc giảm chi phí thuê đất hoặc nước bề mặt.

Dựa trên tổng quan về các chính sách hỗ trợ DNNVV, một số chương trình hiện tại nhằm hỗ trợ các DNNVV như sau:


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương