BÁo cáo kết quả phỏng vấn thời gian thực hiện: ngày 18-19/9/2013 Kết quả buổi phỏng vấn



tải về 200.98 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích200.98 Kb.
#12534
  1   2   3
BÁO CÁO KẾT QUẢ PHỎNG VẤN
Thời gian thực hiện: ngày 18-19/9/2013

Kết quả buổi phỏng vấn:

  1. Thông tin chung về nhóm đối tượng được phỏng vấn

  • Dạng khuyết tật: khuyết tật vận động, trong đó có 18 người khuyết tật ở chân chiếm tỷ lệ cao với 75%), tiếp theo đó là khuyết tật ở tay chiếm 20% và khuyết tật cột sống chiếm 4%.

  • Số lượng: tổng số có 24 đối tượng tham gia trong nhóm phỏng vấn trong đó có 11 nữ chiếm 46% và 13 nam chiếm 54%.

  • Độ tuổi: đối tượng tham gia phỏng vấn ở độ tuổi từ 25 – 55 tuổi, trong đó ở độ tuổi từ 25 – 35 chiếm 25%, từ 35 – 45 chiếm 42 % và từ 45 -55 tuổi chiếm 33%.

  • Nghề nghiệp: Kết quả phỏng vấn cho thấy, ngành nghề mà NKT làm rất đa dạng nhưng chủ yếu là lao động phổ thông. Số NKTcó việc làm chiếm 87% và không có việc làm chiếm 13%. Bảng số liệu dưới đây sẽ cho biết cụ thể về các loại nghề mà NKT đang làm.

Bảng 1: Nghề nghiệp của NKT

Nghề nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ(%)

May

7

33%

Mở công ty, xưởng sản xuất

2

10%

Mở cửa hàng, kinh doanh tạp hóa

3

14%

Làm việc ở tổ chức xã hội

2

10%

Nông nghiệp

2

10%

Ngành nghề khác

5

24%

Qua bảng số liệu, ta thấy nghề nghiệp chính của NKT tham gia phỏng vấn là nghề may chiếm 3329% và 100% là do nữ làm, tiếp theo là mở cửa hàng nhỏ kinh doanh tạp hóa chiếm 14% và cũng 100% do nữ làm, đứng thứ 3 đó là mở công ty, xưởng sản xuất, làm việc ở tổ chức xã hội và nông nghiệp chiếm 10%, các ngành nghề khác chiếm 24% như chạy xe ba bánh, cắt tóc, bán hàng vỉa hè, trồng cây cảnh…



  • Trình độ học vấn: chủ yếu chưa tốt nghiệp phổ thông cấp 3 và chỉ có 4% tốt nghiệp đại học.

  1. Kết quả buổi phỏng vấn

    1. Khó khăn

  • Khó khăn trong vấn đề xin việc: Kết quả buổi phỏng vấn cho thấy tỷ lệ những người gặp khó khăn trong quá trình xin việc chỉ chiếm có 8% và họ đang ở độ tuổi 25-35. Nguyên nhân họ gặp khó khăn bởi (1) do họ là NKT, (2) do không có bằng cấp, chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp cụ thể, (3) tiếp cận thông tin khó khăn, (4) ngại đến những cơ sở, những trung tâm giới thiệu việc làm và (5) không có sự hỗ trợ của gia đình.

Đối với 92% số người còn lại thì họ không phải không gặp khó khăn, vấn đề là 92% người này họ tự tạo việc làm cho chính mình bởi họ cho rằng 1 phần mình có đi xin việc thì nhà tuyển dụng cũng không tuyển bởi điều kiện sức khỏe của họ, một phần cũng do họ tự tạo ra được công việc phù hợp với tình hình sức khỏe và hoàn cảnh, điều kiện của họ. Họ chủ yếu làm các nghề phổ thông, thu nhập thấp như số liệu thống kê tại Bảng 1.

  • Khó khăn về tài chính: 75% người trong nhóm phỏng vấn chia sẻ họ gặp khó khăn về tài chính. Do điều kiện sức khỏe bản thân cho nên đã ảnh hưởng tới khả năng tạo thu nhập và kinh tế của gia đình.



Những người gặp khó khăn về tài chính thì chủ yếu là những người có sức khỏe yếu, gia đình đông con, một mình nuôi con, độc thân… Những nguyên nhân này khiến cho bản thân và gia đình của những NKT gặp khó khăn về tài chính. Sức khỏe yếu không làm được việc cộng với công việc lại không ổn định, thu nhập bấp bênh, thấp. Ngoài ra, sức khỏe yếu lại thường xuyên phải đi viện nên ảnh hưởng rất nhiều tới điều kiện kinh tế của gia đình.



  • Kết quả phỏng vấn cũng chỉ ra rằng những người khuyết tật vận động này họ gặp khó khăn trong việc đi lại, đi đâu họ cũng phải có người trở hoặc phải đi xe ôm, taxi. Còn việc tiếp cận với các phương tiện giao thông công cộng như xe bus thì gần như họ không tiếp cận được bởi họ không thể tự mình lên xuống xe bus nếu như không có sự trợ giúp từ người khác.






  • Khó khăn trong việc tiếp cận với cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng thì những người tham gia phỏng vấn cũng chia sẻ họ gặp rất khó khăn, như việc đi đến các nơi công cộng, cơ quan thì rất ít nơi có đường thiết kế riêng cho người khuyết tật, đặc biệt là khu vệ sinh. Chia sẻ về vấn đề này, một thành viên trong nhóm tham gia phỏng vấn đã đưa ra ngay một minh chứng rất thực tế và rõ ràng đó là ngay tại nơi diễn ra buổi phỏng vấn ngày hôm nay thì có chỗ xe lăn lên được, có chỗ lại không có đường cho xe lăn lên.

  • Thái độ của cộng đồng, gia đình đối với NKT: Kết quả buổi phỏng vấn cho thấy trong xã hội vẫn còn có sự kỳ thị, thái độ đối với người khuyết tật. và không chỉ trong xã hội mà chính trong gia đình người khuyết tật cũng có sự kỳ thị đối với họ. Thái độ coi thường khả năng NKT, cho rằng họ vô dụng, không làm được việc gì. Một chia sẻ của trong buổi phỏng vấn về vấn đề này: “…NKT nói chung chưa được xã hội nhìn nhận đúng mức họ vẫn coi thường NKT nhiều quá. NKT thường hay mặc cảm với xã hội vì họ cảm thấy người bình thường coi thường họ, cảm thấy kém cỏi so với người bình thường mặc dù trên thực tế họ không thua kém người bình thường, thậm chí có những việc mà NKT làm được mà người bình thường không làm được. Vì NKT tuy bị thiếu hụt hơn người lành lặn nhưng NKT vươn lên bằng nghị lực, trí não nên có những việc họ làm được mà người bình thường không làm được. Nhưng người bình thường hay nhìn nhận chắc là NKT khó khăn lắm không làm được như người BT. Trước kia tôi cũng nghĩ rằng không biết có làm được những việc như thế không nhưng sau này tôi cũng thích nghi dần dần và có thể tự lực làm được mọi việc. VD như tôi có thể bưng 1 bát cháo to lên cho mẹ tôi bằng cách cho vào thùng nhỏ đeo bên hông và đi bằng nạng….”. Một chia sẻ khác của chị L trong buổi phỏng vấn “…mọi người nhìn thấy tôi luôn hỏi tôi có thể làm được gì không tôi trả lời bạn làm được gì tôi cũng có thể làm được. Bạn làm theo cách của bạn tôi làm theo cách của tôi”. Qua đây cho thấy rằng, bản thân người khuyết tật cũng mặc cảm và tự ti về chính mình điều này cũng một phần do xã hội mang lại, tuy nhiên sự mặc cảm, tự ti này chính bản thân họ dần dần cũng tìm cách khắc phục, vượt qua và chứng minh bằng chính sự nỗ lực, sự vươn lên của bản thân từ việc đơn giản như tự chăm sóc bản thân đến việc tự tạo ra việc làm phù hợp với tình trạng khuyết tật và khả năng của mình.

  • Việc tiếp cận các nguồn thông tin: Việc tiếp cận các nguồn thông tin như các chính sách trợ cấp, các chế độ cho người khuyết tật nói chung ở mức độ vừa phải. Chưa có nhiều các hoạt động, cách thức để tuyên truyền, giới thiệu về các chương trình, chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật. Những thông tin mà NKT có được chủ yếu là thông qua các cuộc họp của Hội NKT tại địa phương, thông qua truyền tai nhau người này bảo người kia. Chú T. chia sẻ: chú có được thông tin là bởi con của chú làm ở Thông tấn xã Việt Nam, cho nên chú cũng hay hỏi và biết đến những văn bản, chính sách liên quan đến người khuyết tật.

Trong số những người tham gia phỏng vấn thì cũng có trường hợp chia sẻ là họ hầu như không có thông tin gì cả.

    1. Chi phí phát sinh

Buổi phỏng vấn cho thấy, trong cuộc sống hàng ngày của NKT có rất nhiều các chi phí phát sinh. Tuy nhiên, tập trung nhiều và phổ biến là những chi phí phát sinh sau:

  • Các chi phí y tế: Do đặc điểm bản thân bị khuyết tật cho nên tình trạng sức khoẻ của những NKT cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì vậy, việc hay phải đi thăm khám tại các cơ sở y tế là rất thường xuyên với họ. Đối với những người có thẻ BHYT thì chi phí phát sinh đó là tiền khám thêm, mua thêm thuốc bên ngoài bởi trong thẻ bảo hiểm y tế thì họ chỉ được hưởng trợ cấp một số loại thuốc còn những loại thuốc khác thì họ phải tự bỏ tiền túi ra để mua. Có trường hợp trong nhóm phỏng vấn bị bệnh ngừng thở khi ngủ, điều trị bệnh này thì lại không nằm trong diện bảo hiểm y tế, các thiết bị hỗ trợ cho việc điều trị này cũng vậy. Do vậy, họ phải chi rất nhiều tiền cho việc điều trị.

Còn đối với những người không có thẻ BHYT thì họ phải chi trả như một người bình thường. Chia sẻ của chị T. trong buổi phỏng vấn về trường hợp của mình: Chị không có thẻ bảo hiểm y tế, lại bị mắc bệnh thiên đầu thống. Chi phí để chị phải chi trả cho mỗi lần đi mổ là rất tốn kém và chị phải chi trả toàn bộ. Chị đã phải đi mổ đến lần thứ 4 và đã 2 năm nay chị chưa đi khám lại từ sau lần mổ cuối bởi chị sợ khi khám lại có thể chị sẽ lại phải yêu cầu mổ mà chị thì chưa có tiền.

  • Ngoài chi phí phải bỏ thêm tiền để mua thuốc ngoài bảo hiểm và trong quá trình điều trị thì những chi phí khác đi kèm khi NKT đi khám chữa bệnh đó là chi phí cho người thân trong gia đình đi theo để giúp họ trong việc khám chữa bệnh, điều trị (đi lại tăng thêm, ăn ở nếu phải nằm viện…)

  • Chi phí đi lại: do là người khuyết tật vận động nên họ phải bỏ ra nhiều các chi phí cho việc đi lại bởi họ gặp rất khó khăn trong việc di chuyển: họ phải thuê xe ôm hay đi taxi để di chuyển.

  • Chi thiết bị hỗ trợ: Để có thể tự mình di chuyển, thì cũng có một số những NKT họ chủ động trang bị các phương tiện di chuyển phù hợp với mình như xe 3 bánh, nạng… và với họ thì đây đều là các chi phí phát sinh. Bởi ví dụ khi họ mua 1 chiếc xe máy bình thường về nếu với người bình thường thì chỉ việc sử dụng luôn nhưng đối với họ thì lại phải sửa chữa, thay đổi một số chi tiết và thiết kế để họ có thể sử dụng được. Và để thực hiện những điều này thì đều phát sinh các chi phí

    1. Trang trải các chi phí phát sinh

Để trang trải các khoản chi phí phát sinh và trong cuộc sống hàng ngày thì kết quả buổi phỏng vấn cho thấy một số hướng giải quyết sau:

  • Vay vốn tín dụng: vay vốn tín dụng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh; để xây nhà trọ cho thuê, mở cửa hàng … tạo thêm thu nhập cho gia đình;

  • Vay mượn của người thân và bạn bè: để đóng học cho con; để đi chữa bệnh.

  • Đi tìm các việc thời vụ để có thu nhập trang trải các chi phí.

    1. Hỗ trợ của người thân trong gia đình

Qua phỏng vấn cho thấy đa số tất cả những NKT tham gia phỏng vấn đều nhận được sự hỗ trợ của người thân. Những sự hỗ trợ này thì dưới nhiều hình thức như hỗ trợ chăm sóc cho bản thân những người khuyết tật trong cuộc sống hàng ngày, có người thì nhận được sự hỗ trợ tiền bạc của những người thân, họ hàng, có người thì nhận được sự hỗ trợ của người thân thông qua việc người thân tạo môi trường và luôn tạo cơ hội để bản thân NKT đó cảm thấy mình luôn hòa nhập với cộng đồng và có thể tự mình chăm sóc và nuôi dưỡng bản thân, tự tin vào khả năng của mình.

Tuy nhiên, cũng có người không nhận được sự hỗ trợ nào của người thân trong gia đình, họ phải tự mình lo hết mọi thứ từ việc chăm sóc bản thân cho đến việc tìm kế sinh nhai.



    1. Hỗ trợ từ phía Nhà nước và cộng đồng

Kết qủa phỏng vấn cho thấy NKT nhận được các sự trợ giúp từ phía Nhà nước và cộng đồng xã hội. Cụ thể, NKT nhận được những sự trợ giúp thông qua các chính sách sau:

  • Chính sách trợ cấp cho NKT: Cuộc phỏng vấn cho thấy không phải tất cả NKT đều được nhận trợ cấp xã hội, có 67% NKT được nhận trợ cấp xã hội và 33% không được nhận trợ cấp. NKT đánh giá cao chính sách trợ cấp của Nhà nước tuy nhiên họ cũng đề nghị là được nâng mức trợ cấp lên vì mức trợ cấp hiện tại tương đối thấp.

  • Chăm sóc sức khỏe: Kết quả phỏng vấn cho thấy có 67% người có thẻ BHYT và và 33% không có thẻ BHYT. Như vậy, không phải NKT nào cũng được hưởng chế độ từ BHYT.

  • Chính sách vay vốn: 100% những người tham gia phỏng vấn đều được vay vốn với hạn mức tối đa là 20.000.000 đồng với thời hạn là 2 năm và mức lãi suất là 0,03%/tháng. Thủ tục vay đơn giản, dưới 20.000.000đ không cần thế chấp, trên 20.000.000đ xuất trình giấy đăng ký kinh doanh. Lãi suất 1 tháng hoặc 3 tháng trả 1 lần. Họ đánh giá chính sách này rất thiết thực, hiệu quả phù hợp với nhu cầu mong muốn và khả năng chi trả của họ bởi họ chỉ phải chịu mức lãi suất rất thấp và thời gian vay cũng tương đối dài.

  • Các chính sách miễn giảm:

Qua buổi phỏng vấn, chính sách miễn giảm của Nhà nước như đóng tiền đèn đường, vệ sinh thì có 1 người trong nhóm chia sẻ họ được hưởng chính sách này.

Chính sách miễn giảm cho NKT khi đi học: NKT đều được hưởng.



Chính sách miễn giảm cho con NKT: Qua phỏng vấn cho thấy đa số con em của NKT không nhận được bất kỳ miễn giảm nào (như giảm học phí, khi sử dụng các phương tiện công cộng…) tuy nhiên cũng qua chia sẻ của 1 người trong nhóm phỏng vấn thì con em NKT được hưởng những chế độ miễn giảm khi đi học.

  • Vé xe bus miễn phí: Đa số NKT không sử dụng vé xe bus miễn phí bởi vì họ không sử dụng được. Việc tiếp cận sử dụng xe bus quá khó khăn đối với họ và đặc biệt có một vấn đề đó là vé xe bus ở vùng nào thì chỉ có giá trị ở vùng đó. Một NKT trong buổi phỏng vấn chia sẻ: khi tôi đi ra tỉnh ngoài, đưa vé xe bus miễn phí ra thì anh phụ lái nói luôn rằng anh mang cái vé này về Hà Nội mà dùng, chúng tôi ở đây không dùng. Một vấn đề khác đó là việc linh hoạt khi sử dụng vé xe bus. Ví dụ, như khi đi xe bus ở Hà Nội, nếu như NKT không đưa vé xe bus cấp cho NKT ra thì họ vẫn thu tiền như của người bình thường. Trong khi đó, ở Thành phố HCM, NKT không cần đưa vé xe bus miễn phí ra thì họ vẫn được miễn phí khi lên xe bus.

    1. Loại hình giúp đỡ từ Chính phủ hay người thân trong gia đình:

Kết quả phỏng vấn cho thấy NKT mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước trên những vấn đề sau:

  • Chính sách chăm sóc sức khỏe: mong muốn Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí cho tất cả NKT vì trên thực tế không phải NKT nào cũng được cấp thẻ BHYT, chỉ những người nào được nhận trợ cấp xã hội thì mới được nhận thẻ BHYT.

  • Chính sách bảo trợ xã hội: Mong muốn mọi NKT đều được nhận trợ cấp xã hội bởi trên thực tế không phải NKT nào cũng được nhận trợ cấp xã hội để giảm bớt khó khăn cho NKT. Đồng thời, cũng mong muốn nâng mức trợ cấp xã hội lên.

  • Các chính sách miễn giảm khác: mong muốn có chính sách miễn giảm các loại thuế giá trị gia tăng cho NKT. Ví dụ, tiền điện, nước, internet…

  • Chính sách miễn giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia sử dụng các dịch vụ phương tiện công cộng như tàu hỏa, máy bay; khi sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao: mong muốn được giảm một phần giá khi sử dụng các dịch vụ này để tạo điều kiện cho NKT hòa nhập với cộng đồng.

  • Chính sách miễn giảm cho con em NKT: Qua phỏng vấn, hầu như con em NKT không được hưởng bất kỳ sự hỗ trợ hay miễn giảm nào, như học phí và các khoản đóng góp thêm ở nhà trường, tham gia các phương tiện giao thông công cộng. Gia đình họ vẫn phải đóng các khoản phí giống như con em của các gia đình bình thường. Do vậy, họ mong muốn có chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho con em của họ.

  • Công việc: Qua phỏng vấn, có một số NKT họ mong muốn có được công ăn việc làm ổn định để có thể nuôi sống bản thân, duy trì cuộc sống gia đình và giảm bớt gánh nặng cho gia đình.

Báo cáo Nhóm Khiếm Thính 18/09

Về Bảo trợ Xã hội và Chính sách

Với Người Khuyết tật Việt Nam

Trong khuôn khổ dự án Bảo trợ Xã hội và Chính sách, chúng tôi đã tiến hành thảo luận nhóm với một nhóm người khiếm thính vào buổi sáng thứ 4 ngày 18 tháng 9 năm 2013 tại trường Estih, số 1, ngõ 75, phố Đặng Văn Ngữ, quận Đống Đa, Hà Nội.


Nhóm khiếm thính được phỏng vấn ngày 18/09 gồm 9 người, trong đó có 5 nam và 3 nữ khiếm thính, và 1 nữ phiên dịch viên. Tổng thời gian làm việc là 2 tiếng đồng hồ tính từ thời điểm tập hợp nhóm lúc 9h00, bắt đầu thảo luận lúc 9h30, và kết thúc vào lúc 11h10.
Hình thức thảo luận nhóm là người phỏng vấn đưa ra 6 câu hỏi lớn và khuyến khích các thành viên trong nhóm khiếm thính tự chia sẻ các thông tin liên quan. Trong suốt buổi thảo luận, các thành viên đã nhiệt tình chia sẻ quan điểm cá nhân, các vấn đề được đề cập, cũng như nêu lên một số mong muốn của bản thân.
Độ tuổi trung bình của nhóm là 19 – 23 với 4 thành viên hiện đang theo học một chương trình giáo dục tài trợ bởi Chính phủ Nhật. Các thành viên còn lại có 2 người ở độ tuổi trên 30 và 2 người dưới 23 tuổi. Trong số 4 người này, có 3 người lớn tuổi nhất đã lập gia đình và có việc làm còn một thành viên còn lại khoảng 21 tuổi hiện đang thất nghiệp.
Với câu hỏi thứ nhất, khi được hỏi về các vấn đề khó khăn trong quá trình xin việc làm (câu 1), một thành viên đã đại diện nhóm tóm lược một số khó khăn cơ bản mà đa số cả nhóm đều gặp phải. Đầu tiên là sự phân biệt đối xử của nhà tuyển dụng (c) cũng như là trình độ văn hóa (d) của bản thân những người khiếm thính chưa đáp ứng được yêu cầu: "Bản thân tôi là một người khiếm thính, và bản thân kinh nghiệm của tôi, thì tôi thấy là cái việc xin việc làm có rất nhiều rào cản. Bởi vì bản thân chúng tôi chưa có nhiều kinh nghiệm, bởi vậy mà khi xin việc làm chúng tôi gặp rất nhiều rào cản." (T.A.) (6.57)
Khi nói về vấn đề phân biệt đối xử (c), ghi nhận từ phía những người khuyết tật cho thấy nhiều nhà tuyển dụng nhìn nhận người khiếm thính chỉ đơn thuần là những người khuyết tật nên khó đáp ứng được yêu cầu công việc nói chung. Nhưng thực tế những người khiếm thính cho rằng họ chỉ có vấn đề về việc nghe - nói trong giao tiếp còn về cơ bản các việc cần nhiều về sức khỏe cũng như các công việc trí óc họ dều có thể đáp ứng được. Điển hình trong nhóm có một thành viên tên K., 31 tuổi, đang làm cho một công ty tin học là một ví dụ minh chứng cho khả năng làm việc của người khuyết tật nói chung, người khiếm thính nói riêng.
Tuy vậy, không phải thành viên nào cũng may mắn như vậy, với bản thân anh T. thì chia sẻ rằng: "Hồi trước tôi có làm cái hồ sơ để nộp vào cái khách sạn Nicko. Và sau đó là tôi để hồ sơ đó, ở đó rất là lâu, và tôi nghĩ là họ có thể cần thời gian để kiểm tra năng lực." (9.51) Hồ sơ của một số thành viên thường không được các nhà tuyển dụng quan tâm, họ hứa hẹn xem xét và chỉ đơn thuần là không liên lạc lại. 2 thành viên có việc làm của nhóm còn lại, 1 là có sự trợ giúp của ngôi trường anh đã từng theo học để làm công tác đào tạo chuyên viên về người khiếm thính còn 1 là mở một quán nước với thu nhập không ổn định.
Rõ ràng, vấn đề phân biệt đối xử chính là rào cản lớn nhất để người khiếm thính bước chân vào một công ty thực sự ngoài thị trường.
Về trình độ văn hóa (d), người khiếm thính gặp phải một rào cản lớn là bậc học của họ, đặc biệt là với những người khiếm thính ở ngoài Hà Nội, chỉ đạt đến cấp 2 và thường họ chỉ học xong cấp 1. Trong Sài Gòn thì các bạn khiếm thính có trình độ văn hóa cao hơn, và có thể học đến đại học. Anh T.A. chia sẻ: "Tôi xin chia sẻ một chút là cái thông tin về cộng đồng người điếc ở Việt Nam, thì đó là ở Miền Nam các bạn ấy có được học lên cái trình độ cấp 1, cấp 2, cấp 3, và thậm chí là đại học nhưng mà ở Hà Nội thì hiện tại chỉ có đến trình độ cấp 2 thôi. Và các bạn ở miền Nam thì có chia sẻ là trong đó thì các bạn học xong rồi nhưng mà vẫn khó khăn trong việc xin việc làm." (17.17) Với yêu cầu khắc nghiệt của thị trường việc làm hiện nay, việc chưa hoàn thành 12 năm phổ thông là một vấn đề rất đáng lưu tâm với người khiếm thính.
Bên cạnh đó, vấn đề tìm kiếm thông tin việc làm (h) cũng là một trở ngại cho người khiếm thính. Họ phải nhờ bạn bè trong cộng đồng người khiếm thính nói riêng và người khuyết tật nói chung để có được những thông tin về các khóa học cũng như cơ hội việc làm.
Người khiếm thính thường gặp phải vấn đề về giao tiếp với mọi người (i) trong xã hội bên ngoài. Chị H. chia sẻ: "Đó là việc giao tiếp giữa người khiếm thính và người nghe nói. Và tôi cảm thấy là cái rào cản đó là khi mà, khi mà người khiếm thính họ chỉ hòa đồng trong cái thế giới của họ thôi. Và người nghe nói cũng vậy, khi mà giao tiếp với nhau thì trở ngại và một phần, một phần cũng là do cái ngôn ngữ khác nhau cho nên là rất ngại để hòa đồng với nhau. Và người nghe nói thì luôn nghĩ là cái ngôn ngữ của , tức là ngôn ngữ kí hiệu chỉ là một cái điệu bộ. Không phải là một ngôn ngữ. Chỉ là những cái hành động hài hước, gây cười cho người ta thôi. Nhưng mà đấy thì không phải, tôi nghĩ đấy là sai." (8.54) Vì khuyết tật của mình, người khiếm thính phải sử dụng điện thoại di động hay giấy viết để giao tiếp với người bình thường, không phải ai cũng thấy thoải mái để trao đổi lại, một số người thậm chí đã tỏ thái độ khó chịu. Người khuyết tật thường nhạy cảm, vậy nên việc giao tiếp càng trở nên khó khăn.
Thái độ của gia đình (b) cũng đóng một vai trò lớn. Một số thành viên đã được sự ủng hộ tích cực của gia đình tuy nhiên với một số gia đình khác, thì họ đã tỏ lo lắng về khả năng học lên cao để xin việc của các thành viên này. Như chị N.A. chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng bố mẹ tôi lo lắng tương lai tôi đi học xong thì tôi sẽ làm cái gì và tôi đóng góp cho xã hội như thế nào? Bố mẹ tôi lo rất là nhiều tại vì là lo nếu mà người bình thường, người nghe nói không lo nhưng mà bản thân tôi bị điếc, cái gánh nặng đó sẽ nhiều hơn." (20.01) Thái độ của gia đình sẽ là động lực ban đầu để người khiếm thính bước chân ra ngoài xã hội và cũng sẽ là viên đá cản đường đầu tiên nếu những phản hồi là không tích cực.
Khi đề cập đến những khoản chi phí phát sinh (câu 2) của bản thân người khiếm thính, một số thành viên chia sẻ rằng họ rất khó trang trải những chi phí y tế nói chung cũng như không đủ khả năng để mua thiết bị hỗ trợ (a). Máy trợ thính là dụng cụ hỗ trợ cần thiết và toàn bộ các thành viên đều chỉ cần mua máy này. Tuy nhiên, vấn đề giá cả đã khiến họ không tiếp cận được các máy móc hiện đại và việc giao tiếp nhìn chung chỉ dựa trên ngôn ngữ kí hiệu trong cộng đồng người khiếm thính hoặc qua điện thoại hay giấy bút với người nghe nói.
Với đặc thù khuyết tật của mình, người khiếm thính không gặp nhiều khó khăn về việc di chuyển hay vấn đề cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu của họ. Các chi phí y tế khác, nếu là liên quan tới vấn đề khiếm thính, cũng không được các thành viên đề cập. Còn bảo hiểm y tế, về cơ bản là không có phần hỗ trợ riêng cho người khiếm thính nên các thành viên phải tự mua hoặc được hỗ trợ nếu là đang theo học trong trường. Nếu đã rời khỏi trường học, người khiếm thính sẽ phải mua bảo hiểm y tế với giá cả tương đương với người bình thường. Chưa kể khi đi khám, rất khó để bác sĩ hỏi các triệu chứng bệnh vì họ phải trao đổi qua giấy hay điện thoại nên nhiều khi việc khám bệnh rất khó khăn hoặc không có sự hợp tác.
Để trang trải những khoản chi phí trên (câu 3) cũng như các chi phí sinh hoạt đời thường khác, ngoài số tiền kiếm được từ công việc của họ, các thành viên trong nhóm vẫn phải vay mượn thêm từ bạn bè, gia đình, và họ hàng. Những khoản vay này thường không quá nhiều, trong khoảng từ 2-3 triệu cho một gia đình như của T.A. chia sẻ. Hoặc có thể là một số tiền ít hơn để có thể trả ngay trong một khoảng thời gian ngắn. Về cơ bản, các thành viên phải tự cắt giảm chi tiêu với những nguồn thu nhập ít ỏi, như H. (21 tuổi) chia sẻ rằng em luôn tránh phải phụ thuộc tài chính vào bố mẹ.
Một số thành viên đang đi học đã tự trang trải bằng cách làm thêm như mở quán trà chanh hay bán quần áo tại nhà. Tuy vậy, những công việc này chỉ mang tính tạm thời vì thu nhập hạn chế và cũng vì các thành viên này vẫn đang theo học tại trường.
Tuy trong cuộc sống, tài chính của các thành viên rất thiếu thốn và họ thường xuyên phải tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng những nguồn cho vay thì lại rất hạn chế. Bạn bè và người thân luôn là hai nhóm chính và có lẽ là duy nhất mà các thành viên có thể tìm đến khi cần thiết. Không chỉ về mặt tài chính, mà đôi khi sự giúp đỡ của gia đình, người thân (câu 4) về vấn đề giao tiếp hàng ngày như khi đi khám bệnh cũng như là một sự hỗ trợ đáng kể.
Những việc mà gia đình, người thân hỗ trợ các thành viên trong nhóm là rất nhiều, có thể chia làm 3 dạng cơ bản là động viên tinh thần, giúp đỡ tài chính, và hỗ trợ việc làm. Sự giúp đỡ thứ 3 là sự hỗ trợ rất lớn với các thành viên vì giai đoạn tìm được một công việc ổn định mất rất nhiều thời gian, chưa kể 4 thành viên đang đi học tới đây sẽ phải tự bươn chải sau khi ra trường. Bản thân người khiếm thính luôn nỗ lực để tìm được một việc làm có thể nuôi sống họ, nhưng nếu không có sự trợ giúp từ người thân, gánh nặng tinh thần sẽ là không thể tránh khỏi.
Tuy vậy, sự hỗ trợ của gia đình chỉ mang tính tạm thời, nhiều chi phí về y tế và giáo dục cũng như các chính sách về việc làm cho người khiếm thính lại chưa nhận được sự quan tâm xác đáng của Nhà nước. Theo anh T.A., những sự hỗ trợ (câu 5) này sẽ có ý nghĩa rất lớn về lâu dài và làm giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình của những người khuyết tật.
Những thành viên trong nhóm cũng đưa ra một số mong muốn (câu 6) chủ yếu như sự đãi ngộ của Nhà nước về việc chăm sóc sức khỏe và khả năng phục hồi chức năng (c) dành riêng cho người khiếm thính, ví dụ như có người phiên dịch ngôn ngữ kí hiệu trong các bệnh viện lớn. Những khoản trợ cấp hàng tháng (b) để họ có thể trang trải cuộc sống hàng ngày cũng là một đòi hỏi thiết yếu.
Ngoài ra, các thành viên trong nhóm cũng mong muốn sự thay đổi trong nhận thức của các doanh nghiệp cũng như toàn xã hội (e) để nhận người khuyết tật vào làm việc và có đãi ngộ công bằng như những người bình thường khác cũng như để họ có thể thật sự hòa nhập vào cộng đồng. Họ cũng mong rằng trong các chương trình truyền hình sẽ có nhiều chương trình có các ngôn ngữ kí hiệu để phục vụ cho nhu cầu giải trí của họ.
Cuối cùng, về vấn đề giáo dục (d), người khiếm thính mong rằng họ sẽ được học hành lên cao để có được những cơ hội việc làm ổn định hơn.

tải về 200.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương