BÁo cáo kết quả kiểm tra công trình trước mùa mưa lũ năm 2006



tải về 139.77 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích139.77 Kb.
#6046


UBND TP HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BAN CHỈ HUY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO ______________________________________

________________


Số: 52 /BC-PCLB TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 6 năm 2006



BÁO CÁO

Kết quả kiểm tra công trình trước mùa mưa lũ năm 2006

_______________________

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1269/BNN-TL ngày 15-3-2006 về việc kiểm tra công trình trước mùa mưa lũ năm 2006, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp các quận - huyện kiểm tra các công trình phòng chống lụt bão xung yếu; đồng thời có Văn bản số 18/PCLB ngày 24-3-2006 yêu cầu các quận - huyện, đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra các công trình thủy lợi, công trình thủy sản, công trình tiêu thoát nước, kè biển, bờ bao, đường giao thông bị ngập úng và sạt lở bờ sông, kênh, rạch… Cụ thể xin báo cáo như sau:

I- HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH:

1- Huyện Bình Chánh:


  • Xã Quy Đức: đê bao TĐ-2 đã xuống cấp; cống Năm Chiên tiêu năng thượng hạ lưu đã hư.

  • Xã Đa Phước: rạch Hóc Hưu bị bồi lắng; đê bao khu C và Tập đoàn liên doanh đã xuống cấp; cống Chín Do đã hư hỏng nặng.

  • Xã Tân Quý Tây: kênh T12 và kênh T13 bị bồi lắng nhiều đoạn, hạn chế đến tiêu thoát nước; các nắp cống T11, T12, T14 đã bị hư hỏng.

  • Xã Bình Lợi: kênh Liên vùng chưa được triển khai thực hiện xong; hệ thống công trình thủy lợi khu B chưa triển khai thi công nên không đảm bảo ngăn lũ và tưới tiêu; các kênh số 5, 6, 7, 8 đã bị bồi lắng và sạt lở nhiều đoạn; đoạn còn lại 500m của đê bao liên vùng thấp và xuống cấp, cần được nâng cấp.

  • Xã Hưng Long: đê bao rạch Cầu Già đã xuống cấp; kênh T3, T5, rạch Ông Đội bị bồi lắng nhiều đoạn.

  • Xã Tân Nhựt: đê bao Trương Văn Đa và Bà Tỵ đã xuống cấp, nước tràn qua nhiều đoạn khi có triều cường.

  • Xã Tân Kiên: rạch Bà Thao và Lương Ngang bị bồi lắng nhiều đoạn ảnh hưởng đến tiêu thoát nước; đê Sáu Oánh đã xuống cấp, nước tràn nhiều đoạn.

  • Xã Phong Phú: rạch Hưng Nhơn bị bồi lắng nhiều đoạn; cống Ba Lữ đã bị hư hỏng phần cửa cống và tiêu năng hạ lưu; đê bao HTX đã xuống cấp.

  • Xã An Phú Tây: đê bao rạch cầu Già đã xuống cấp; rạch Tân Nhiễu bị bồi lắng ảnh hưởng đến tiêu thoát nước.

  • Thị trấn Tân Túc: kênh Tua Bể, rạch Ông Đồ và Bà Nghề đã bị bồi lắng ảnh hưởng đến tiêu thoát nước.

  • Xã Bình Chánh: rạch Ông Đồ đã bị bồi lắng.

  • Xã Phạm Văn Hai: kênh Nước Mắm và T15B đã bị bồi lắng ảnh hưởng lớn đến tiêu thoát nước; đường An Hạ đã xuống cấp.

  • Xã Bình Hưng: đê TĐ 11, 12, 13 đã xuống cấp và bị nước tràn nhiều đoạn.

  • Xã Lê Minh Xuân: nắp cửa cống kênh 3 và Bàu Cò đã hư hỏng.

2- Huyện Cần Giờ:

a. Các công trình đang thi công:



  • Công trình thủy lợi Gốc Tre (xã Lý Nhơn) đã thi công đạt 90% khối lượng.

  • Công trình thủy lợi cống CT3 và CT5 (xã Lý Nhơn) đang thi công đê quay.

  • Kè đá Long Hòa suốt tuyến, kè đá Thạnh An suốt tuyến đang triển khai thi công; còn kè đá chống sạt lở ấp Bình Mỹ xã Bình Khánh đang lập hồ sơ.

b. Các công trình cần được nâng cấp, sửa chữa:

  • Xã Thạnh An: kè đá khu vực sông Lòng Tàu, ấp Thiềng Liềng; kè đá chắn sóng cù lao Phú Lợi.

  • Thị trấn Cần Thạnh: khu neo đậu tàu, thuyền tránh bão.

  • Xã Long Hòa: kè đá vàm Long Thạnh.

  • Xã Lý Nhơn: kè đá bến Bà Năm; sửa chữa kè đá trường tiểu học Vàm Sát; chống ngập úng khu sản xuất Doi Tiều; nâng cấp đường và xây dựng cống thoát nước khu dân cư ấp Tân Điền; nâng cấp đường Lý Nhơn.

  • Xã An Thới Đông: kè đá chống sạt lở rạch Lá, kênh Bà Tổng (sông Soài Rạp đến kênh Ngay); nâng cấp đê bao rạch Lá; nâng cấp đường Doi Lầu; đường An Thới Đông; kè đá ven sông Soài Rạp, An Nghĩa.

  • Xã Tam Thôn Hiệp: kè đá khu dân cư ấp An Phước, ấp An Lộc; nâng cấp đường Tam Thôn Hiệp.

  • Xã Bình Khánh: kè chống sạt lở Tắc sông Chà đến rạch Thủ Hy; kè đá Tắc sông Chà; xây dựng cống thoát nước các khu dân cư ấp Bình Phước, Bình Trung, Bình Trường, Bình Mỹ.

  • Kè đá Cần Giờ: nâng cấp 10 mỏ hàn chắn sóng bằng công nghệ mới đầu doi Đồng Hòa, chợ Cần Thạnh.

Tổng cộng: 21 công trình, trong đó có 06 công trình nâng cấp đường giao thông, đê bao thủy lợi ở 4 xã phía Bắc, 12 công trình kè đá chống sạt lở ở 6 xã, 01 công trình nâng cấp 10 mỏ hàn bằng công nghệ mới và 01 khu neo đậu tàu thuyền trú bão.

c. Mức độ an toàn của công trình:



  • Đối với kè đá bảo vệ bờ biển, huyện đã cho sửa chữa xong những đoạn hư hỏng, đảm bảo chống triều cường, sóng gió.

  • Những công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản thuộc dạng công trình hở nên chưa phát huy tác dụng ngăn triều cường, huyện thường xuyên khuyến cáo các hộ nuôi trồng thủy sản tôn cao bờ ao.

  • Đối với khu đê bao EC – xã Bình Khánh đã nâng cấp trải sỏi đỏ đảm bảo không tràn bờ, một số tuyến đường giao thông (đường Tam Thôn Hiệp, đường Lý Nhơn) kết hợp ngăn triều cường hiện nay đã xuống cấp cần được duy tu, nâng cấp.

3- Huyện Củ Chi:

a. Hiện trạng công trình thủy lợi khu vực bờ bao Tam Tân - Thái Mỹ:

Bờ bao kênh Thầy Cai (đoạn từ cầu Tân Thái đến cầu An Hạ): dài 23 km tương đối ổn định, các trục tiêu trên hệ thống lòng kênh cỏ mọc nhiều, cần nạo vét, thông thoáng.

b. Các trục tiêu chính:



  • Kênh tiêu Quyết Thắng (đoạn từ kênh Đông đến cầu Quyết Thắng và cầu Gia Bẹ): dài 5,8 km, lòng kênh thông thoáng, tại cống qua đường Tỉnh lộ 7 chênh lệch mực nước thượng, hạ lưu >0,5m; hạ lưu mái kênh bị sạt lở.

  • Kênh tiêu Đức Lập: dài 6 km, hạ lưu cống điều tiết tại Xóm Mới bị sạt lở, mái kênh phía hạ lưu xuống cấp cần duy tu.

  • Rạch Láng The: dài 8,6 km, bị bồi lắng đoạn chảy qua khu vực Phước Vĩnh An, cần được nạo vét.

  • Rạch Cây Xanh - Bà Bếp: bờ kênh vẫn ổn định.

c. Hiện trạng công trình thủy lợi khu vực ven sông Sài Gòn:

  • Rạch Cây Da (đoạn ấp Bốn Phú, xã Trung An): đoạn bờ thấp dài 15m cần tôn cao, mặt bờ tương đối ổn định, cần bổ sung 3 cống 100 dài 6m.

  • Rạch Nhum (đoạn gần Rạch Kè): đoạn bờ yếu dài 10m cần gia cố.

  • Rạch Cây Cui: dài 800m, lòng rạch bị bồi lắng, cần nạo vét thông thoáng dòng chảy.

  • Rạch Cây Điệp (xã Bình Mỹ): một số đoạn bờ bị bể, bờ bao đã xuống cấp, cần nạo vét lòng rạch; đoạn bờ bao cuối giáp cây Xanh lòng kênh bồi lắng, bờ bị sạt lở cần gia cố.

  • Suối Gót Chàng (An Nhơn Tây): dài 2,3 km, bị bồi lắng, cây mọc khá nhiều hai bờ suối, có những đoạn bờ yếu cần gia cố.

  • Suối Xóm Mới: dài 3,9 km có một số đoạn bồi lắng và bị co hẹp cần mở rộng và nạo vét.

  • Kênh tiêu Tân Thạnh Đông - Hòa Phú: dài 6,7 km, tiêu thoát nước cho khu Tân Quy, trường Trung Phú; đây là trục tiêu chính thoát nước cho khu vực, hiện nay bị ô nhiễm nặng do nước thải từ các nhà máy và xí nghiệp xả vào, nhân dân ở khu vực cuối nguồn đã đắp bờ ngăn không cho nước đổ về gây tắc nghẽn dòng chảy.

  • Kênh Rỗng Chùa (dài 1200m), Rỗng Nút (dài 440m), Rỗng Tài (dài 300m): bờ bao ổn định, thoát nước tốt.

  • Khu vực ngã tư Tân Quy (từ nhà Tư Lâm đến công ty Kim Cương): dài 800m, thoát nước cho 200 hộ dân, cần nạo vét, tại đoạn K0+200 có hộ dân xây nhà lấn lòng kênh.

  • Kênh tiêu (từ Công ty Sam Yang về ấp Thạnh An): dài 1,5 km đã bị bồi lắng, mặt cắt bị thu hẹp, cần được nạo vét và mở rộng mặt cắt để giải quyết tiêu thoát nước cho dân ấp Thạnh An.

  • Bờ bao sông Sài Gòn (đoạn từ rạch Tra đến Tỉnh lộ 8), một số đoạn bờ bao đã xuống cấp cần duy tu, nâng cấp như đoạn ấp 6A (dài 70m), đoạn từ rạch Mười Lến đến Đinh Thuận, đoạn từ Bến Cảng đến Bà Đội (dài 300m), đoạn từ Rạch Miểu đến Ba Hè (dài 200m).

  • Bờ bao sông Sài Gòn (đoạn từ Vàm Ông Chi đến Rạch Nhũm - Trung An): có 4 cống bị hư, đoạn tại cầu rạch Kè đã xuống cấp, từ rạch Bà Thậm đến rạch Chuối Nước (dài 200m) có 4 đoạn bị sạt lở cần gia cố.

  • Rạch Vàm Thầy (ấp 4A Bình Mỹ): có 5 đoạn bờ bao (dài khoảng 160m) cần được gia cố.

  • Rạch Cu Bi (Bình Mỹ): 2 đoạn bờ yếu dài 50m, cần gia cố.

d. Hiện trạng công trình thủy lợi khu vực kênh Đông:

  • Kênh tiêu ranh hai ấp Lào Táo - Vân Hàn từ kênh Đông qua N31A - Hương lộ 2 đến kênh tiêu Quyết Thắng: lòng kênh hẹp cần nạo vét, mở rộng để giải quyết tiêu thoát nước cho 200 ha đất nông nghiệp.

  • Kênh tiêu Mít Nài (Phước Lộc): dài 1,2 km, đã bị bồi lắng, cần nạo vét thông thoáng và mở rộng để giải quyết tiêu thoát nước cho 40 ha đất nông nghiệp.

  • Kênh Đông (ấp Bàu Trâu) và kênh N33 cần xây thêm 1 cống tiêu 80 dài 11m; kênh N36 (ấp Vườn Trầu) cần bổ sung 1 cống tiêu 60 dài 5m; kênh N38-3 (ấp Phước An) cần bổ sung 1 cống tiêu 60 dài 6m; kênh N38-2A (ấp Mây Đắng) cần bổ sung cống 60 dài 8m.

  • Khu vực từ đường Nguyễn Thị Rành đến cống Nước Nhỉ bị ngập cục bộ; cống Nước Nhỉ đến Tỉnh Lộ 8 bị bồi lắp mặt cắt kênh hẹp, cần nạo vét mở rộng thoát nước cho khu công nghiệp Tây Bắc và khu dân cư ấp Bàu Tre, xã Tân An Hội.

  • Kênh tiêu T39-4: dài 3 km, đã bị bồi lắng cần nạo vét mở rộng, giải quyết tiêu thoát nước cho 500 ha đất nông nghiệp.

  • Kênh tiêu (ấp Bàu Sim, ấp Hậu): dài 2,5 km bị bồi lắng nhiều năm chưa nạo vét, gây ngập úng cục bộ, cần nạo vét thông thoáng tránh ngập úng cho 40 ha đất nông nghiệp.

4- Huyện Hóc Môn:

a. Hiện trạng công trình đã được đầu tư:



  • Bờ bao rạch Bà Hồng (xã Nhị Bình): dài 2 km, bề rộng bờ 2m, cao trình +02m, đây là hạng mục thuộc dự án công trình Bờ hữu sông Sài Gòn, thường xuyên bị ngập úng khi triều cường.

  • Bờ bao sông cầu Xáng (xã Tân Hiệp): dài khoảng 3 km, chạy dọc theo sông Cầu Xáng từ Cầu Bông (Quốc lộ 22) đến Cầu Xáng và các nhánh T1, T2, T3 Tân Hiệp vẫn đảm bảo ngăn lũ bình thường.

  • Bờ bao Rạch Tra (đoạn từ ranh xã Thới Tam Thôn đến vàm sông Sài Gòn): dài khoảng 5 km, bề rộng bờ 2m, cao trình +02m, đây là hạng mục thuộc dự án công trình Bờ hữu sông Sài Gòn, hiện nay trên tuyến có vài điểm sạt lở cục bộ, có khả năng mất an toàn khi có triều cường cao.

  • Hệ thống bờ bao, đê bao kênh An Hạ, Thầy Cai (thuộc dự án thủy lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh): hiện nay có những đoạn bị xuống cấp (khoảng 4 km, đoạn thuộc xã Tân Thới Nhì), bị ngập khi mưa lớn hay triều cường, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.

  • Các công trình tiêu thoát nước khu dân cư: kênh tiêu Liên xã và các công trình kênh tiêu Liên xã, dài khoảng 5 km, một số hạng mục hiện đã xuống cấp, ở hạ nguồn kênh tiêu bị thu hẹp, ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước.

b. Hiện trạng công trình sử dụng vốn từ Quỹ Phòng chống lụt bão thành phố năm 2004 và 2005:

  • Bờ bao rạch Cả Bản, rạch Hai Bửu (xã Nhị Bình) và rạch Rỗng Hồng (xã Đông Thạnh): có cao trình bờ +02m, hiện nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, có thể ngăn ngừa ảnh hưởng việc xả lũ của hồ Dầu Tiếng, triều cường, bão, lũ trong năm.

  • Bờ bao rạch Ông Bầu, rạch Bàu Dài (xã Đông Thạnh) và kênh tiêu thoát nước Hầm chữ T đổ ra kênh tiêu Liên xã: đã hoàn chỉnh thiết kế dự toán, dự kiến công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2006.

c. Hiện trạng công trình sử dụng vốn sự nghiệp nông lâm thủy lợi của huyện (đầu tư trong năm 2005):

  • Công trình thoát nước Tỉnh lộ 15 (đường Đỗ Văn Dậy xã Tân Hiệp): đã thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2005; vì vậy vào mùa mưa năm 2006 ở khu vực này sẽ không còn bị ngập úng cục bộ.

  • Công trình nạo vét 12 tuyến mương thoát nước (xã Bà Điểm): đã thi công hơn 90%, tiêu thoát nước nhanh vào những cơn mưa đầu mùa năm 2006, phục vụ tốt cho việc tiêu thoát nước vào mùa mưa, bão năm 2006.

d. Hiện trạng công trình sử dụng vốn sự nghiệp nông lâm thủy lợi của huyện (đầu tư trong năm 2006), đã được lập thiết kế dự toán và thi công trước mùa mưa năm 2006:

  • Công trình gia cố bờ bao 2 rạch Nhà Vuông và Ba Y (ấp 2, xã Nhị Bình).

  • Công trình nạo vét kênh tiêu Liên ấp xã Xuân Thới Sơn.

e. Hiện trạng công trình hệ thống bờ bao (ven sông Sài Gòn) và các rạch nhánh (xã Nhị Bình và Đông Thạnh):

  • Hệ thống các tuyến bờ bao ven sông Sài Gòn đã có từ lâu, chủ yếu do nhân dân tự cơi đắp nhằm bảo vệ hoa màu, vườn cây ăn trái; hiện nay đã xuống cấp và có khả năng gây ngập úng khi xảy ra bão, xả lũ của hồ Dầu Tiếng kết hợp triều cường.

  • Khu vực một số sông, rạch thuộc xã Nhị Bình thường uyên bị ngập úng khi triều cường cao hoặc xả lũ của hồ Dầu Tiếng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, giao thông của người dân; tuy nhiên khu vực này thuộc dự án công trình thủy lợi bờ hữu sông Sài Gòn nên việc đầu tư vốn cho các công trình chưa thực hiện được.

5- Huyện Nhà Bè:

a. Hiện trạng hệ thống bờ bao các hộ nuôi trồng thủy sản:

Huyện Nhà Bè có khoảng 900 ha ao nuôi tôm sú, có hệ thống đê bao khá tốt. Một số hộ nuôi bán thâm canh có cao trình bờ và bờ bao chưa đáp ứng được khả năng ngăn chặn triều cường đã được Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện khuyến cáo duy tu, nâng cấp các đoạn bờ bị xuống cấp.

b. Khu vực có nguy cơ bị sạt lở:

Khu vực có nguy cơ sạt lở bao gồm: khu vực cầu Mương Chuối (thuộc xã Phú Xuân và Nhơn Đức), khu vực cầu Long Kiển, khu vực cầu Phú Xuân, khu vực cầu Phước Lộc, khu vực bến đò Hiệp Phước, khu vực cầu Phước Long (ấp 4, xã Phước kiển). Ủy ban nhân dân huyện đã phối hợp với Khu Đường sông tiến hành cắm biển cảnh báo ở các khu vực có nguy cơ sạt lở và khu vực sạt lở, cắm mốc lộ giới đường sông, đồng thời lập dự án đầu tư xây dựng bờ kè ở các khu vực sạt lở cao.

c. Đường giao thông:

Một số tuyến đường giao thông nông thôn (xã Hiệp Phước) bị ngập khi có triều cao, bao gồm: đường Lò Than (tuyến đường liên ấp 2, 3), dài 5 km; tuyến bến đò rạch Giồng - cầu Lò Rèn, cầu Cây Me đến cầu Bà Liên (giáp Long An), dài 2,5 km; đường Thanh niên xung phong (xã Hiệp Phước), dài 1.441m.

6- Quận 01:


  • Hệ thống thoát nước: Ủy ban nhân dân quận đã chỉ đạo Công ty Công trình Công cộng nạo vét 7.116m cống đường phố, 26.496m cống hẻm, 786 hầm ga đường phố, 2.750 hầm ga hẻm và thu gom, vận chuyển được 22.137 tấn rác.

  • Các khu vực ngập do triều cường: đường Đề Thám (đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Cô Bắc), đường Thi Sách (đoạn từ Nguyễn Siêu đến Đông Du), đường Pasteur (đoạn từ Lê Lợi đến Tôn Thất Thiệp), đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ cổng Xí nghiệp Liên hợp Ba Son đến bờ sông Sài Gòn).

7- Quận 02:

a. Hiện trạng công trình thủy lợi:

Kè sông Sài Gòn khu vực cầu phao 23 (tổ 31, 32 ấp 3, phường An Lợi Đông, thuộc dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm), chiều dài 500m, bị sạt lở nghiêm trọng, gây sụp lún và nứt nền đường ven sông.

b. Các khu vực thường xuyên bị ngập úng do triều cường:



  • Phường Thảo Điền: khu phố 3 (khu báo chí, đường Thảo Điền); khu phố 4 (đường 41, đường Quốc Hưng, khu Thanh Bình); đường Nguyễn Văn Hưởng (ấp Thảo Điền) bị ngập sâu trung bình 0,5m.

  • Phường An Khánh: khu vực trụ sở Ủy ban nhân dân phường, đường số 2 (tổ 52, 53), đoạn đường Lương Định Của (trước Ủy ban nhân dân phường) bị ngập sâu trung bình 0,6m.

  • Phường Cát Lái: khu phố 2 (tổ 21), khu vực tổ 23, 24, 25 và 27 (ấp Mỹ Thủy).

  • Phường Bình An: khu phố 4, ấp Bình Khánh 2 và 3.

8- Quận 3:

Các khu vực bị ngập úng cục bộ khi có mưa to: hẻm 611 Điện Biên Phủ phường 1; hẻm nội bộ khu cư xá Đường sắt Lý Thái Tổ, phường 1; hẻm 136 Trần Quang Diệu, phường 14; đường Bàn Cờ phường 3; một số đoạn đường bờ kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè phường 12 và phường 13.

Ủy ban nhân dân quận đã lập kế hoạch duy tu hẻm, cống thoát nước, vỉa hè... trong năm 2006 và chỉ đạo Công ty Dịch vụ Công ích phối hợp với Ủy ban nhân dân 14 phường tiến hành kiểm tra, rà soát các căn nhà bị xuống cấp, cây xanh, trụ điện... có nguy cơ bị gãy đổ khi có lốc xoáy để có kế hoạch sửa chữa, gia cố và mé nhánh cây, đảm bảo an toàn trong mùa mưa.

9- Quận 4:


  • Hệ thống thoát nước: thường xuyên kiểm tra khả năng thoát nước, sửa chữa các điểm thu nước bị hư hỏng, nạo vét các hầm ga; cụ thể đã nạo vét 20.102m cống D300, 34.474m cống D400, 7.306m cống D600.

  • Các tuyến kè, cầu cảng: vẫn ổn định và chưa có dấu hiệu sạt lở.

  • Các khu vực ngập do triều cường thuộc phường 12 và 15, đường Đoàn Văn Bơ (đoạn từ đường Bến Vân Đồn đến Hoàng Diệu), một số đoạn thuộc đường Tôn Thất Thuyết; tuy nhiên các khu vực này chỉ ngập một số ngày trong năm, không ảnh hưởng nhiều đến giao thông và thuộc dự án xây mới cầu Calmette, dự án nâng cấp đường Tôn Thất Thuyết.

10- Quận 5:

Các khu vực thường xuyên bị ngập do triều cường, mưa to gồm có: đường Phan Phú Tiên (đoạn từ Trần Hưng đạo đến Hàm Tử), đường Nguyễn Thị Nhỏ (đoạn từ Nguyễn Chí Thanh đến Trang Tử), đường Gò Công (đoạn Hải Thượng Lãn Ông đến Phan Văn Khỏe), đường Dương Tử Giang (đoạn từ Trần Hưng Đạo đến Trang Tử), đường Trần Hưng Đạo (đoạn từ Dương Tử Giang đến Học Lạc), đường Trần Hưng Đạo (đoạn từ Tản Đà đến Ngô Quyền), đường Trần Phú (đoạn từ Nguyễn Tri Phương đến Trần Hưng Đạo), đường Châu Văn Liêm (đoạn từ Hồng Bàng đến Hải Thượng Lãn Ông).



11- Quận 6:

Ủy ban nhân dân quận đã chỉ đạo Công ty Dịch vụ Công ích nạo vét toàn bộ hầm ga (8.781 hầm ga) và cống thoát nước (113.107m cống) trên địa bàn quận, bảo đảm tiêu thoát nước nhanh và rút ngắn thời gian ngập úng khi có mưa lớn, triều cường.

Trong năm 2006, quận đầu tư duy tu, nâng cấp 06 công trình (từ nguồn vốn phân cấp của thành phố) gồm: cải tạo, sửa chữa đường Trần Bình; đường Lê Tấn Kế; nâng cấp mặt đường quanh chợ rau Mai Xuân Thưởng; nâng cấp hẻm 165 Nguyễn Văn Luông, phường 10; hẻm 241 Nguyễn Văn Luông, phường 11 và hẻm phường 14.

12- Quận 7:

a. Các con hẻm tiến hành nâng cấp trong năm 2006:



  • Phường Phú Mỹ: đường chuyên dùng 9.

  • Phường Phú Thuận: hẻm 935, khu phố 2 - Huỳnh Tấn Phát.

  • Phường Tân Kiểng: hẻm Mai Lan.

  • Phường Tân Hưng: hẻm 701, khu phố 4 - Trần Xuân Soạn.

  • Phường Tân Thuận Đông: hẻm 118, khu phố 2 - Bùi Văn Ba; hẻm 9 - Trần Trọng Cung, hẻm 98, hẻm 63, khu phố 4 - Trần Văn Khánh.

b. Công trình tiêu thoát nước, rạch:

Hiện nay, rạch Bà Bướm (phường Phú Thuận) dài 1.400m bị lấn chiếm, Công ty Dịch vụ Công ích đang lập kế hoạch nạo vét thông thoáng dòng chảy và giải tỏa các hộ lấn chiếm; rạch Ông Đội (phường Tân Hưng) dài 1.500m đang nạo vét mở rộng 21m, dự kiến hoàn thành trong 04 tháng tới. Ngoài ra, UBND quận cũng đã yêu cầu DNTN Thiên Hà lập phương án duy tu, sửa chữa các đoạn đê bao Hương Tràm đã bị xuống cấp.

Trong quý I, Công ty Dịch vụ Công ích đã triển khai nạo vét, thông thoát cống khu vực cư xá Tân Quy, khu dân cư phường Tân Kiểng, khu dân cư Bến Nghé và một số tuyến đường khác, thông cống Φ800: 1.136m, Φ600: 10.609m, Φ400: 8.360m, nạo vét hố ga (75 x 75): 312 cái, hố ga (90 x 90): 763 cái; đồng thời tiến hành rà soát, kiểm tra các tuyến đường, cống, hố ga, cửa xả thoát nước, cửa xả đập Song Tân... để có kế hoạch sửa chữa kịp thời tránh tình trạng ngập nước trong mùa mưa.

13- Quận 8:


  • Hiện trạng công trình hệ thống đê bao ngăn lũ, tiêu thoát nước gồm: đê bao ven rạch Lồng Đèn, rạch Bà Tàng, rạch Nước Lên, rạch Su, rạch Ruột Ngựa, rạch ven sông Cần Giuộc... luôn được gia cố, đảm bảo ngăn lũ và tiêu thoát nước tốt. Trong những năm qua, quận đã tiến hành gia cố, duy tu trên 8.000m đê bao, nâng cấp hẻm tiêu thoát nước cho nhiều khu vực dân cư thuộc các phường 1, 3, 4, 7, 15 và 16.

  • Một số khu vực có địa hình trũng, thấp ven kênh rạch và hệ thống thoát nước kém: đường bao ven rạch Lồng Đèn, nhánh hẻm ven rạch Bà Tàng, toàn bộ địa bàn phường 15 ven kênh Đôi, kênh Ngang số 2, 3... đã xuống cấp, cần được sửa chữa, cải tạo hoặc xây mới hệ thống tiêu thoát nước, tiếp tục gia cố bờ bao nhằm chống ngập úng trong mùa mưa, lũ. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão quận đang khảo sát, thiết kế các hạng mục trình thành phố xem xét, hỗ trợ gồm: hạng mục gia cố 2.000m đê bao ven rạch Lồng Đèn; nâng cấp hẻm, đường nội bộ ở các khu vực có địa hình trũng thấp thuộc các phường 5, 6, 7, 9, 10, 15 và 16.

14- Quận 9:

a. Hiện trạng các công trình đê bao:



  • Hệ thống đê bao sông Đồng Nai: hiện nay đã xuống cấp và bị gián đoạn ở các cửa sông rạch, hầu như không còn sử dụng được; riêng tuyến đê bao khu vực Bắc Long Phước bị sạt lở một số đoạn nhưng chưa được duy tu.

  • Hệ thống đê bao rạch Trau Trảu - Gò Công: hiện nay công trình đã xuống cấp toàn bộ; riêng khu vực xóm Rẩy là khu vườn cây ăn trái và khu du lịch vườn Cò nhân dân tự tu bổ đê bao nhưng vẫn còn bỏ ngỏ tại ba rạch lớn, trong khi hệ thống bờ bao nội đồng quá yếu nên hàng năm vẫn ngập do bể đê bao nội đồng khi có triều cường.

  • Hệ thống đê bao ven sông Tắc (phường Long Phước): hiện nay còn tương đối tốt do được các hộ dân làm vườn ở cánh đồng Bà Lam tu bổ để làm đường giao thông ven sông Tắc và bảo vệ vườn cây ăn trái của họ.

  • Hệ thống đê bao Lân Ngoài (phường Long Phước): một số đoạn bị sạt lở dài khoảng 300m, Ủy ban nhân dân quận đã cho duy tu một số đoạn xung yếu đảm bảo ngăn triều cường và bảo đảm giao thông nội đồng.

  • Tuyến đường giao thông kết hợp ngăn lũ cù lao Bà Xang, Long Bình: công trình này được quận 9 đầu tư nâng cấp năm 2001-2002 đang còn sử dụng được nhưng đã có dấu hiệu xuống cấp. Ủy ban nhân dân quận 9 đã có kế hoạch duy tu đắp lại một số đoạn xung yếu nước tràn qua và lắp đặt các cống, sửa chữa lại các van đóng xả để đảm bảo chống ngập cho khu vực.

  • Công trình đường giao thông Long Phước 1 (phường Long Phước): toàn tuyến dài 7 km và cũng là tuyến bờ bao ngăn lũ, từ năm 2000 Ủy ban nhân dân quận đã đầu tư 4 km (từ cầu Ông Hòa đến cầu Cây Me), mặt đường trải bê tông nhựa nóng và nâng cao qua mức triều cường; đoạn đường còn lại đang được quận lập dự án nâng cấp hoàn chỉnh.

b. Kế hoạch đầu tư khắc phục của quận:

  • Sử dụng nguồn vốn phân cấp của thành phố, quận 9 đầu tư nâng cấp tuyến đường Long Phước (đoạn từ cầu Cây Me đến bến đò Long Đại).

  • Sử dụng vốn ngân sách quận duy tu, sửa chữa bờ bao bị sạt lở ở khu vực Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú B, Long Trường...; sửa chữa hệ thống đường giao thông nông thôn khu vực ven sông như đường Trường Lưu bị sạt lở do nước triều ngập, duy tu đoạn đê bao ấp Lân Ngoài.

  • Sử dụng vốn hỗ trợ từ Quỹ Phòng chống lụt bão thành phố đầu tư công trình đê bao Xóm Rẩy (ấp Long Đại, phường Long Phước).

15- Quận 10:

Ủy ban nhân dân quận đã chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị phối hợp với Công ty Dịch vụ đô thị và Quản lý nước, Phòng Tài chánh - Kế hoạch khảo sát, lập kế hoạch khai thông cống, rãnh thoát nước tại 15 phường và nạo vét hệ thống thoát nước trên 17 tuyến đã phân cấp cho quận quản lý. Ủy ban nhân dân các phường 2, 3, 7, 9 đã phối hợp với Phòng Quản lý đô thị, Công ty Dịch vụ đô thị và Quản lý nước tiến hành khảo sát, kiểm tra các nhà cao tầng, chung cư bị xuống cấp, có nguy cơ sụp đổ và báo cáo về quận để lập kế hoạch di dời, sửa chữa.



16- Quận 11:

Trong 4 tháng đầu năm 2006, Công ty Dịch vụ công ích đã nạo vét được 43.963m cống, 5.656 hầm ga và phối hợp với Công ty Công viên cây xanh thực hiện tốt công tác bão dưỡng cây xanh, thực hiện kiểm tra mé nhánh, đốn hạ các cây chết trên tuyến đường Lãnh Binh Thăng, Minh Phụng, Lý Thường Kiệt...; lập kế hoạch kiểm tra, bảo quản hệ thống cột thu lôi tại các chung cư cao tầng như chung cư C9 Lý Thường Kiệt, chung cư Tuệ Tĩnh.

Hiện nay, một số khu vực trên địa bàn quận có khả năng bị ngập nước vào mùa mưa như khu dân cư phường 3 (cạnh Công viên Văn hóa Đầm Sen), các nút giao thông Tôn Thất Hiệp – Lãnh Binh Thăng, Bình Thới – Ông Ích Khiêm, một số đoạn tại tuyến đường Hồng Bàng, 3 Tháng 2, xung quanh nút giao thông Minh Phụng - 3 Tháng 2 - Hồng Bàng...

17- Quận 12:


  • Phường An Phú Đông: đây là phường trọng điểm thường xảy ra ngập lụt do có cao trình mặt đất tự nhiên thấp, có hệ thống bờ bao dọc sông Vàm Thuật và sông Sài Gòn dài khoảng 12 km còn rất yếu và thấp, bờ bao có khá nhiều lỗ mọi và hàm ếch. Trong đó, xung yếu nhất là các đoạn bờ bao dọc sông Vàm Thuật (tổ 26, khu phố 1) dài 200m; bờ bao (tổ 38, khu phố 3) dài 100m; tuyến rạch Thợ Ngựa (tổ 54, khu phố 3) chiều dài gia cố 600m; tuyến kênh Kháng Chiến (tổ 14, khu phố 1) dài 400m; tuyến rạch Cầu Chợ (tổ 20, khu phố 1) dài 150m; các tuyến đường ven sông rạch có cao trình mặt đường thấp hơn đỉnh triều thường gây tràn qua đường khi có triều cường gồm tuyến T15 dài 1.500m, tuyến Đình Thần dài 900m, tuyến Ụ Tư Vựng dài 700m.

  • Phường Thạnh Xuân: trên địa bàn phường có nhiều bờ bao thấp và yếu như rạch ông Rỗng Gòn (khu phố 4) dài 800m; rạch ụ ông Sáu Đuông (khu phố 3) dài 200m; rạch Sâu (khu phố 2) dài 500m; rạch Ông Đụng (tổ 40, khu phố 3) dài 80m; rạch Bà Tre dài 500m; tuyến đường ven rạch Rỗng Tùng có cao trình mặt đường thấp có thể tràn bờ khi triều cường dài 1.500m.

  • Phường Thạnh Lộc: có nhiều đoạn bờ bao rất yếu và thấp như rạch Bà Cam (khu phố 1) dài 400m; rạch Ông Tư Nhiều (khu phố 2) dài 150m; rạch Ông Tám Lưới (khu phố 2) dài 200m; rạch Ông Tư Hổ (khu phố 3B) dài 250m; rạch cầu Lò Heo (khu phố 3B) dài 250m; rạch Ụ Ông Tư Mao (khu phố 2) chiều dài gia cố 100m và tuyến bờ bao thuộc dự án khu vực bờ hữu sông Sài Gòn.

  • Ngập úng khu dân cư: trên địa bàn quận có 2 tuyến thoát nước khu dân cư trọng điểm là rạch Cầu Suối và kênh Đồng Tiến. Hiện nay, có khá nhiều rác và vật cản cũng như tình trạng lấn chiếm lòng kênh đã gây tắc nghẽn dòng chảy cần được khai thông trước mùa mưa để phục vụ tiêu thoát nước, trong khi dự án bê tông hóa hai tuyến kênh này chưa thực hiện. Ngoài ra, hệ thống thoát nước dọc đường Tô Ký chưa thực hiện xong nên có thể xảy ra ngập úng. Khu vực trại rau Đồng Tiến chưa xây dựng hệ thống thoát nước sang kênh Đồng Tiến nên hàng năm vẫn xảy ra ngập úng cục bộ.

18- Quận Bình Thạnh:

a. Hiện trạng công trình:



  • Bờ kè Bùi Đình Túy (phường 12), dài 150m; Bờ kè Chu Văn An (phường 12), dài 100m hiện nay vẫn sử dụng tốt.

  • Bờ kè kênh Tham Lương (phường 13), dài 200m: hiện nay đang thi công.

  • Bờ kè rạch Văn Thánh (phường 25), dài 400m: cao độ thấp khi có triều cường, cần gia cố.

  • Hệ thống đê bao dọc theo sông Sài Gòn (phường 28): hiện nay đã xuống cấp và sạt lở nhiều đoạn, cần được gia cố ngay, nhất là đoạn gần rạch Đình và đập cầu Sắt (sạt lở 30m).

  • Hệ thống thoát nước gồm 9 cống xả (phường 27): đã xuống cấp, cần duy tu, sửa chữa.

b. Các khu vực thường xuyên bị ngập úng khi có mưa to, triều cường: hẻm 100, 112 Đinh Tiên Hoàng, phường 1; hẻm 133 Ngô Đức Kế, phường 12; hẻm 446 Bùi Đình Tuý, phường 12; đường Phạm Viết Chánh, phường 19; hẻm 62 Huỳnh Tịnh Của, phường 19; khu vực Nguyễn Văn Lạc, Phan Văn Hân, Nguyễn Ngọc Phương, phường 19; khu vực bán đảo Bình Quới – Thanh Đa.

c. Các trạm bơm chống ngập úng: hiện nay quận có 11 trạm bơm chống ngập úng sử dụng máy nổ, vẫn hoạt động bình thường.



19- Quận Gò Vấp:

  • Phường 5: dọc tuyến đê bao rạch Lăng Cầu Đen (tổ 77, 78, 79, 85 và 86) có nhiều đoạn đê bao bị sụp lở, lỗ mọi, nhiều đoạn thấp, có khoảng 1.500m đê bao cần được tôn cao, gia cố.

  • Phường 13: tuyến đê bao (tổ dân phố 15, khu phố 2): dài 95m, bị sạt hai bên có nguy cơ bị tràn bờ, bề mặt không đều; đoạn đê bao (tổ dân phố 32, khu phố 3) tàu bè thường xuyên qua lại làm bờ ngày càng bị khoét sâu cần được sửa chữa, gia cố.

  • Phường 15: có 14 đoạn đê bao thuộc khu vực rạch Xếp Sâu, tình trạng đê bao bị sạt lở, thấp, cần được tôn cao, gia cố.

20- Quận Tân Bình:

  • Ủy ban nhân dân quận đã phối hợp Ủy ban nhân dân 15 phường tiến hành nạo vét cống thoát nước: 87.155m cống Φ400, 3.647m cống Φ500, 30.319m cống Φ600; nạo vét kênh Tân Trụ dài 1.600m, kênh Hy Vọng dài 1.200m.

  • Phương hướng tập trung công tác phòng chống lụt bão năm 2006: quận sẽ kết hợp với thành phố tiến hành nâng cấp, khơi thông các kênh thoát nước; chỉ đạo các doanh nghiệp, các chợ... duy tu, nâng cấp nơi kinh doanh, kho bãi chứa hàng để đề phòng mưa bão, lốc xoáy.

21- Quận Tân Phú:

  • Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão quận đã chỉ đạo cho Phòng Quản lý đô thị quận và Ban Quản lý dự án kiểm tra lập dự toán kinh phí nạo vét, duy tu cống tiêu thoát nước trước mùa mưa năm 2006:

  • Nạo vét hầm ga: 9.033 hầm ga loại 60 x 60 và loại 75 x 75;

  • Nạo vét cống thoát nước: 59.700m cống D400, 5.469m cống D500, 53.967m cống D600, 1.997m cống D800, 1.427m cống D1000.

  • Ủy ban nhân dân quận tiếp tục phối hợp với Công ty Thoát nước đô thị thành phố hoàn tất việc lắp đặt cống hộp thoát nước ở kênh Nước Đen; giao cho Ủy ban nhân dân các phường sở tại tiến hành nạo vét kênh Hiền Vương, kênh 19/5 và kênh Tây Thạnh.

22- Quận Thủ Đức:

  • Phường Hiệp Bình Phước:

  • Bờ bao rạch Bảy Chiêu (khu phố 4): dài 65m đang xuống cấp, cần đầu tư nâng cấp để bảo vệ cho 20 ha đất vườn, hoa cảnh và hơn 50 hộ dân;

  • Bờ bao rạch Cầu Đúc Nhỏ (khu phố 4): dài 22m, bị bể một đoạn dài 6m vào tháng 11-2005 và đã được đắp lại, cần gia cố;

  • Bờ bao rạch Ụ Lò (khu phố 5): dài 355m, bờ nhỏ, thấp, có nhiều lỗ mọi không có đất tại chỗ để đắp;

  • Bờ bao rạch Đĩa (khu phố 4): dài 6 km, trong đó có 2 km của Savico, hiện nay đang xuống cấp và có khả năng tràn bờ khi có triều cường;

  • Bờ bao rạch Đá (khu phố 5): dài 8 km, bờ bao nằm trong dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính khu đô thị Hiệp Bình Phước do Công ty Xây dựng và Phát triển kinh tế quận 6 làm chủ đầu tư, hiện nay đang xuống cấp, có khả năng ảnh hưởng đến 70 hộ dân nếu xảy ra sự cố vỡ bờ bao.

  • Phường Hiệp Bình Chánh:

  • Cống (D=120m, L=8m) và đập Cầu Nhún dài 32m, Bm=2m (khu phố 7): cần đầu tư xây mới;

  • Bờ bao rạch Võ (khu phố 8): dài 419m, mặt bờ 0,3-0,4m, đã bị sạt lở nhiều đoạn;

  • Bờ bao Đại học Luật (khu phố 9): dài 250m đang xuống cấp, khi triều cường nước tràn bờ gây ngập úng từ 0,3-0,4m, ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt hơn 50 hộ dân;

  • Bờ bao rạch Làng (khu phố 7): dài 550m, đang xuống cấp, cần gia cố;

  • Bờ bao rạch Đĩa (khu phố 7): dài 17m, bị bể một đoạn vào tháng 11 năm 2005 và đã được đắp lại.

  • Phường Tam Phú:

  • Bờ bao rạch Đỉa (khu phố 2): dài 275m, đang xuống cấp, không có đất đắp tại chỗ, khả năng tràn bờ khi có triều cường;

  • Bờ bao rạch Lùng (khu phố 2): đang xuống cấp, không có đất tại chỗ để đắp, cần gia cố 3 đoạn chiều dài 282m;

  • Cống Quai đập Cầu Khỉ (khu phố 2): dài 70m, cần gia cố;

  • Rạch Hương Việt (thuộc 2 phường Tam Phú và Linh Đông): phục vụ công tác tiêu thoát nước; trước mắt cần thực hiện nạo vét, đắp bờ, kè một đoạn từ cống trên đường Tô Ngọc Vân đến cống Sở Gà.

  • Phường Linh Đông:

  • Bờ bao ven sông Sài Gòn (khu phố 8): dài 155m, đang có hiện tượng sạt lở;

  • Bờ bao rạch Lùng (khu phố 7, gần đầu vàm Bà Mụ): dài 45m, bị bể một đoạn dài 6m;

  • Bờ bao đầu vàm rạch Lùng (khu phố 7): đang xuống cấp và có hiện tương sạt lở khoảng 30m ở đoạn đầu vàm.

  • Phường Trường Thọ: bờ bao rạch Thủ Đức (khu phố 8), dài 350m, đang xuống cấp cần được nâng cấp để bảo vệ cho khu vực dân cư 100 hộ dân.

  • Phường Bình Chiểu: bờ bao rạch Nước Trong (khu phố 2), đã xuống cấp, có 6 đoạn bị bể dài tổng cộng 60m, cần sửa chữa để phòng chống ngập úng.

  • Phường Tam Bình:

  • Bờ bao rạch Ông Bông (khu phố 1- phường Tam Phú và khu phố 4 - phường Tam Bình): dài 120m, đã xuống cấp nặng;

  • Bờ bao rạch Bà Cả (khu phố 4): gồm 2 đoạn, dài 370m, đang xuống cấp, đoạn 1 bị bể dài 6m.

23- Các công trình thủy lợi do Công ty Quản lý khai thác dịch vụ Thủy lợi quản lý:

a. Hiện trạng công trình:



  • Kênh Đông - Củ Chi: công trình đã được kiên cố hóa hoàn chỉnh nên đảm bảo được an toàn, ổn định, phục vụ tưới tiêu, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân; tuy nhiên cần có kế hoạch nạo vét thường xuyên để đảm bảo yêu cầu tiêu thoát nước, phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2006-2010.

  • Công trình An Phú - Phú Mỹ Hưng: đê bao ven sông Sài Gòn có một số đoạn bị sạt lở cục bộ, cao trình thấp, cần tu bổ để bảo đảm nhiệm vụ ngăn lũ, nhất là khi hồ Dầu Tiếng xả lũ vào thời điểm triều cường.

  • Công trình bờ hữu sông Sài Gòn (Nam Rạch Tra): đang thi công nhưng tiến độ còn chậm, cần đẩy nhanh tiến độ và có biện pháp ngăn lũ, tiêu thoát nước chống ngập úng trong mùa mưa lũ.

  • Công trình Hóc Môn - Bắc Bình Chánh: đã phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất, đảm bảo ngăn mặn, ngăn lũ, dẫn nước tưới tiêu tốt. Tuy nhiên, còn một số tồn tại sau:

  • Các trạm bơm tiêu T1, T3, T5, T7, T9 (thuộc gói thầu 7B) cần sớm hoàn chỉnh để đưa vào sử dụng, kịp thời vận hành bơm chống úng trong mùa mưa lũ;

  • Đê bao bờ trái kênh An Hạ đoạn từ Tỉnh lộ 9 đến Tỉnh lộ 10 một số đoạn (dài khoảng 1 km) không đảm bảo cao trình ngăn lũ.

  • Các công trình thủy lợi khác trên địa bàn quận 9, quận 12, quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn: công trình thủy lợi Gò Dưa, Cây Xanh - Bà Bếp, Tân Thạnh Đông, Bình Lợi A, Bình Lợi B... đã phát huy hiệu quả.

b. Kế hoạch đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa lũ năm 2006:

  • Tổ chức duy tu, sửa chữa thường xuyên, kịp thời các hạng mục công trình, đảm bảo an toàn phục vụ sản xuất; phối hợp với chính quyền địa phương, đơn vị sản xuất vận động bà con nông dân tăng cường công tác nạo vét kênh mương, khai thông dòng chảy, tu bổ xử lý các hư hỏng kênh nội đồng, đảm bảo dẫn nước tưới tiêu tốt.

  • Tăng cường công tác quản lý, vận hành công trình, điều tiết cống và quan trắc mực nước.

  • Phối hợp với chính quyền địa phương chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ phòng chống lụt bão, chủ động thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”; tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm công trình, nhất là ngăn chặn các phương tiện lưu thông quá tải vận chuyển trên đê bao, bờ kênh gây lún, sạt, hư hỏng công trình; theo dõi hiện trạng công trình, tình hình ngập úng trên địa bàn trong thời gian mưa lũ.

24- Các công trình thủy sản do Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn quản lý:

Hiện trạng các trại nuôi trồng thủy sản: định kỳ vào tháng 8 hằng năm, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn đã chỉ đạo các trại gia cố các bờ ao, đê bao và cống ngăn nước từ bờ sông vào; nạo vét kênh dọc theo các bờ ao, đắp gia cố mặt bờ lên 0,3 – 0,5m. Qua những cơn mưa đầu mùa, các trại vẫn bảo đảm hoạt động sản xuất, không gây tổn thất nghiêm trọng nào.



25- Các công trình do Công ty Cây trồng thành phố quản lý:

  • Các tuyến đê bao, kênh nội đồng đầu tư bằng nguồn vốn phòng chống lụt bão thành phố trong các năm qua vẫn hoạt động hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu lưu thông nước.

  • Tuyến đê bao kênh Ranh - Long An và kênh Liên vùng đảm bảo ngăn lũ xâm nhập; các cửa cống đầu kênh vận hành đúng nhu cầu khi cần thiết.

  • Công ty Cây trồng luôn chuẩn bị thường xuyên 20 máy bơm cơ động (D8 và D20) sẵn sàng chống ngập úng.

  • Một số công trình đã xuống cấp cần được khắc phục:

  • Nâng cấp đê và kênh T10, D1 (khu Phạm Văn Hai) thuộc hệ thống thủy lợi Hóc Môn - Bắc Bình Chánh;

  • Nâng cấp đường kênh An Hạ từ đường AH14 đến Tỉnh lộ 9;

  • Sửa chữa, trang bị thêm các nắp cống 800 khu vực do Công ty Quản lý khai thác dịch vụ Thủy lợi quản lý;

  • Sửa chữa một số đoạn đê bao thuộc tuyến đê bao kênh Ranh và kênh Liên vùng.

26- Các công trình do Khu Đường sông quản lý, làm chủ đầu tư:

  • Các dự án phòng chống sạt lở bờ sông đã hoàn thành:

  • Bờ sông Sài Gòn, dài 107m (khu vực chùa Diệu Pháp, phường 13, quận Bình Thạnh);

  • Bờ sông Đồng Điền, dài 40m (khu vực đình Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè);

  • Bờ sông Đồng Điền, dài 40m (khu vực cầu Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè);

  • Bờ kênh Cây Khô, dài 450m (xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè);

  • Bờ sông Kinh Lộ, dài 55m (xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè);

  • Bãi cạn rạch Tôm, huyện Nhà Bè: nạo vét bãi cạn làm thay đổi dòng chảy gây xói lở bờ rạch.

  • Các dự án phòng chống sạt lở bờ sông đang thực hiện:

  • Bờ sông Kinh Lộ, dài 96m (khu vực bến đò ngang Kinh Lộ, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè);

  • Bờ sông Long Kiểng, dài 250m (khu vực cầu Long Kiểng);

  • Bờ sông Mương Chuối, dài 705m (khu vực cầu Mương Chuối).

  • Các khu vực có nguy cơ sạt lở cao:

  • Bờ rạch Tắc Bến Rô, dài 200m (xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè);

  • Bờ rạch Tôm, dài 400m (khu vực thượng lưu cầu Bà Sáu, xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè);

  • Bờ sông Đồng Điền, dài 250m (khu vực cầu Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè);

  • Bờ kênh Tẻ, dài 55m (khu vực phường Tân Kiểng, Tân Hưng, quận 7);

  • Bờ sông Sài Gòn đường phao số 23, dài 500m, (phường An Lợi Đông, quận 2);

  • Khu vực bán đảo Thanh Đa, quận Bình Thạnh.

II- Ý KIẾN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG, ĐƠN VỊ:

1. Kiến nghị của các đơn vị:

  • Khu Đường sông: đề nghị Ủy ban nhân dân các quận - huyện xây dựng phương án phòng chống sạt lở, nhất là ở các khu vực có nguy cơ sạt lở cao.

  • Công ty Quản lý khai thác dịch vụ Thủy lợi:

  • Chính quyền địa phương các cấp, các đơn vị dùng nước tăng cường duy tu, sửa chữa các kênh mương nội đồng, đảm bảo thông thoáng dòng chảy; tích cực kiểm tra, xử lý các trường hợp lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, xả chất thải gây ô nhiễm nguồn nước;

  • Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình sớm hoàn chỉnh, bàn giao và đưa vào vận hành các trạm bơm thuộc dự án Hóc Môn - Bắc Bình Chánh.

  • Công ty Cây trồng thành phố: đề nghị Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình (Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố) thi công hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng 4 trạm bơm điện.

2. Kiến nghị của các địa phương:

  • UBND quận 2: kiến nghị Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố và Sở Giao thông Công chính thành phố hỗ trợ, giải quyết tình hình ngập úng các khu vực trên địa bàn quận; đặc biệt là tình hình sạt lở đoạn bờ kè sông Sài Gòn (UBND quận 2 đã có Văn bản số 327/UBND ngày 25-01-2006 và Văn bản số 2346/UBND-QLĐT ngày 03-5-2006) vì ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

  • UBND quận 4: kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố nhanh chóng thực hiện các dự án xây mới cầu Calmette, dự án nâng cấp đường Tôn Thất Thuyết để khắc phục tình trạng ngập nước khi có triều cường.

  • UBND quận 11: kiến nghị UBND thành phố có chủ trương chỉ đạo thực hiện phối hợp đồng bộ giữa các ban - ngành để khắc phục ngập úng các tuyến đường có hiệu quả; sớm triển khai dự án cải tạo nạo vét kênh Tân Hóa – Lò Gốm, rạch Hồng Bàng để có thể giải quyết cơ bản thoát nước trong khu vực.

  • UBND quận 12: kiến nghị Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố) triển khai nhanh dự án bờ hữu sông Sài Gòn.

  • UBND quận Tân Phú: đề nghị Sở Giao thông Công chính thành phố thường xuyên tiến hành nạo vét các kênh Hiệp Tân, kênh Tân Hóa và kênh Tham Lương.

III- ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ:

1. Đánh giá, kết luận:

Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có nhiều sông rạch, vì thế rất cần có hệ thống bờ bao ổn định lâu dài để ngăn lũ, ngăn triều chống ngập úng cho khu dân cư và bảo vệ sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay một số khu vực xung yếu trên địa bàn quận 12, quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi… hệ thống bờ bao còn yếu, có thể xảy ra sự cố vỡ bờ bao khi có triều cao; một số khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông, như khu vực xung yếu dọc sông trên địa bàn Nhà Bè, Bình Thạnh… Do đặc thù của bờ bao, công trình thủy lợi nếu không được quản lý duy tu bảo dưỡng thường xuyên sẽ bị xuống cấp nghiêm trọng do hình thành lỗ mọi, chuột đào hang khoét lỗ, sạt lún bờ bao... chính vì các yếu tố này làm bờ bao xuống cấp nhanh và yếu, không đủ cao trình để ngăn triều cường vào những đợt trọng điểm trong năm. Tình trạng này, có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:



  • Công tác quản lý, kiểm tra, tu bổ công trình, nạo vét kênh rạch hằng năm của các địa phương chưa được quan tâm thực hiện đúng mức; trách nhiệm thực hiện việc duy tu, quản lý cũng chưa được phân công chặt chẽ, cụ thể cho từng tổ chức, đơn vị, cá nhân ở địa phương.

  • Nguồn kinh phí đầu tư cho các công trình phòng, chống lụt, bão còn hạn chế so với yêu cầu của hệ thống công trình.

  • Các dự án thủy lợi đầu tư với quy mô lớn như dự án Bờ hữu ven sông Sài Gòn, dự án Tham Lương - Bến Cát… triển khai thi công chậm, một số dự án đầu tư cắt khúc, không đồng bộ nên chưa phát huy hiệu quả của toàn hệ thống.

  • Một số hạng mục xây dựng bờ bao, cống, đập… do các địa phương thực hiện không thông qua ý kiến của cơ quan chuyên ngành nên chỉ mang tính chấp vá, chữa cháy, không đảm bảo quy mô bền vững lâu dài.

  • Các tổ chức, các hộ dân đóng trên địa bàn chưa thực hiện trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, kiểm tra, duy tu, sửa chữa bờ bao nằm trong khu đất của mình quản lý một cách nghiêm túc và thường xuyên. Nhiều dự án được giao (hoặc tạm giao) đất gần sát bờ sông, kênh rạch để xây dựng hạ tầng khu dân cư, khu sản xuất mới chỉ thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chưa thực hiện xong công tác đền bù giải tỏa nên chưa quan tâm việc tu bổ bờ bao; một số dự án đã thực hiện san lấp mặt bằng, trong đó có san lấp một số các rạch nhánh; một số hộ dân trong diện phải giải tỏa để xây dựng dự án hạ tầng (nhưng chưa được đền bù và di dời) không còn trách nhiệm thực hiện gia cố bờ bao; các hộ dân từ nơi khác về mua đất nhưng không xây dựng hay sản xuất (đất bỏ hoang) cũng không thường xuyên kiểm tra duy tu sửa chữa bờ bao…

  • Tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ bờ, chiếm lòng kênh, rạch của một số hộ dân; hiện tượng bồi lắng và xuất hiện các vật cản lớn trong lòng sông, kênh rạch nhưng không được nạo vét làm cản trở đường tiêu thoát, tạo mực nước dâng cao cục bộ gây áp lực phá vỡ bờ.

Ngoài ra, trong những năm qua các đợt triều cường mực nước đều không vượt quá 1,45m (trạm Phú An - sông Sài Gòn), tuy nhiên ngập úng đã xảy ra nhiều nơi trên địa bàn quận 2, quận 6, quận 8, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp... và nhiều tuyến giao thông ven các sông rạch, nhất là khi triều cường kết hợp với mưa lớn. Điều này cho thấy hệ thống thoát nước chưa tốt và không đồng bộ, nhất là hệ thống thoát nước thay thế cho các kênh rạch bị san lấp.

2. Kiến nghị:

Qua báo cáo của các đơn vị, địa phương và thực tế kiểm tra hiện trường cho thấy số lượng và khối lượng các công trình thủy lợi, phòng chống lụt bão cần nâng cấp, duy tu sửa chữa là rất lớn. Vừa qua, UBND thành phố đã chấp thuận hỗ trợ kinh phí từ nguồn Quỹ Phòng, chống lụt, bão thành phố để đầu tư một số công trình phòng chống lụt bão năm 2006 theo đề nghị của các địa phương với tổng số tiền là 9.389.409.000 đồng (Văn bản số 3549/UBND-CNN ngày 01-6-2006) và quận Thủ Đức số tiền 1.288.062.929 đồng (Văn bản số 2456/UBND-CNN ngày 14-4-2006), tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp đầu tư tạm thời có tính cấp bách nhằm đối phó với các đợt triều cường và mùa mưa bão sắp tới; số lượng công trình này là rất nhỏ so với thực tế tại các địa phương.



Để đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ trong việc phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, phát huy hiệu quả hệ thống công trình, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố kiến nghị một số vấn đề như sau:

a. Đối với UBND các quận, huyện:

  • Thực hiện phân cấp quản lý hệ thống công trình thủy lợi và phòng chống lụt bão xuống các đơn vị, phường xã; thường xuyên kiểm tra quản lý, vận hành và bảo vệ các công trình thủy lợi, công trình phòng chống lụt bão; đồng thời có kế hoạch duy tu sửa chữa công trình hằng năm theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001 và điểm 2.6, Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 166/2003/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố.

  • Thành lập bộ phận công ích của địa phương và giao trách nhiệm cho đơn vị này thực hiện công tác duy tu sửa chữa, nâng cấp công trình; chủ động phòng chống và ứng phó kịp thời khi có sự cố công trình.

  • Tăng cường nhân lực, đào tạo năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý thủy lợi ở địa phương.

  • Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình phòng, chống lụt, bão xung yếu được hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Phòng, chống lụt, bão thành phố để đảm bảo ngăn triều, ngăn lũ trong mùa mưa lũ năm 2006.

  • Đối với các hạng mục công trình còn lại, đề nghị các địa phương phối hợp với Sở Giao thông Công chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính… để có kế hoạch đầu tư công trình theo thứ tự ưu tiên.

  • Hằng năm các địa phương phải chủ động bố trí nguồn vốn ngân sách được phân cấp cho mình để đầu tư cho hệ thống công trình thủy lợi và phòng chống lụt bão, tuyệt đối không để công trình xuống cấp dẫn đến sự cố không đáng có.

  • Thực hiện theo Điều 28, 34 Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi, các địa phương và nhân dân kiên quyết phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về lấn chiếm hành lang bảo vệ bờ và lòng sông, kênh rạch gây cản trở dòng chảy (cả nội thành lẫn ngoại thành); vi phạm về vận hành, bảo vệ an toàn công trình; thiếu trách nhiệm duy tu sửa chữa công trình thủy lợi trong khu đất mình quản lý; san lấp kênh rạch trái phép; xả thải ô nhiễm nguồn nước… Thực hiện nghiêm túc theo Quyết định số 319/2003/QĐ-UB ngày 26-12-2003 của Ủy ban nhân dân thành phố (Sở Giao thông Công chính thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố chủ trì). Mức độ và hình thức xử phạt thực hiện theo Nghị định số 140/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Đối với các hộ dân có đất bỏ hoang không sản xuất hoặc xây dựng công trình, cũng không thường xuyên bảo vệ, duy tu bờ bao, cần có biện pháp xử phạt hoặc thu hồi đất nếu quá thời gian quy định của pháp luật.

  • Các địa phương có các dự án về thủy lợi (dự án đê bao bờ tả sông Sài Gòn thuộc phường Hiệp Bình Phước và phường Hiệp Bình Chánh quận Thủ Đức, dự án công trình thủy lợi xã Bình Lợi B huyện Bình Chánh…) cần phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, các cơ quan liên quan để tháo gỡ về thủ tục pháp lý, chính sách giải tỏa, đền bù, thu hồi đất, tái định cư… đẩy nhanh tiến độ, triển khai thi công nhằm phát huy đồng bộ toàn hệ thống công trình.

b. Đối với các sở, ngành:

Thường trực Ban đề nghị:



  • Sở Giao thông Công chính thành phố:

  • Tùy theo phân cấp quản lý sông, kênh, rạch có kế hoạch thường xuyên nạo vét bồi lắng, giải toả các vật cản trong lòng sông, kênh rạch để làm thông thoáng dòng chảy, thuận lợi cho việc tiêu thoát nước và giao thông thủy.

  • Phối hợp với các địa phương rà soát các vị trí sạt lở, nguy cơ sạt lở trên sông, rạch và có kế hoạch đầu tư thực hiện.

  • Chỉ đạo Công ty Thoát nước đô thị phối hợp với các quận nội thành, quận ven đang đô thị hóa xử lý, giải quyết các điểm ngập úng; đối với nơi chưa có hệ thống thoát nước cần xây dựng kế hoạch đầu tư mới trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

  • Sở Quy hoạch và Kiến trúc thành phố: khi thẩm định các bản vẽ quy hoạch chi tiết 1/500 đối với các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, khu dân cư, khu công nghiệp, khu đô thị ven sông đề nghị ghi rõ chỉ giới hàng lang bảo vệ bờ sông, đồng thời cao độ san lấp nền hoàn thiện đưa vào sử dụng phải đảm bảo đúng theo quy định và phù hợp với yêu cầu chống lũ.

c. Kiến nghị UBND Thành phố:

    • Khi giao đất cho các dự án xây dựng hạ tầng khu dân cư, khu sản xuất nằm sát bờ sông, kênh rạch: không giao phần diện tích mặt nước kênh rạch cho các chủ đầu tư (việc sử dụng, san lấp kênh rạch để xây dựng công trình, xây dựng công trình trên kênh phải được cơ quan quản lý chuyên ngành chấp thuận theo quy định tại Quyết định số 319/2003/QĐ-UB ngày 26/12/2003 của UBND Thành phố). Thực hiện theo Điều 22 Chương III Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi, khoản 3 Điều 97 Luật Đất đai năm 2003, trong quyết định giao đất, kiến nghị UBND thành phố yêu cầu các chủ đầu tư có trách nhiệm đầu tư, bảo quản, duy tu sửa chữa bờ bao, công trình thường xuyên trên phần đất do mình quản lý; tránh tình trạng bể bờ bao xảy ra vừa qua như tại phường Hiệp Bình Phước quận Thủ Đức, phường Bình Thuận quận 7.

  • Đối với các dự án đầu tư có tính cấp bách như kè bảo vệ chống sạt lở, gia cố nâng cấp bờ bao nhằm bảo vệ khu dân cư, kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố cho phép thu hồi đất và thực hiện ngay dự án mà không phải chờ hết thời gian công khai dự án (03 tháng đối với đất nông nghiệp, 06 tháng đối với đất phi nông nghiệp, khu dân cư) theo quy định tại khoản 5 Điều 39 Quyết định 106/2005/QĐ-UBND ngày 16-6-2005 của Ủy ban nhân dân thành phố.

Trên đây là báo cáo kết quả kiểm tra công trình trước mùa mưa lũ năm 2006 của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố.

Nơi nhận: TL. TRƯỞNG BAN

  • Cục Thủy lợi; CHÁNH VĂN PHÒNG

  • Cục QL đê điều và PCLB;

  • Phân BCĐ PCLB miền Nam;

  • TT/Thành ủy, TT/HĐND TP;

  • TT/UBND TP: CT, PCT/TT; (đã ký)

  • TT/BCĐ Nông nghiệp Nông thôn TP;

  • VP HĐND-UBND TP;

  • Các thành viên BCH PCLB TP;

  • Ban Giám đốc (Sở); Nguyễn Ngọc Công

  • P. HCTH (Sở);

  • Lưu: VT, TL, PCLB – N.N .


Каталог: docs -> vanban
vanban -> Độc lập Tự do Hạnh phúc ban chỉ huy phòng chống thiên tai và TÌm kiếm cứu nạN
vanban -> Độc lập Tự do Hạnh phúc ban chỉ huy phòng chống lụt bão và TÌm kiếm cứu nạN
vanban -> I. thiên tai trêN ĐỊa bàn thành phố
vanban -> Độc lập Tự do Hạnh phúc ban chỉ huy phòng chống lụt bão và TÌm kiếm cứu nạN
vanban -> Kèm Công văn số: 26 /pclb ngày 24-01-2008 của Ban Chỉ huy pclb tp phụ LỤC 1 CÁc quy đỊnh thực hiện trong
vanban -> Độc lập Tự do Hạnh phúc SỞ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
vanban -> QuyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân thành phố Về ban hành Quy định quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông
vanban -> BỘ XÂy dựng số: 25/2009/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vanban -> Ban chỉ huy pctt và CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 139.77 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương