BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam



tải về 42.98 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích42.98 Kb.
#22178

Nline 2ews Release



Ngày 4 tháng 6 năm 2015

BÁO CÁO HSBC KẾT NỐI GIAO THƯƠNG VIỆT NAM

Kể từ khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam đã có những cải cách mạnh về thương mại, giúp củng cố vị thế trên lĩnh vực may mặc và xây dựng chỗ đứng trong lĩnh vực hàng điện tử. Vị trí địa lý thuận lợi tại Châu Á giúp Việt Nam hưởng lợi trong việc mở cửa thị trường của các quốc gia đang phát triển nhanh trong khu vực, dẫn đầu là Trung Quốc. Triển vọng sẽ có thêm nhiều tiến triển trong việc tự do hóa thương mại khi nhiều hiệp định thương mại đã xong phần đàm phán và ký kết.

TÓM TẮT

frame1

TRIỂN VỌNG DÀI HẠN

Triển vọng thương mại: Triển vọng cho Việt Nam rất hứa hẹn nhờ mức nhân công thấp và vị trí địa lý gần các nền kinh tế phát triển nhanh trong khu vực, dẫn đầu là Trung Quốc. Điều này giúp thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh trong những năm gần đây. Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng trong trung hạn sẽ tiếp tục vì sự tăng trưởng của các ngành xuất khẩu hàng hóa giá trị gia tăng (thể hiện sự dịch chuyển từ sản xuất dệt may qua sản xuất sản phẩm công nghệ cao) sẽ bù lại sức tăng trưởng mạnh của nhập khẩu công nghiệp và hàng tiêu dùng. Xu hướng này sẽ giúp tài khoản vãng lai vẫn đạt giá trị thặng dư, hỗ trợ sự bình ổn hiện tại, và giúp giảm áp lực lạm phát khi giá các sản phẩm tiêu dùng bắt đầu tăng trở lại.

Báo cáo “Kinh Doanh” năm 2015 (Doing Business 2015) của Ngân hàng Thế giới (World Bank) xếp Việt Nam hạng 75 trong số 189 nền kinh tế xét về điều kiện thuận lợi trong giao thương quốc tế, vị trí này cao hơn hẳn Trung Quốc và Ấn Độ. Điều này phản ánh vai trò của Việt Nam là một trung tâm thương mại trong khu vực và các nỗ lực xóa bỏ rào cản thương mại tự do của Việt Nam. Các thỏa thuận thương mại với khối ASEAN, Mỹ, và châu Âu trong những năm sắp tới sẽ đảm bảo mở cửa thị trường cho các ngành xuất khẩu giá trị cao hơn và giúp giảm chi phí nhập khẩu.

Với bối cảnh này, chúng tôi dự đoán tăng trưởng GDP thực sẽ hơn 5% mỗi năm trong một thập kỷ cho đến năm 2030. Tuy nhiên, triển vọng này có thể có một số rủi ro gây ra do sự chậm trễ của chính phủ trong các hoạt động tái cấu trúc và sự thụt lùi trong đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng (cụ thể nguồn cung năng lượng) và các hiệp định thương mại có thể bị trì hoãn. Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn cũng sẽ tác động đến thương mại.

Hành lang thương mại xuất khẩu tiềm năng

Ngành hàng dệt may được kỳ vọng sẽ đóng góp gần 20% cho tăng trưởng của ngành xuất khẩu hàng tiêu dùng từ nay đến năm 2030. Việt Nam cũng đã tạo dựng được sự hiện diện trên thị trường viễn thông toàn cầu. Điều này giúp Việt Nam ở vị thế tốt để đáp ứng các nhu cầu đang tăng đối với hàng tiêu dùng tại khu vực châu Á mới nổi. Sau ngành dệt may, ngành CNTT&VT sẽ đóng góp nhiều thứ hai cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ 2015 đến 2030.



Vị trí địa lý của Việt Nam tại châu Á dễ dàng tiếp cận Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, giúp Việt Nam dễ dàng giao thương với các nước láng giềng có tốc độ phát triển nhanh. Các dự đoán của chúng tôi cho thấy các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam từ nay đến năm 2030 là: Trung Quốc, Ấn Độ, và Malaysia (tăng trưởng xuất khẩu đến các thị trường này ít nhất khoảng 14% mỗi năm).Tại khu vực châu Á mới nổi, thương mại tự do đã cải thiện trong những năm gần đây và các cuộc đàm phán thương mại tự do giữa các nước thành viên trong khu vực châu Á cũng đang diễn ra.



Mặc dù Mỹ vẫn là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào năm 2013 nhưng chúng tôi dự đoán Trung Quốc sẽ thay thế vị trí của Mỹ để trở thành đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào năm 2030. Chúng tôi dự đoán tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ đạt từ 5,5% mỗi năm trong một thập kỷ đến năm 2030, chậm hơn giai đoạn 2000 – 2014 nhưng đó vẫn là mức tăng trưởng khá tốt. Trung Quốc có dân số lớn nhất trên thế giới và mức thu nhập cũng sẽ tiếp tục tăng mạnh khi nền kinh tế cân bằng lại, bớt phụ thuộc vào đầu tư mà chuyển qua phụ thuộc nhiều hơn vào sức mua của người tiêu dùng. Vị trí địa lý và vị thế của Việt Nam trên hai thị trường dệt may và viễn thông cho thấy Việt Nam có điều kiện tốt để thâm nhập thị trường hàng tiêu dùng đầy triển vọng này.

Mỹ và Việt Nam có lịch sử quan hệ giao thương mạnh và đến năm 2030 Mỹ vẫn sẽ chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.Việt Nam và Mỹ là hai trong số 12 quốc gia tham gia đàm phán hiệp định TPP.Khi hiệp định này được chốt lại, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ có tính cạnh tranh cao hơn tại Mỹ và nhiều khả năng hiệp định TPP sẽ thúc đẩy giao thương giữa hai nước này.

Hành lang thương mại nhập khẩu tiềm năng

Theo báo cáo về mức độ canh tranh toàn cầu “Global Competitiveness” của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum), điểm cơ sở vật chất của Việt Nam đã cải thiện trong thập kỷ vừa qua, cho thấy sức tăng trưởng mạnh và được hỗ trợ bởi các dòng vốn FDI lớn hơn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chỉ xếp thứ 81 ở hạng mục cơ sở vật chất trong tổng số 144 quốc gia trong báo cáo mới nhất. Vị trí này thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan xếp thứ 48, và Indonesia xếp thứ 56. Chúng tôi kỳ vọng nhập khẩu máy móc tiếp tục là ngành nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ nay đến năm 2030 khi việc phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng được thực hiện một cách bền vững. Ngành này đóng góp 1/4 cho tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Hai ngành nhập khẩu quan trọng tiếp theo của Việt Nam sẽ là nguyên vật liệu dệt may (và nguyên vật liệu gỗ) và các thiết bị CNTT & VT hỗ trợ cho các ngành xuất khẩu trong lĩnh vực này.



Trung Quốc và Hàn Quốc,hai nước xuất khẩu hàng đầu của khối châu Á mới nổi trong thập kỷ vừa qua sẽ tiếp tục là hai đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ nay đến năm 2030. Không chỉ có các vị thế vững mạnh trên thị trường máy móc công nghiệp (lĩnh vực nhập khẩu quan trọng nhất của Việt Nam),hai nước này cũng có các điều kiện vận chuyển hậu cần dễ dàng. Trung Quốc có chung đường biên giới với Việt Nam và Hàn Quốc cũng là một nước rất gần với Việt Nam theo đường biển. Vào cuối năm 2015, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), một hiệp định thương mại tự do được khối ASEAN và sáu đối tác mà các nước trong khối ASEAN đã ký kết các hiệp định thương mại khác sẽ được chốt lại và điều này sẽ đẩy mạnh hơn nữa giao thương trong khu vực.



Nhập khẩu từ Ấn Độ cũng sẽ tăng mạnh đóng góp 14% cho tổng tăng trưởng nhập khẩu trong thập niên này cho đến năm 2030, dự đoán Ấn Độ sẽ vượt qua Singapore và trở thành đối tác nhập khẩu lớn thứ ba của Việt Nam.



NGÀNH TRỌNG ĐIỂM: CNTT&VT

  • Điện thoại di động và phụ kiện chiếm 16% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2014, trong khi các sản phẩm điện tử, máy tính và phụ kiện chiếm 8%, ngành sản xuất sản phẩm điện máy chiếm khoảng 25% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (tỷ lệ này tăng đều trong những năm gần đây). Cả hai ngành xuất khẩu và nhập khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng khoảng 11% mỗi năm trong giai đoạn từ 2015 – 2030, nhỉnh hơn tăng trưởng thương mại. Ngành sản xuất sản phẩm điện tử của Việt Nam đạt mức thặng dư nhỏ và chúng tôi kỳ vọng sẽ tăng dần trong giai đoạn từ 2015-2030.

  • Tập đoàn Samsung đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng của ngành CNTT & VT, Samsung đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất điện thoại đầu tiên trị giá 2,5 tỷ đô la Mỹ tại Việt Nam vào năm 2009. Nhà máy này có sản lượng tăng gấp đôi hằng năm tính từ khi bắt đầu hoạt động và một nhà máy khác trị giá 2 tỷ đô la Mỹ được xây dựng vào năm 2013. Vào Quý 4 năm 2014, Samsung công bố các kế hoạch xây dựng thêm hai nhà máy nữa, một nhà máy sản xuất thiết bị điện tử gia dụng giá 600 triệu đô la Mỹ, và một nhà máy sản xuất điện thoại di động trị giá 3 tỉ đô la Mỹ. Các công ty CNTT & VT có thể tận dụng lợi thế nguồn lao động lớn, chi phí rẻ và được đào tạo tốt tại Việt Nam. Đầu tư đã và đang tập trung chủ lực vào các ngành dịch vụ và sản phẩm tiêu dùng để tận dụng cơ hội tốt từ một thị trường người tiêu dùng trẻ đang phát triển. Các tập đoàn LG Electronics và Microsoft cũng đã hoạt động tại Việt Nam và có các kế hoạch mở rộng tại nước này.

  • Việt Nam là một trong các thành viên tham gia ký Hiệp định về Công nghệ thông tin (ITA) của WTO và điều đó đã xóa bỏ thuế quan cho khoảng 250 mặt hàng điện máy nằm trong thỏa thuận này. Theo các điều khoản của WTO, Việt Nam đã đồng ý xóa bỏ thuế quan cho khoảng một nửa các mặt hàng điện máy thuộc một phần của thỏa thuận ITA mở rộng.

  • Các nhà chức trách đang hướng sự chú ý của họ về hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định sẽ thúc đẩy nhập khẩu trong trung hạn. Ngành viễn thông, IT và thương mại viễn thông là những ngành được liệt kê trong nhóm chính mà TPP tập trung vào. Chính phủ vẫn còn cam kết vào việc tái cấu trúc các công ty nhà nước và cắt giảm các khoản vaycủa khối doanh nghiệp này . Nhu cầu đảm bảo các công ty nhà nước sẽ đáp ứng được các điều khoản trong hiệp định TPP sẽ hỗ trợ thêm cho việc thúc đẩy giao thương và cải thiện việc cung cấp tín dụng cho các công ty tư nhân

ends/more

Thông tin báo chí vui lòng liên hệ:

Hà Lâm Tú Quỳnh +84 8 3520 4128 quynhltha@hsbc.com.vn



Ghi chú cho Ban biên tập:

Tài liệu này do ngân hàng HSBC phát hành không dùng để chào bán hoặc tư vấn cho bất kỳ cá nhân nào nhằm mục đích đầu tư. Tài liệu này không dành cho bất kỳ cá nhân nào cư trú tại nơi có các quy định hạn chế phát hành tài liệu này. Nghiêm cấm không được sao chép, sửa đổi báo cáo này. Các thông tin trong báo cáo chỉ có tính chất tham khảo chung , không bao gồm các tư vấn về tài chính, pháp luật, thuế, hoặc chuyên môn. Các nhận định, ý kiến của người tham gia trong báo cáo không nhất thiết phản ánh nhận định của Tập đoàn HSBC. Tập đoàn HSBC và những người tham gia khảo sát không chịu trách nhiệm cho những tổn thất nếu có khi tham khảo thông tin, nhận định, ý kiến của báo cáo này.



Về Báo cáo HSBC Kết nối Giao thương được công ty Oxford Economics thực hiện

Công ty Oxford Economics lập các báo cáo thương mại song phương về hàng hóa được thiết kế riêng cho HSBC dựa trên các phân tích và dự đoán kinh tế toàn cầu của HSBC. Báo cáo sử dụng cách tiếp cận từ trên xuống (top-down) kết hợp với các mô hình khảo sát của công ty Oxford Economics nhằm đảm bảo sự đồng nhất giữa các dự đoán về tăng trưởng kinh tế và các mức tỷ giá tại các thị trường chính và các dự đoán thương mại chuyên sâu hơn của HSBC và được trình bày trong báo cáo này.

Công ty Oxford Economics sử dụng mô hình khảo sát toàn cầu cùng với các dự đoán về thương mại song phương được được tính trên nhu cầu tại các thị trường báo cáo nhắm đến và sức cạnh tranh của các nhà xuất khẩu (ước tính bằng giá nhân công tương đối). Tình hình nhập khẩu, xuất khẩu, và cán cân thương mại được phản ánh trong báo cáo dưới dạng các ước tính được ghi lại từ trước đến nay và cũng có những dự đoán cho giai đoạn 2014 – 2016, 2017 – 2020, và 2021 – 2030.

Các dự đoán về thương mại song phương trong báo cáo này cũng được chia theo ngành và công ty Oxford Economics sử dụng các dự đoán chuyên ngành để thể hiện các xu hướng sản xuất tương lai. Các ngành được phân loại dựa theo “Tiêu Chuẩn Phân Loại Thương Mại Quốc Tế” (SITC) của Liên Hiệp Quốc (UN) ở mức độ 2 con số và được chia thành 30 nhóm ngành (30 tiêu đề)

Công ty Oxford Economics lập một báo cáo toàn cầu cho HSBC cũng như báo cáo cho từng thị trường trong nhóm 23 thị trường sau: Hồng Kông, Trung Quốc, Úc, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Singapore, Việt Nam, Cộng hòa Nhân dân Bangladesh, Canada, Mỹ, Brazil, Mexico, Cộng hòa Argentina, Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Phần Lan, Cộng hòa Ireland, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Saudi, và Ai Cập. Báo cáo cũng bao gồm tình hình giao thương với Nhật và Hàn Quốc, tạo ra báo cáo của tổng 25 thị trường chính.

Tất cả dữ liệu thương mại trong báo cáo có trị giá tính bằng đô la Mỹ (sử dụng tỷ giá ngoại tệ trên thị trường), trừ khi có chú thích khác. Các biến động về điều kiện thương mại tại một thị trường do giá tương đối và tỷ giá tác động cũng được phản ánh qua cơ sở dữ liệu trong báo cáo.



HSBC tại Việt Nam

Ngân hàng HSBC mở văn phòng đầu tiên ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) vào năm 1870 và đã có mặt tại Việt Nam trên 140 năm. Tháng 1 năm 2009, HSBC là ngân hàng nước ngoài đầu tiên thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài với tên gọi Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam). Hiện tại, mạng lưới hoạt động của ngân hàng bao gồm một sở giao dịch chính, một chi nhánh và năm phòng giao dịch tại TP. Hồ Chí Minh, một chi nhánh, ba phòng giao dịch và một quỹ tiết kiệm tại Hà Nội, bốn chi nhánh tại Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng, và Đồng Nai. HSBC hiện là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về mạng lưới hoạt động, sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng.



Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải

Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải là sáng lập viên của Tập đoàn HSBC. Với khoảng 6.100 văn phòng và chi nhánh tại khắp hơn 73 quốc gia và vùng lãnh thổ và tài sản trị giá 2.634 tỷ đô la Mỹ tính tới 31 tháng 12 năm 2014, Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất thế giới.



ends/all

PUBLIC - This information is issued by

HSBC Bank (Vietnam) Ltd.

Rautoshape 3egistered Office and Head Office:

Address: 235 Dong Khoi street, District 1, Ho Chi Minh City, Vietnam

Web: www.hsbc.com.vn


line 1


Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN

tải về 42.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương