Báo cáo chuyên đề Độc chất học môi trường



tải về 1.14 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu26.05.2018
Kích1.14 Mb.
#39053
1   2   3   4   5
.

  • Công thức phân tử Na2O4 B7.10 H2O

  • Phân tử gam 381,37 g/mol

  • Tỷ trọng và pha 1,73 g/cm3, rắn

  • Độ hòa tan trong nước 5,1 g/100 ml nước (20°C)

  • Điểm nóng chảy 75°C (348 K)

  • Điểm sôi 320°C (593 K).

      1. Mục đích của việc đưa hàn the vào sản phẩm:

Do không mùi, không vị, có tác dụng kìm khuẩn nhẹ và khi có mặt trong các thực phẩm như hàn the tăng cường liên kết cấu trúc mạng của tinh bột và protein, làm giảm độ bở, tăng độ dai, giòn của các loại thực phẩm được chế biến từ bột ngũ cốc hoặc từ thịt gia súc, gia cầm, cải thiện trạng thái cảm quan của sản phẩm, phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng. Chính vì tính chất này mà nhiều người thích sử dụng nó để làm tăng tính dai, giòn của các loại sản phẩm; hay sử dụng nó để pha trộn thêm bột cho vào giò, chả, thịt, cá các loại để giảm giá thành sản phẩm.







Hình 12: Thực phẩm chứa hàn the( hình ảnh minh họa)

Ngoài ra, trong thực phẩm có nhiều protein như thịt, cá... lượng nước tồn tại khá lớn (65-80%) ở dạng tự do hay liên kết. Vì vậy khi sử dụng hàn the thì sự liên kết này càng bền chặt, cấu trúc protein càng vững chắc, tức là thịt có độ dai, giòn, độ đàn hồi cao hơn và có thể giữ nước ở mức tối đa nên cân nặng hơn. Điều này giải thích tại sao một số trường hợp không thể đo được vì nồng độ của hàn the vượt xa các chỉ số lớn nhất của dụng cụ đo. Tính sát khuẩn của hàn the rất mạnh, do đó nhiều người lợi dụng tính chất này của hàn the cho vào thực phẩm để giữ được lâu mà không lo bị hư hỏng dù không cần giữ lạnh. Mặt khác còn giúp bảo quản thực phẩm được lâu hơn và duy trì màu sắc thịt tươi hơn.

      1. Tác hại.

        1. Chuyển hóa của hàn the trong cơ thể người.

Trong cơ thể người hàn the tập trung vào óc và gan nhiều nhất rồi đến tim, phổi, dạ dày, thận, ruột. Thông thường nó là một chất kích thích da, mắt, đường hô hấp. Ngoài ra nó có thể làm thoái hóa cơ quan sinh dục, làm suy yếu khả năng sinh sản và gây thương tổn cho bào thai. Acid boric còn có tác dụng ức chế thực bào nên làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Chính do đặc tính gắn kết với thực phẩm của hàn the mà nó làm cho thực phẩm khó được tiêu hóa hơn bình thường rất nhiều. Trẻ em dùng hàn the lâu ngày dẫn đến sự phát triển chậm trong tuổi trưởng thành. Phụ nữ bị nhiễm độc mãn tính do hàn the thì vết Bo có thể được thải trừ qua nhau thai và sữa, gây nhiễm độc tới thai nhi và trẻ nhỏ. Khi tích lũy trong cơ thể, hàn the còn có khả năng gây tổn thương gan và thoái hóa cơ

        1. Loại thải

Nó có ít tính độc trực tiếp và tức khắc như các chất khác (ví dụ: asen, thủy ngân) nhưng lại có tính tích lũy từ từ, hàn the hấp thu và thải qua nước tiểu 80%, tuyến mồ hôi 3%, qua phân 1%,còn lại tích lũy 15% lượng sử dụng không được đào thải lâu dài trong cơ thể, đặc biệt trong mô mỡ, mô thần kinh, gây ảnh hưởng độc tới tiêu hóa, hấp thu, các quá trình chuyển hóa và chức phận của các cơ quan trong cơ thể biểu hiện bằng các dấu hiệu: mất cảm giác ăn ngon, giảm cân, nôn, tiêu chảy nhẹ, mẩn đỏ da, rụng tóc, suy thận và cơn động kinh, thậm chí còn làm teo tinh hoàn, vô sinh hoặc các tai biến hệ tiêu hóa, làm rối loạn đồng hóa các albuminoit..

Như phần trên tôi đã trình bày, cơ thể chỉ đào thải được khoảng 85% lượng hàn the ăn vào, phần còn lại sẽ tích tụ vĩnh viễn trong cơ thể, vì vậy sử dụng ít hàn the trong nhiều ngày cũng nguy hiểm như sử dụng nhiều hàn the trong một lần.



      1. Các dạng nhiểm độc ở người

        1. Cấp tính

Trong sách "Hỏi đáp về vệ sinh an toàn thực phẩm" do Bộ Y tế phát hành vào tháng 3/2001, có viết: "Hàn the có thể gây ngộ độc cấp tính cho người sử dụng với liều lượng thấp. Liều từ 5 g trở lên đã gây ngộ độc cấp tính, có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, tác động của hàn the chủ yếu là mãn tính. Hàn the ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận, gan, gây biếng ăn, suy nhược cơ thể… Khi vào cơ thể, hàn the khó bị đào thải mà tích tụ ở gan, khi lượng tích tụ đủ lớn sẽ gây bệnh mãn tính".

Khi chúng ta ăn phải thực phẩm có chứa hàn the vượt tiêu chuẩn cho phép sau khi ăn 6-8 giờ thì sẽ xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, co cứng cơ, chuột rút vùng bụng, vật vã, cơn động kinh, dấu hiệu kích thích màng não, tróc da, phát ban, đặc biệt là vùng mông, bàn tay, có thể có các dấu hiệu suy thận, nhịp tim nhanh, sốc trụy mạch, da xanh tím, co giật, hoang tưởng và hôn mê.

Nếu vô tình ăn uống phải liều lượng gây ngộ độc, cần cấp cứu tại bệnh viện, gây nôn, rửa dạ dày và áp dụng nhiều biện pháp điều trị tích cực khác. Tuy nhiên, trường hợp ngộ độc cấp như vậy ít xảy ra. Thường gặp là các ca nhiễm độc trường diễn do tích luỹ hàn the qua nhiều lần ăn thực phẩm chứa chất này. Tác hại đặc biệt nghiêm trọng đối với thai nhi và trẻ em. Vì vậy, phấn rôm nếu có một lượng nhỏ acid boric thì trên nhãn phải ghi rõ "không dùng cho trẻ sơ sinh".



        1. Mãn tính

Do khả năng tích luỹ trong cơ thể của hàn the, gây ảnh hưởng quá trình tiêu hoá, hấp thụ, quá trình chuyển hoá và chức năng của thận, biểu hiện là mất cảm giác ăn ngon, giảm cân, nôn, tiêu chảy nhẹ, mẫn đỏ da, rụng tóc, suy thận, cơ động kinh, da xanh xao, suy nhược không hồi phục được. Ngoài ra, acid boric còn có tác dụng ức chế thực bào, làm sức chống đỡ của cơ thể giảm.

Các nghiên cứu về y học cho thấy nếu sử dụng nhiều hàn the sẽ có một số tác hại sau:

  • Ở mức độ thấp: sử dụng 3-5 g/ngày: kém ăn, khó chịu toàn thân.

  • Ở mức độ cao: trên 5 g/ngày: gây chậm lớn, tổn thương gan, teo tinh hoàn, giảm cân.

  • Người lớn liều 4-5g acid boric/ngày kém ăn và khó chịu.

  • Trẻ em và sơ sinh nếu uống nhầm acid boric 1-2 g/kgP chết sau 19 giờ đến 07 ngày.

- Với liều từ 2-5g acid boric hoặc 15-30g borax, nạn nhân có thể chết sau 36 giờ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, liều bắt đầu gây hại từ 10-40 ppm. Vào năm 1925, nhiều nước trên thế giới đã cấm không cho sử dụng hàn the để bảo quản thực phẩm. Hàn the là một loại hóa chất không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm theo quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Đây là chất bị cấm sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm. Như vậy, sự thiếu hiểu biết của cả người bán hàng và người sử dụng đang dẫn đến những hậu quả trầm trọng: Hàng triệu người tiêu dùng đang "ngày đêm" tích tụ bệnh tật, có thể gây chết người từ từ.

      1. Các biện pháp phòng ngừa

  • Đối với các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động mua bán, sử dụng hàn the.

  • Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên nhận biết được những nguy hại của phụ gia thực phẩm khi con người lạm dụng chúng.

  • Với thực tế hiện tại, khối nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên, công nhân... đang hằng ngày phải đối mặt với nguy cơ ung thư hay bệnh hiểm nghèo vì phải dùng thức ăn nhanh (fast food), cơm văn phòng, cơm bình dân, bếp ăn công nghiệp... mà việc sử dụng phụ gia cho thực phẩm nhiều hay ít, cấm hay không cấm ở những nơi này là không thể kiểm soát được. Để an toàn, chúng ta nên nấu ăn tại nhà và mang theo. Đối với cơ quan, đơn vị có nhiều nhân viên hay công nhân thì nên tổ chức bếp ăn để có thể tự kiểm soát chất lượng nguyên liệu và quá trình chế biến.

  • Đối với người tiêu dùng, khi mua thực phẩm nên đọc kỹ nhãn mác để biết thực phẩm có chứa bao nhiêu chất phụ gia (theo quy định bắt buộc phải ghi trên nhãn) để có quyết định lựa chọn. Trong quá trình chế biến thực phẩm tại gia đình không nên lạm dụng phụ gia như bột ngọt, bột nêm, màu caramel, phẩm màu, chất làm mềm, chất tẩy trắng...

  • Đối với nhà sản xuất, các nhà hàng, quán ăn nên quảng bá thực phẩm tự nhiên, thực phẩm không sử dụng phụ gia hay sử dụng phụ gia hạn chế để người tiêu dùng có được sự lựa chọn.

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    1. Kết luận.

Hàng ngày chúng ta cần phải cung cấp năng lượng tiến hành các hoạt động trong cuộc sống bằng những thực phẩm. Chính vì vậy, thực phẩm cần thiết cho mỗi người nhưng trong thực phẩm, trong các bữa ăn bên cạnh cung cấp năng lượng cho cơ thể, nó còn là con đường đưa các chất độc hại vào cơ thể. Như vậy, mõi người chúng ta cần trang bị những kiến thức về phụ gia thực phẩm để biết cách phòng tránh, hạn chế sử dụng các chất độc hại. Mỗi người dân, đặc biệt là các cơ sở chế biến thực phẩm không nên lạm dụng phụ gia thực phẩm. “Hãy sử dụng đúng loại, đúng liều lượng cho phép của phụ gia thực phẩm được quy định bởi bộ Y Tế.”

Một cách tốt hơn chúng ta nên sử dụng các loại phụ gia thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, đồ hộp, đặc biệt không nên sử dụng các loại phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc.



Các chủ cơ sở sản xuất, các quán ăn, nhà hàng đừng vì cái lợi ngay trước mắt của mình mà làm hại đến sức khỏe của người tiêu dùng.

    1. Kiến nghị.

  1. Đối với người sử dung phụ gia

  • Những điều cần biết khi sử dụng phụ gia

  • Không lạm dụng việc sử dụng phụ gia

  • Sử dụng phụ gia cho phép ( theo quy định bộ y tế)

  • Xem kỹ nhãn trước khi sử dụng

  • Hàng ngoại nhập phải có cơ quan nhà nước kiễm tra kiễm nghiệm chất lượng kèm theo có nhãn phụ nế không còn nguyên đai nguyên kiện.

  • Sử dụng đúng liều lượng kỹ thuật.

  1. Đối với người tiêu dùng

  • Cần thay đổi thói quen trong việc lựa chọn thực phẩm. Dùng sản phẩm có màu sắc cấu trúc tự nhiên, không nhất thiết phải dai, giòn mới ngon.

  • Mua ở những nơi được thông tin an toàn, xem kỹ nhãn mác trước khi mua.

  • Chấp nhận giá cả hợp lý để có sản phẩm tươi tốt, chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe.

  1. Đối với cơ quan quản lý

  • Tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động mua bán, sử dụng các chất phụ gia.

  • Tổ chức tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về tác hại của ciệc lạm dụng phụ gia thực phẩm, sử dụng phụ gia thực phẩm hạn chế để hướng tới thực phẩm ngày càng an toàn hơn.

  • Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm việc sử dụng phụ gia độc hại, quá liều lượng cho phép tại các tổ chức mua bán.

  • Khuyến khích mọi người sử dụng phụ gia thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hạn chế sử dụng phụ gia thực phẩm có nguồn gốc nhân tạo.

Phục lục:

DANH MỤC MỘT SỐ PHỤ GIA THỰC PHẨM CỦA NHÓM PHỤ GIA PHẨM MÀU ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG CỦA BỘ Y TẾ

STT

TÊN PHỤ GIA




Tiếng Việt

Tiếng Anh

01

Vàng Curcumin (Vàng nghệ)

Curcumin

02

Vàng Riboflavin (Riboflavin)

Riboflavin

03

Vàng Tartrazin (Tartrazin)

Tartrazine

04

Vàng Quinolin

Quinoline Yellow

05

Vàng Sunset FCF (Sunset Yellow FCF)

Sunset Yellow FCF

06

Carmin

Carmines

07

Carmoisine

Azorubine (Carmoisine)

08

Đỏ Amaranth (Amaranth)

Amaranth

09

Đỏ Ponceau 4R (Ponceau 4R)

Ponceau 4R

10

Vàng Erythrosin (Erythrosin)

Erythrosine

11

Đỏ 2G

Red 2G

12

Đỏ Allura AC

Allura Red AC

13

Indigotin (Indigocarmine)

Indigotine

14

Xanh Brilliant FCF

Brilliant Blue FCF

15

Clorophyl

Chlorophyll

16

Clorophyl phức đồng

Chlorophyll Copper Complex

17

Clorophyl phức đồng (muối Natri, kali của nó)

Chlorophyll Copper Complex, Sodium And Potassium Salts

18

Xanh S

Green S

19

Caramen nhóm I (không xử lý)

Caramel I- Plain

20

Caramen nhóm III (xử lý amoni)

Caramel III – Ammonia Process

21

Caramen nhóm IV (xử lý amoni sulfit)

Caramel IV – Ammonia Sulphite Process

22

Đen Brilliant PN

Brilliant Black PN

23

Nâu HT

Brown HT

24

Beta-caroten tổng hợp

Beta-Carotene (Synthetic)

25

Caroten tự nhiên (chiết xuất từ thực vật)

Natural Extracts (carotenes)

26

Chất chiết xuất từ Annatto

Annatto Extracts

27

Beta-Apo-Carotenal

Beta-Apo-Carotenal

28

Este Metyl (hoặc Etyl) của axit Beta-Apo-8'-Carotenic

Beta-Apo-8'-Carotenic Acid, Methyl Or Ethyl Ester

29

Canthaxanthin

Canthaxanthine

30

Chất chiết xuất từ Vỏ nho

Grape Skin Extract

31

Titan dioxit

Titanium Dioxide

32

Sắt oxit, đen

Iron Oxide, Black

33

Sắt oxit, đỏ

Iron Oxide, Red

34

Sắt oxit, vàng

Iron Oxide, Yellow

35

Xanh lục bền (FCF)

Fast Green FCF

CHƯƠNG 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Nguyễn Ý Đức, Câu chuyện thầy lang_chất phụ gia thực phẩm, http://www.erct.com, http://www.erct.com/2-ThoVan/NguyeYDuc/Chatphugia.htm

  • Nguyễn Hồng, 2010, Vai trò của phụ gia thực phẩm, http://suckhoedoisong.vn, http://suckhoedoisong.vn/2010128154657467p0c44/vai-tro-cua-phu-gia-thuc-pham.htm

  • Lê Thị Tuyết Phượng, 2013, Foocmon và hàn the chất kịch độc nhưng có mặt trong nhiều thực phẩm hiện nay, http://www.doca.com.vn, http://www.doca.com.vn/p/foocmon-va-han-the-chat-kich-doc-nhung-co-mat-trong-nhieu-thuc-pham-hien-nay.htm#.UnUew_lT68M

  • Lê Quốc Thịnh, 2012, Hàn the có thể làm suy thận, http://vietbao.vn, http://vietbao.vn/Suc-khoe/Han-the-co-the-lam-suy-than/2131637642/250/

  • Nguyễn Thị Kim Thoa, 2012, Tác hại hàn the đối với sức khẻo, http://www.tin247.com, http://www.tin247.com/tac_hai_cua_han_the_doi_voi_suc_khoe-10-21366478.html

  • Nguyễn Anh Thư, 2013, Cách phân biệt món ăn dùng phẩm màu hóa học, htt://www.khoahoc.com.vn, http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yhoc/an-toan-thuc-pham/49238_Cach-phan-biet-mon-an-dung-pham-mau-hoa-hoc.aspx

  • Nguyễn Thanh Tuấn, 2009, Hàn the công và tội, http://suckhoedoisong.vn, http://suckhoedoisong.vn/20091191555391p0c61/han-the-cong-va-toi.htm

  • Chi cục an toàn thực phẩm, 2011, Những điều cần biết về chất phụ gia thực phẩm. soyte.binhduong.gov.vn, http://soyte.binhduong.gov.vn/soyte/index.php/ve-sinh-an-toan-thuc-pham/thong-tin-moi/867-nhng-iu-cn-bit-v-cht-ph-gia-thc-phm

  • Vệ sinh an toàn thực phẩm, 2011, Phẩm màu trong thực phẩm và sức khỏe, hoahocngaynay.com, http://www.hoahocngaynay.com/vi/hoa-hoc-va-doi-song/hoa-thuc-pham/828.html

  • Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế, 2001, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc ban hành “ Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm, http://www.nafiqad.gov.vn/, http://www.nafiqad.gov.vn/b-van-ban-phap-luat/quyet-111inh-cua-bo-truong-bo-y-te-ve-viec-ban-hanh-201c-quy-111inh-danh-muc-cac-chat-phu-gia-111uoc-phep-su-dung-trong-thuc-pham/

Nhóm: 5, Thứ 4, 789, HD202






tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương