BÁo cáO ĐỀ DẪn bà Trương Thị Mai



tải về 23.5 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu09.09.2017
Kích23.5 Kb.
#33025

HỘI THẢO VỀ “GIỚI VÀ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ XÃ HỘI”

(Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/10 và 01/11/2009)





BÁO CÁO ĐỀ DẪN
Bà Trương Thị Mai

Uỷ viên BCH Trung ương Đảng,

Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội,

Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội




Kính thưa các vị đại biểu,

Kính thưa các vị khách quý,

Thay mặt Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội và Ban tổ chức Hội thảo, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các đại biểu và các vị khách quý đã tới tham dự Hội thảo ngày hôm nay.


Hội thảo với chủ đề “Giới và chính sách, pháp luật về xã hội” được tổ chức trong 2 ngày 31/10/2009 và 1/11/2009 tại tỉnh Quảng Ninh là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Uỷ ban về các vấn đề xã hội với Cơ quan phát triển quốc tế Canađa (CIDA) thông qua dự án Hỗ trợ thực hiện chính sách (PIAP).

Kính thưa các vị đại biểu,
Việc xây dựng chính sách kinh tế và chính sách xã hội phù hợp và lồng ghép, hỗ trợ lẫn nhau và trong từng giai đoạn phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề quan trọng. Đặc biệt, ở thời điểm chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường với định hướng XHCN là giai đoạn định hình các chính sách thì vai trò của chính sách xã hội mang ý nghĩa là nền tảng cho một xã hội tiến bộ, công bằng, giúp cân bằng và điều hòa các nhóm lợi ích, thu hẹp dần khoảng cách giàu - nghèo, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người dân, mọi giai tầng của xã hội, bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương trước sự thay đổi nhanh của nền kinh tế.
Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về phát triển xã hội trong 2 thập niên gần đây như xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội... Đóng góp vào thành công này, có vai trò quyết định của việc đổi mới tư duy trong hoạch định và thực thi các chính sách xã hội. Bên cạnh chính sách tăng đầu tư của Nhà nước cho các lĩnh vực xã hội như y tế, giáo dục, phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản, Nhà nước còn khuyến khích phát huy mọi nguồn lực trong xã hội, động viên các doanh nghiệp, tổ chức và cộng đồng xã hội cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Cơ chế mới đã tạo động lực để mọi người dân phát huy trí tuệ và năng lực sáng tạo, cùng chung tay với Nhà nước xây dựng một xã hội ổn định và phồn thịnh. Đặc biệt, những tiến bộ của Việt Nam trong thúc đẩy bình đẳng giới cũng góp phần để các chính sách xã hội hướng đến mục tiêu hiệu quả và bền vững.
Được giao nhiệm vụ phụ trách lĩnh vực xã hội, với phạm vi hoạt động tương đối rộng (Từ lĩnh vực y tế, dân số đến lao động, việc làm, vấn đề tôn giáo và giới, việc phòng, chống các tệ nạn xã hội, chính sách đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội...), Uỷ ban về các vấn đề xã hội có vai trò quan trọng trong việc tham gia thiết lập các khung khổ pháp lý và hoạch định các chính sách xã hội. Kinh nghiệm cho thấy rất dễ dàng để đưa ra những tuyên ngôn mang tính nguyên tắc, song đối với từng lĩnh vực cụ thể, việc hoạch định chính sách sao cho vừa mang tính kinh tế vừa đảm bảo công bằng xã hội, vừa phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước lại đi cùng với xu thế hội nhập quốc tế... và đảm bảo hài hòa, cân đối trong tổng thể chính sách không phải là một việc đơn giản. Càng khó khăn hơn đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam với những nguồn lực còn đang rất hạn hẹp.

Uỷ ban về các vấn đề xã hội cũng là cơ quan chịu trách nhiệm thẩm tra việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong các dự án luật, pháp lệnh... Thực tế cho thấy, việc lồng ghép giới vào chính sách xã hội sẽ mang lại hiệu quả cả cho hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới lẫn việc tăng cường tính bền vững không chỉ cho chính sách xã hội mà xa hơn đó là sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đó cũng là lý do để Uỷ ban tổ chức Hội thảo ngày hôm nay.


Với mục đích cung cấp thông tin tới các đại biểu Quốc hội và thu thập thông tin phục vụ hoạt động lập pháp và giám sát của Uỷ ban, Hội thảo sẽ tập trung thảo luận 3 chủ đề chính là:

1 - Giới và chính sách, pháp luật về người tàn tật;

2 - Giới và chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi.

3 - Giới và việc thực thi chính sách bảo hiểm xã hội.



Kính thưa các vị đại biểu,
Công ước đầu tiên về nhân quyền của thế kỷ 21 mà Liên hiệp quốc thông qua là "Công ước về quyền của người khuyết tật" (ngày 13/12/2006). Với tư cách là quốc gia đã ký kết Công ước, chúng ta đã xây dựng Dự án Luật người khuyết tật trên cơ sở cách tiếp cận mới từ góc độ xã hội, nhằm xóa bỏ những rào cản và định kiến, tạo cơ hội để người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng. Điểm căn bản của mô hình xã hội là nhấn mạnh sự bình đẳng, chú trọng đến việc thay đổi nhận thức và đề cao trách nhiệm xã hội của mọi tổ chức, cá nhân... Thực tế cho thấy đa số người khuyết tật có cuộc sống rất khó khăn, đặc biệt là phụ nữ khuyết tật. Vẫn còn những kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật nói chung và phụ nữ khuyết tật nói riêng, nhất là ở khu vực nông thôn, số phụ nữ khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, dạy nghề... thấp hơn so với nam giới khuyết tật, trình độ học vấn của họ cũng hạn chế hơn. Vì vậy, họ cũng có ít cơ hội hơn để tham gia vào các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, thực tế quá trình xây dựng dự án luật cho thấy còn có nhiều nội dung liên quan đến vấn đề giới chưa được lồng ghép vào các chính sách như cơ hội bình đẳng trong học tập, việc làm, tiếp cận thông tin, bảo đảm quyền tài sản, hôn nhân, quyền làm mẹ...
Đối với dự án Luật nuôi con nuôi, dù là vấn đề dân sự nhưng trong bối cảnh của hội nhập và toàn cầu hóa cũng dần được quốc tế hóa. Việt Nam đang trong quá trình xem xét việc ký Công ước Lahay ngày 29/5/1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước. Không chỉ liên quan tới trẻ em, các chế định của Luật còn phải tạo môi trường pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bảo đảm sự hài hòa mối quan hệ 3 bên là người cho con, người nhận con và bản thân đứa trẻ... Đây cũng chính là những nội dung có liên quan tới vấn đề giới mà dự luật cần cân nhắc.
Bên cạnh hoạt động lập pháp, hoạt động giám sát của Uỷ ban cũng cần được lồng ghép giới. Chính vì vậy, Uỷ ban đã chọn chủ đề "Giới và việc thực thi chính sách bảo hiểm xã hội" để các đại biểu thảo luận về việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ và việc bảo đảm bình đẳng giới trong chính sách bảo hiểm xã hội. Hoạt động này sẽ bổ sung cho quy trình lập pháp của Uỷ ban ở các giai đoạn sau khi thẩm tra Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động.
Hội thảo sẽ là diễn đàn để các đại biểu Quốc hội và các chuyên gia, mỗi người ở một lĩnh vực khác nhau, đến từ nhiều vùng miền trong cả nước, với vốn kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn của mình sẽ cùng trao đổi, thảo luận nhằm tháo gỡ những khó khăn trong hoạch định chính sách xã hội. Chúng tôi cũng hy vọng rằng Hội thảo sẽ cung cấp cho các đại biểu những thông tin bổ ích, những kỹ năng cần thiết để trở về với công việc của mình các đại biểu sẽ góp phần vào việc hoạch định chính sách của quốc gia với sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội.

Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội thảo “Giới và chính sách, pháp luật về xã hội”.

Nhân dịp này, tôi xin cảm ơn Cơ quan phát triển quốc tế Canađa (CIDA) thông qua dự án Hỗ trợ thực hiện chính sách (PIAP), cảm ơn Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Ninh, các báo cáo viên và các chuyên gia đã phối hợp cùng chúng tôi tổ chức Hội thảo.

Xin chúc sức khoẻ các vị khách quý và các vị đại biểu.



Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.






Каталог: content -> tintuc -> Lists -> News -> Attachments
Attachments -> TÒA Án nhân dân tối cao
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> PHÒng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng csgt đƯỜng bộ Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 23.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương