Bình luận mô hình liên kết của Cộng đồng chính trị an ninh



tải về 64.44 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích64.44 Kb.
#29129
LỜI MỞ ĐẦU

Sau hơn 40 tồn tại và phát triển, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không ngừng phát triển và lớn mạnh, trở thành một tổ chức hợp tác liên chính phủ khu vực với những thành công đáng kể mà trước hết phải kể đến là đảm bảo môi trường hoà bình, an ninh thuận lợi cho phát triển.

Với Hiến chương ASEAN được thông qua vào tháng 11/2007 và có hiệu lực từ ngày 15/12/2008 đánh dấu bước phát triển mới của Hiệp hội, tạo khuôn khổ thể chế và cơ sở pháp lý chặt chẽ hơn để ASEAN hướng tới hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 với 3 trụ cột: Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế, Cộng đồng văn hoá xã hội. Trong đó, Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN là một trụ cột không thể thiếu và được triển khai thành công nhất trong quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Tuy nhiên, bên cạnh những thông công đó, hiện nay trong khu vực ASEAN lại nổi lên những vấn đề bất ổn về an ninh – chính với nhiều yếu tố biến động gây ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định của cả khu vực như bất ổn chính trị ở Thái Lan, nạn khủng bố ở Indonêxia, xung đột vũ trang giữa Thái Lan – Campuchia…Trong bối cảnh đó, bài viết dưới đây sẽ nghiên cứu về mô hình liên kết của Cộng đồng chính trị - an ninh để có thể đánh giá một cách khách quan và chính xác triển vọng phát triển của cộng đồng này đến năm 2015.

NỘI DUNG


  1. Bình luận mô hình liên kết của Cộng đồng chính trị - an ninh.

Có thể hiểu mô hình liên kết(1) của một tổ chức quốc tế chính là thể hiện mối liên kết ở cấp độ cao giữa các quốc gia thành viên của tổ chức quốc tế đó, được xây dựng trên những cơ sở nhất định nhằm hướng tới mục tiêu chung, phản ánh rõ nét lĩnh vực hợp tác, phương thức liên kết và cấp độ liên kết giữa các quốc gia trong tổ chức quốc tế đó. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ cùng xem xét mô hình liên kết của Cộng đồng Chính trị - an ninh.

  1. Nội dung liên kết

Chính trị an ninh luôn là một trọng tâm trong hợp tác ASEAN. Cùng với quá trình phát triển của Asean sự hợp tác này ngày càng được tăng cường cả về nội dung, quy mô lẫn cơ chế. Từ những mục tiêu ban đầu là bảo đảm các nước khu vực chung sống hòa bình, tăng cường tin cậy, xây dựng khu vực trung lập không có sự can thiệp từ nước ngoài, hợp tác chính trị an ninh đã hướng tới mở rộng chuẩn mực ứng xử chung cho quan hệ giữa các quốc gia ở Đông Nam Á, gồm cả những nước khu vực và với bên ngoài, và giải quyết những vấn đề an ninh mới nổi lên, đặc biệt là cách thức phi truyền thống. Điều này được thể hiện rõ trong Kế hoạch tổng thể xây dựng APSC (02/2009) – kế hoạch đã cụ thể hóa nội dung mục tiêu của APSC và đề ra các phương hướng, biện pháp xây dựng APSC vào năm 2015 trên cơ sở tiếp nối Kế hoạch hành động xây dựng ASC và chương trình hành động Viên Chăn. Theo đó, các lĩnh vực chính đã được ASEAN tiếp tục thúc đẩy hợp tác, ngoài ra còn bổ sung thêm các biện pháp tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN, mở rộng hợp tác với bên ngoài, cụ thể là:

+ Xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực, với các nội dung chính như: Hợp tác chính trị (tăng cường sự hiểu biết và nhận thức về hệ thống chính trị, văn hóa và lịch sử của các nước thành viên ASEAN…), hình thành và chia sẻ các chuẩn mực (Tăng cường hợp tác theo quy định tại TAC, Đảm bảo việc thực thi đầy đủ DOC vì hòa bình và ổn định tại biển đông, Đảm bảo việc thực thi hiệp ước về khu vực Đông nam á không có vũ khí hạt nhân và kế hoạch hành động…)

+ Khu vực tự cường, đoàn kết, ổn định, hòa bình và chia sẻ trách nhiệm đối với vấn đề an ninh toàn diện (ngăn ngừa xung đột, xây dựng lòng tin, giải quyết hòa bình các tranh chấp, kiến tạo hòa bình sau xung đột, các vấn đề an ninh phi truyền thống…).

+ Khu vực năng động và hướng ngoại trong thế giới hội nhập và tùy thuộc lẫn nhau ( tăng cường mối quan hệ gắn bó với bên ngoài, tăng cường tham vấn và hợp tác, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN).

Một cấu trúc nội dung như vậy có thể nói là tương đối phù hợp ASEAN, với xu hướng gia tăng hợp tác chính trị, an ninh đa phương trong bối cảnh quốc tế mới. ASEAN đã khẳng định sự theo đuổi nguyên tắc an ninh toàn diện, trong đó, bên cạnh những nội dung vượt ra ngoài các yêu cầu của an ninh truyền thống, các hoạt động của APSC đã tính đến những yếu tố phi truyền thống quyết định sống còn đến sự tự cường của từng quốc gia và khu vực như kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngoài ra, ASEAN cũng đã cam kết thực hiện các biện pháp ngăn ngừa xung đột, xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa cũng như xây dựng hòa bình sau xung đột. Tuy nhiên, ở lĩnh vực này, nếu so với EU, sự hợp tác giữa các quốc gia ASEAN còn lỏng lẻo, do ranh giới nội bộ giữa các quốc gia ASEAN còn tồn tại, chứ chưa được xóa bỏ như các quốc gia EU. Bên cạnh đó thì có thể thấy, trước xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, với mục tiêu đảm bảo cho người dân và các nước thành viên được sống trong một thế giới công bằng, dân chủ và hòa hợp, ASEAN cũng đã không ngừng duy trì và tăng cường những mối quan hệ hữu nghị và mang lại lợi ích cho nhau với các thực thể bên ngoài khối, đồng thời thể hiện vai trò then chốt trong khu vực và các diễn đàn quốc tế nhằm tăng cường những lợi ích chung của ASEAN. Thông qua mối quan hệ với bên ngoài, ASEAN sẽ thực hiện và duy trì được vai trò trung tâm và tiên phong trong một cấu trúc khu vực mở và minh bạch, qua đó hỗ trợ cho sự hình thành Cộng đồng ASEAN 2015.


  1. Phương thức thực hiện.

Được ghi nhận tại chương trình hành động Viên chăn và kế hoạch tổng thể APSC, phương thức thực hiện APSC đã được cụ thể như sau:

  1. Cấp độ thực hiện

Việc thực hiện APSC sẽ được triển khai ở năm cấp độ bao gồm:

+ Quốc gia: mỗi quốc gia sẽ tiến hành hội nhập các chương trình và hoạt động trong kế hoạch tổng thể vào kế hoạch tương ứng của quốc gia mình, đồng thời có sự phối hợp giữa các quốc gia với 5 cấp độ hợp tác như xây dựng lòng tin; hài hòa hóa các chính sách, pháp luật tạo ra sự tương đồng giữa các nước; hỗ trợ đặc biệt…

+ Các cơ quan cấp cao có liên quan: đưa nội dung trong bản Kế hoạch vào các kế hoạch tương ứng của mình và chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện.

+ Hội nghị phối hợp Kế hoạch hành động APSC: phối hợp hoạt động của các cơ quan khác nhau.

+ Hội đồng APSC: chịu trách nhiệm thực hiện tổng thể, phối hợp các hoạt động.

+ Cấp cao ASEAN: xem xét báo cáo hàng năm.

Có thể thấy với 5 cấp độ thực hiện này, quá trình xây dựng APSC là một sự phối hợp khá nhịp nhàng ở chính mỗi quốc gia cũng như bản thân ASEAN. Đó là hệ thống khá hoàn chỉnh với những cấp độ rõ ràng. Trong đó, có sự điều chỉnh phối hợp của các cơ quan không những chỉ là cơ quan chuyên trách của Hội đồng APSC mà các cơ quan khác của ASEAN cũng tùy theo chức năng của mình cũng đã tham gia vào thực hiện kế hoạch này. Nhiệm vụ của mỗi quốc gia cũng đã được xác định rõ trong việc hoạch định chính sách nội quốc cũng như hợp tác với các quốc gia khác.


  1. Biện pháp tổng thể

Cũng như các cộng đồng khác, APSC được xây dựng dựa trên 3 biện pháp tổng thể là: huy động các nguồn lực từ các nước thành viên cũng như từ các nguồn khác nhau (ADF, các quốc gia, tổ chức viện trợ…); tăng cường thể chế hiện có và khi cần thiết thành lập các cơ chế mới phù hợp; xây dựng một khuôn khổ giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện mục tiêu chương trình thực hiện.

Có thể thấy, đây chỉ là biện pháp tổng thể để xây dựng Cộng đồng chính trị - an ninh cũng như các cộng đồng khác, do vậy các biện pháp này cũng chỉ dừng lại ở sự bao quát những việc làm cần thiết để xây dựng APSC. Nhìn chung các biện pháp này cũng đã đề cập được một cách khá đẩy đủ khi nhắc tới yếu tố nguồn lực, thể chế, giám sát – đây là các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình xây dựng cũng như phát triển APSC.



3. Thiết chế pháp lý.

Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN bao gồm bộ trưởng ngoại giao của các nước ASEAN là một trong ba Hội đồng cộng đồng của Cộng đồng ASEAN. Cũng giống như các cộng đồng khác, Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh cũng có các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng như:

+Ủy ban về khu vực Đông nam á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ)

+Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM)

+Hội nghị bộ trưởng Tư pháp các nước ASEAN (ALAWMM)

+Hội nghị bộ trưởng ASEAN về tội phạm xuyên quốc gia ( AMMTC)

+ hội nghị quan chức cấp cao diễn đàn khu vực ASEAN (ARF SOM)

Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng nêu trên sẽ hoạt động theo chức năng, quyền hạn đã được xác định, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực mình phụ trách để hỗ trợ tiến trình liên kết và xây dựng APSC.

Có thể thấy trong cơ cấu của APSC nổi bật nhất là hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN (ADMM). Sự ra đời của ADMM là một mốc quan trọng trong lịch sử ASEAN, đã đánh dấu sự khởi đầu của một kênh quốc phòng chính thức ASEAN. Điều này phản ánh sự trưởng thành cũng như mức độ đầy đủ trong sự tương tác về các nước ASEAN. ADMM mang lại cho các thiết chế quốc phòng ASEAN một diễn đàn cần thiết cho việc đối thoại cởi mở và xây dựng về các vấn đề chiến lược ở cấp bộ trưởng cũng như một diễn đàn để thúc đẩy sự hợp tác thực chất giữa quân đội các nước ASEAN.

Tuy nhiên cơ cấu tổ chức của ASEAN về cơ bản vẫn là bộ máy phi tập trung, không đủ mạnh để điều hành và giám sát. Cơ chế để thúc đẩy APSC, theo như chương trình hoạt động cũng rất lỏng lẽo, vẫn chỉ là cơ chế các cuộc họp ngoại trưởng, ban thư kí và sẽ bổ sung thêm các cuộc họp bộ trưởng quốc phòng. Điều này chưa tạo ra một cơ chế thống nhất, chặt chẽ thúc đẩy tiến trình xây dựng APSC thật sự có hiệu quả.


4. Cấp độ liên kết.

Theo lý thuyết về hợp tác an ninh đã khái quát sự phát triển của một cộng đồng an ninh trải qua ba cấp độ ứng với mức độ liên kết của các thành viên tham vấn trong cộng đồng đó: Cấp độ khởi đầu; Cấp độ phát triển; Cấp độ trưởng thành.


Đối chiếu với các cấp độ về mặt lý thuyết đã nêu ở trên ta có thể thấy hiện nay cấp độ liên kết của APSC đang ở cấp độ phát triển với các đặc điểm như: hợp tác đối phó với hiểm họa; nhiều nội dung hợp tác mới về an ninh, chính trị đã được được triển khai; chia sẻ các vấn đề chung và đối thoại về quốc phòng. Trên thực tế ta có thể thấy nếu ASEAN thực hiện được đầy đủ những gì đã kế hoạch đã đề ra trong việc xây dựng cộng đồng Chính trị - an ninh thì đến năm 2015 mức độ liên kết của APSC sẽ là cấp độ trưởng thành nhưng chỉ là ở mức độ “lỏng” vì APSC sẽ không động đến chủ quyền của các quốc gia thành viên trong hoạch định chính sách an ninh quốc phòng cũng như không ảnh hưởng đến quan hệ anh ninh và phòng thủ của từng quốc gia thành viên với bên ngoài. Việc hợp tác của các thành viên APSC vẫn chỉ là hợp tác liên chính phủ tức là sẽ không có sự chuyển chủ quyền từ các quốc gia thành viên và theo như kế hoạch thì ASEAN luôn khẳng định APSC sẽ không phải là một khối phòng thủ chung.

Mở rộng so sánh ta có thể thấy khác với ASEAN, Liên minh châu Âu đã đạt đến mức độ trưởng thành cao hơn cấp độ liên kết của ASEAN trong liên kết của hợp tác an ninh vì EU đã thể chế hóa được các cơ chế hợp tác, các quốc gia đã nhượng một phần chủ quyền cho liên minh trong vấn đề an ninh tạo nên một sự thốnng nhất trong vấn đề an ninh nội khối và đã có được chính sách đối ngoại và phòng thủ chung đây là liên kết ở cấp độ trưởng thành chặt vì liên kết quân sự của Eu rất chặt chẽ, hoạch định được những chính sách đối ngoại chung và đặc biệt trong việc phối hợp chống lại nguyên cơ từ bên trong và bên ngoài.

Như vậy có thể kết luận là ở thời điểm hiện tại cấp độ liên kết của APSC đang ở mức độ thú 2 – cấp độ phát triển và nếu thực hiện được đúng như kế hoạch đã đề ra thì đến năm 2015 APSC sẽ đạt đến mức độ liên kết trưởng thành nhưng chỉ dừng lại ở liên kết lỏng.


  1. Đánh giá triển vọng phát triển của Cộng đồng chính trị - an ninh vào năm 2015.

Bàn về triển vọng của Cộng đồng chính trị - an ninh vào năm 2015 đã có nhiều ý kiến khác nhau như: APSC không trở thành hiện thực; APSC sẽ hình thành nhưng không đảm bảo đúng thời hạn cũng có ý kiến cho rằng APSC hình thành đúng thời hạn và kết quả đạt được về cơ bản đáp ứng mục tiêu và nội dung đặt ra. Nhóm chúng tôi trên cơ sở việc xem xét những thành tựu, hạn chế trong quá trình xây dựng cũng như các cơ hội và thách thức đang tới đã đồng ý với quan điểm đến năm 2015, APSC sẽ được hình thành đúng thời hạn và đạt được cơ bản các mục tiêu và nội dung đặt ra.

  1. Thành tựu và hạn chế

Nhìn lại chặng đường xây dựng ACSP đã qua, có thể thấy tình hình thực tế hiện nay của Asean so với thời kỳ đầu mới hình thành đã có nhiều nội dung hợp tác mới về an ninh, chính trị đã được triển khai trong khuôn khổ của Asean. Không chỉ tập trung giải quyết các vấn đề trong khu vực mà Asean còn có những hoạt động hợp tác trong lĩnh vực an ninh mang tầm châu lục, thế giới như ARF, diễn đàn hợp tác Á – ÂU ASEM. Bên cạnh đó, hiện nay ngoài các vấn đề an ninh truyên thống Asean cũng đã đặc biệt chú trọng đến các vấn đề an ninh phi truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia, thảm họa thiên nhiên, thách thức môi trường và khủng hoảng nhân đạo. Hiện tại Asean đã xây dựng được những cơ chế hợp tác ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp, xung đột như ZOPFAN, TAC, SEANWFZ, ARF, Hiến chương Asean. Đồng thời Asean đang thực hiện rất nhiều chương trình xây dựng lòng tin thông qua cơ chế chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin về an ninh quốc phòng ở cấp độ quốc gia. ASEAN đã rất thành công trong tư cách là hiệp hội các quốc gia trong lĩnh vực xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử . Hầu hết các văn kiện của ASEAN đều là những văn kiện “mềm” như tuyên bố chung, thông cáo chung, tuyên bố chủ tịch… ASEAN ít ra các văn kiện “cứng” mang tính ràng buộc như Hiệp định, Hiệp ước …

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, trong quá trình xây dựng APSC vẫn còn nhiều hạn chế như:

+ APSC nêu ra 5 lĩnh vực hợp tác chung trong đó có 3 lĩnh vực là ngăn ngừa xung đột , giải quyết xung đột và kiến tạo hoà bình sau xung đột đều liên quan đến việc thiết lập các cơ chế khu vực mang tính ràng buộc. đây đều là những vấn đề hoàn toàn mới mẻ và rất phức tạp đối với một ASEAN hiệp hội. Đặc biệt, đối với 2 lĩnh vực Giải quyết xung đột và Kiến tạo hòa bình sau xung đột hầu như chưa có hoạt động nào được triển khai chủ yếu do các nước còn dè dặt.

+ Thứ hai: mặc dù đã qua một số lần cải cách, sắp xếp lại những cơ chế bộ máy ASEAN hiện nay còn kồng kềnh , kém hiệu quả, khó có thể triển khai hữu hiệu các hoạt động trong hợp tác chính trị , an ninh như đề ra chương trình hoạt động. Cơ chế chủ yếu của ASEAN là các cuộc họp ở các cấp, trong đó về lĩnh vực chính trị - an ninh cơ chế chính để theo dõi và tiến hành hoặc thực hiện là cuộc họp cấp bộ trưởng và bộ ngoại giao , cơ chế bộ trưởng bộ công an chủ yếu xử lý vấn đề chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Ban thư ký ASEAN chỉ có trách nhiệm điều phối và hỗ trợ các cuộc họp của ASEAN không có chức năng ra quyết định, chỉ có thể đưa ra khuyến nghị nếu các nước thành viên yêu cầu. ASEAN coi hội đồng tối cao là một thành tố quan trọng, tuy nhiên ASEAN lại chưa đề ra được các biện pháp cụ thể để khiến các quốc gia thành viên xem hội đồng tối cao là công cụ chủ yếu để giải quyết các tranh chấp trong khu vực. việc các quốc gia thành viên có xem hội đồng tối cao là cơ chế giải quyết những bất đồng giữa họ với nhau hay không hoàn toàn phụ thuộc và quyết định của chính quốc gia đó.

+ Thứ ba : các nguyên tắc của ASEAN hiện nay chỉ giúp ASEAN hoà giải các đối lập, mâu thuẩn chứ không nhằm giải quyết các đối lập ,âu thuẩn, và chủ yếu là để tăng cường độ tin cậy và ý thức hợp tác , đối thoại giữa các quốc gia thành viên chứ chưa giúp ASEAN làm tốt nhiệm vụ ngăn ngừa xung đột… các văn bản kí kết của ASEAN phần nhiều mang tính chính trị, vạch phương hướng hành động hay mục tiêu hướng tới nhiều hơn là ràng buộc pháp lí. Ngay cả các hiệp định, hiệp ước chủ yếu cũng chỉ nêu nguyên tắc, không có cơ chế ràng buộc hoặc xử lí nếu các quốc gia không tuân thủ. Điều đó dẫn đến tính cam kết yếu của ASEAN. Đây chính là thách thức lớn khiến cho hiệu quả hội nhập của ASEAN còn thấp và gây nghi nhờ khả năng của ASEAN có thể đạt tới một trình độ cao hơn.

Một minh chứng cho thấy sự hạn chế của hiến chương cuộc xung đột vũ trang giữa Thái lan và Campuchia nhưng ASEAN chưa có những biện pháp thích hợp mặc dù hai quốc gia đã vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực giải quyết xung đột .. Hơn nữa , Hiến chương cho phép lập cơ quan nhân quyền ASEAN, nhưng chưa đưa ra một nội dung cụ thể , chương trình hoạt động , quỳên và nghĩa vụ của các cơ quan này, mà lại quyền cho cơ chế hội nghị bộ trưởng quyết định. Nói tóm lại, các thiết chế hay tập quán được tao ra vẫn chủ yếu dựa trên nền tảng pháp lý – chính trị thịnh hành của quốc tế và thiên về đề cao chủ quyền quốc gia, dân tộc hơn là nhân quyền và dân chủ.



  1. Những thuận lợi và thách thức

Với những thành tựu và hạn chế đó, trong những năm tới, Cộng đồng chính trị - an ninh mà ASEAN đang nỗ lực xây dựng đang được tiến hành trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức.

Đó là:


+ Những cơ hội:

Về mặt khách quan, trước hết xét về động thái biến đổi của tình hình thế giới và châu Á – Thái Bình Dương trong thời gian tới có thể thấy mặc dù còn nhiều bất ổn, khó lường nhưng hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, đặc biệt là môi trường an ninh- chính trị khu vực Đông nam á vẫn được duy trì tương đối hòa bình và ổn định. Đối thoại hợp tác và liên kết trong khu vực là xu hướng chủ đạo. Đây là một cơ hội thuận lợi mà ASEAN có thể tận dụng để tiếp tục củng cố môi trường hòa bình, hợp tác, liên kết trong lĩnh vực an ninh, chính trị. Đối với các nước lớn có lợi ích chiến lược tại Đông Nam Á họ cũng không muốn một ASEAN giảm đi vai trò trong các vấn đề quốc tế, các nước ủng hộ APSC vì họ thấy rõ APSC không phải là một liên minh quân sự chống lại bất cứ một nước nào.

Về mặt chủ quan, những lợi thế truyền thống như ý chí, quyết tâm chính trị của các nước ASEAN và những nhận thức khá thống nhất trong những mục tiêu lớn của APSC…cùng với những thành quả mà các nước ASEAN đã tạo lập được trong hợp tác nhiều năm qua cũng là những thuận lợi mà ASEAN có thể tận dụng để xây dựng, phát triển APSC. Hơn nữa, mục tiêu đặt ra cho ASPC cũng không phải là quá cao chỉ cần nâng hợp tác sẵn có lên 1 mức độ chặt chẽ hơn mà vẫn không làm tổn hại đến chủ quyền quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

+ Bên cạnh những thuận lợi trên, quá trình xây dựng APSC cũng gặp nhiều thách thức.

Về mặt khách quan, đó là những thách thức mang tính toàn cầu như: chủ nghĩa khủng bố, tranh chấp chủ quyền và lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực luôn tiền ẩn nguy cơ xung đột đặc biệt là tranh chấp ở Biển Đông, các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia thảm họa thiên tai dịch bệnh thay đổi khí hậu…

Về mặt chủ quan, tiến trình xây dựng APSC đang tiếp tục gặp phải những trở ngại lớn xuất phát từ những thách thức mang tính nội tại của ASEAN: đó là tình trạng khoảng cách phát triển về nhiều mặt giữa các quốc gia thành viên, những tranh chấp bất đồng, tình trạng bất ổn về chính trị ở các nước thành viên. Việc thiếu cam kết cả về mặt chính trị lẫn nguồn lực của các nước thành viên đang là trở ngại lớn đối với tiến độ triển khai kế hoạch.Giải quyết xung đột và kiến tạo hòa bình sau xung đột là rất khó thực hiện bởi sự giới hạn về mục tiêu hướng tới APSC cũng như việc đề cao quá mức chủ quyền quốc gia,mà còn bởi khả năng hạn hẹp về tài chính và kinh nghiệm tổ chức của Asean. Mặt khác, Asean khó có thể loại bỏ được sự nghi kị lẫn nhau khi mà APSC thừa nhận chủ quyền của các nước thành viên trong việc theo đuổi chính sách đối ngoại của họ, không đề ra biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng chạy đua vũ trang, mua sắm vũ khí và không hạn chế việc các nước thành viên tiếp tục duy trì các liên minh quân sự, các sắp đặt phòng thủ với các cường quốc bên ngoài. Trong ASEAN vẫn còn tồn tại sự khác nhau giữa hai nhóm nước ASEAN 6 và ASEAN 4 . nhóm thứ nhất , có trình độ kinh tế , VHXH phát triển hơn muốn điều chỉnh và thay đổi các nguyên tác , hoạt động của ASEAN đẩy nhanh tiến trình hội nhập dân chủ hoá . nhưng nhóm thứ hai về cơ bản muốn duy trì các nguyên tắc hoạt động truyền thống của ASEAN . kèm theo đó , thể chế chính trị , chế độ xã hội và các hệ thống pháp luậtcũng như chính sách của các nước ASEAN còn có sự khác biệt tương đối lớn. tình hình nội bộ của một số nước thành viên ASEAN còn diễn biến khá phức tạp( bất ổn định chhính trị tại Thái lan, ly khai dân tộc tain Inđo….)cũng như quan hệ giữa các thành viên ASEAN với nhau( tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền…).còn diễn ra phức tạp chưa đựơc giải quýêt một cách triệt để . tuy những điều kiện về sự tương đồng lợi ích , sự phụ thuộc lẫn nhau không phải là điều kiện tiên quyết cho hợp tác khu vực và liên kết khu vực nhưng đây lại là điều kiện hết sức quan trọng cho việc xây dựng APSC . có thể thấy sự tương đồng về chính trị pháp lý và các chính sách của ASEAN chưa cao, chưa đủ để hình thành một cộng đồng chính trị - an ninh như lý thuyết và thực tiễn đã dặt ra. Ngoài ra, sự đa dạng về văn hoá trong ASEAN cũng là một thách thức không nhỏ cho sự hình thành APSC . ở Đông Nam Á chưa từng tồn tại một tư tưởng tôn giáo hay triết học chung để có thể tạo nền tảng xây dựng và thúc đẩy sự hợp tác trên quy mô toàn khu vực.


Đến năm 2015, thời gian không còn nhiều, sự khác biệt về trình độ phát triển, chế độ chính trị xã hội và pháp lý của các nước ASEAN cũng sẽ chưa có sự thay đổi lớn. Con đường đến với APSC còn nhiều trở ngại những ASEAN hiểu rằng nếu APSC bị phá sản vai trò của ASEAN sẽ bị lu mờ và các nước lớn sẽ tăng sức ép và tăng sự can thiệp vào khu vực. Với những gì đã trải qua, cùng những thuận lợi và thách thức như đã nghiên cứu ở trên, chúng tôi đồng ý với nhận định đến năm 2015, APSC hoàn thành tất cả các nội dung và mục tiêu đặt ra là khó có thể trở thành hiện thực nhưng APSC sẽ được hình thành vào năm 2015 và hoàn thành được cơ bản các nội dung và mục tiêu đặt ra.

KẾT LUẬN

Mỗi tổ chức liên kết khu vực đều có cách thiết kế và vận hành mô hình hợp tác của riêng mình, không thể có một công thức chung cho mô hình phát triển đối với tất cả các tổ chức. tuy nhiên, việc học tập những bài học kinh nghiệm từ tổ chức khác, nhất là tổ chức được đánh giá là mô hình hợp tác thành công sẽ là cần thiết. ASEAN có thể tiếp thu những bài học của EU để có thể xây dựng mô hình hợp tác phù hợp với đặc điểm của mình theo nguyên tắc không phải là sự bắt chước, tập khuôn máy móc. Đó có thể là những bài học về việc hoạch định kế hoạch và lộ trình thực hiên, việc tạo ra những công cụ đủ mạng để liên kết khu vực, giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tổ chức liên kết và các quốc gia1Tuy nhiên, có thể thấy, với mô hình liên kết của APSC như vậy để có thể xây dựng thành công APSC nói riêng cũng như Cộng đồng ASEAN nói chung thì cần đẩy mạnh việc đảm bảo thực hiện ở các quốc gia thành viên – đây có thể được coi là khâu yếu nhất của ASEAN hiện nay.




1 Xem “Mô hình hợp tác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á dưới góc độ so sánh với liên minh châu Âu” - Đỗ Thị Huệ.




Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam

tải về 64.44 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương