Bảng 16. Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch ở Quảng Trị thời kỳ đến 2030 4



tải về 1.55 Mb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích1.55 Mb.
#34727
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Nguồn: - Viện NCPT Du lịch.


- Chương trình hành động số 83-CTHĐ/TU ngày 25/7/2017 của Tỉnh ủy Quảng Trị thực hiện Nghị quyết số 08-NQ-TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (phương án chọn).
3.2. Tổng thu từ du lịch, GRDP du lịch, nhu cầu vốn đầu tư du lịch

Tổng thu nhập từ du lịch bao gồm các khoản thu từ lưu trú và ăn uống, từ lữ hành và vận chuyển du lịch (của các công ty lữ hành, dịch vụ taxi, vận chuyển, vận tải...); từ bán hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ sung khác. Nói cách khác, tổng thu nhập từ du lịch của một địa phương là nguồn thu từ tất cả các khoản chi của khách du lịch khi tham quan ở địa phương đó. Tổng thu nhập từ du lịch được tính dựa trên tổng số lượt khách du lịch, số ngày lưu trú trung bình và mức chi tiêu bình quân của mỗi khách trong một ngày.



Hiện nay, ở Quảng Trị, trung bình mỗi ngày một khách du lịch chi tiêu còn thấp hơn so với mức trung bình của Vùng Bắc Trung Bộ do tính đa dạng và chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ du lịch còn hạn chế hơn. Năm 2015, ở Quảng Trị, một khách du lịch quốc tế chi tiêu mỗi ngày khoảng trên 1.210.000 đồng (tương đương 55USD), một khách nội địa chi tiêu khoảng 620.000 đồng (tương đương 28USD). Trong những năm tới, khi các sản phẩm và dịch vụ du lịch phong phú, đa dạng, chất lượng được nâng cao thì mức độ chi tiêu của khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng dần dần được tăng lên. Dự kiến mức chi tiêu trung bình/ngày của một khách du lịch đến Quảng Trị đã được xác định trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030” như sau:



Khách quốc tế

Khách nội địa


Giai đoạn 2016 - 2020:

1.430.000 đồng (65USD)

660.000 đồng (30 USD)

Giai đoạn 2021 - 2025:

1.980.000 đồng (90 USD)

770.000 đồng (35 USD)

Giai đoạn 2026 - 2030:

2.200.000 đồng (100 USD)

990.000 đồng (45 USD)

Căn cứ vào số lượt khách, ngày lưu trú trung bình và mức chi tiêu của khách, tổng thu nhập từ du lịch của Quảng Trị trong từng giai đoạn được tính toán và trình bày ở bảng sau:

Bảng 13: Dự báo tổng thu nhập từ du lịch tỉnh Quảng Trị thời kỳ đến 2030


Đơn vị tính: Tỷ đồng/Triệu USD

Phương án

Loại thu nhập

2020

2025

2030

Phương án 1

Từ khách du lịch quốc tế

943,8/42,90

2.098,8/95,4

3.454,0/157,0

Từ khách du lịch nội địa

2.131,8/96,90

3.850,0/175,0

6.969,6/316,8

Tổng cộng

3.075,6/139,80

5.948,8/270,0

10.423,6/473,8

Phương án 2

Từ khách du lịch quốc tế

1.058,2/48,10

2.395,8/108,9

4.070,0/185,0

Từ khách du lịch nội địa

2.244,0/102,00

4.158,0/189,0

7.623,0/346,5

Tổng cộng

3.302,2/150,10

6.553,8/297,9

11.693,0/531,5

Phương án 3

Từ khách du lịch quốc tế

1.144,0/52,00

2.613,6/118,8

4.510,0/205,0

Từ khách du lịch nội địa

2.356,2/107,10

4.466,0/203,0

8.276,4/376,2

Tổng cộng

3.500,2/159,10

7.079,6/321,8

12.786,4/581,2

Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

Căn cứ trên các số liệu dự báo về khách du lịch (quốc tế và nội địa) cũng như tổng thu nhập từ du lịch của Quảng Trị như đã trình bày ở phần trên, sau khi trừ chi phí trung gian (dịch vụ lưu trú: 10 - 15%; dịch vụ ăn uống: 60 - 65%; dịch vụ vận chuyển du lịch: 20 - 25%; bán hàng hóa lưu niệm: 65 - 70%; các dịch vụ khác: 15 - 20%; tính trung bình khoảng 35 - 40% tổng thu nhập).

Như vậy đến sau năm 2025, dự kiến du lịch đóng góp khoảng 10-11,5% tổng giá trị GRDP của cả tỉnh.

Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển của ngành du lịch Quảng Trị đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, phương tiện vận chuyển khách, các cơ sở đào tạo,... giữ vai trò hết sức quan trọng. Nếu không có đầu tư, hoặc đầu tư không đồng bộ thì việc thực hiện các định hướng sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc tính toán nhu cầu đầu tư trong từng thời kỳ được dựa trên tổng giá trị GRDP đầu và cuối kỳ và hệ số ICOR là chỉ số xác định hiệu quả của việc đầu tư.



Bảng 14: Dự báo chỉ tiêu GRDP và nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Quảng Trị

thời kỳ đến 2030

(Tính theo giá 1USD = 22.000 đồng)

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2020

2025

2030

1. Tổng giá trị GRDP Quảng Trị (1)

Tốc độ tăng trung bình

Tỷ đồng/

Triệu USD



%

20.780,0

944,5


13,5

-

-


-

-



2. Tổng giá trị GRDP du lịch Quảng Trị










Phương án 1

Tỷ đồng/ Triệu USD

1.848,0

84,0


3.564,0

162,0


6.270,0

285,0


Phương án 2

Tỷ đồng/ Triệu USD

1.980,0

90,0


3.916,0

178,0


7.040,0

320,0


Phương án 3

Tỷ đồng/ Triệu USD

2.090,0

95,0


4.246,0

193,0


7.656,0

348,0


3. Tốc độ tăng trưởng GRDP du lịch










Phương án 1

%/năm

15,0

14,0

11,9

Phương án 2

%/năm

15,7

14,6

12,4

Phương án 3

%/năm

16,0

15,2

12,5

4. Tỷ lệ GRDP du lịch so với GRDP Quảng Trị










Phương án 1

%

8,0

10,0

-

Phương án 2

%

8,8

11,5

-

Phương án 3

%

9,5

12,8

-

5. Hệ số ICOR cho du lịch

4,0

3,5

3,0

6. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Quảng Trị theo từng giai đoạn

2017- 2020

2021-2025

2026-2030

Phương án 1

Tỷ đồng/ Triệu USD

2.640,0

120,0


6.006,0

273,0


8.118,0

369,0


Phương án 2

Tỷ đồng/ Triệu USD

3.168,0

144,0


6.776,0

308,0


9.372,0

426,0


Phương án 3

Tỷ đồng/ Triệu USD

3.608,0

164,0


7.546,0

343,0


10.230,0

465,0


Nguồn: - Dự báo của Viện NCPT Du lịch;

- (1) QH KT-XH tỉnh Quảng Trị đến năm 2020; Chương trình hành động số 83-CTHĐ/TU ngày 25/7/2017 của Tỉnh ủy Quảng Trị thực hiện Nghị quyết số 08-NQ-TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (phương án chọn).

Hệ số ICOR chung cho các ngành kinh tế cả nước là 7,3 trong giai đoạn vừa qua (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Đối với ngành kinh tế du lịch nói chung, hiệu quả đầu tư thường cao hơn, do đó hệ số ICOR du lịch sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của quy hoạch, việc đầu tư cho phát triển du lịch Quảng Trị được tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành…, nên giai đoạn này hệ số ICOR vẫn còn cao vì khả năng khai thác còn hạn chế, chưa tạo ra hiệu quả lớn (giá trị gia tăng GRDP còn thấp). Những giai đoạn tiếp theo, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch, cho hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành dần được hoàn thiên và đi vào khai thác ổn định, hiệu quả đầu tư sẽ cao hơn, do đó hệ số ICOR sẽ giảm dần. Căn cứ vào các chỉ tiêu về đầu tư du lịch trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”, căn cứ vào điều kiện cụ thể của Quảng Trị…, dự kiến hệ số ICOR đầu tư cho du lịch Quảng Trị là 4,5 cho thời kỳ đến năm 2015; 4,0 cho thời kỳ 2016 - 2020; 3,5 cho thời kỳ 2021 - 2025; và 3,0 cho thời kỳ 2026 - 2030. Như vậy, theo cách tính trên thì nhu cầu về đầu tư cho ngành du lịch Quảng Trị qua từng thời kỳ được tính toán cụ thể và đưa ra ở bảng 14 ở trên.



3.3. Nhu cầu cơ sở lưu trú du lịch

Để đảm bảo cơ sở lưu trú cho khách du lịch đến tỉnh Quảng Trị từ nay đến năm 2030, vấn đề dự báo về đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn là một yêu cầu rất quan trọng. Việc dự báo nhu cầu khách sạn có liên quan chặt chẽ với số lượng khách, với số ngày lưu trú của khách, với công suất sử dụng buồng trung bình.

Căn cứ vào các chỉ tiêu dự báo về khách du lịch, ngày lưu trú trung bình,… như trên, dự báo về nhu cầu khách sạn của Quảng Trị được trình bày ở bảng 15.

Trong tổng số nhu cầu cơ sở lưu trú, phân đoạn cao cấp (4-5 sao) chiếm khoảng 5-10%, phân đoạn trung cấp (2-3 sao) chiếm khoảng 30-40%, phân đoạn bình dân chiếm khoảng 30-40% và các cơ sở lưu trú khác (biệt thự, căn hộ, nghỉ tại nhà dân - homestay...) chiếm khoảng 20%.



Bảng 15: Dự báo nhu cầu khách sạn tỉnh Quảng Trị thời kỳ đến 2030

Đơn vị: Buồng

Phương án

Nhu cầu cho từng loại

khách du lịch



2020

2025

2030

Phương án 1

Nhu cầu cho khách quốc tế


1.500

2.200

3.000

Nhu cầu cho khách nội địa


2.500

3.600

4.700

Tổng cộng


4.000

5.800

7.700

Phương án 2

Nhu cầu cho khách quốc tế


1.600

2.400

3.500

Nhu cầu cho khách nội địa


3.100

4.600

6.000

Tổng cộng


4.700

7.000

9.500

Phương án 3

Nhu cầu cho khách quốc tế


1.800

2.700

3.900

Nhu cầu cho khách nội địa


2.800

4.100

5.500

Tổng cộng


4.600

6.800

9.400

Công suất sử dụng buồng trung bình năm (%)


55%

60%

65%

Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

3.4. Nhu cầu lao động ngành du lịch

Số lao động bình quân trên một buồng khách sạn phụ thuộc vào tính đa dạng của các dịch vụ bổ sung. Trong những năm tới, các dịch vụ du lịch bổ sung ở Quảng Trị sẽ phong phú hơn, chất lượng các sản phẩm du lịch sẽ được nâng cao nên số lượng lao động bình quân trên một buồng khách sạn sẽ tăng lên. Căn cứ vào nhu cầu lao động tính bình quân trên một buồng khách sạn của cả nước, của Vùng Bắc Trung Bộ đã được xác định trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”, dự kiến nhu cầu lao động tính bình quân trên một buồng khách sạn của Quảng Trị là 1,6 - 1,7 lao động trực tiếp/buồng khách sạn và mỗi lao động trực tiếp tương ứng với 2 lao động gián tiếp ngoài xã hội.


Bảng 16: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch ở Quảng Trị thời kỳ đến 2030


Đơn vị tính: Người

Phương án

Loại thu nhập

2020

2025

2030

Phương án 1

Lao động trực tiếp trong du lịch

6.600

10.200

13.600

Lao động gián tiếp ngoài xã hội

13.200

20.400

27.200

Tổng cộng

19.800

30.600

40.800

Phương án 2

Lao động trực tiếp trong du lịch

7.000

11.200

15.200

Lao động gián tiếp ngoài xã hội

14.000

22.400

30.400

Tổng cộng

21.000

33.600

45.600

Phương án 3

Lao động trực tiếp trong du lịch

7.600

12.100

16.600

Lao động gián tiếp ngoài xã hội

15.200

24.200

33.200

Tổng cộng

22.800

36.300

49.800

Nguồn: Viện NCPT Du lịch.


tải về 1.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương