BẢn tin thị trưỜng tháng 10/2015 I/ Tình hình thị trường tháng 9/2015



tải về 75.87 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích75.87 Kb.
#28026


BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

Tháng 10/2015



I/ Tình hình thị trường tháng 9/2015:

1) Tổng quan thị trường:

Thị trường Nam Phi trong tháng 9/2015 nổi bật với sản xuất hàng công nghiệp tăng nhẹ, tiêu thụ hàng công nghiệp tăng. Sản xuất và tiêu thụ hàng nông lâm ngư nghiệp tăng. Xuất khẩu và nhập khẩu tăng. Tồn kho nông sản giảm. Đồng Rand mất giá mạnh.

Tháng 9/2015 so với tháng 8/2015 chỉ số giá sản xuất công nghiệp tăng 0,3 %. Chỉ số giá sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp tăng 0,7 % trong đó nông nghiệp tăng 0,5 %.

Tiêu thụ hàng công nghiệp tăng 1,7 %. Tiêu thụ ô tô giảm 3,6 điểm.

Chỉ số lạm phát (CPI) là 4,6 %, không thay đổi so với tháng 8/2015. Giá nhà và dịch vụ công cộng tăng 0,9 %. Giá cước vận tải giảm 1,6 %.

Đồng Rand mất giá 3,35 %. Tỷ giá Rand/USD tại thời điểm 02/10/2015 là 13,90 so với 13,45 tại thời điểm 02/09/2015.

Xuất khẩu tháng 9/2015 đạt R 92 284 169 052, tăng 5,6 % so với tháng 8/2015. Xuất khẩu 9 tháng 2015 đạt R 769 602 251 787, tăng 5,4 % so với 9 tháng 2014.

Nhập khẩu tháng 9/2015 đạt R 93 169 251 211, giảm 4,5 % so với tháng 8/2015. Nhập khẩu 9 tháng 2015 đạt R 806 954 150 032, tăng 0,5 % so với 9 tháng 2014.

Việt nam xuất khẩu sang Nam Phi tháng 9/2015 đạt R 1,753,054,800, tăng 30 % so với tháng 8/2015. Việt nam xuất khẩu sang Nam Phi 9 tháng 2015 đạt R 12,393,436,449, tăng 62 % so với 9 tháng 2014.

Việt nam nhập khẩu từ Nam Phi tháng 9/2015 đạt R 233,608,785, tăng 3,4 % so với tháng 8/2015. Việt nam nhập khẩu từ Nam Phi 9 tháng 2015 đạt R 1,680,280,277, tăng 20 % so với 9 tháng 2014.



2) Chi tiết thị trường:

Tháng 9/2015 so với tháng 8/2015 sản xuất công nghiệp tăng 2,2 % trong đó: Nhóm hàng thực phẩm và đồ uống tăng 0,3 %. Nhóm hàng dệt may giầy dép giảm 0,1 %. Nhóm hàng gỗ giấy tăng 2,4 %. Nhóm hàng xăng dầu hóa chất cao su nhựa tăng 2,7 %. Nhóm hàng thủy tinh và khoáng sản phi kim loại tăng 4,0 %. Nhóm hàng kim loại máy móc tăng 3,6 %. Nhóm hàng thiết bị điện tăng 1,7 %. Nhóm hàng điện tử tăng 6,4 %. Nhóm hàng phương tiện vận tải giảm 1,2 %. Nhóm hàng nội thất tăng 12,9 %.

Tháng 9/2015 so với tháng 8/2015 tiêu thụ hàng công nghiệp tăng 1,7 % trong đó: Nhóm hàng thực phẩm và đồ uống giảm 0,7 %. Nhóm hàng dệt may giầy dép tăng 0,7 %. Nhóm hàng gỗ giấy tăng 2,4 %. Nhóm hàng xăng dầu hóa chất cao su nhựa tăng 3,8 %. Nhóm hàng thủy tinh và khoáng sản phi kim loại giảm 1 %. Nhóm hàng kim loại máy móc tăng 3,2 %. Nhóm hàng thiết bị điện tăng 6 %. Nhóm hàng điện tử tăng 4,9 %. Nhóm hàng phương tiện vận tải giảm 1,1 %. Nhóm hàng nội thất tăng 2,3 %.

Ngô: Tổng cung ước tính 12,44 triệu tấn bao gồm 2,07 triệu tấn tồn kho tại thời điểm 01/05/2015, 9,48 triệu tấn thu hoạch vụ này, 800 nghìn tấn nhập khẩu. Tổng cầu ước tính 11,04 triệu tấn bao gồm tiêu thụ nội địa 10,24 triệu tấn (4,77 triệu tấn là lương thực cho người, 5,12 triệu tấn dùng làm thức ăn gia súc và nguyên liệu công nghiệp), xuất khẩu 800 nghìn tấn (600 nghìn tấn ngô nguyên hạt và 200 nghìn tấn sản phẩm ngô). Tồn kho ước tại thời điểm 30/04/2016 là 1,4 triệu tấn tương đương 52 ngày nhu cầu.

Lúa mỳ: Tổng cung ước tính 4,04 triệu tấn bao gồm tồn kho 575 nghìn tấn tại thời điểm 01/10/2015, thu hoạch vụ này 1,6 triệu tấn, và nhập khẩu 1,85 triệu tấn. Tổng cầu 3,5 triệu tấn bao gồm 3,18 triệu tấn tiêu thụ nội địa (3,15 triệu tấn dùng làm lương thực cho người, 3 nghìn tấn dùng làm thức ăn gia súc, 23 nghìn tấn hạt giống), xuất khẩu 298 nghìn tấn (280 nghìn tấn nguyên hạt và 18 nghìn tấn sản phẩm chế biến). Tồn kho ước tính tại mốc 30/09/2016 là 548 nghìn tấn tương đương 63 ngày nhu cầu.

Cao lương: Tổng cung ước tính 238 nghìn tấn bao gồm 122 nghìn tấn tồn kho tại mốc 01/03/2015, 114 nghìn tấn thu hoạch vụ này. Tổng cầu ước tính 201 nghìn tấn bao gồm tiêu thụ nội địa 164 nghìn tấn, xuất khẩu 30 nghìn tấn. Tồn kho ước tính tại mốc 28/02/2016 là 37 nghìn tấn tương đương 82 ngày nhu cầu.

Hạt hướng dương: Tổng cung ước tính 784 nghìn tấn bao gồm tồn kho tại mốc 01/03/2015 là 93 nghìn tấn, thu hoạch vụ này 661 nghìn tấn, và nhập khẩu 25 nghìn tấn. Tổng cầu ước tính 702 nghìn tấn trong đó tiêu thụ nội địa là 700 nghìn tấn (550 tấn dùng cho con người, 7.000 tấn dùng cho gia súc, 685 nghìn tấn dùng để ép dầu). Xuất khẩu 150 tấn. Tồn kho ước tính tại mốc 28/02/2016 là 82 nghìn tấn tương đương 43 ngày nhu cầu.

Đậu tương: Tổng cung ước tính 1,25 triệu tấn bao gồm tồn kho tại mốc 01/03/2015 là 64 nghìn tấn, thu hoạch mùa này 1,03 triệu tấn, nhập khẩu 150 nghìn tấn. Tổng cầu ước tính 1,13 triệu tấn bao gồm 1,1 triệu tấn tiêu thụ trong nước (26 nghìn tấn dùng cho con người, 130 nghìn tấn dùng cho gia súc, 950 nghìn tấn dùng để ép dầu), xuất khẩu 3.500 tấn. Tồn kho ước tính tại mốc 28/02/2016 là 121,7 nghìn tấn tương đương 40 ngày nhu cầu.

Lạc dự kiến thu hoạch 56,7 nghìn tấn, giảm 23,93 % so với vụ trước. Năng suất dự kiến đạt 0,98 tấn/héc-ta.

Đỗ đậu các loại dự kiên thu hoạch 73,4 nghìn tấn, giảm 10,64 % so với vụ trước. Năng suất dự kiến đạt 1,15 tấn/héc-ta.

Lúa mạch dự kiến thu hoạch 347 nghìn tấn, tăng 14,93 % so với vụ trước. Năng suất sự kiến đạt 3,7 tấn/héc-ta.

Cải dầu dự kiến thu hoạch 105 nghìn tấn, giảm 12,89 % so với vụ trước. Năng suất dự kiến đạt 1,35 tấn/héc-ta.

Giá hợp đồng kỳ hạn ngô trắng tại thời điểm 02/10/2015 là 3.215 Rand/tấn, tăng 1,68 % so với thời điểm 02/09/2015; Ngô vàng 2.966 Rand /tấn, tăng 5,29 %; Lúa mỳ 4.166 Rand/tấn, tăng 0,02 %; Hạt hướng dương 6.400 Rand/tấn, tăng 9,12 %; Đậu tương 5.570 Rand/tấn, tăng 2,52 %.

Xuất khẩu: So với tháng 8/2015, tháng 9/2015 xuất khẩu rau quả giảm 11 %, xuất khẩu khoáng sản tăng 16 %, xuất khẩu hóa chất tăng 16 %, xuất khẩu kim loại quý và đá quý giảm 3 %, xuất khẩu phương tiện vận tải tăng 11 %.

Nhập khẩu: So với tháng 8/2015, tháng 9/2015 nhập khẩu rau quả tăng 62 %, xuất khẩu khoáng sản giảm 28 %, nhập khẩu hóa chất giảm 10 %, nhập khẩu máy móc và hàng điện tử tăng 4 %, nhập khẩu phương tiện vận tải giảm 28 %.

Nhập khẩu lúa mỳ từ 26/09/2015-02/10/2015 đạt 76 nghìn tấn trong đó nhập khẩu từ Nga chiếm 82,4 %, Ukraine 15,2 %, Đức 2,4 %. Xuất khẩu lúa mỳ đạt 4,3 nghìn tấn trong đó 80,3 % xuất khẩu sang Zimbabwe, 14,8 % xuất khẩu sang Namibia, 4 % xuất khẩu sang Botswana, 0,9 % xuất khẩu sang Swaziland.

Xuất khẩu ngô trắng từ 25/04-02/10/2015 đạt 170 nghìn tấn trong đó xuất khẩu sang Botswana chiếm 40,6 %, Namibia 19,3 %, Mozambique 19,1 %, Lesotho 18,2 %, Swaziland 2,9 %. Nhập khẩu ngô trắng đạt 8,9 nghìn tấn từ Zambia (98,4 %), Mexico (1,6 %). Xuất khẩu ngô vàng đạt 89 nghìn tấn trong đó xuất khẩu sang 4 nước láng giềng BLNS chiếm 77,3 %, xuất khẩu sang Mozambique 20,8 %, Hàn quốc 1,8 %, Zimbabwe 0,1 %. Nhập khẩu ngô vàng đạt 389 nghìn tấn từ Ác-hen-ti-na (75,9 %) Bra-xin (24,1 %).

Dự kiến vụ mùa 2015/16 xuất khẩu ngô trắng đạt 510 nghìn tấn, giảm 20,4 % so với vụ trước. Xuất khẩu ngô vàng đạt 290 nghìn tấn, giảm 80,9 %.



Các mặt hàng xuất nhập khẩu Việt nam-Nam Phi 9 tháng 2015:

STT

Mặt hàng

VNXK

(Rand)

STT

Mặt hàng

VNNK

(Rand)

1

Hàng tươi sống

R 21,664,390

1

Hàng tươi sống

R 454,535,163

2

Rau củ quả

R 626,323,049

2

Rau củ quả

R 611,933,774

3

Dầu ăn

R 105,899

3

Dầu ăn

R 900

4

Thực phẩm chế biến

R 33,824,707

4

Thực phẩm chế biến

R 32,089,088

5

Khoáng sản

R 59,773,489

5

Khoáng sản

R 61,720,147

6

Hóa chất

R 138,465,042

6

Hóa chất

R 86,459,871

7

Cao su và sản phẩm nhựa

R 95,996,612

7

Cao su và sản phẩm nhựa

R 52,068,839

8

Da sống và da thuộc

R 62,921,405

8

Da sống và da thuộc

R 111,664,429

9

Sản phẩm gỗ

R 10,534,449

9

Sản phẩm gỗ

R 29,103,375

10

Giấy và bột giấy

R 16,392,154

10

Giấy và bột giấy

R 992,297

11

Dệt may

R 295,643,321

11

Dệt may

R 10,042,112

12

Giầy dép

R 1,446,743,600

12

Giầy dép

 

13

Vật liệu xây dựng

R 30,250,698

13

Vật liệu xây dựng

R 4,153

14

Kim loại quý

R 14,933,702

14

Kim loại quý

 

15

Sắt thép

R 87,124,856

15

Sắt thép

R 177,066,148

16

Máy móc thiết bị

R 9,153,168,825

16

Máy móc thiết bị

R 47,945,931

17

Phương tiện vận tải

R 20,532,329

17

Phương tiện vận tải

R 1,982,608

18

Thiết bị ảnh và y tế

R 60,113,154

18

Thiết bị ảnh và y tế

R 1,489,344

20

Đồ chơi và dụng cụ thể thao

R 197,470,338

20

Đồ chơi và dụng cụ thể thao

R 402,622

21

Hàng thủ công mỹ nghệ

R 154,057

21

Hàng thủ công mỹ nghệ

R 8,040

22

Hàng hóa khác

R 440,538

22

Hàng hóa khác

R 771,436

23

Thiết bị lẻ

R 20,859,835







 




Tổng cộng:

R 12,393,436,449




Tổng cộng:

R 1,680,280,277

II/ Dự báo tình hình thị trường tháng 10/2015:

Cung-cầu sản phẩm công nghiệp giảm. Cung cầu sản phẩm nông nghiệp tăng. Xuất nhập khẩu tăng. Tồn kho giảm. Đồng Rand tiếp tục mất giá.



III/ Thông báo:

1/ Tìm người bán:

1/

Nhu cầu: Shoes/sneckers



Địa chỉ liên hệ:
Mr. Sthembiso Tyatlesa

NIAGA AUTHENTIC WEAR

Address: 499 Dube street, Tsakane, Brakpan, Gauteng, South Africa

Te.: +27 83 282 1994

E-mail: sthembisogodfrey@gmail.com
2/

Nhu cầu: Sea grass products


Địa chỉ liên hệ:
COITEX

Address: 29 Basil Road, Plumstead-7800, South Africa

Phone: (27-21) 762 2227

Cell: +27 833 66 55 45

Email: sales@coirtex.co.za; info@coirtex.co.za;rashid@coirtex.co.za

Web page: www.coirtex.co.za


2/ Tìm người mua:




VI/ Thông tin chuyên đề:

Thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa gửi tại kho ngoại quan có chủ hàng là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Nam Phi:

1. Hàng sản xuất trong nước, gửi kho ngoại quan rồi xuất khẩu đi các thị trường đối tác không thuộc FTA:

Doanh nghiệp bán hàng cho thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Nam Phi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho lô hàng. Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp theo quy định của Nam Phi.

2. Hàng sản xuất trong nước, gửi kho ngoại quan rồi xuất khẩu đi các thị trường đối tác thuộc FTA:

Doanh nghiệp bán hàng cho thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Nam Phi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho lô hàng. Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp theo quy định của FTA.

3. Hàng nhập khẩu từ nước đối tác thuộc FTA, gửi kho ngoại quan rồi nhập khẩu vào Nam Phi:

Doanh nghiệp tại nước đối tác thuộc FTA bán hàng cho thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Nam Phi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho lô hàng. Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp theo quy định của FTA.

4. Hàng nhập khẩu từ nước đối tác thuộc FTA, gửi kho ngoại quan rồi tiếp tục xuất khẩu đi các nước đối tác khác thuộc FTA:

Doanh nghiệp Nam Phi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng vào kho ngoại quan (có thể là công ty giao nhận, đại lý thủ tục hải quan, công ty kinh doanh kho ngoại quan .v.v.) làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho lô hàng trên cơ sở giấy chứng nhận xuât xứ do nước đối tác thuộc FTA cấp. Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp theo quy định của FTA.
Каталог: Images -> editor -> files
files -> PHỤ LỤc I danh mục các tthc công bố BỔ sung
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập- tự do- hạnh phúc
files -> TRƯỜng đÀo tạO, BỒi dưỠng cán bộ CÔng thưƠng trung ưƠNG
files -> BỘ giao thông vận tải báo cáo chuyêN ĐỀ
files -> THỐng kê SỐ liệu chậm hủy chuyến bay của các hàng hkvn
files -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> BỘ giao thông vận tảI
files -> Danh sách cấp giấy phép sản xuất phân bón vô CƠ
files -> CHƯƠng trình hội nghị đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm
files -> BẢn tin thị trưỜng tháng 3/2014 I/ Tình hình thị trường tháng 2/2014

tải về 75.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương