BẢn thuyết minh dự thảo Thông tư quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành Ngân hàng



tải về 53.25 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích53.25 Kb.
#25853
BẢN THUYẾT MINH

Dự thảo Thông tư

quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành Ngân hàng



I. Căn cứ pháp lý để xây dựng Thông tư, gồm:

1. Luật Ngân hàng Nhà nước số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; 2. Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;

2. Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

3. Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

4. Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;

5. Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 9 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành (tham khảo);

6. Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 7 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngân hàng;

7. Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra (tham khảo);

8. Thông tư số 03/2015/TT-NHNN ngày 20 tháng 3 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014;

9. Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

10. Một số văn bản khác có liên quan.
II. Sự cần thiết ban hành Thông tư

1.Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thanh tra, giám sát ngân hàng, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát ngân hàng…Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng là thanh tra thuộc cơ quan ngang Bộ, nhưng có đặc thù riêng.

Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này.

Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ tổ chức tín dụng và kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng. Đây là những nội dung mới và đã được Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định.

Đồng thời, Khoản 5 Điều 51 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định: "Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trình tự, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng".

Do vậy, để đáp ứng các quy định mới tại Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Thanh tra năm 2010, đồng thời để phù hợp với đặc thù riêng của thanh tra ngân hàng thì cần thiết phải ban hành quy định về trình tự, thủ tục thanh tra ngân hàng.


2. Trên thực tế hoạt động kinh doanh của hệ thống tổ chức tín dụng hiện nay, hệ thống các tổ chức tín dụng đã có nhiều thay đổi như các dịch vụ sản phẩm ngân hàng luôn được bổ sung, phát triển mới, các loại hình tổ chức tín dụng ngày càng đa dạng, các tổ chức tín dụng ngày càng hiện đại và chuyên nghiệp về các sản phẩm ngân hàng trên nền công nghệ thông tin hiện đại, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật này là cần thiết đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành về ngân hàng đối với các tổ chức tín dụng.

Các tổ chức tín dụng thực hiện chỉ đạo, thống nhất trong hoạt động quản trị, kinh doanh từ trụ sở chính đến các chi nhánh, phòng giao dịch, hạch toán tập trung…, do đó để đánh giá tổng thể tình hình hoạt động của một tổ chức tín dụng cần phải thanh tra hợp nhất tổ chứ tín dụng, thanh tra pháp nhân tổ chức tín dụng….


III. Tên gọi, đối tượng áp dụng, thẩm quyền ban hành Thông tư

1. Tên gọi: Thông tư quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành Ngân hàng.

2. Đối tượng áp dụng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

3. Thẩm quyền ban hành: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước


IV. Bố cục của dự thảo Thông tư

Dự thảo Thông tư gồm 5 chương, 39 Điều được trình bày như sau:



Chương I

Quy định chung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ.

Điều 4. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại.

Điều 5. Thời hạn thanh tra

Điều 6. Tần suất thanh tra

Điều 7. Tổ chức Đoàn thanh tra.

Điều 8. Tiêu chuẩn của Trưởng đoàn thanh tra.

Chương II

Kế hoạch thanh tra tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Điều 9. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm tại Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

Điều 10. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm của các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Điều 11. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hằng năm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

Chương III

Trình tự, thủ tục tiến hành cuộc thanh tra theo kế hoạch thanh tra

Mục I

Chuẩn bị thanh tra

Điều 12. Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình

Điều 13. Báo cáo kết quả thu thập thông tin tài liệu, nắm tình hình

Điều 14. Ra quyết định thanh tra.

Điều 15. Xây dựng, phê duyệt và phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra

Điểu 16. Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo

Điều 17. Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.

Mục II

Tiến hành thanh tra

Điều 18. Công bố quyết định thanh tra

Điều 19. Tiến hành thanh tra.

Điều 20. Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

Điều 21. Sửa đổi, bổ sung quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra trong quá trình thanh tra.

Điều 22. Kéo dài thời gian thanh tra.

Điều 23. Kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi được thanh tra.

Mục III

Kết thúc thanh tra

Điều 24. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn Thanh tra.

Điều 25. Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra đơn vị trực thuộc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Điều 26. Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra pháp nhân tổ chức tín dụng

Điều 27. Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra hợp nhất tổ chức tín dụng.

Điều 28. Xem xét báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra

Điều 29. Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra

Điều 30. Ký và ban hành kết luận thanh tra

Điều 31. Công khai kết luận thanh tra

Điều 32. Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra

Điều 33. Lập, bàn giao hồ sơ thanh tra

Chương IV

Trình tự, thủ tục thanh tra đột xuất

Điều 34. Căn cứ thanh tra đột xuất.

Điều 35. Ra quyết định thanh tra đột xuất.

Điều 36. Xây dựng, phê duyệt và phổ biến kế hoạch thanh tra đột xuất tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 37.Trình tự, thủ tục cuộc thanh tra đột xuất tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Chương V

Điều khoản thi hành

Điều 38. Hiệu lực thi hành.

Điều 39. Trách nhiệm thi hành.
V. Giải trình một số nội dung Dự thảo Thông tư

1. Giải trình chung về Dự thảo Thông tư

Dự thảo Thông tư quy định về trình tự, thủ tục thanh tra ngành Ngân hàng. Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ của tổ chức tín dụng và kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng.

Để thực hiện được việc này nhất thiết phải có sự phối hợp của các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng nhà nước chi nhánh, Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và các đơn vị khác có liên quan trong công tác thanh tra, đặc biệt là trong thanh tra pháp nhân, thanh tra hợp nhất tổ chức tín dụng.

Các quy định của Dự thảo Thông tư phù hợp với các quy định: Luật Thanh tra; Nghị định số 86/2011/NĐ-CP; Nghị định 26/2014/NĐ-CP; Quyết định 35/2014/QĐ-TTg ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ thay quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thông tư số 05/2014/TT-TTCP và các văn bản khác trong lĩnh vực thanh tra.


2. Chương I. Quy định chung

Chương này quy định về phạm điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh, giải thích một số khái niệm được sử dụng tại Dự thảo, quy định thẩm quyền ra quyết định thanh tra ở từng cấp khác nhau đối với các đối tượng thanh tra thuộc lĩnh vực quản lý.

2.1 Về đối tượng điều chỉnh

Thông tư này áp dụng đối với: Ngân hàng Nhà nước; Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ngân hàng theo quy định của pháp luật và theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Đối tượng thanh tra gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư này không áp dụng đối với các đối tượng sau:

a) Công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng mà không phải là tổ chức tín dụng.

b) Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng;

c) Tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;

d) Doanh nghiệp nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập;

đ) Tổ chức bảo hiểm tiền gửi;

e) Tổ chức hoạt động thông tin tín dụng;

f) Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng;


2.2. Về phạm vi áp dụng

Các cuộc thanh tra thuộc phạm vi áp dụng của Thông tư này bao gồm: các cuộc thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt và các cuộc thanh tra đột xuất.

Thông tư này không áp dụng đối với các cuộc thanh tra các đối tượng nêu tại mục 2.1 nêu trên do các đối tượng này không phải là tổ chức tín dụng, mặc dù là đối tượng thanh tra của Ngân hàng Nhà nước nhưng nội dung thanh tra các đối tượng này có một số điểm khác với việc thanh tra các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Vì vậy, các cuộc thanh tra đối với những tổ chức này được tiến hành theo quy định của pháp luật (Luật Thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi thành một số điều của Luật Thanh tra, Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, Thông tư số 05/2014/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra), không thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư này.
2.3. Khoản 3 Điều 51 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện theo nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng. Do đó, căn cứ vào quy mô của cuộc thanh tra mà tiến hành: thanh tra đơn vị trực thuộc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra pháp nhân tổ chức tín dụng; thanh tra hợp nhất tổ chức tín dụng.
2.4. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại căn cứ Nghị định số 26/2014/NĐ-CP và Quyết định 35/2014/QĐ-TTg được quy định chi tiết, cụ thể đối với từng cấp ra có thẩm quyền ra quyết định thanh tra, thanh tra lại (Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục trưởng Cục thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh, Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng nhà nước chi nhánh) và căn cứ ra quyết định thanh tra đối với từng đối tượng thanh tra thuộc trách nhiệm quản lý.
2.5. Thời hạn thanh tra được xây dựng trên cơ sở tham khảo quy định của Nghị định 07/2012/NĐ-CP.
2.6. Về tiêu chuẩn của Trưởng đoàn thanh tra thực hiện thanh tra tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Luật Thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP, Nghị định số 26/2014/NĐ-CP chưa có quy định về tiêu chuẩn của Trưởng đoàn thanh tra. Do đó, căn cứ vào quy mô, tính chất phức tạp của từng Đoàn thanh tra mà yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong ngành thanh tra của Trưởng đoàn thanh tra khác nhau. Quy định về tiêu chuẩn của Trưởng đoàn thanh tra giúp cho hoạt động của Đoàn thanh tra được thực hiện hiệu quả và chất lượng. Ngoài tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn của Trưởng đoàn thanh tra được phân theo các cấp độ: đoàn thanh tra hợp nhất tổ chức tín dụng, đoàn thanh tra pháp nhân tổ chức tín dụng, đoàn thanh tra đơn vị trực thuộc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Chương II. Kế hoạch thanh tra

Chương này quy định về xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra căn cứ:

a) Nghị định số 26/2014/NĐ-CP, Quyết định số 35/2014/QĐ-TTg;

b) Quy định về điều chỉnh kế hoạch thanh tra hàng năm: Trường hợp điều chỉnh kế hoạch thanh tra hằng năm của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có ảnh hưởng đến kế hoạch thanh tra đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt thì Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phải báo cáo Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra hằng năm.

c) Quy định về phối hợp giữa Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng với các cơ quan, tổ chức liên quan trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng theo quy định tại điều 33 Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng.

d) Quy định về mối quan hệ, quyền, trách nhiệm phối hợp giữa các đơn vị trong Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong thực hiện thanh tra pháp nhân đối với đối tượng thanh tra ngân hàng theo quy định tại Thông tư hướng dẫn Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 của Chính Phủ.

e) Tình hình triển khai xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm tại Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng nhà nước chi nhánh.
4. Chương III. Trình tự, thủ tục tiến hành cuộc thanh tra theo kế hoạch thanh tra

Nội dung chương III quy định chi tiết các bước tiến hành cuộc thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt từ chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra đến kết thúc thanh tra (thu thập thông tin, tài liệu, báo cáo kết quả thực hiện). Dựa trên các quy định pháp luật về hoạt động thanh tra, Thông tư đã bổ sung quy định chi tiết cụ thể ở một số nội dung:

a) Trình tự thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình của đối tượng được nắm tình hình;

b) Chi tiết các nội dung của Báo cáo kết quả thu thập thông tin, tài liệu nắm tình hình;

c) Trình tự thanh tra: quy định cụ thể, chi tiết các nội dung yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu; các bước đối chiếu, xác minh; xem xét giải trình của đối tượng thanh tra...

d) Cách thức lập báo cáo đối với từng đoàn viên Đoàn thanh tra, Tổ trưởng thanh tra, Nhóm trưởng thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra (các nội dung phải có trong báo cáo, trường hợp không thống nhất ý kiến giữa các thành viên trong Tổ thanh tra, Nhóm thanh tra, Đoàn thanh tra...)

e) Trình tự xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra đối với từng cuộc thanh tra hợp nhất tổ chức tín dụng, thanh tra pháp nhân tổ chức tín dụng, thanh tra đơn vị trực thuộc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Nội dung thanh tra tuân thủ và nội dung thanh tra trên cơ sở rủi so được lồng ghép trong quá trình nắm bắt, thu thập, đánh giá thông tin về đối tượng thanh tra, từ đó xây dựng báo cáo và xây dựng dự thảo kết luận thanh tra có nội dung đánh giá tính tuân thủ của đối tượng thanh tra và đưa ra các nhận định về mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro, các rủi ro tiềm ẩn, chất lượng hiệu quả hệ thống quản trị, điều hành... của đối tượng thanh tra.



5. Chương IV. Trình tự, thủ tục thanh tra đột xuất

Ngoài các cuộc thanh tra được thực hiện theo kế hoạch thanh tra được phê duyệt, trong một số trường hợp (phát hiện đối tượng thanh tra ngân hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, phát sinh rủi ro, nguy cơ đe dọa sự an toàn, lành mạnh của đối tượng thanh tra ngân hàng; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng chống tài trợ khủng bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao) khi có căn cứ tiến hành thanh tra đột xuất, người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra đột xuất.

Tùy vào nội dung, tính chất vụ việc, yêu cầu của cuộc thanh tra mà có thể thành lập đoàn thanh tra đơn vị trực thuộc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đoàn thanh tra pháp nhân, đoàn thanh tra hợp nhất. Tuy nhiên trình tự, thủ tục đối với cuộc thanh tra đột xuất có những khác biệt nhất định so với cuộc thanh tra theo kế hoạch thanh tra thông thường. Cụ thể:

a) Thời gian xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra đột xuất do người ra quyết định thanh tra quyết định nhưng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định thanh tra. Quy định này xây dựng nhằm phù hợp với Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.



b) Nội dung yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra đột xuất, kết luận thanh tra đột xuất được thực hiện căn cứ vào nội dung kế hoạch thanh tra đột xuất.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM





Каталог: images -> stories -> Gop%20y%20van%20ban
stories -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
stories -> -
stories -> TỜ khai thông tin của ngưỜi khuyết tật phần I cá nhân ngưỜi khuyết tậT
stories -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
stories -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ ngh ĩa việt nam ban an toàn giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
stories -> BỘ CÔng thưƠng số: 1057/QĐ-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
stories -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
stories -> Đôi lời Ân tình
stories -> SỐ 02 tháng 10/2008 (Lưu hành nội bộ)
Gop%20y%20van%20ban -> BẢn thuyết minh dự thảo Thông tư quy định về hoạt động cho vay của tctd, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

tải về 53.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương