BẢn thuyết minh dự thảo Thông tư quy định về hoạt động cho vay của tctd, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng



tải về 32.62 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích32.62 Kb.
#9735
BẢN THUYẾT MINH

Dự thảo Thông tư quy định về hoạt động cho vay của

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

I. Sự cần thiết ban hành Thông tư:

Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 (Quy chế cho vay 1627) được ban hành nhằm tạo khung pháp lý với những nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hoạt động cho vay TCTD với khách hàng vay. Sau hơn 10 năm thực hiện cho thấy Quy chế cho vay 1627 đã tạo được sự chủ động và những thuận lợi nhất định cho các TCTD và khách hàng trong giao dịch vay vốn, giúp cho hoạt động cho vay có bước phát triển tốt trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn, nhu cầu thực tế về các sản phẩm tín dụng đa dạng và tiến dần đến các thông lệ quốc tế; bên cạnh đó, một số nội dung quy định tại Quy chế cho vay 1627 không còn phù hợp với Luật Các TCTD năm 2010 và một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay. Do đó, để có cơ sở nghiên cứu sửa đổi Quy chế cho vay 1627, Vụ CSTT đã phối hợp với các TCTD, chi nhánh NHNNg, một số NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố rà soát, đánh giá các quy định về hoạt động cho vay, đề xuất Thống đốc các nội dung vướng mắc cần sửa đổi tại Quy chế cho vay 1627.

Trên cơ sở đề xuất của Vụ CSTT, Thống đốc và Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến đã đồng ý giao Vụ CSTT là đầu mối thành lập Tổ công tác gồm đại diện một số Vụ, đơn vị (Vụ Pháp chế, Vụ TD các ngành kinh tế, Cơ quan TTGSNH), một số NHTM để tham gia xây dựng dự thảo Thông tư quy định về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng thay thế Quy chế cho vay 1627.

II. Một số nội dung chủ yếu tại dự thảo Thông tư

Dự thảo Thông tư được bố cục thành 27 Điều, bao gồm các nội dung chủ yếu:



1. Về phạm vi điều chỉnh Thông tư:

- Thông tư quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh NHNNg đối với khách hàng vay vốn nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội.

- Thông tư không điều chỉnh đối với các hoạt động:

(i) Hoạt động cho vay của chi nhánh TCTD Việt Nam được thành lập và hoạt động ở nước ngoài (hoạt động này được thực hiện theo quy định của phát luật nước sở tại);

(ii) Hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh NHNNg đối với TCTD, chi nhánh NHNNg (hoạt động này được thực hiện theo quy định tại Thông tư số Thông tư số 21/2012/TT-NHNN ngày 18/6/2012 và Thông tư số 01/2013/TT-NHNN ngày 07/01/2013);

(iii) Hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh NHNNg đối với khách hàng vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ tiêu dùng (NHNN sẽ ban hành văn bản riêng quy định về hoạt động cho vay này).



2. Về đối tượng áp dụng:

Thông tư quy định cụ thể đối tượng áp dụng là: (i) Các TCTD, chi nhánh NHNNg, không bao gồm Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội, vì 02 TCTD này thực hiện theo quy định Thủ tướng Chính phủ; (ii) Khách hàng vay, gồm: Tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác và cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài là người cư trú hợp pháp tại Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài là người không cư trú.



3. Về nguyên tắc cho vay:

So với nội dung quy định tại Điều 6 Quy chế cho vay 1627, dự thảo Thông tư đã kế thừa nội dung quy định tại khoản 2, nội dung khoản 1 được quy định tại khoản 2 Điều 25 dự thảo Thông tư, bổ sung khoản 1 và 3.



4. Về điều kiện vay vốn:

So với Quy chế cho vay 1627, dự thảo Thông tư quy định chỉnh sửa một số quy định về điều kiện vay vốn, như:

- Khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật về dân sự; không quy định cụ thể từng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài. Vì hiện nay Bộ Tư pháp đang làm đầu mối nghiên cứu xây dựng dự thảo Bộ luật dân sự thay thế Bộ luật dân sự 2005, trong đó chỉnh sửa các nội dung có liên quan đến vấn đề này; do đó, để đảm bảo khi Bộ luật dân sự mới được ban hành, NHNN không phải chỉnh sửa Thông tư.

- Khách hàng có phương án sử dụng vốn khả thi thay vì “Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật” như quy định tại khoản 4 Điều 7 Quy chế cho vay 1627. Nội dung quy định này tại dự thảo Thông tư phù hợp với khoản 1 Điều 94 Luật Các TCTD và thực tiễn hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong thời gian qua khi cho vay một số nhu cầu vốn không trực tiếp thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh cụ thể của khách hàng.



5. Về những nhu cầu vốn không được cho vay:

Dự thảo Thông tư kế thừa nội dung quy định các nhu cầu vốn mà TCTD, chi nhánh NHNNg không được cho vay tại Điều 9 Quy chế cho vay 1627, bổ sung quy định: TCTD, chi nhánh NHNNg không được cho vay để khách hàng trả nợ các khoản vay thuộc nhóm nợ xấu tại chính TCTD, chi nhánh NHNNg cho vay hoặc tại TCTD, chi nhánh NHNNg khác. Theo đó, nhu cầu vay vốn để thực hiện nhiệm vụ công ích của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích hoặc lĩnh vực đặc biệt (cho vay ứng trước ngân sách nhà nước để đầu tư các công trình phục vụ công ích, nhập nguyên liệu phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Nhà máy in tiền Quốc gia...) sẽ được TCTD, chi nhánh NHNNg xem xét cho vay.



6. Về phương thức cho vay:

So với Quy chế cho vay 1627, dự thảo Thông tư bổ sung một số phương thức cho vay cho phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thị trường, gồm: (i) Phương thức cho vay lưu vụ; (ii) Phương thức cho vay quay vòng; (iii) Phương thức cho vay tái tục. Trong đó, TCTD, chi nhánh NHNNg khi thực hiện phương thức cho vay tái tục và phương thức cho vay quay vòng, phải đáp ứng một số điều kiện và ban hành quy định nội bộ đối với phương thức này gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo quy định tại Điều 93 Luật Các TCTD. Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư bỏ quy định về phương thức cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, vì theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Luật Các TCTD, thì việc phát hành thẻ tín dụng không phải là hình thức cho vay, mà là một trong những hình thức cấp tín dụng khác.



7. Về thời hạn cho vay:

Tại Quy chế cho vay 1627 quy định TCTD, chi nhánh NHNNg và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của TCTD, chi nhánh NHNNg để thỏa thuận về thời hạn cho vay. Tuy nhiên, trong thực tế có một số trường hợp nếu quy định thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh sẽ không phù hợp, tăng thêm thủ tục, thời gian, chi phí cho cả khách hàng vay và TCTD, chi nhánh NHNNg. Do đó, để đảm bảo thống nhất giữa các phương thức cho vay với thời hạn cho vay, dự thảo Thông tư đã quy định căn cứ xác định thời hạn cho vay tương ứng với các phương thức cho vay cụ thể.



8. Về cơ cấu lại dư nợ cho vay:

Tại Quy chế cho vay 1627 không quy định cụ thể về vấn đề cho vay cơ cấu lại nợ. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động tín dụng của TCTD, chi nhánh NHNNg đã và đang phát sinh một số nghiệp vụ nhằm cơ cấu lại khoản vay (một số ý kiến cho rằng nghiệp vụ này chính là cho vay đảo nợ), như cho vay trung, dài hạn để cơ cấu lại khoản vay ngắn hạn, cho vay bằng ngoại tệ để cơ cấu lại khoản vay bằng VND... Do đó, tại dự thảo Thông tư quy định cụ thể việc cơ cấu lại dư nợ cho vay của TCTD, chi nhánh NHNNg; đồng thời, tại dự thảo Thông tư cũng quy định một số điều kiện đối với việc cơ cấu lại dư nợ cho vay nhằm đảm bảo NHNN kiểm soát được hoạt động tín dụng này để ngăn chặn tình trạng TCTD, chi nhánh NHNNg thực hiện cơ cấu lại khoản nợ nhằm che giấu nợ xấu tại TCTD, chi nhánh NHNNg và che giấu tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính không lành mạnh của khách hàng vay.



9. Về thẩm định và quyết định cho vay (Điều 16):

So với Quy chế cho vat 1627, dự thảo Thông tư đã chỉnh sửa nội dung quy định này phù hợp với quy định tại Điều 94 Luật Các TCTD.



10. Về hợp đồng cho vay (Điều 17):

Dự thảo Thông tư đã chỉnh sửa nội dung quy định này của Quy chế cho vay 1627:

- Thay tên gọi “hợp đồng tín dụng” thành “hợp đồng cho vay” nhằm tránh sự nhầm lẫn với “Hợp đồng cấp tín dụng”, đồng thời nhất quán với tên gọi của các hoạt động cấp tín dụng khác (như hợp đồng chiết khấu, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bao thanh toán... trong các hoạt động cấp tín dụng tương ứng)

- Quy định cụ thể hơn các nội dung trong hợp đồng cho vay.



11. Về những khách hàng không được cho vay và hạn chế cho vay, giới hạn cho vay (Điều 18):

Dự thảo Thông tư không quy định cụ thể về giới hạn cho vay, hạn chế cho vay, những trường hợp không được cho vay... như Quy chế cho vay 1627, mà dẫn chiếu các quy định này thực hiện theo quy định tại Điều 126, Điều 127 và Điều 128 Luật Các TCTD và quy định khác có liên quan.



12. Về cơ cấu lại thời hạn trả nợ (Điều 20):

So với Quy chế cho vay 1627, dự thảo Thông tư bổ sung quy định về thời điểm TCTD xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ x theo hướng: Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ; trường hợp TCTD, chi nhánh NHNNg và khách hàng có thỏa thuận về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ vào đúng ngày hoặc sau ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ thì thời hạn thực hiện không vượt quá 10 ngày kể từ ngày liền kề ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ; quy định này nhằm thống nhất cách hiểu về thời điểm cơ cấu lại thời hạn trả nợ.



13. Về giải ngân vốn cho vay (Điều 21):

Dự thảo Thông tư không ghép nội dung quy định về giải ngân vốn vay tại Thông tư số 09/2013/TT-NHNN ngày 10/4/2013 mà dẫn chiếu nội dung này được thực hiện tại văn bản riêng. Vì khi thực hiện lộ trình sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn vay tại Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011, Thông tư quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn cho vay của TCTD, chi nhánh NHNg đối với khách hàng sẽ được NHNN chỉnh sửa theo từng thời kỳ; do đó, việc quy định cụ thể nội dung giải ngân vốn vay trong dự thảo Thông tư sẽ làm cho Thông tư có tính ổn định không lâu dài.



14. Về quyền và nghĩa vụ của khách hàng, TCTD, chi nhánh NHNNg (Điều 25 và Điều 26):

Dự thảo Thông tư kế thừa các nội dung Quy chế cho vay 1627 còn phù hợp, đồng thời bổ sung các quy định về quyền và nghĩa vụ phù hợp với Luật Các TCTD và điều kiện thực tế.








Каталог: images -> stories -> Gop%20y%20van%20ban
stories -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
stories -> -
stories -> TỜ khai thông tin của ngưỜi khuyết tật phần I cá nhân ngưỜi khuyết tậT
stories -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
stories -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ ngh ĩa việt nam ban an toàn giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
stories -> BỘ CÔng thưƠng số: 1057/QĐ-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
stories -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
stories -> Đôi lời Ân tình
stories -> SỐ 02 tháng 10/2008 (Lưu hành nội bộ)
Gop%20y%20van%20ban -> BẢn thuyết minh dự thảo Thông tư quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành Ngân hàng

tải về 32.62 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương