Bán nguyệt san – Số 277 – Chúa nhật 19. 06. 2016


NHỮNG KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA CÔNG GIÁO, CHÍNH THỐNG GIÁO VÀ TIN LÀNH



tải về 0.75 Mb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích0.75 Mb.
#39010
1   2   3

NHỮNG KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA CÔNG GIÁO, CHÍNH THỐNG GIÁO VÀ TIN LÀNH



 

Hỏi: Trong bài trước cha đã nói  đến các Đạo cùng tôn thờ Thiên Chúa nhưng khác nhau về nhiều mặt thần học, tín lý, giáo lý, bí tích,  phụng vụ .v.v. Xin cha nói rõ hơn về những khác biệt này giữa Công Giáo, Chính Thống và Tin Lành.


 

Trả lời:


Vâng,  như đã giải thích trong bài trước, cả ba Nhánh Kitô Giáo trên đây, từ đầu,  đều thuộc Đạo Thánh của Chúa Kitô gọi chung là Kitô Giáo (Christianity). Nhưng theo dòng thời gian,  đã có những biến cố gây ra tình trạng rạn nứt hay ly giáo (schisms ) hoặc những cải  cách tôn giáo  (reformations) đáng tiếc xảy ra trong thế kỷ  16, khiến cho KitôGiáo bị phân chia thành 3 Nhánh chính trên đây. Ngoài ra, còn một nhánh Kitô Giáo nữa là Anh Giáo ( Anglican Communion) do vua Henri VIII (1491-1547) của nước Anh chủ xướng năm 1534 để lập một Giáo Hội riêng cho Nước Anh, tách khỏi Giáo Hội Công Giáo Rôma,chỉ vì Tòa Thánh La Mã ( Đức Giáo Hoàng Clement VII) không chấp nhận cho nhà vua ly di để lấy vợ khác.

 

Cho đến nay, mới chỉ có một số khá đông giáo sĩ và tín đồ Anh Giáo và Tin Lành  trở về với Giáo Hội Công Giáo,  còn các nhóm ly khai trên  vẫn chưa hiệp thông trọn vẹn được với Giáo Hội Công Giáo vì còn nhiều trở ngại chưa vượt qua được.. Nguyên nhân thì có rất nhiều, nhưng giới hạn trong câu hỏi được đặt ra, tôi chỉ xin nên sau đây những dị biệt căn bản giữa ba Nhánh Kitô Gíáo lớn trên đây mà thôi.


 

 I- Chính Thống  (orthodoxy) khác biệt với Công Gíáo La Mã ( Roman Catholicism) ra sao?



 

Trước hết, danh xưng Chính Thống "Orthodoxy", theo ngữ căn (etymology) Hy lạp " orthos-doxa", có nghĩa là  "ca ngợi đúng" (right-praise), "tin tưởng đúng " ( right belief) . Danh xưng này được dùng trước tiên để chỉ lập trường của các giáo đoàn Kitô Giáo đã tham dự các Công Đồng đại kết (Ecumenical Councils) Nicêa I (325) Ephêsô (431) và nhất là Chalcedon (451) trong đó họ đã đồng thanh chấp thuận và đề cao những giáo lý được coi là chân chính (sound doctrines) , tinh tuyền của KitôGíáo được truyền lại từ các Thánh Tông Đồ để chống lại những gì bị coi là tà thuyết hay lạc giáo (heresy)

 

Do đó,trong bối cảnh này, từ ngữ "orthodoxy" được dùng để chỉ các giáo đoàn có chung lập trường bảo vệ các chân lý tinh tuyền của Kitô Giáo để đối nghịch với  lý thuyết của cá nhân hay của nhóm nào  bị coi là lạc giáo hay tà giáo .



 

Nhưng  sau biến cố năm 1054 khi hai Giáo Hội  Kitô Giáo Hy Lạp ở Constantinople( tượng trưng cho Đông Phương) và Giáo Hội Công Giáo LaMã ( Tây Phương) đã xung đột và ra vạ tuyệt thông cho nhau ( anthemas=excommunications) ngày 16 tháng 7 năm 1054  giữa Michael Cerularius, Thượng Phụ Constantinople và Đức cố Giáo hoàng Leo IX, vì có những bất đồng lớn về tín lý, thần học  và quyền bính, thì  danh xưng "Chính Thống" ( orthodoxy) lại được dùng để chỉ Giáo Hội Hy Lạp ở Constantinople đã ly khai không còn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo La Mã  nữa . Sau này, Giáo Hội "Chính Thống" Hy Lạp ở Constantinople đã lan ra các quốc gia trong vùng như Thổ nhĩ Kỳ, Nga, Albania, Estonia, Cyprus, Finland, Latvia,  Lithuania,  Rumania, Bulgaria, Serbia, Ukraine...Vì thế,  ở mỗi quốc gia này đều  có Giáo Hội Chính Thống nhưng độc lập với nhau về mọi phương diện.Nghĩa là không có ai là  người lãnh đạo chung của các Giáo Hội này, mặc dù họ có tên gọi chung là các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương ( Eastern Orthodox Churches) tách khỏi khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã.(Tây Phương)

 

Tuy nhiên, hiện nay Thượng Phụ ( Patriarch) Giáo Hội Chính Thống Thổ Nhĩ Kỳ ở Istanbul  được coi là Thượng Phụ Đại Kết ( Ecumenical Patriarch) của các Giáo Hội Chính thông Đông Phương. Cách nay 6 năm Đức Thánh Cha Bê-nê-đich tô 16 ( đã về hưu)  đã sang thăm Đức Thượng phụ Giáo Chủ Chính Thống Thổ để tỏ thiện chí muốn đối thoại, đưa đến hiệp thông giữa hai Giáo Hội anh  em. Riêng Giáo Hội Chính Thống Nga, cho đến nay, vẫn chưa tỏ thiện chí muốn xích gần lại với Giáo Hội Công Giáo La Mã, vì họ cho rằng Công Giáo muốn "lôi kéo" các  tín hữu  Chính Thống Nga vào Công Giáo sau khi chế độ cộng sản ở Nga tan rã năm 1991, tạo điều kiện thuận lợi cho Giáo Hội Chính Thông Nga công khai  hành Đạo.



 

Trước khi xẩy ra cuộc ly giáo Đông-Tây năm 1054, hai Nhánh Kitô giáo lớn ở Đông và Tây phương ( The Greek Church and the Holy See=Rome)  nói trên vẫn hiệp thông trọn vẹn với nhau về mọi phương diện vì cả hai Giáo Hội anh  em  này đều là kết quả truyền giáo ban đầu của các Thánh Tông Đồ Phêrô và Anrê. Lịch sử truyền giáo cho biết là Thánh Phêrô đã rao giảng Tin mừng ở vùng  đất nay là lãnh địa của Giáo Hội Công Giáo La Mã (Roma) trong em ngài, Thánh Anrê (Andrew)  sang phía Đông để rao giảng trước hết ở Hy lạp và sau đó trong phần đất nay là Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey). Như thế, cả hai Giáo Hội KitôGiáo Đông Phương Constantinople và Tây Phương Rôma đều có chung nguồn gốc Tông đồ thuần túy ( Apostolic succession) -và do đó- có các Bí tích hữu hiệu như nhau.

 

Sau đây là những điểm gây bất đồng khiến đi đến ly giáo (schism) Đông Tây


 

1- về tín lý, Giáo Hội Chính Thống Đông Phương- tiêu biểu ban đầu là  Giáo Hội Hy Lạp ở Constantinople-  bất đồng với Giáo Hội Công Giáo La Mã về từ ngữ “ Filioque” ( và Con) thêm vào trong Kinh Tin Kính Nicêa tuyên xưng “Chúa Thánh Thần bởi  Chúa Cha, và Chúa Con mà ra”.

 

Giáo Hội Chính Thông Đông Phương chỉ muốn nói : Chúa Cha Chúa Con và Chúa Thánh Thần đồng bản thể trong Mầu Nhiệm Thiên  Chúa Ba Ngôi ( Holy Trinity) là điều Giáo Hội Công Giáo cũng tuyên xưng, nhưng  Chính Thống Đông Phương chỉ  không đồng ý với Công Đồng Nicêa tuyên xưng :" Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra".



 

Ngoài ra , Giáo Hội Chính Thống  cũng không công nhận các tín điều về  Đức Mẹ  Vô Nhiễm  Thai (Immaculate Conception) và Lên Trời cả hồn xác (Assumption) mặc dù họ vẫn tôn kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Sở dĩ thế, vì họ không công nhận vai trò lãnh đạo Giáo Hội của Đức Giáo Hoàng, nên đã bác bỏ mọi tín điều được các Đức Giáo Hoàng công bố  với ơn bất khả ngộ (Infallibility) mà Công Đồng Vaticanô I (1870) đã nhìn nhận.

 

Chính vì họ không công nhận quyền và vai trò lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ của Đức Giáo Hoàng Rôma, nên đây là trở ngại lớn nhất cho sự hiệp nhất (unity) giữa hai Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo cho đến nay, mặc dù hai bên đã tha vạ tuyệt thông cho nhau sau cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Thánh Cha Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Constantinople là Athenagoras I năm 1966.



 

Giáo Hội Chính Thống có đủ bảy bí tích hữu hiệu như Công Giáo. Tuy nhiên, với bí tích rửa tội  thì họ  dùng  nghi thức dìm xuống nước (immersion) 3 lần để nhấn mạnh ý nghĩa tái sinh vào đời sống mới, trong khi Giáo Hội Công Giáo chỉ dùng nước đổ trên đầu hay trán của người được rửa tội để vừa chỉ sự tẩy sạch tội nguyên tổ và các tội cá nhân ( đối với người tân tòng) và tái sinh vào sự sống mới, mặc lấy Chúa Kitô.


 

2- Về phụng vụ, Giáo Hội Chính Thống dùng bánh có men (leavened bread) và ngôn ngữ Hy lạp  khi cử hành phung vụ  trong khi Giáo Hội Công Giáo dùng bánh không men (unleavened bread) và tiếng Latinh trong phụng vụ thánh trước Công Đồng Vaticanô II, và nay là các ngôn ngữ của mọi tín hữu trên thế giới.


 

3- Sau hết, về mặt kỷ luật giáo sĩ:  Giáo Hội Chính Thông cho phép các phó tế và linh muc được kết hôn trừ Giám mục, trong khi kỷ luật độc thân (celibacy) lại  được áp dụng cho mọi cấp bậc trong hàng giáo sĩ và tu sĩ Công Giáo, trừ phó tế vĩnh viễn (pernanent deacons).

Đó là những khác biệt căn bản giữa Giáo Hội Chính Thống Đông Phương và Giáo Hội Công Giáo La Mã.

Tuy nhiên, dù có những khác biệt và khó khăn trên đây, Giáo hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Đông Phương đều rất gần nhau về nguồn gốc tông đồ và về nền tảng đức tin, giáo lý, bí tích và Kinh thánh. Vì thế,  giáo lý của Giáo Hội Công Giáo đã dạy rằng: “Đối với các Giáo Hội Chính thống, sự hiêp thông này sâu xa đến nỗi “chỉ còn thiếu một chút là đạt được mức đầy đủ để có thể cho phép cử hành chung phép Thánh Thể của Chúa Kitô” (x.SGLGHCG, số 838).


 

II- Tin lành ( Protestantism) và những khác biệt với Công Giáo.

 

Như đã nói trong bài trước, Tin lành, nói chung, là Nhánh KitôGíáo đã tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo sau những cuộc cải cách tôn giáo do Martin Luther, một linh mục Dòng thánh Augustinô, chủ xướng vào năm 1517 tại Đức và lan sang Pháp với John Calvin và Thụy sỹ với Ulrich Zwingli  và các nước Bắc Âu và bắc Mỹ  sau đó.



 

1- Ở góc độ thần học,

Những người chủ trương cải cách (reformations) trên đã hoàn toàn bác bỏ mọi nền tảng thần học về bí tích và cơ cấu tổ chức giáo quyền (Hierachy) của Giáo Hội Công Giáo. Họ chống lại  việc ban ân xá (indulgences) và vai trò trung gian của Giáo Hội trong việc hòa giải con người với Thiên Chúa qua bí tích tha tội hay hòa giải (reconciliation) vì họ không nhìn nhận bí tích truyền chức thánh (Holy Orders) qua đó Giám mục, Linh mục được truyền chức thánh và có quyền tha tội nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi) cũng như thi hành mọi sứ vụ (ministry) thiêng liêng khác. (rửa tội, thêm sức, thánh thể,  Xức dầu thánh, chứng hôn).

 

Điểm căn bản trong nền thần học của Tin Lành là con người đã bị tội tổ tông phá hủy mọi khả năng hành thiện rồi (làm việc lành), nên mọi nỗ lực cá nhân để được cứu rỗi, hay nhờ ân xá để được tha các hình phạt hữu hạn  đều vô ích và vô giá trị. Họ chủ trương  chỉ cần tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô dựa trên Kinh Thánh là được cứu rỗi mà thôi. (Sola fide, sola scriptura).



 

Ngược lại, Giáo Hội Công Giáo tin rằng con người vẫn có trách nhiệm cộng tác với ơn Chúa để được cứu rỗi. Nói khác đi, muốn được cứu độ, con người phải cậy nhờ trước hết vào lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa và công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô, nhưng cũng phải có thiện chí công tác với ơn thánh để sống và thực thi những cam kết khi được rửa tội. Nếu không, Chúa không thể cứu ai được như Chúa Giêsu đã nói rõ: “không phải bất cứ ai thưa với Thầy: lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ có ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.” (Mt 7:21).

 

Nói khác đi, không phải cứ rửa tội xong, rồi cứ hát Alleluia và kêu danh Chúa Kitô là được cứu độ. Điều quan trong hơn nữa là phải sống theo đường lối của Chúa, nghĩa là thực thi những cam kết khi được rửa tội: đó là mến Chúa, yêu người và xa lánh tội lỗi. Nếu không, rửa tội và kêu danh Chúa thôi sẽ ra vô ích.



 

Anh em tin lành không chia sẻ quan điển thần học này, nên họ chỉ chú trọng vào việc đọc và giảng Kinh Thánh nhưng không nhấn mạnh đến phần đóng góp của con người như Chúa Giêsu đòi hỏi trên đây. Ngoài phép rửa và Kinh Thánh, họ không tin và công nhận một bí tích nào khác.Điển hình, vì không công nhận phép Thánh Thể, nên họ không tin Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong hình bánh và rượu, mặc dù một số Giáo phái Tin lành có nghi thức bẻ bánh và uống rượu nho khi họ tụ họp để nghe giảng kinh thánh. Sứ vụ quan trọng của họ chỉ là giảng Kinh Thánh  vì họ chỉ  tin có Kinh Thánh ( Sola Scriptura) mà thôi.


 

2-  Nhưng Kinh Thánh được cắt nghĩa theo cách hiểu riêng của họ, nên có rất nhiều mâu thuẫn hay trái ngược với cách hiểu và cắt nghĩa của Giáo hội Công Giáo.

 

Thí dụ, câu Phúc Âm trong Matthêu 22 : 8-9 trong đó Chúa Giêsu dạy các tông đồ “ không được gọi ai dưới đất  là cha là thầy vì anh  em chỉ có một Cha là Cha trên trời” mà thôi. Vì họ hiểu câu này hoàn toàn theo nghĩa đen (literal meaning) nên đã chỉ trích Giáo Hội Công giáo là ‘lạc giáo=heretical” vì đã cho gọi Linh mục là “ Cha” (Father, Père, Padre)!.



 

Thật ra, Giáo Hội cho phép gọi như vậy, vì căn cứ vào giáo lý của Thánh Phaolô, và dựa vào giáo lý này,  Công Đồng Vaticanô II,  trong Hiến Chế Tín lý Lumen Gentium,  đã dạy rằng; “ Linh mục phải chăm sóc giáo dân như những người cha trong Chúa Kitô  vì đã sinh  ra họ cách thiêng liêng nhờ phép rửa và giáo huấn.” (1 Cor 4: 15; LG. số 28).

 

Một điểm sai lầm nữa trong cách đọc và hiểu Kinh Thánh của Tin lành là câu Phúc Âm Thánh Marcô kể lại một ngày kia Chúa Giêsu đang giảng dạy cho một đám đông người, thì Đức Mẹ cà các môn đệ của Chúa đến. Có người trong đám đông đã nói với Chúa rằng: “Thưa Thầy có mẹ và anh em, chị em của Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy.” (Mc 3:32). Anh em tin lành đã căn cứ vào câu này để phủ nhận niềm tin Đức Mẹ trọn đời đồng trinh của Công Giáo và Chính thống, vì họ cho rằng  Mẹ Maria đã sinh thêm con cái sau khi sinh Chúa Giêsu. Nghĩa là họ chỉ tin Đức Mẹ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giêsu mà thôi. Thật ra cụm từ “anh chị em “trong ngữ cảnh (context) trên đây chỉ là anh chị em theo nghĩa thiêng liêng (spiritual brotherhood, sisterhood)  và đây là cách hiểu và giải thích Kinh Thánh của Công Giáo và Chính Thống, khác với Tin lành.



 

Sau hết, về mặt quyền  bình, các giáo phái Tin lành đều biệt lâp nhau và cùng  không công nhận Đức Giáo Hoàng là Đại Diện duy nhất của Chúa Kitô trong sứ mạng chăn dắt đoàn chiên của Người trên trần thế.Và đây là trở ngại lớn cho việc hiệp thông (communion) và hiệp nhất (unity) với Giáo Hội Công Giáo.

 

3- về bí tích:

 

Tất cả các nhóm Tin Lành đều không có các bí tích quan trọng như Thêm sức, Thánh Thể, Hòa giải, Sức Dầu bệnh nhân và Truyền Chức Thánh vì họ không có nguồn gốc Tông Đồ ( Apostolic succession) do đó, không có chức linh mục và giám mục hữu hiệu để cử hành các bí tích trên.



 

Đa số các nhóm này  chỉ có phép rửa ( Baptism) mà thôi. Nhưng nếu nhóm nào không rửa tội với nước và công thức Chúa Ba Ngôi (The Trinitarian Formula) thì không thành sự ( invalidly) . Do đó, khi gia nhập Giáo Hội Công Giáo, tín hữu Tin Lành nào không được rửa tội với nước và công thức trên thì phải được rửa tội lại như người tân tòng.(catechumen). Nếu họ được rửa tội thành sự thì chỉ phải tuyên xưng đức tin khi gia nhập Công Giáo mà thôi.

 

Đó là những khác biệt căn bản giữa Công Giáo và Tin Lành nói chung. Tuy nhiên, Giáo Hội vẫn hướng về các anh em ly khai này và mong ước đạt được sự hiệp nhất với họ qua nỗ lực đại kết (ecumenism) mà Giáo hội đã theo đuổi và cầu nguyện  trong nhiều thập niên qua.



 

Chúng ta tiếp tục cầu xin cho mục đích hiệp nhất này giữa những người có chung niềm tin vào Chúa Kitô nhưng đang không hiệp thông (communion) với Giáo Hội Công Giáo, là Giáo Hội duy nhất Chúa Giêsu đã thiết lập trên nền tảng các Tông đồ.

 

Ước mong những giải thích trên thỏa mãn câu hỏi được đặt ra.


 

Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn


VỀ MỤC LỤC


 ĐỐI VỚI CÁC TÔN GIÁO NGOÀI DO THÁI GIÁO VÀ KITÔ GIÁO THÌ THẾ NÀO?


 


Đức Thanh Cha Phanxico tiếp xúc với các dân ngoại trong những chuyến công du . Con xin viết bài nầy để học Ngài.

                 

 

Trong Cựu Ước, câu truyện ngôn sứ Giona được sai đi rao giảng sự thống hối cho dân thành Ninivê cho biết ơn Chúa “đã vượt biên giới” đến với dân ngoại, vì Thiên Chúa chẳng những là Thiên Chúa của dân Israen mà còn là Thiên Chúa của các dân ngoại nữa.



 

Trong Tân Ước, Chúa Giêsu truyền dạy các Tông đồ đi rao giảng Tin Mừng khắp mọi nơi, thâu nhận muôn dân làm môn đệ của Ngài (x. Mt 28,19 ; Mc 16, 15-16), vì “Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu rỗi và nhận biết sự thật” (Deo qui omnes homines vult salvos fieri et ad agnitionem veritatis venire, 1Tm 2,4).

 

Phải chăng ý định của Thiên Chúa là cứu độ mọi người, nhưng người ta bị những rào cản?



 

1- Rào cản: Chúa Giêsu Kitô là Đấng trung gian hữu nhất và phổ quát giữa Thiên Chúa và loài người nên ai tin vào Ngài mới được cứu độ.

2- Rào cản: phải gia nhập Giáo hội khi biết rõ gia nhập Giáo hội mới được cứu rỗi, nếu không biết thì ít nhất “phải có một tương quan mầu nhiệm với Giáo hội” (tuyên ngôn Dominus Jesus, số 20).

 

Để giải đáp các vấn nạn nầy, trước hết chúng ta biết Chúa Giêsu Kitô (Ngôi Hai Thiên Chúa) là Đấng cứu độ cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, và Chúa Giêsu Kitô là dụng cụ cứu độ của Thiên Chúa (xét về nhân tính), Ngài đưa mọi người về với Thiên Chúa. Rào cản công việc cứu độ của Ngài là tội lỗi, và Ngài phải chiến đấu với tội lỗi. Tội lỗi đã hình thành một nếp sống trong nhân loại và một thứ chia rẻ hết sức khó vượt qua. Ngài hòa giải cách sống lìa xa Thiên Chúa của nhân loại với Thiên Chúa, cách sống chia rẻ thâm thù của “Do thái với Hy lạp”. Chính đời sống bác ái và vô vị lợi của Ngài thể hiện trong đời sống làm người, tự hạ (kenosis) ngoại trừ tội lỗi, trong mầu nhiệm Vượt Qua (chết, sống lại lên trời vinh hiển) phá tan mọi thứ rào cản của con người đến với Thiên Chúa và của con người với con người.



 

Giáo hội của Chúa Kitô vì do Chúa Kitô lập ra tồn tại trong Giáo hội Công giáo là dấu hiệu của Chúa Kitô, là “bí tích phổ quát của ơn cứu độ” để phục vụ mọi người như Chúa Giêsu Kitô: Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc muôn người (Mt 20,28). Giáo hội phục vụ Chúa Kitô (truyền giáo) và phục vụ mọi người nên Giáo hội không phải là rào cản. Tuy nhiên, Giáo hội ôm ấp tội nhân, tội lỗi của các phần tử trong Giáo hội là rào cản của Giáo hội nên Giáo hội phải canh tân, phải nhìn vào tội lỗi xảy ra trong Giáo hội. Công đồng Vatican II đã nhận ra tội chia rẽ trong Giáo hội đi đến tình trạng ly khai khỏi sự hiệp thông với Giáo hội Công giáo là do lỗi cả hai bên (bên ly khai và bên các nhà chức trách Công giáo) (Unitatis Redintegratio, số 3). Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã xét lại vụ án Galilê, xin lỗi dân Trung Hoa vì các nhà truyền giáo không hội nhập văn hóa Trung Hoa v.v...

 

Đối với các tôn giáo ngoài Do thái và Kitô giáo



 

Trước Công đồng Vatican II có thể nói rằng Giáo hội chỉ nhìn tới cá nhân hơn là nói tới các tôn giáo ngoài Do thái và Kitô giáo.

 

1. Nói tới cá nhânThánh Augustinô (năm 354-430) viết trong quyển De Ordine 11,10 : Quả thực sự trợ giúp của Thiên Chúa hoạt động nơi các dân tộc thì rộng rãi hơn một số người thường hiểu.



 

Paschase Rabert, Tu viện trưởng Dòng Biển đức ở Corbie, thế kỷ 9, viết : “Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta... lo cho toàn thể nhân loại, và qua mọi thời đại, Ngài luôn luôn dẫn dắt mọi người tuân giữ luật Thiên Chúa”.

 

Hugues de Saint Victor, thần học gia nổi tiếng thế kỷ 12, viết : “Không ai bị loại trừ khỏi ảnh hưởng ân sủng. Trái lại, nơi mọi dân tộc, ai có lòng kính sợ Thiên Chúa và ăn ở công chính thì làm đẹp lòng Chúa”.



 

Thánh Tôma Aquinô thế kỷ 13, quả quyết ở thời đại nào, bất cứ ở nơi nào, hết mọi người đều được ơn Chúa soi sáng để được ơn cứu độ nếu họ sống ngay lành (xem 1, 2 ae, 98, 2-4 và 2a, 2ae, 174, art 6).

 

Đức Piô IX dạy trong diễn văn Singulari quaedam : “Cũng phải tin chắc rằng những người không biết đạo thật, nếu vì vô tri bất khả thắng thì không thể coi họ có tội trước mặt Chúa vì sự vô tri đó” (sed pro certo pariter habendum est qui verae religionis ignorantia laborent, si en sit invincibilis, nulla ipso obstringi hujusce rei culpa ante oculos Domini).



 

Công đồng Vatican II làm sáng tỏ vấn đề hơn :

 

Những ai chưa lãnh nhận phúc âm cũng được an bài nhiều cách để họ thuộc về Dân Thiên Chúa” (ii tandem qui Evangelium nondum acceperunt, ad Populum Dei diversis rationibus ordinantur).



 

Những người vô tình không nhận biết Phúc âm của Chúa Kitô và Giáo hội Người, nhưng nếu thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ơn thánh, họ cố gắng chu toàn Thánh Ý Chúa trong công việc mình theo sự hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể được cứu rỗi” (Qui enim Evangelium Christi Ejusque Ecclesiam sine culpa ignorantes, Deum tamen sincero corde quaerunt, Ejusque voluntatem per conscientiae dictamen agnitam,operibus adimplere, sub gratiae influxu, conantur, aeternam salutem consequi possunt) (Lumen gentium, số 16).

Lương tâm nhiều khi lầm lạc vì vô tri bất khả thắng, nhưng cũng không vì thế mà mất hết phẩm giá” (Non raro tamen evenit ex ignorantia invincibili conscientiam errare, quin inde suam dignitatem amittat) (Gaudium et Spes, số 16).

 

Tóm lại, những người vô tình không biết Chúa Kitô, không biết Giáo hội, những người tìm kiếm Thiên Chúa trong bóng tối và qua ngẫu tượng, họ sống trong tình trạng vô tri bất khả thắng (ignoratia invincibilis), họ nhận được ơn Chúa soi sáng hướng dẫn, nếu họ sống theo tiếng nói lương tâm, họ sẽ được cứu độ.



 

Về tiếng nói lương tâm, Đức Gioan Phaolô II giải thích: “Lương tâm nói cách rõ ràng trong đáy lòng người: “Hãy làm điều này, hãy tránh điều kia”. Khả năng truyền dạy làm điều lành, và tránh điều dữ, được Đấng Tạo Hóa ghi khắc trong con người là tính cách độc đáo của con người biết tự chủ. Nhưng đồng thời, tận đáy lương tâm, con người khám phá ra sự hiện diện của một lề luật mà mình không tự đặt cho mình, nhưng buộc phải tuân theo. Như vậy, lương tâm không phải là nguồn tự trị và độc quyền để định đoạt cái gì tốt, cái gì xấu. Trái lại, lương tâm đã ghi sâu một nguyên tắc là phải phục tùng quy luật khách quan, mà quy luật này là nền tảng và điều kiện làm cho quyết định của lương tâm phù hợp với những lệnh truyền và lệnh cấm được đặt ra làm nền tảng cho cách hành sử của con người (Thông điệp Dominum et Vivificantem, số 43). Như vậy, tiếng nói lương tâm không phải hoàn toàn chủ quan, vì nó theo luật khách quan (làm lành, lánh dữ) nên nó có giá trị quyết định.

 

2. Nói tới các tôn giáo ngoài Do thái giáo và Kitô giáo.



 

Trước Công đồng Vatican II, một số nhà thần học đã nói tới giá trị của các tôn giáo:

 

Linh mục Sertillanges viết: “Trong các tôn giáo ngoài Kitô giáo, đã có những nhân vật đạo đức, thánh thiện nổi tiếng. Họ có ơn trợ giúp bên trong khiến họ thi thố ra bên ngoài việc thiện cũng như những người Kitô giáo có thể làm mặc dầu người Kitô giáo có nhiều ơn hơn. Những nỗ lực trong niềm tin, trong đời sống luân lý và trong các lễ nghi của họ cũng có giá trị và đôi khi rất quý báu”. Đối với những giá trị đó, ta suy nghĩ về Lời Chúa đánh giá luật Do thái: “Ta không đến để hủy bỏ lề luật, nhưng để kiện toàn”, nên có thể nói rằng Chúa làm cho chúng thêm vững chắc, tinh tuyền và sâu xa hơn (L'église 2).



 

Đức Hồng Y Henri de Lubac viết “Đôi khi, ngoài Kitô giáo, con người vươn mình lên tới những đỉnh cao siêu mà chúng ta có bổn phận - bổn phận này có lẽ thường bị sao nhãng - phải khám phá ra các nóc đỉnh đó để ca tụng Chúa nhân từ. Người Kitô hữu mến thương người ngoài Kitô giáo không bao giờ là thứ thương hại, khinh khi, nhưng đôi khi phát xuất do lòng cảm phục” (Catholisme).

 

   Quyền Giáo huấn của Giáo hội từ Công đồng Vatican II :



 

- Giáo hội quý trọng những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo: “Giáo hội Công giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo đó. Với lòng kính trọng chân thành, Giáo hội xét thấy những phương thức hành động và lối sống, những huấn giới và giáo thuyết, tuy rằng có nhiều điểm khác với chủ trương mà Giáo hội duy trì, nhưng cũng thường đem lại ánh sáng của Chân lý. Chân lý chiếu soi hết mọi người” (Tuyên ngôn Nostra Aetate, số 2).

 

Giáo hội xem tất cả những gì là chân thiện nơi họ như để chuẩn bị họ lãnh nhận Phúc âm” (Lumen gentium số 16).



 

Tất cả những gì là chân lý và ân sủng đã được tìm thấy nơi các dân tộc như một sự hiện diện bí ẩn của Thiên Chúa sẽ được hoạt động truyền giáo giải thoát cho khỏi bị nhiễm độc... Bất cứ điều gì tốt đẹp được nhận biết là đã được gieo vãi trong tâm trí con người hay trong những lễ chế và văn minh riêng của các dân tộc sẽ không bị hủy diệt, mà còn được thanh tẩy, thăng tiến và hoàn tất để Chúa được tôn vinh” (Ad gentes số 9).

 

Bất cứ những gì trong những tập tục của các dân tộc, không liên quan chặt chẽ đến những điều dị đoan và lầm lạc, đều được Giáo hội thẩm định với lòng đầy thiện cảm, và nếu có thể, còn được gìn giữ vẹn toàn và vững chắc. Hơn nữa, đôi khi những tập tục đó còn được Giáo hội nhận vào trong Phụng vụ” (Hiến chế Phụng vụ số 37).



 

- Những sách thánh của các tôn giáo: “Những sách thánh của các tôn giáo khác, mà trên thực tế hiện nay đang hướng dẫn và nuôi dưỡng cách sống của các tín đồ của họ, nhận lãnh từ mầu nhiệm của Chúa Kitô những yếu tố của lòng nhân lành và ân sủng chứa đựng trong các tôn giáo đó” (Tuyên ngôn Dominus Jesus, số 8).

 

- Có những khiếm khuyết, bất toàn và sai lầm trong các tôn giáo: “Thiên Chúa kêu gọi mọi dân tộc đến với Người trong Đức Kitô; Người muốn thông truyền cho họ trọn vẹn mạc khải và tình yêu của Người; Hơn nữa, Người bày tỏ sự hiện diện của Người bằng nhiều cách, không chỉ cho các cá nhân, nhưng còn cho các dân tộc, qua sự phong phú tinh thần mà các tôn giáo là cách diễn tả căn bản và thiết yếu, mặc dù các tôn giáo ấy vẫn còn những khiếm khuyết, bất toàn và những sai lầm” (Thông điệp Redemptoris missio số 55) (Tuyên ngôn Dominus Jesus lặp lại tư tưởng nầy, xem số 8).



 

Như vậy, thật rõ ràng :

 

- Có ơn Chúa hoạt động trong các tôn giáo khác.



 

- Có một số yếu tố trong các tôn giáo (Kinh Thánh của họ, các lễ nghi v.v...) là “những công cụ, nhờ đó vô số người trải qua các thế kỷ, đã và ngày nay còn có thể nuôi dưỡng và duy trì tương quan sự sống của mình với Thiên Chúa” (Tuyên ngôn Dominus Jésus số 8).

 

Thật là bất công và thiếu bác ái khi người ta đi tìm Chúa thông qua các ngẫu tượng (Xem Lumen gentium số 16) thì mình bảo họ thờ dối trá, thậm chí bảo họ thờ ma quỷ ??



 

Tuy nhiên, ta phải biết rõ những yếu tố tích cực nơi các tôn giáo khác (giúp người ta sống đạo đức, nuôi dưỡng và duy trì tương quan sự sống của mình với Thiên Chúa, nhận ơn Chúa...) và những yếu tố tiêu cực (mê tín dị đoan, những sai lầm v.v...), vừa thấy rõ sự phong phú của các tôn giáo đóng góp cho niềm tin, đóng góp giá trị tâm linh cho nhân loại. Công đồng Vatican II xem các tôn giáo như là nhiều cách thế Thiên Chúa an bài để họ thuộc về dân Thiên Chúa (... ad Populum Dei deversis rationibus ordinantur. Lumen gentium số 16) hoặc “những gì là chân thiện nơi họ như để chuẩn bị họ lãnh nhận Phúc âm” (Quidquid enim boni et veri apud illos invenitur, ab Ecclesia tamquam praeparatio evangelica aestimatur, idem số 16).

 

Thực tế, các tôn giáo hiện nay trên thế giới đã đạt tới đỉnh cao và được khách quan hóa bằng lễ chế, thể chế vững bền nên rất khó có hiện tượng các đạo sĩ (Ba Vua) của các tôn giáo khác tìm đến tôn thờ “Vua Do thái sinh ra”. Hình như các tôn giáo đã đạt tới đỉnh cao không còn ở tình trạng “tiến hóa” trong khi hiện tượng tiến hóa vẫn xảy ra trong xã hội loài người : tiến trong ý thức không ngừng, để con người suy tư nhiều hơn, tiến mạnh trong sáng tạo kỹ thuật, công nghệ v.v... và con người biết yêu nhau nhiều hơn đến mức độ phải xây dựng một nhân loại hợp nhất, mọi người đều là công dân của địa cầu, của vũ trụ. Chuyển động hiện nay của cuộc tiến hóa vừa giúp cho cá nhân được tôn trọng, hưởng tự do dân chủ, vừa giúp cho nhân loại xây dựng một thế giới đại đồng.



 

Một niềm tin vững bền: chiều tiến hóa của nhân loại đang theo một chiều hướng chắc chắn và nhất định: tiến về phía trước, tiến về một trung tâm sung mãn tối cao mà nhân tính cá nhân sẽ làm nên thành phần của toàn thể bao la. Trung tâm sung mãn đó chính là Chúa Giêsu Kitô, là Ngôi Hai Thiên Chúa nên vụ trụ, muôn loài, muôn vật được tạo thành, là Ngôi Hai Thiên Chúa làm người nên cuộc tiến hóa đạt tới đích điểm sung mãn là chính Ngài. Tiến về Ngài, cuộc tiến hóa tới mức cao nhất có thể (vũ trụ được thần linh hóa), loài người được cứu độ.

 

Nếu cuộc tiến hóa không có đích điểm đến là trung tâm sung mãn thì sự hiện hữu của vũ trụ, muôn loài muôn vật và sự tiến hóa của muôn loài, muôn vật sẽ đi tới ngõ cụt, phi lý, một trò chơi khủng khiếp của cái gì gì đó !



 

Mạc khải Kitô giáo xóa tan cái phi lý, cái trò chơi khủng khiếp này vì vũ trụ, muôn loài, muôn vật được hiện hữu nhờ Ngôi Hai Thiên Chúa, được hướng dẫn tiến lên, được thần linh hóa nhờ Ngôi Hai Thiên Chúa làm người và được kết hợp với Thiên Chúa để Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự (Deus omnia in omnibus) nhờ Ngôi Hai Thiên Chúa làm người cứu chuộc nhân loại.


 

Như vậy, Chúa Giêsu Kitô là Đấng trung gian hữu nhất vô nhị và duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, Giáo hội do Ngài thiết lập làm dấu hiệu và dụng cụ hữu nhất và duy nhất của Ngài để rao giảng Tin Mừng cứu độ để đưa mọi người làm con cái Thiên Chúa, làm em Chúa Giêsu Kitô, làm đền thờ Chúa Thánh Thần.

 

Linh mục Pièrre Teilhard de Chardin vừa là một bác học của Cổ sinh vật học là một nhà thần học đã diễn tả sự tiến hóa của vũ trụ, của muôn loài muôn vật và loài người bằng một câu: Tout ce qui monte, converge. Cha già Thích dịch câu này ra Hán văn : đăng giả hội (tiến, ấy là tụ).



 

Cuộc tiến hóa của vũ trụ, muôn loài muôn vật chỉ có một con đường (tiến tới trung tâm sung mãn), nhưng vũ trụ, muôn loài muôn vật lại hết sức đa dạng, hết sức phong phú. Tính đa dạng của vũ trụ, của muôn loài muôn vật tạo nên sự phong phú hết sức có ý nghĩa. Tôn giáo cũng có nhiều nhưng chỉ có một trung tâm sung mãn để cho vũ trụ, muôn loài, muôn vật tiến tới.

 

Nếu người ta xem các Đấng sáng lập ra các tôn giáo khác cũng là Đấng cứu độ như Chúa Giêsu Kitô, tức là người ta tạo ra nhiều trung tâm sung mãn, tạo ra thuyết tương đối các tôn giáo. Cho dầu trong vũ trụ nầy có nhiều loài người thì vũ trụ này đều do Ba Ngôi Thiên Chúa tạo dựng, và Ba Ngôi Thiên Chúa tự hiến trong công cuộc sáng tạo vũ trụ và cứu độ. Ngôi Hai nhập thể trên hành tinh chúng ta và một cách nào khác thì Ngôi Hai nhập thể vẫn là trung tâm sung mãn mà toàn thể vũ trụ muôn loài, muôn vật tiến đến.



 

Nếu Giáo hội của Chúa Kitô thiết lập và đang tồn tại trong Giáo hội Công giáo cũng có giá trị như các tôn giáo khác thì chẳng có một dụng cụ đáng tin cậy nói về Thiên Chúa, về Chúa Kitô. Thật vậy, các tôn giáo khác ngoài Do thái Kitô giáo là sản phẩm của loài người dầu có ơn Chúa hoạt động trong đó. Là sản phẩm của loài người làm sao nói đúng trăm phần trăm về Thiên Chúa. Cụ thể là trong các tôn giáo đó có những sai lầm, mê tín dị đoan. Phá bỏ tính tuyệt đối của Chúa Kitô (Đấng Trung gian hữu nhất và duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người) và tính tuyệt đối của Giáo hội (chỉ có một Giáo hội của Chúa Kitô tồn tại trong một Giáo hội Công giáo), người ta chỉ còn nắm được một số chân lý lờ mờ, hỗn độn về Thiên Chúa và sự không chắc chắn về giá trị con người và phần rỗi.


 

Thái độ của Giáo hội là: Integra doctrina lucide exponatur omnino oportet. Nil ab oecumenismo tam alienum est quam ille falsus irenismus, quo puritas doctrinae catholicae detrimentum patitur et ejus sensus genuinus et certus obscuratur (Cần phải trình bày tuyệt đối rõ ràng nguyên vẹn giáo lý. Không gì phá hoại hiệp nhất cho bằng chủ trương xu thời, sai lệch, vì nó làm hỏng sự tinh tuyền của giáo lý công giáo và làm lu mờ ý nghĩa đích thực và chắc chắn của giáo lý này) (Unitatis redintegratio, số 11).

 

Nếu để đưa đến hiệp thương, hiệp nhất, mình phải nhượng bộ một số chân lý, thì khi một ai không thiết tha với chân lý của mình, họ sẽ tự hủy diệt mình.



 

Giáo hội được Chúa Kitô thiết lập để truyền giáo vì bản tính của Giáo hội lữ hành là truyền giáo (Ecclesia peregrinans natura sua missionaria est, Ad gentes, số 2) vì Giáo hội nắm trọn vẹn mạc khải về Thiên Chúa và mọi phương thế cứu rỗi. Đối với các tôn giáo khác, dầu có ơn Chúa hoạt động, dầu chứa đựng một số yếu tố duy trì và nuôi dưỡng tương quan sự sống của mình với Thiên Chúa, Giáo hội phải truyền giáo cho họ để họ đạt tới trung tâm viên mãn. Đức Gioan Phaolô II xem “đối thoại liên tôn là một thành phần trong sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo hội” (Thông điệp Redemptoris missio số 55).

 

Theo linh mục Claude Geffrée (nguyên Giám đốc Trường Kinh Thánh và khảo cổ Giêrusalem) sai lầm lớn của nhiều người khi nghĩ rằng không thể có đối thoại giữa các tôn giáo vì họ không thể nghĩ rằng trong cuộc đối thoại mỗi bên phải có thái độ giữ chặt vô điều kiện chân lý mình tin theo. Phải hiểu rằng chân lý mà người ta đã sống chết cả một cuộc đời làm giá cho chân lý, chứ không phải là một số dư luận, ý kiến thường. Nếu các thành phần đối thoại biết tôn trọng niềm tin riêng của nhau như là điều tiên quyết thì cuộc đối thoại có thể bắt đầu được. Như vậy, mỗi thành viên tham dự đang nắm giữ tuyệt đối chân lý riêng của mình và trao đổi với nhau sẽ khám phá ra rằng chân lý riêng của mình giữ lấy nhưng không làm cho người khác cảm thấy họ bị thu hẹp, lép vế hoặc mất giá.



 

Giáo hội công giáo là người đưa sáng kiến đối thoại giữa các tôn giáo. Biến cố Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II cầu nguyện với các lãnh đạo cao cấp của các tôn giáo ở Assise năm 1986 không được các lãnh tụ tôn giáo xem như một biến cố cách mạng vì người ta có thể xem như một âm mưu chinh phục các tôn giáo hoặc ít ra là dấu ẩn một tính toán thầm kín nào đó có lợi cho mình... Tôi nghĩ rằng sáng kiến của Công đồng Vatican II không có mưu đồ đó và cuộc gặp gỡ tại Assise cũng thế. Tôi nghĩ rằng đối thoại liên tôn là do cách nghĩ sâu xa về các tôn giáo, có thể nhận ra rằng Giáo hội và Kitô giáo đóng vai trò một tôn giáo lịch sử thì không nắm độc quyền thâu gồm mọi chân lý tôn giáo, do đó khoa thần học về tôn giáo là dấu chỉ thời đại.

 

Mạc khải được thực hiện cho dân tộc Israen và trong Kitô giáo cho ta biết rằng những gì biểu lộ ra đầy đủ, trọn vẹn trong Giáo hội thuộc bình diện các bí tích tức là dấu hiệu biểu thị thực tại bên trong có thể thực hiện rộng khắp trên mọi nơi, mọi quốc gia bởi vì ý định của Thiên Chúa trong chương trình sáng tạo và cứu độ là hữu nhất vô nhị nơi nhân loại và Thiên Chúa ở giữa loài người mà Chúa Giêsu Kitô là người biểu lộ rõ ràng, cụ thể ý định đó, nhờ thế từ lúc có loài người, loài người đã có một ý nghĩa đặc biệt. Lịch sử như con đường mạo hiểm đầy bất trắc mang một ý nghĩa nhất định mà tất cả dù thuộc tôn giáo này hay tôn giáo kia vẫn cùng bước đi trong con đường mạo hiểm chung đó, một cuộc mạo hiểm mà chỉ có một giải đáp duy nhất là được thông phần chính sự sống của Thiên Chúa. Đó là cái nhìn sâu xa của Kitô giáo, và đó là điều phải loan báo cho mọi người trên mọi nước (xem Claude Geffré, OP. Profession théologien, 1999, chap 9-10).



 

 

* Ghi chú: Trong tác phẩm La mission de l’Église à l’âge de l’oecuménisme interreligieux (Edts Spiritus 1987, page 6), linh mục G. Geffré cho rằng Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa làm người nên Ngài có quyền phổ quát trên mọi dân tộc, còn Kitô giáo nằm trong lịch sử loài người nên không có quyền ấy. Phải chăng nói như thế là phủ nhận Giáo hội là Bí tích phổ quát cứu độ ??


 

Lm Fx Nguyễn Hùng Oánh



VỀ MỤC LỤC


NHỮNG CON HẠC GIẤY NGOẠI GIAO VÀ LỜI XIN LỖI THẦM KÍN DỄ THƯƠNG ...

 

Trong chuyến thăm Nhật Bản cuối tháng năm vừa qua , tại Đài Tưởng Niệm Hòa Bình và Hy Vọng Hiroshima ,  ngài Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã làm cho những người có mặt xúc động . Ông  tự tay xếp sẵn bốn con hạc bằng giấy truyền thống Nhật Bản với hoa văn quả mơ và hoa anh đào . Ông trao cho hai em học sinh hai con và đặt hai con lên sổ lưu niệm .



Những con hạc giấy ấy là do câu chuyện của cô bé Sasaki Sadako ...

Khi quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima vào ngày mùng 6 tháng 8 năm 1945 thì cô bé  Sadako mới khoảng  hai tuổi đầu . Cô sinh ngày mùng 7 tháng 1 năm 1943 .

Nhà cô bé cách nơi quả bom nổ khoảng 1 , 7 km .

Sức công phá của quả bom mạnh đến độ trong vòng bán kính 2 km , mọi thứ đều có thể  biến thành than .

Nhiệt lượng xung kích và phóng xạ đã giết chết ngay tại chỗ 350.000 người  và  150 . 000 biến mất không để lại dấu vết gì ...

Sadako khi ấy bị văng ra khỏi nhà nhưng chỉ bị thương nhẹ ...

Chiến tranh chấm dứt , người ta tiếp tục xây dựng cuộc sống ...

Năm Sadako 6 tuổi , em là vận động viên chạy tiếp sức của trường với ước mơ khi lớn lên sẽ thành giáo viên thể lực ...

Thế nhưng mùa thu năm 1954 , khi được 12 tuổi , thì trên cổ em bắt đầu nổi lên những cục hạch và trên mặt những cục u ... Em được khám nghiệm và cho biết bị mắc chứng bạch cầu ác tính do nhiễm phóng xạ nguyên tử ...

Em nhập viện và bạn bè đến thăm kể cho em câu truyện cổ Nhật Bản : ai xếp được 1. 000 con hạc giấy thì sẽ được một điều ước ... Vậy là ngày đêm Sadako  miệt mài xếp hạc giấy ... với hy vọng có được điều ước ... Em sẽ ước mình khỏi bệnh ... Bằng mọi thứ giấy có được trong tầm tay, em xếp hạc ... và có lẽ đã có cả trên 1.000 con ...

Thế nhưng sau 8 tháng điều trị , em đã qua đời ...

Người dân Hiroshima và bạn bè em đã vận động để xây tượng đài cho em : Sadako đứng trên một quả bom nguyên tử , tay vươn cao lên bầu trời với con hạc giấy : biểu tượng của Hòa Bình , Khát Vọng Sống , Nghị Lực và Niềm Hy Vọng ...

Với bốn con hạc giấy để lại và lời chia sẻ ngậm ngùi của vị tổng thống Mỹ đương nhiệm  đầu tiên đến Hioroshima kể từ khi trái bom nguyên tử được thả xuống đây : “ Ngay hôm nay chúng ta đến đây để tưởng nhớ những người đã chết và để khẳng định sẽ không lập lại những điều ma quỷ này !” , Obama đã làm cho người dân Nhật ấm lòng ...

Em trai của Sadako - năm nay đã 74 tuổi – coi việc làm của tổng thống Obama như một lời xin lỗi  thầm kín và nói lên quyết tâm khôi phục hòa bình cũng như duy trì sự rộng lượng ...

Thế đấy sự dễ thương đầy cuốn hút của một lời xin lỗi thầm kín nhẹ nhàng từ những con hạc giấy đơn sơ và mang chở khát vọng ...

Hôm nay Lời Chúa cũng giới thiệu cho chúng ta một lời thú tội và ăn năn thầm kín , không thành tiếng nhưng thật đẹp : “ Chị đứng đàng sau , sát chân Người mà khóc . Chị lấy tóc mình mà lau , rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên .” ( Lc  7 , 38) .

Lời xin lỗi không tiếng này đã đánh động con tim của Vị Thiên Chúa làm người ... Có thể những người quanh mình không hiểu hay không muốn hiểu , thế nhưng Thiên Chúa thì hiểu và Người đánh giá cao lời xin lỗi thầm kín ấy ...

Ngày 31 tháng 10 năm 2016 tới đây , Đức Thánh Cha Phan-xi-cô sẽ cùng với Đức Giám Mục Munin A. Younan – Chủ Tịch Liên Hiệp Tin Lành thế giới và Mục Sư Martin Junge – Tổng Thư Ký Liên Hiệp Tin Lành thế giới  -  đồng chủ tọa một nghi lễ Đại Kết do Giáo Hội Tin Lành Thụy Điển và Giáo Phận Stockolm tổ chức nhằm chuẩn bị cho dịp kỷ niệm 500 năm cuộc Cải Cách Tin Lành vào năm sau ...

Chúng ta hoàn toàn cậy trông vào sự thúc đầy của Chúa Thánh Thần và sự diễn tả thầm kín rất “ngẫu hứng Tin Mừng”   ấm nồng , ấn tượng và  đầy cuốn hút của con người Jorge Mario Begoglio ...

Thật ra nếu mọi người tín hữu có được những diễn tả sự hối cải xuất phát từ con tim thích thú với những diễn tả làm nên những “ ngẫu hứng Tin Mừng” nhiều hấp lực ... thì bí tích Giải Tội đã được đón nhận và mang lại nhiều hiệu quả hơn rồi ...


 

Lm Giuse  Ngô Mạnh  Điệp.



VỀ MỤC LỤC

"MỘT HÔM TRẬN GIÓ TÌNH YÊU LẠI…"


Tuần lễ vừa qua, tuần thứ 10 và 11 mùa Thường Niên, Hội Thánh liên tục cho chúng ta nghe bài đọc 1 trích trong sách các Vua quyển thứ nhất nói về Ngôn Sứ Elia. Nhiều câu chuyện về cuộc đời Elia làm chúng ta không khỏi suy nghĩ khi đối chiếu với thực tế cuộc sống hôm nay. Lời Chúa là vậy, qua các sự kiện hàng ngày, Chúa ngỏ lời với chúng ta với mong muốn sao cho chúng ta nhận biết thánh ý Ngài mà quảng đại bước theo.

Elia đã mạnh dạn lên tiếng khi nhà vua sai trái (17, 1 – 6), bất chấp hậu quả sau đó là chính Elia phải trốn chạy. Không khiếp sợ thế quyền hùng mạnh, Elia sẵn sàng tham dự thách đấu để triệt hạ tà thần (18, 20 – 39), dù ngay sau đó ông Elia bị truy sát. Cùng với các sự kiện đó, chúng ta ghi nhận bên cạnh cuộc đời đầy sóng gió của một Ngôn Sứ, Elia nếm trải kinh nghiệm đắm mình trong cô tịch để sống riêng với một mình Chúa, cho dù cuộc sống ấy diễn ra rất buồn thảm, nặng nề và bi thương.

Sau cuộc lên tiếng với vua Acab, Elia phải trốn vào khe núi sống một mình (17, 1 – 6), chỉ có con quạ đen bay đến mang theo bánh và thịt cho Elia ăn, nước thì tìm uống ở khe suối. Khi đất nước lâm cơn hạn hán trầm trọng, Elia lên núi Carmel cầu nguyện. Với tư cách là Ngôn Sứ, ông tìm đến cầu cứu với Chúa, Kinh Thánh mô tả cung cách và thái độ của ông: “Ông cúi xuống đất gục mặt vào hai đầu gối” (42). Hình ảnh thật sống động và đầy cảm xúc. Đây chính là nguồn gốc của các nghi lễ chúng ta thường gặp trong các ngày Lễ Khấn Dòng, người dâng mình để được thuộc về Chúa, phủ phục trước tôn nhan Ngài như muốn bày tỏ sự khiêm hạ, hủy mình ra không và chấp nhận thánh ý Chúa trên cuộc đời của mình.



Sau cuộc thách đấu với các thầy cúng thần Baal, Elia đã bị truy sát phải ẩn mình vào sa mạc (19, 1  – 8), và chính ở nơi đây, Elia được Thần Sứ của Thiên Chúa đến vỗ về chăm sóc, Thần Sứ của Thiên Chúa, theo ngôn ngữ của Kinh Thánh, là chính Thiên Chúa thực hiện việc chăm sóc này. Khi Elia rời sa mạc tiếp tục hành trình lên núi Khoreb, kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa ở Khoreb là kinh nghiệm độc đáo của những ai miệt mài tìm kiếm thánh ý Ngài. Elia đã không gặp được Thiên Chúa như ông hoặc như chúng ta thường mong đợi. Thiên Chúa không ở trong cuồng phong, không ở trong cơn động đất và cũng không ở trong lửa, Thiên Chúa xuất hiện trong ngọn gió nhẹ nhàng đi qua cuộc đời chúng ta (19, 9 – 18).


Bên cạnh những ơn gọi hiến mình phục vụ Thiên Chúa và Hội Thánh bằng cách đảm nhận đời sống hoạt động, Hội Thánh còn cưu mang ơn gọi đắm mình trong cầu nguyện khi ôm cả lo toan, hạnh phúc, đắng cay của toàn thế giới vào trong con tim của mình, họ chọn cách sống “cúi gập mình trước tôn nhan Chúa và gục đầu giữa hai đầu gối”, họ tìm đến những “cơn gió hiu hiu nhẹ nhàng” thổi ngang qua thế giới này, họ ẩn mình trong cô tịch để chọn cách đón nhận sự chăm sóc của Chúa, họ hòa mình vào thiên nhiên để chiêm ngắm Chúa giữa những sự sống nhiệm mầu.



Ngày 18 tháng 6 năm 2016. Hội Thánh tuyên phong chị Maria Celesta Crostarosa lên hàng Chân Phúc (1696 – 1755). Chị Maria Celesta Costarosa sáng lập Dòng Nữ Chúa Cứu Thế năm 1731, chọn cách sống đan tu để kết hợp thân tình với Chúa và cầu nguyện cho công việc Tông Đồ của Hội Thánh, đặc biệt hiệp thông với các nam Tu Sĩ Dòng Chúa Cứu Thế trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng.

Chị Maria Celesta Crostarosa thấm đẫm biến cố mầu nhiệm chết và sống lại của Chúa Giêsu đến nỗi chị để lại cho các chị em Nữ Tu Chúa Cứu Thế lời căn dặn được ghi trong Hiến Pháp của Hội Dòng: “Mỗi Tu Sĩ Dòng Nữ Chúa Cứu Thế là ký ức sống động về Chúa Cứu Thế trong Hội Thánh và trong thế giới hôm nay” (HP số 2 và tựa chương 1 Hiến Pháp). Cùng với Cha Thánh An Phong, Celesta Crostarosa đã đóng góp phần tích cực của mình trong việc khai sinh Dòng Chúa Cứu Thế (nam), cả hai Dòng Chúa Cứu Thế (nam và nữ) đều nhận lấy linh đạo Thánh An Phong làm hướng đi cho Hội Dòng mình.

Xin chúc tụng và tạ ơn Chúa trước biến cố hồng ân Chúa ban cho trong ngày 18 tháng 6 này. Chung vui cùng với chị em Dòng Nữ Chúa Cứu Thế đang hiện diện khắp nơi trên thế giới. Cầu chúc cho chị em bằng an, hạnh phúc và tràn đầy ân sủng trong ơn gọi của mình



Lm. VĨNH SANG, DCCT, 17.5.2016 (tựa đề trích thơ Huy Cận, bài Học Sinh)

Nguồn: Ephata 698

VỀ MỤC LỤC

 

 NỖI LÒNG "NGƯỜI CẦM THƯỚC"




  
Người làm quan thì cầm cân nảy mực, người làm trọng tài thì cầm còi, người sống nghiệp viết lách mệnh danh là người cầm bút, còn sống nghề "gõ đầu trẻ", nghề giáo chúng tôi, cũng ví von một câu hóm hỉnh cho ra vẻ chữ nghĩa là "người cầm thước". Mà khi nói đến 'thước', người ta thường nghĩ đến “thẳng”, đến “chuẩn mực”, (mặc dù thực tế có nhiều loại thước chỉ dùng để vẽ đường cong!). Liệu rằng, lương tâm của những người sống trong ngành giáo giục ngày nay, trên đất nước Việt Nam này, có còn được thảnh thơi, đơn sơ, hay bị giằng xé, khổ đau trước những thay đổi? Người thầy giáo, cô giáo có còn giữ được phẩm chất/tư cách cao quý xứng đáng với nghiệp "trồng người"?

 

Trên các diễn đàn, các phương tiện truyền thông, ta đã nghe nói quá nhiều về các vấn nạn giáo dục – một nền giáo dục không có triết lý nhân sinh, không hướng đến phát triển con người toàn diện nhưng chỉ nhằm đào tạo ra những "con người công cụ". Một nền giáo dục mất cân bằng, khinh suất về đức dục và kỹ năng sống, nhưng lại nặng về khoa bảng, thi cử, tạo áp lực quá lớn cho học sinh, sinh viên, và lại xa rời thực tiễn..., vân vân và vân vân. Những điều ấy, thiết tưởng những người có mối quan tâm đều hiểu rất rõ. Thế nhưng, khi đối diện hằng ngày với những gương mặt non nớt nhưng đã phải nặng trĩu, cằn cỗi, phờ phạc vì sách vở, lòng tôi không khỏi xót xa. Xót xa hơn, khi các em bị áp đặt một chương trình học quá nặng nề, không có thời gian vui chơi, nghỉ ngơi, thì tự bên trong, các em hình thành một phản ứng tự nhiên là  kháng cự lại. Sự phản kháng ấy thể hiện ở thái độ ngang ngạnh, ngỗ nghịch, chống đối, bất hợp tác với cha mẹ, thầy cô. Tệ hại hơn, các em lén lút tìm thú vui trong những trào lưu không lành mạnh và độc hại của xã hội. Các em đang bị đánh cắp tuổi thơ, đánh cắp sự trong sáng hồn nhiên của tuổi học trò, và bị đánh cắp cả những ước mơ tử tế, những nhân cách đúng đắn để trưởng thành.



 

Ai là "kẻ cắp"? Trách nhiệm nặng nhất thuộc về chủ trương, chính sách. Thế còn những bậc cha mẹ, thầy cô giáo thì sao? Trong hoàn cảnh "lực bất tòng tâm", "tay ngắn không với tới trời", chúng ta đã làm gì để đồng hành, nâng đỡ con em? Chúng ta có đủ kiên nhẫn, đủ tình thương để cư xử với các em cách nhân ái, độ lượng, để bù đắp lại những lỗ hổng từ nền giáo dục, hay chúng ta giận dữ, hằn học, trừng phạt đối với những thái độ phản kháng của các em? Làm cho các em - những nạn nhân bé nhỏ yếu đuối của chúng ta - cảm thấy không được thấu hiểu yêu thương, bị bỏ rơi, bị xa cách bởi chính những người lẽ ra rất thân thương với mình. Sự thiếu vắng tính nhân bản trong giáo dục mấy mươi năm qua, cứ như một hố đen, một vết thương hằn sâu trong tính cách người Việt, nhất là người Việt trẻ - có thể nói đó là một xu hướng tuy không phải là của tất cả nhưng rõ ràng đang tác hại rất nhiều người. Vết thương ấy làm cho người ta đôi khi xử sự thiếu tính nhân văn một cách vô thức. Nhưng thật buồn thay, khi những người đứng trên bục giảng – những người có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách của trẻ – đôi khi lại không ý thức được những hành vi thiếu tính nhân văn của mình. Những lời "mắng chó chửi mèo", những lời xúc phạm đến nhân phẩm học sinh và phụ huynh đây đó vẫn tuôn ra từ miệng thầy cô giáo. Những cái tát tai nảy lửa, những cái xách ngược tóc mai, hay những kiểu trừng phạt học trò bằng cách ném thước xuống đất rồi bắt các em nhặt lên như kiểu người ta diễn xiếc thú..., những hành vi ấy không thể không làm chúng ta đau lòng! Một thứ văn hoá đay nghiến, thù nghịch, phản giáo dục lại diễn ra ngay trong môi trường giáo dục!

 

Một nền giáo dục thiếu triết lý nhân sinh còn dẫn đến một hệ lụy khác: giáo dục bị thương mại hoá, quan hệ thầy - trò có lúc trở thành quan hệ bán - mua kiến thức. Cái cao đẹp, nhân nghĩa, đức độ của người thầy dần dà không còn được cân đo bằng hiệu quả của việc truyền đạt và cảm thụ kiến thức nữa - cả với thầy, cả với trò và cả với phụ huynh. Đó là điều đáng lo ngại, và nó đã và đang diễn ra xung quanh chúng ta.



 

Là một giáo viên gần hai mươi năm trong nghề, tôi vẫn tin vào tâm hồn trẻ thơ. Cho dù vật đổi sao dời, cho dù tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá..., có biến động đổi thay thế nào đi nữa, thì những tâm hồn ấy vẫn luôn nhạy cảm với yêu thương, vẫn luôn rung động trước những điều thiện hảo. Những tâm hồn ấy cần lắm sự nâng đỡ chở che, cần lắm những hơi thở ấm áp của cha mẹ, những tiếng thì thầm ngọt ngào của thầy cô. Những tâm hồn ấy luôn cần những cây cao bóng cả để ngước nhìn, để hướng mắt lên bầu trời cao rộng. Ta có đủ đức độ để làm một cây cao bóng cả bên cạnh các em? Nếu không, thì ngàn lời nói hay cũng trở nên vô nghĩa!

 

Tôi đang đối diện với một bi kịch của "người cầm thước": tôi biết các em đang hứng chịu một nền giáo dục tồi tệ, khuyết tật; tôi biết các em đang chịu áp lức quá lớn trong việc hấp thụ kiến thức; nhưng chính tôi, hằng ngày tôi phải làm công việc như một cái ống máng, một băng chuyền để dẫn những "thức ăn" vô vị, vô bổ đó vào tâm trí các em. Và chính tôi đã thúc ép các em cố "nuốt". Tôi cũng buộc phải làm như thế với chính các con của tôi. Bởi nếu không, tôi e rằng những học trò thân yêu, cũng như những đứa con của tôi, sẽ bị "chết yểu", bị ngoặm nuốt bởi những thực tại hung ác của xã hội trước khi chúng trưởng thành. Có người bảo tôi phải can đảm "vứt" nền giáo dục này qua một bên, thà là thất học, bất tài, còn hơn có học mà thất đức, để rốt cục trở thành những kẻ chỉ giỏi phá nát xã hội! Ý kiến đó cũng có cái lý của nó, nhưng tôi không tin nó đúng toàn diện. Bởi kiến thức khoa học là khách quan và cần thiết giúp con người và xã hội phát triển. Chúng ta phải xây dựng cái thiếu, chứ không thể vì cái thiếu mà hủy hoại luôn những cái đang có. Vả lại tôi phải có niềm tin và hy vọng để sống. Tôi tin Thiên Chúa và những điều thiện hảo của Ngài vẫn hiện diện giữa thế gian. Ngài vẫn cho tôi gặp gỡ những gương mặt Thiên Sứ nơi cõi đời đầy sự dữ này. Những Thiên Sứ ấy sẽ góp phần thay đổi thế giới trong ân sủng của Ngài. Tôi tin những ai thành tâm thiện chí sẽ được dẫn dắt, nâng đỡ và cứu độ. 

Tôi phải cố giữ những học trò bé nhỏ của tôi trên ghế nhà trường. Thà để cho các em bận bịu với sách vở, còn hơn để các em sa vào những cám dỗ chết người. Chỉ cần lơ là một chút, không bắt kịp kiến thức, các em sẽ nản chí buông thả luôn. Tôi không am tường về mảng tệ nạn xã hội, nhưng tôi hãi hùng khi nghe chính miệng học trò kể về những lần tụm năm tụm bảy vào quán trà sữa phì phà hút si-sa, một dạng chất gây nghiện nhẹ rất "hot" với giới trẻ ngày nay. Những làn khói xanh khiến tâm trí lâng lâng, những hương thơm nhè nhẹ quyện hút hồn người. Một đám gái trai là đà, sóng sánh trong hơi say giữa căn phòng máy lạnh ấm cúng, nệm ghế êm ái. Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó? Khi si-sa không "đủ đô", quán trà sữa không đủ ấm thì các em sẽ chạm đến thứ gì và sẽ đi đâu?



 

Thiển nghĩ cần có một cái nhìn sâu sát, toàn diện, đầy trìu mến yêu thương để nâng đỡ các em. Và cũng cần có những hiểu biết đầy đủ về những nguy cơ xã hội đang đợi chờ, rình rập các em, để từ đó, các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo có sự quan tâm đúng mực hơn nữa đến con em của mình. Và có lẽ trên tất cả, các em cần những gương mẫu sống động, những lời nói, việc làm cụ thể giàu tính nhân văn, chuyển tải những giá trị cao đẹp của sự thật, tự do, công bằng, yêu thương, để từ đó, các em nhận ra một sự thật trọn vẹn nơi chính mình: ta là một con người cao quý chứa đựng nhiều chiều kích, có thể xác, linh hồn, có lương tâm, tình cảm, có lý trí, ý chí, có khả năng mở ra với Đấng siêu việt và là một con người độc nhất vô nhị. Con người ấy đáng được trân quý và gìn giữ. Đừng giản lược, đừng cắt xén, cũng đừng lãng quên các chiều kích ấy. Đừng để một ngày kia, khi biết nhận ra các giá trị nhân bản và thánh thiêng ấy,  thì phải đau đớn ân hận một cách muộn màng!

 

MẨU BÚT CHÌ

 (Trích tập san GHXHCG số 20)


  

VỀ MỤC LỤC



NHỮNG ĐIỀU KIỆN THỂ CHẤT CHO VIỆC KẾT HIỆP VỚI CHÚA


Nguyên tác: Du temps pour Dieu (Jacques Philippe)


Bản tiếng Anh: Time for God (Helena Scott)
Bản tiếng Việt: Dành Giờ Cho Chúa (Lm. Minh Anh)

NHỮNG ĐIỀU KIỆN THỂ CHẤT CHO VIỆC KẾT HIỆP VỚI CHÚA

Tiếp đến, chúng ta xét xem những yếu tố bên ngoài của việc kết hiệp với Chúa: bao lâu, khi nào, ở đâu, với những tư thế nào.
Quả là sai lầm khi chúng ta quá coi trọng những điều này, để rồi làm cho việc kết hiệp với Chúa trở thành một điều gì đó đầy tính kỹ thuật. Về căn bản, chúng ta có thể thực hành kết hiệp với Chúa bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu với những tư thế hoàn toàn khác nhau trong sự tự do thánh thiện của con cái Chúa. Tuy nhiên, con người không phải là những tinh thần thuần tuý mà là những thọ tạo cả hồn lẫn xác, thế nên, phải học cách sử dụng không gian và thời gian với những công việc thiêng liêng và càng phải cố gắng nhiều hơn vì không phải lúc nào tâm trí chúng ta cũng có thể cầu nguyện được. May thay, chúng ta có “anh lừa” đến trợ giúp - như cách dùng của thánh Phanxicô Assisi khi ngài gọi thân xác, và trong một cách thức nào đó - đền bồi cho sự bất lực của chúng ta bằng một dấu thánh giá, một sự phủ phục hay qua việc lần hạt với tràng chuỗi trên tay.

1. Thời gian
CẦU NGUYỆN KHI NÀO
Mọi thời khắc đều tốt cho việc cầu nguyện, nhưng mỗi người nên cố gắng hết sức có thể để cầu nguyện vào thời gian nào thích hợp nhất - khi tâm trí tương đối tươi tỉnh, chưa ngập đầy những bận tâm cấp bách, khi chưa có chuyện này xen chuyện kia vốn không ngừng tạo ra những gián đoạn… Thực tế, dù thông thường, chúng ta không tự do chọn cho mình giờ cầu nguyện vào một thời gian lý tưởng nào đó, nhưng chúng ta phải tận dụng mọi cơ hội có được khi có thể giành lấy để cầu nguyện.
Cũng cần tận dụng ơn Chúa sau những giờ khắc đặc biệt, chẳng hạn, sau rước lễ… hẳn là thời gian ưu tiên cho việc kết hiệp với Chúa.
Đây là điểm đáng nhấn mạnh: không nên xem cầu nguyện như một việc gì đó ngoại thường được làm vào một lúc nào đó, một khoảng thời gian mà khó khăn lắm chúng ta mới giành giật được từ những hoạt động khác. Nhưng cầu nguyện phải trở thành một thói quen, một phần của nhịp sống thường ngày, để rồi “nơi chỗ” của nó không bao giờ là thắc mắc và giả thiết chúng ta chỉ sống thêm một ngày cuối cùng. Điều này sẽ hun đúc lòng trung thành với việc cầu nguyện vốn là một cái gì hết sức thiết yếu. Cuộc sống được hình thành bởi những nhịp điệu: nhịp điệu của nhịp đập con tim và hơi thở, nhịp điệu của ngày và đêm, của các bữa ăn, của các tuần… Cầu nguyện cũng phải trở thành một cái gì sống còn đối với chúng ta như những nhịp điệu căn bản của tồn vong. Cầu nguyện phải trở thành hơi thở của linh hồn.

PHẢI CẦU NGUYỆN TRONG BAO LÂU


Thời gian dành cho việc cầu nguyện phải tương thích. Năm phút chẳng đủ cho Chúa. Năm phút là thời gian dành cho ai đó khi chúng ta muốn rút khỏi họ càng sớm càng tốt. Mười lăm phút là thời gian cực tiểu, không thể ít hơn; và bất cứ ai nếu có thể, không nên do dự dành một giờ mỗi ngày cho việc cầu nguyện hoặc đôi khi nhiều hơn.
Dẫu vậy, đôi lúc, mỗi người đều phải cẩn thận, đừng quá tham vọng trong việc quyết định thời lượng dành cho việc cầu nguyện. Bởi lẽ điều này sẽ dẫn người ta đến nguy cơ là thời giờ đặt ra vượt quá sức mình để rồi rốt cuộc phải nản chí. Một khoảng thời gian ngắn tương đối (hai mươi phút hay nửa giờ) bền bỉ trung thành dành cho việc cầu nguyện mỗi ngày sẽ tốt hơn thi thoảng, người ta dành ra đến hai giờ đồng hồ.
Điều tối quan trọng là phải quyết định thời lượng tối thiểu cho việc cầu nguyện và đừng rút ngắn nó (ngoại trừ những trường hợp thực sự bất thường). Thật là sai lầm khi những quyết định đó lại đặt trên nền tảng niềm vui có được trong việc cầu nguyện, để rồi khi cầu nguyện trở nên một cái gì nhàm chán, chúng ta dừng ngay. Đôi khi, dừng lại có thể là một quyết định khôn ngoan, nếu cầu nguyện dẫn đến quá mệt mỏi và lo lắng. Nhưng theo lẽ thường, để cho việc cầu nguyện sinh hoa kết quả, chúng ta phải trung thành với một thời lượng tối thiểu và không chiều theo cám dỗ rút ngắn nó lại. Điều này hết sức quan trọng vì kinh nghiệm cho thấy, thông thường, chính vào năm phút cuối cùng, Chúa viếng thăm và chúc lành cho chúng ta, sau khi chúng ta đã dành toàn bộ thời giờ còn lại cho việc thả lưới “mà chẳng đánh bắt được gì” như Phêrô đã vất vả suốt đêm.
2. Nơi chốn
Chúa ở khắp mọi nơi và chúng ta có thể cầu nguyện ở bất cứ nơi đâu: trong phòng, trong nhà nguyện, trước Thánh Thể, trên xe lửa hay cả khi sắp hàng trước quầy thanh toán ở siêu thị… Nhưng dĩ nhiên, thật đáng ao ước một nơi thuận tiện cho sự thinh lặng, hồi tâm và chú tâm đến sự hiện diện của Thiên Chúa. Nơi tốt nhất, khi thuận tiện là một nhà chầu Thánh Thể, đặc biệt nếu Thánh Thể được đặt ra ngoài hầu chúng ta có thể tận hưởng ân lộc từ sự Hiện Diện Đích Thực của Chúa.
Nếu việc cầu nguyện được thực hiện tại gia, tốt biết bao khi có một góc - cầu - nguyện phù hợp với ảnh tượng, một ngọn nến, một bàn thờ nhỏ hay bất cứ cái gì hữu ích cho chúng ta. Chúng ta cần phương tiện vật chất và những dấu chỉ bên ngoài. Ngôi Lời đã trở nên xác phàm… nên sẽ rất sai lầm khi chúng ta coi thường những phương tiện vật chất cũng như việc sử dụng chúng đang khi chúng có thể gia tăng lòng đạo đức. Khi việc cầu nguyện trở nên khó khăn hơn, việc chăm chú ngắm nhìn một ảnh tượng nào đó hay một ngọn nến đang cháy… có thể dẫn chúng ta trở về với sự hiện diện của Chúa.
Như thời giờ cần có cho việc cầu nguyện, cũng thế, chúng ta cần có một nơi chốn dành riêng cho việc cầu nguyện tại nhà. Ngày nay, nhiều gia đình cảm thấy cần dành riêng một phòng hay một góc phòng như một kiểu nhà nguyện.

3. Tư thế
Tự nó, thái độ hay tư thế cầu nguyện không quá quan trọng. Tôi xin lặp lại, cầu nguyện không phải là yoga. Thái độ tốt nhất tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân, tuỳ vào thể trạng mệt mỏi hay khoẻ mạnh và những gì phù hợp với từng người. Chúng ta có thể ngồi, quỳ, úp mặt xuống đất hay ngay cả đứng hoặc nằm trên giường để cầu nguyện.
Dẫu theo nguyên tắc, điều này có vẻ tự do, nhưng cũng cần lưu ý một đôi điều. Trước tiên, tư thế được chọn phải là tư thế thoải mái nhất, để mỗi người có thể tĩnh lặng, hồi tâm, hít thở dễ dàng… Nếu không thoải mái để rồi cứ vài phút, chúng ta đổi tư thế… điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến việc ý thức sự hiện diện của Chúa, một điều thiết yếu trong cầu nguyện.
Cùng lúc đó, thái độ thể lý cũng không được quá thoải mái. Kết hiệp đòi hỏi chú tâm đến sự hiện diện của Chúa và tư thế phải khích lệ cho việc hướng lòng lên Người. Một đôi khi, chúng ta bị cám dỗ nhác nhớn, một thái độ thể lý diễn tả tốt hơn việc kiếm tìm và khát khao Người - chẳng hạn, quỳ trên một chiếc ghế cầu kinh hay chiếc gối quỳ với đôi tay rộng mở - sẽ giúp chúng ta dễ tập trung vào Chúa. Đây là cơ hội để chúng ta phục vụ linh hồn bằng việc sử dụng “anh lừa”.
LTS. Lm. Minh Anh, TGP Huế có một tài sản rất lớn và quí báu, đồng thời sẵn sàng trao tặng cho bất cứ ai muốn nhận, đó là 15 bản dịch của những tác phẩm uy tín và giá trị. Quí vị có thể chọn lựa tên tác phẩm và xin nhận qua email bằng file, hoặc tham khảo tại đây (tải về máy dễ dàng):

http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&id=69


DÀNH GIỜ CHO CHÚA   

Nguyên tác: Du temps pour Dieu (Jacques Philippe)


Bản tiếng Anh: Time for God (Helena Scott)
Bản tiếng Việt: Dành Giờ Cho Chúa (Lm. Minh Anh)

   ...Xin mở file kèm









ĐƯỢC GỌI ĐỂ SỐNG
Sẽ không làm sao hiểu được con người nếu tách nó khỏi một tiếng gọi trở nên người hơn. Vậy tiếng gọi đó đến từ đâu? Đâu là nguồn cội của nó? Đây là câu hỏi then chốt của một cuộc đời. Dẫu đứng trong quan điểm Kitô giáo, tôi vẫn tin rằng, những suy tư sau đây vẫn có một điều gì đó để nói với bất cứ ai thành tâm thiện chí.

...Xin mở file kèm










CUỘC CHIẾN THIÊNG LIÊNG THEO THÁNH KINH, TRONG HỘI THÁNH & NƠI CÁC THÁNH - ONWARD CATHOLIC SOLDIER
“Đừng sợ những mưu chước, những công kích của ma quỷ, kẻ có thể đến cướp phá và chiếm cứ thành phố linh hồn con. Không, đừng sợ, nhưng hãy như những chiến sĩ đang dàn quân trên mặt trận, võ trang bằng thanh kiếm đức ái của Thiên Chúa. Thanh kiếm này là ngọn roi quất vào chúng” (Thánh Catarina Siêna). ...File kèm




Tìm Kiếm và Giữ Lấy Bình An - Searching for and Maintaining Peace
Cần biết rằng, con đường dẫn đến Thiên Chúa, dẫn đến sự trọn lành mà Thiên Chúa đòi hỏi nơi chúng ta thì ngắn hơn, hiệu năng hơn và thật hiển nhiên, dễ dàng hơn khi chúng ta học biết dần dần cách thức giữ lấy bình an thẳm sâu trong tâm hồn ở bất cứ hoàn cảnh nào. Vì lẽ, lúc bấy giờ, tâm hồn đã phó mặc cho sự dẫn dắt của Thánh Thần, và với ân sủng của Người, Thiên Chúa có thể hành động nhiều hơn những gì mà tâm hồn có thể thực hiện bằng sức riêng của mình. ...File kèm




TỰ DO NỘI TÂM - La Liberté intérieure (Jacques Philippe)
Cuốn sách này nói đến chủ đề nền tảng của đời sống Kitô giáo: tự do nội tâm. Mục đích của nó thật rõ ràng. Mọi Kitô hữu cần khám phá ra rằng, ngay trong những hoàn cảnh bên ngoài bất ưng nhất, bên trong chúng ta vẫn có một khoảng không tự do mà không ai có thể lấy đi, bởi Thiên Chúa là nguồn mạch và là bảo chứng của tự do đó. Không có khám phá này, chúng ta sẽ luôn luôn bị giới hạn cách nào đó và sẽ không bao giờ nếm hưởng được hạnh phúc đích thực. Nhưng nếu chúng ta học cách để cho khoảng không tự do nội tâm này mở ra, thì dù cho bao điều làm chúng ta đau khổ, vẫn không gì thực sự có thể đàn áp hay nghiền nát chúng ta. ...File kèm




Cẩm Nang Hạnh Phúc Gia Đình Kitô của D. Wahrheit
Cẩm Nang Hạnh Phúc Gia Đình Kitô của D. Wahrheit được hiệu đính từ một tập sách rất khó đọc dạng ronéo. Sau một thời gian dài tìm tác giả cũng như người dịch, tôi được Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Giám Đốc Đài Chân Lý  Á Châu, cho biết: các sách có tên tác giả D. Wahrheit là những tác phẩm của Đài Chân Lý Á Châu đã phát thanh, được thính giả ghi lại trong thời gian khó khăn khi chưa có internet (D: Đài; Wahrheit: Chân Lý); và nay, được phép ngài cho phổ biến, tôi chân thành giới thiệu tập sách bổ ích Cẩm Nang Hạnh Phúc Gia Đình Kitô này cùng các bạn trẻ, cách riêng những bạn trẻ sắp bước vào đời sống hôn nhân. Lễ Thánh Mônica, 27.8.2009. Lm. Minh Anh (Gp. Huế) ...File kèm




Thầy Dạy Khát Khao - Le Maître du désir
Con người muốn sống. Con người được tạo dựng để sống. Không chỉ tự nhiên tìm cách bảo tồn sự sống, nhưng chúng ta còn muốn phát triển nó, làm cho cuộc sống của mình hạnh phúc hơn, tươi đẹp hơn, thanh cao hơn, mạnh mẽ hơn; tắt một lời, sống động hơn. “Vì chưng, gánh nặng nặng nề nhất là tồn tại mà không sống” (Victor Hugo). Sống có ý nghĩa gì nếu không có niềm vui sống? ...File kèm




HOA TRÁI THINH LẶNG - Thoughts in Solitude
Những lời ghi chép trong tập này được viết vào những năm 1953 và 1954 vào thời điểm mà tác giả, nhờ ân sủng của Thiên Chúa và nhờ sự rộng lượng của các Bề Trên, có thể tận dụng những cơ hội đặc biệt dành cho việc tĩnh tâm và suy niệm; từ đó, mới có đề tựa tập sách như trên. Điều này không muốn nói rằng, những lời ghi chép đó mang tính chủ quan hay tự thuật. Chúng không hề được nhắm đến như một tường trình về những cuộc phiêu lưu tinh thần. Đối với tác giả, không có cuộc phiêu lưu nào để viết, và nếu có, nó cũng sẽ không phó mặc cho việc in ấn trong bất kỳ trường hợp nào. Đây chỉ là những suy tư về đời sống chiêm niệm, những hiểu biết bằng trực giác mà dường như có một tầm quan trọng cơ bản vào một lúc nào đó trong quá khứ. ...File kèm




Một Quan Điểm Công Giáo về Tác Phẩm Sống Theo Đúng Mục Đích - “A Catholic Perspective on The Purpose Driven Life”
Là một linh mục Công giáo Rôma, từ hơn 50 năm nay, tôi vẫn thường lướt qua những phim ảnh và những cuốn sách được yêu chuộng như là nguồn tài liệu khả dĩ có thể sử dụng cho việc giảng dạy và viết lách. Sự hiếu kỳ đó đã dẫn tôi đến với quyển sách của Mục sư Rick Warren.  ...File kèm




Sống Theo Đúng Mục Đích - The Purpose-Driven Life
Ngày nay, ta biết quá nhiều thứ, nhưng lại ít biết về chính mìình, theo đuổi nhiều thứ nhưng không biết cái gì là chính. Ta quay cuồng và bị lôi kéo, bị xô đẩy giữa biết bao khuynh hướng, trào lưu mà không biết đi về đâu. Biết mình, biết mục đích đời mình và sống đúng mục đích, điều quan trọng bậc nhất trong đời sống này sẽ giúp đời sống ta thay đổi, có ý nghĩa và triển nở đến vô tận. (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, giới thiệu) ...File kèm




BÀI CA CỦA BÌNH MINH - THE SONG OF THE DAWN
Người ta có thể ngạc nhiên khi những ý tưởng sâu sắc lại được tìm thấy trong những tác phẩm thi ca của các nhà thơ hơn là của các triết gia; bởi lẽ, nhà thơ vận dụng hết mọi nỗi niềm và khai thác tối đa khả năng tưởng tượng. Như đá lửa, trong chúng ta, có những hạt giống của ánh sáng. Qua lý trí, triết gia khơi dậy chúng, đang khi nhà thơ làm cho chúng chiếu toả rạng ngời hơn nhờ đặc ân tưởng tượng. Descartes, Cogitationes Privatae ...File kèm




ĐI TRÊN NƯỚC - WALKING ON WATER
Cầu nguyện, yêu thương, đời sống tinh thần, đời sống đạo đức sắp giải thoát bạn khỏi những ảo giác. Một khi đời sống đức tin triển nở, thật tuyệt vời, tuyệt vời! Nhưng khi nó trệch hướng, thì đó là bệnh hoạn, một dịch tể phải tránh. Khi ảo giác rơi rụng, con tim không còn bị tắc nghẽn, tình yêu sẽ nở hoa. Đó cũng là lúc hạnh phúc chợt đến và bắt đầu có sự đổi thay. Và rồi, chỉ khi đó, bạn mới biết Thiên Chúa là ai...  ...File kèm




TAKING FLIGHT - BAY LÊN ĐI!
Đã một thời, Tony de Mello, một linh mục dòng Tên dạy đàng thiêng liêng không ngừng đánh động tâm hồn bao người khắp năm châu; bởi lẽ, ngài quá yêu đời, yêu cuộc sống - một cuộc sống thực tế, sôi nổi và tràn đầy niềm vui. Những chuyện kể đầy mê hoặc, đầy nhiệt huyết, đậm nét hài hước và những hiểu biết sâu sắc của ngài về bí quyết hạnh phúc, về việc khám phá bản ngã đích thực của mỗi người - tất cả đã tạo nên một tác động đầy phấn khích cho bất cứ ai đã từng nghe ngài. Ngài đến cho những tâm hồn được giải thoát, cho người vô cảm biết yêu thương, đem ý nghĩa cho tất cả những gì làm nên một nẻo đường thiêng liêng trên đó bao người đang tiến bước. ...File kèm




SADHANA - MỘT NẺO ĐƯỜNG DẪN TỚI THIÊN CHÚA - Linh Thao Kitô Giáo Theo Lối Đông Phương
 Nguyên bản tiếng Anh chúng ta đang có là Sadhana toàn tập, không rút gọn, như tác giả đã lưu ý (complete and unabridged). Vì thế, bạn sẽ có một bản dịch đầy đủ. Ước mong sao, chúng ta cùng khám phá những chiều kích mới mẻ của kho tàng hiểu biết và tinh thần bên trong chính mình, qua việc ý thức đem toàn thể con người - thân xác, linh hồn, con tim, lý trí, ký ức và tưởng tượng - đi vào cầu nguyện, đi vào chiêm ngắm Đấng đang ngự ở đó. ...File kèm




HUẾ CỔ VẾT TÍCH ĐẠO VÀ ĐỜI

Vestiges Religieux et Profanes du Vieux Hué” của Cố Ngôn (J. B. Roux) được chuyển dịch như một đóng góp nhỏ nhân dịp Kỷ Niệm 15 Năm Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II tôn phong 117 Hiển Thánh Tử Đạo Việt Nam (1988-2003) với tựa đề “Vết Tích Chứng Nhân Đức Tin Của Huế Cổ”. Nay, nhân Kỷ Niệm 20 Năm Tôn Phong Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (1988-2008), một lần nữa tập sách được tái bản với đề tựa mới, “Vết Máu Trên Huế Cổ”.

...File kèm



VỀ MỤC LỤC

 MĂNG KHÔNG UỐN, UỐN TRE SAO ĐƯỢC

        




HẠT NẮNG

Ai cũng biết, muốn uốn cây theo ý mình để có kiểu dáng đẹp, thì phải thực hiện khi cây còn nhỏ, cành còn non; chứ để cây mọc lên to lớn thì khó mà uốn nắn được, nếu cố uốn cây sẽ bị gãy.

Giáo dục cũng vậy, phải chú trọng dạy dỗ và rèn luyện các em một cách cẩn thận vàchu đáo ngay từ thuở thiếu thời cắp sách tới trường. Nghĩa là phải coi trọng giáo dục tiểu học và đầu tư cho giai đoạn này nhiều hơn cả, về đầy đủ các mặt: thể dục, đức dục và trídục.

Theo các chuyên gia về phương pháp nuôi dạy trẻ, độ tuổi từ 4 đến 6 là độ tuổi thích hợp  nhất để phát triển óc sáng tạo và tính cách riêng cho chúng. Vậy, một người có tính cách thế nào: thuần tính, ôn hòa, chăm chỉ, cẩn thận… hay đoảng tính, ngang bướng, pháphách, nóng nẩy… có căn cơ rất quan trọng ở giai đoạn huấn luyện này.



Lối giáo dục đòi uốn tre thất bại 

Nền giáo dục của Việt Nam ta hơn nửa thế kỷ nay rất coi nhẹ giáo dục tiểu học. Việcđầu tư cơ sở vật chất, việc quản lý giáo dục và nội dung cũng như chương trình giảng dạy ởbậc tiểu học đều không tốt.   

Cách nay khoảng 20 năm, những trường tiểu học (cấp I), đặc biệt là ở vùng nông thôn, thật là thảm hại: trường lớp tuềnh toàng, bàn ghế liêu xiêu, nền đất mấp mô… Nhiều giáo viên có thể chỉ là các “thầy giáo làng” không qua đào tạo ở trường lớp sư phạm. Một điều kiện giáo dục như vậy, quả thực là không xứng đáng một chút nào với chức năng là “mảnhđất” gieo những mầm non tương lai của xã hội. (Bản thân người viết này đã từng là học sinh trải qua những năm tháng kinh nghiệm ấy.)

Lên trung học cơ sở gọi là cấp II, thì trường lớp khá hơn một chút: tường xây, mái ngói, nền lát gạch đất và xung quanh trường có hàng rào.

Lên đến trung học phổ thông – cấp III, thì cơ sở vật chất nhà trường khá hơn nữa. Cứnhư thế, càng ở cấp độ học cao hơn, thì càng được trang bị tốt hơn, đội ngũ nhân sự giáo viên, giáo vụ cũng chuyên nghiệp và giỏi hơn.

(Ngày ấy,  dạy cấp I chắc bị coi là thấp kém, hưởng lương cũng thấp, cho nên ai dởhơn thì bị đẩy vào đó làm việc.) 

Nếu xem giai đoạn gieo giống, ươm mầm là quan trọng, cây măng đang còn dễ uốn, nhân cách con người đang được hình thành, thì giáo dục của Việt Nam ta quá coi thường giaiđoạn ấy. Thời kỳ quan trọng nhất để làm giáo dục cho một con người phát triển thân thể, nhân cách và trí tuệ, lại bị coi nhẹ và đầu tư một cách bèo bọt vá víu nhất. Như thế, nền giáo dục của ta làm sao có thể cho ra đời những thế hệ trẻ ưu tú được. Khi mà mọi ấn tượng đầu đời đi học của các em chẳng mấy tốt đẹp gì, tương lai chỉ có thể mù mờ trong quang cảnh bệ rạc và nhếch nhác như ngôi trường của em.

Khi các em lên cấp II, cấp III, mới đầu tư tốt hơn, dạy dỗ đàng hoàng hơn, nhưng tiếc thay, khi ấy tính cách các em đã hình thành thành nếp rồi. Em rắn mặt, cứng đầu thì dạy bảo thế nào cũng vẫn ngang tàng phá phách. Em nhút nhát, thì dù được động viên khích lệ vẫn cứ rụt rè thụ động. Em lười học, thúc bách thế nào cũng vẫn lười, mà bị ép quá bỏ học luôn. Nền giáo dục đòi uốn tre là như vậy: đầu tư không đúng lúc, điều cần và quan trọng hơn thì lại bị coi nhẹ hơn.



Lối giáo dục uốn măng thành đạt

Ai cũng biết nước Nhật, một nước châu Á tương đối gần gũi với Việt Nam ta về văn hóa, quan niệm và lối suy nghĩ, đã từng là nước hoang tàn nghèo đói, như đống tro tàn sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Tuy nhiên, nước Nhật đã vươn lên rất nhanh sau đó, và chỉ mấy chục năm sau đạt đến vị trí nhất nhì thế giới về các mặt kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn minh xã hội…

Hỏi rằng bởi đâu nước Nhật đạt được thành tựu ấy? Trong nhiều nguyên nhân quan trọng, giáo dục được xem là yếu tố hàng đầu đưa họ đến thành công. Không những chútrọng đặc biệt đến giáo dục, họ còn biết cách làm giáo dục rất tuyệt vời. Ở đây không phải là bài nghiên cứu phương pháp giáo dục của người Nhật, nên chỉ xin đưa ra một chi tiết minh họa cho lối giáo dục “uốn măng” đúng đắn của họ.

Ngày mới sang Nhật học, tôi có cảm giác hơi bị “dội” bởi tính khắt khe của họ. Mình ởViệt Nam quen tàng tàng vô kỷ luật, sang nước người học, tính xấu này từ việc đi trễ một vài phút, cho đến “quên” làm bài tập về nhà, đều được các giáo viên “chăm sóc” tận tình. Họ hỏi dồn dập tới bến, nào là hoàn cảnh thế nào, nguyên nhân tại sao, biện pháp khắc phục…, không xuê xoa trả lời chống chế qua loa được. Sang năm học thứ hai, thứ ba, sựkhắt khe giảm dần đi nhiều. Tôi mới vỡ lẽ hóa ra giáo viên được chỉ định dạy ở giai đoạnđầu nhập học, lại là giáo viên dạy giỏi nổi tiếng của trường, lập kỷ cương, nền nếp “làmđúng ngay từ đầu”.

Sau có dịp đến thăm các trường phổ thông và tìm hiểu, tôi mới khám phá được rằng, người Nhật cực kỳ chú trọng đến việc giáo dục nền tảng, kiến thức sơ khởi, cũng như việc rèn luyện, uốn nắn ở giai đoạn đầu đời học sinh. Người ta nghiêm khắc rèn cho học sinh vào khuôn phép ngay từ đầu, một thời gian sau, đa số học sinh đã quen với qui tắc, tác phong rồi, thì không cần phải khắt khe nữa. Cụ thể, ngoài việc chuẩn bị nội dung chương trình đào tạo công phu phù hợp thực tiễn và sự phát triển của thời đại ra, họ còn đầu tư trang thiết bị đầyđủ cho các trường tiểu học một cách đặc biệt. Có những thứ, ở các trường cấp trên có thểthiếu, còn cấp cơ sở thì không. Kỷ luật trong việc giữ đúng giờ, học tập, rèn luyện thân thể, tu sửa tính cách được thực thi rất nghiêm khắc. 

Không những nhà trường, mà trong gia đình, các bậc làm cha mẹ bên Nhật cũng đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục và chăm sóc con cái họ ngay từ thuở còn thơ. Hãy xem cách những bà mẹ Nhật, dù tất bật với công việc ở công ty, họ vẫn giành thời gian chuẩn bịcho con những hộp cơm trưa thật chu đáo, không những đủ dinh dưỡng mà còn rất sinhđộng và đẹp mắt.

Tóm lại, phương pháp làm giáo dục của Việt Nam ta hơn nửa thế kỷ nay là chưa tốt, nếu không muốn nói là sai lầm, vì coi nhẹ việc giáo dục bậc tiểu học. Muốn cải thiện, một trong những điều cần làm là hãy tham khảo và học hỏi phương pháp giáo dục đã thành công của người Nhật. Cần tập trung tiền của, công sức và trí tuệ vào việc dạy dỗ, uốn nắn và rèn luyện các thế hệ trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời đi học của các em. 

Không có gì mới lạ dưới ánh mặt trời này! Ông bà ta từ xưa đã chẳng truyền phương châm giáo dục “dạy con từ thuở còn thơ” này cho con cháu đó sao?

 

Long Thành

 ( trích tập san GHXHCG số 20)


VỀ MỤC LỤC

CÁI "NGHIỆP"?

 

 



Cảm xúc vẫn như nguyên mới khi tôi nhớ đến em – người bệnh nhân HIV đến với phòng khám chúng tôi trong một buổi trưa muộn. Dáng người em dong dỏng cao, hơi gầy, thần sắc nhợt nhạt và mệt mỏi.

Trong lúc xếp bệnh, gọi tên bệnh nhân chuẩn bị vào khám, em ngồi kế tôi. Chẳng phải tò mò chuyện riêng tư của em, nhưng từ khi nhìn thấy em, từ trong ánh mắt, tôi cảm nhận emđang mang một nỗi buồn man mác. Và có lẽ ánh mắt ấy chạm đến lòng tôi.

Lẩm bẩm cầu nguyện, tôi mở quyển sổ xem trang "khai thác thông tin bệnh nhân". Lia mắt một hồi, tôi nhận ra linh cảm ban đầu của tôi về em không sai. Ý thức được rằng mọi lời nói không tế nhị sẽ rất dễ làm em bị tổn thương, tôi nhẹ nhàng hỏi câu đầu tiên:

- Hôm nay em không đi làm hả?

Em trả lời, khẳng khái và mang nhiều thông tin hơn tôi tưởng:

- Em không đi làm chị ạ! Từ khi bị đưa vào chỗ đó, em chẳng làm ngày nào! Em gớm quá!
Vẻ mặt chán ngán, ghê tởm của em thể hiện qua cái lắc đâu, bĩu môi làm tôi bắt đầu xót, và càng muốn biết xem "chỗ đó" là chỗ nào. Cân nhắc trong sự cầu nguyện, tôi hỏi em một câu nữa:

- Sao em chọn nơi đó để làm, mà bây giờ lại không thích?

- Không chị ơi! Cuộc đời khốn nạn này đưa em vào nơi đó.

Ánh mắt buồn nhìn xuống đất, em kể tiếp:

- Trước đây em có công việc hẳn hoi, em làm cơ khí. Sống cũng ổn lắm! Nhưng rồi mọi việc thay đổi kể từ cái ngày mấy thằng "gay" (đồng tính nam) cùng chỗ làm lợi dụng lúc em say làm chuyện bậy bạ. Sau đó thời gian em bị tai nạn trong lúc làm việc, xương đòn bị nứt. Vào bệnh viện, em bị phát hiện bị nhiễm HIV...

Giọng em nghẹn ngào, tôi nín thở lắng nghe:

- Lang thang, chẳng biết đi đâu. Có cha có mẹ cũng như không chị à! Sau khi ly dị, ba mẹ ai cũng có cuộc sống mới, em sống chung với bà ngoại nhưng rồi ngoại cũng mất. Giữa lúc khốn khó, một ông xe ôm nói sẽ giới thiệu cho em một việc làm vừa nhẹ nhàng, vừa ổnđịnh, lại có chỗ ăn ở. Nghe sao không mừng được chị!


Ngừng một chút, em cười chua chát với ánh mắt mỉa mai:


- "Massage body nam", chị từng nghe chưa? Kinh tởm! Việc mà họ giao cho em là phục vụ cho mấy người "gay" đến đây tìm sự thoả mãn. Em từ chối, quả quyết với họ là công việc này không phù hợp với em, vì em đâu có bị "gay"! Nhưng họ vẫn không cho em đi, buộc em phải trả lại 500 ngàn "tiền cò" mà họ đã trả cho ông xe ôm thì mới trả lại cho em giấy chứng minh nhân dân!
Nói tới đây, em không nhìn vào mặt tôi nữa mà lánh ánh mắt sang phía khác. Tôi biết em khóc – nước mắt của một nam thanh niên bị trượt chân giữa đoạn đườngđời. Tôi bần thần khi nghe em kết luận:


- Chắc cái "nghiệp" của em nó vậy chị ơi!


Cái từ "nghiệp" của em làm tôi thương em quá! Thương cho cái nôi gia đình tan tác, thương vì những gì em được dạy dỗ, giáo dục quá nông cạn, hời hợt, để rồi đưa đến cách suy nghĩ đơn sơ thường tình: tất cả những bế tắc, khổ đau trong cuộc sống đều tạo ra bởi cái "nghiệp". Cách nghĩ này làm cho người ta chấp nhận sự bất công, ngang trái như một sựan bài của số phận, chỉ biết kêu trời chứ chẳng biết trách ai. Cái "nghiệp" ấy dường nhưvừa xoa dịu, an ủi lòng người, nhưng lại vừa có sức mạnh đánh bại những phân tích, lập luận logic về mặt xã hội, thủ tiêu ý chí vươn lên của khổ nhân và rũ bỏ mọi trách nhiệm của những người có liên quan. Làm trong phòng khám này, tôi chứng kiến biết bao nhiêu cuộcđời như em, bị cái "nghiệp" ấy trói chặt, đè bẹp. Với công việc và vai trò của một điều dưỡng, tôi không đủ thời gian và điều kiện để trò chuyện với bệnh nhân nhiều hơn. Và giảnhư có, trong một lúc chóng vánh, tôi có thể làm được gì? Giả như tôi đủ hiểu biết, khôn ngoan để nói cho em hiểu sự thật về cơ cấu tội lỗi của xã hội được đan kết chằng chịt bởi những ác độc, mưu mô, tàn nhẫn của con người ẩn sau cái mà em gọi là "nghiệp" ấy, thì liệu tôi có mang lại cho em niềm vui và hy vọng? Tôi đã nghĩ đến việc dè sẻn dành ra 500 ngànđồng để giúp em "chuộc thân", nhưng rồi sau đó thì sao, em sẽ đi đâu, về đâu? Ai sẽ giúp em một công việc đàng hoàng, lương thiện, phù hợp với sức khoẻ và năng lực? Tình yêu nào băng bó vết thương thể xác và tâm hồn đang héo hon, rã rời này? Nếu tất cả những điềuđó được đáp ứng, thì may ra những mảnh đời bất hạnh này mới tin và đón nhận những lýthuyết đẹp đẽ về CON NGƯỜI mà tôi đã được học từ Giáo Hội: con người là hình ảnh của Thiên Chúa, có nhân vị, có phẩm giá cao quý và có nhiều chiều kích huyền nhiệm.


Nghĩ về em, tôi buồn, thấy lòng đau khổ miên man. Tôi mơ có thêm những mái nhà đầyắp bình an và yêu thương. Tôi nghĩ đến Mẹ Giáo Hội.  Tôi nghĩ đến những gương mặt phúc hậu hiền từ của các Sơ, những bước chân bôn ba phục vụ của các linh mục, tu sĩ, và cảnhững ánh mắt, bàn tay từ bi của tăng, ni Phật tử, của những người thành tâm thiện chí... Xin Chúa ban cho con cái Người ở khắp nơi có thêm sức mạnh, có thêm nghị lực, và nhất làlòng mến, Chúa ơi!


Tôi lại nghĩ về các bạn trẻ – trong đó có tôi – yếu ớt bạc nhược như những người nhiễm HIV vậy, chẳng còn sức đề kháng, mà cạm bẫy, lọc lừa, đồi truỵ... của xã hội cứ nhưnhững thứ "bệnh cơ hội" sẵn sàng tấn công. May mắn cho tôi khi được Giáo Hội chăm sóc, dạy dỗ, được tham gia vào các nhóm học hỏi những đạo lý minh triết của Hội Thánh. Việc sinh hoạt và "sống nhóm" đã giúp tôi lớn lên rất nhiều. Thiết nghĩ đây cũng là một mô hình giáo dục nên được Giáo Hội quan tâm và phát triển đúng mực, để tiếp tục nâng đỡ thanh thiếu niên sau các lớp giáo lý Thiếu Nhi Thánh Thể. Bởi tất cả phải đi từ phần gốc, là giáo dục con người.


Bất giác tôi ngước mắt nhìn lên Thánh Giá. Chúa nhìn tôi thương xót mênh mông, Người như bảo tôi phải đứng dậy, lên đường!

Hạt Nắng

 (trích tập san GHXHCG số 20)
VỀ MỤC LỤC


HIẾN THÂN XÁC CHO Y KHOA HỌC


 

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Chúng tôi gặp nhau rất tình cờ. Hôm đó ông Vinh tới thử máu và đo huyết áp trong một Hội Chợ Y Tế do nhóm thiện nguyện Việt- Mỹ tổ chức. Ông ta mang kết quả tới nhờ tôi giải thích vài điều mà ông thắc mắc. Sau đó Vinh đột nhiên dụt dè nói, “tôi muốn hiến tặng  thân xác cho khoa học khi tôi chết, liệu bác sĩ giúp tôi làm thủ tục được không?”.  

Tôi hơi ngạc nhiên nhưng thấy Vinh có vẻ thành thực nên nói chuyện thêm với Vinh vài phút rồi xin số điện thoại để sau này gặp lại. Hơn tuần lễ sau tôi mời ông tới chơi để tìm hiểu. Trò chuyện thì nhiều nhưng tập trung vào việc hiến xác. Ông cho hay là hiện nay sống một mình, có việc làm với bảo hiểm sức khỏe và hưu bổng đầy đủ, gia đình con cháu ổn định, đời sống cá nhân an lạc. Ý nghĩ hiến xác ông đã có từ lâu, vì thấy khoa học ở đất nước này tiến bộ quá, mình hưởng được nhiều phúc lợi thì bây giờ trả ơn vì nghe nói thân xác được dùng trong các nghiên cứu của khoa học gia cũng như sinh viên y khoa thực tập…

Ý nghĩ của ông Vinh mang người viết trở lại với thời kỳ học y khoa khi xưa. Hai năm đầu, có môn Cơ Thể Học, vừa lý thuyết vừa thực hành ngõ hầu hiểu rõ được sự cấu tạo của cơ thể con người. Đây là một trong nhiều môn học quan trọng nhất để đào tạo bác sĩ và các nhà chuyên môn về sức khỏe khác. .Thực hành là cặm cụi trên những hình hài vô danh, tay dao tay kéo rạch từng đường gân, thớ thịt, mạch máu để có cái nhìn cụ thể. Thầy dạy là vị giáo sư khả kính và các sinh viên đàn anh. Thầy có giọng nói truyền cảm hấp dẫn, lời giảng rõ ràng minh bạch lâu lâu chêm vào một câu nói vui vui để đám học trò bớt căng thẳng. Nét vẽ của thầy trên bảng đen thật tuyệt vời, đâu ra đó, rất thành thạo, nhanh và diễn tả đầy đủ tác phẩm kỳ diệu của tạo hóa là con người. Đó là Giáo Sư Y Khoa Nguyễn Hữu, Giám Đốc Cơ Thể Học Viện trong nhiều thập niên của một thời xa xưa..

Những hình hài vô danh nằm trên bàn đá lạnh trong căn phòng nhỏ ngợp mùi phóc môn tại Cơ Thể Học Viện, đường Trần Hoàng Quân Chợ Lớn, tới từ đâu, không ai biết. Có thể là từ tự hiến hoặc bán xác của bệnh viện Chợ Quán, bệnh viện tâm thần Biên Hòa  hoặc tử thi trôi sông dạt biển, tử tội vô thừa nhận. Nhưng những hình hài đó đã giúp sinh viên y khoa rất nhiều và đã được ghi ơn, nâng niu tôn trọng trong khi thực tập. Mới đây, đồng nghiệp Phan Bảo Khánh tại Sài Gòn, rất xúc động với những người hứa nguyện hiến xác đã có ý kiến "Họ đã ra đi nhưng còn đó những bó cơ, mạch máu, từng bộ phận cơ thể… cho chúng ta giảng dạy, nghiên cứu để phục vụ cho khoa học và cao hơn là vì cuộc sống tươi đẹp. Họ là những người bất tử”.

Các viện nghiên cứu khoa học, trường y, bệnh viện trên  khắp thế giới đều khẩn khoản mong ước được đón nhận những “người bất tử” như vậy. Vừa mới ra đi thì các bộ phận tốt lành tức khắc được ghép cho người bệnh có nhu cầu, mang lại đời sống gần như bình thường cho họ. Trong vài ba năm thì hình hài liên tục được mổ xẻ, nghiên cứu mang lại những hiểu biết về chữa trị, phòng ngừa nan bệnh.

Với hình hài để nghiên cứu, đơn vị thu nhận sẽ ướp xác với formaldehyde chích vào mạch máu để các mô bào được cất giữ, tránh hư rữa. Đó là lý do thân xác phải toàn vẹn để có thể tẩm niệm ướp giữ. Đôi khi xác cũng được cất giữ bằng cách ướp với chất nhựa dẻo plastic.

Thủ tục hiến xác cũng giản dị. Một tờ giấy ngỏ ý muốn hiến, ký tên bên dưới với 2 người trưởng thành làm chứng, gửi  tới cơ quan nghiên cứu mà mình muốn tặng giữ. Người hiến tặng cũng phải ở tuổi thành niên hợp pháp.

Chẳng hạn như:

Tôi ký tên dưới đây là Nguyễn Văn Trần, 72 tuổi, hiện ngụ tại số 1234 đường Marie Curie thành phố Sơn Lâm, trong tâm trạng rất tỉnh táo, sáng suốt,  làm giấy này tình nguyện hiến tặng thân xác tôi, khi mãn phần, cho Bệnh viện của trường Đại học Y Khoa với mục đích góp phần vào sự tiến bộ y khoa học và giáo dục.

Tôi hiểu rằng ý nguyện của tôi cần phải được ban Giám đốc của trường cứu xét và chấp nhận. Trong trường hợp ý nguyện của tôi không được thỏa mãn, thân nhân của tôi sẽ đứng ra lo phần tang chế.

Tôi cũng đồng ý là tất cả hồ sơ y khoa của tôi được chuyển giao cho trường để hiểu rõ tường tận về tình trạng sức khỏe của tôi.

Tôi cũng ý thức rằng thời gian mà trường sử dụng thân xác tôi cho mục đích y khoa học và giáo dục có thể kéo dài cả 2, 3 năm.

Tôi yêu cầu những ai lo việc hậu sự của tôi thông báo ngay cho trường về sự mãn phần của tôi.

Ngày tháng năm tại địa phương mình đang cư ngụ  

Ký tên.    

Hai người làm chứng đồng ký.

Và nhớ cho thân nhân biết rõ ý định của mình để tránh trường hợp bất đống ý kiến sau này. Cũng lưu ý rằng, một lúc nào đó mình không muốn hiến tặng thì chỉ cần viết một bản văn đổi ý gửi cho cơ quan thụ hưởng. Các cơ quan này có thể là Trường Đại Học Y Khoa, các viện nghiên cứu y khoa học. Và mỗi cơ quan cũng có một mẫu đơn riêng, tùy theo chủ trương của họ, mà ta có thể liên lạc xin, điền vào rồi gửi lại cho họ.

Ý nguyện cần được đơn vị thu nhận đồng ý tùy theo tiêu chuẩn riêng của họ và tùy theo mỗi quốc gia. Chẳng hạn có nơi từ chối nếu người hảo tâm có tiền sử bệnh truyền nhiễm như viêm gan các loại, HIV, lao, phỏng nặng, thương tích trầm trọng, chết đuối, quá mập phì, đói ăn cơ thể bắt đầu rữa hủy, đã có ý định quyên sinh… Có cơ quan chỉ nhận thân xác toàn vẹn, không hư rữa, chưa bị mổ khám nghiệm tử thi, không bị lấy đi một bộ phận để cấy ghép trị bệnh, ngoại trừ giác mạc của mắt.

Người hiến được cấp một thẻ ghi nhận hiến xác để luôn luôn mang theo mình, phòng khi cần khẩn cấp.

Tại Hoa Kỳ, thủ tục hiến bộ phận có thể thực hiện tại nơi thi bằng lái xe và sẽ đựơc ghi rõ trên bằng này.

Trong thời gian nghiên cứu, hình hài sẽ được cơ quan thụ hưởng bảo tồn trang trọng, đảm bảo chân giá trị của người hiến tặng cũng như tôn trọng quà tặng mà người cho đã trao cho

Sau nghiên cứu, hình hài sẽ được hỏa thiêu. được đưa về cho thân nhân mai táng nếu họ muốn hoặc sẽ được cơ quan thụ hưởng long trọng rải trên biển cả hoặc trong lòng đất, với nghi lễ trang trọng. Cát bụi trở về cát bụi.

Người cho không được hưởng một hiện kim hiện vật nào. Đó là quy luật của chính quyền, để tránh mua bán hoặc kẻ bất lương đào mồ trộm xác. Bệnh viện trả phí tổn chuyên trở hình hài tới bệnh viện, nếu không quá xa.

Thân nhân có thể tổ chức lễ phát tang, cầu nguyện trước khi chuyển cho bệnh viện, nhưng lưu ý nhà quàn không được tẩm liệm. Đó là việc mà sau này bệnh viện đảm trách theo phương pháp khoa học thích hợp.

Cũng xin ghi nhận rằng, hầu hết các tôn giáo đều khuyến khích sự hiến xác để phục vụ cho mục đích cao cả khoa học vì đây là một cử chỉ vị tha, bác ái, từ bi.



Kết luận.

Để kết luận, xin ghi lại cảm nghĩ của nam ca sĩ Ngọc Sơn, khi ký giấy hiến xác cách đây mấy năm: “Con người sinh ra từ cát bụi, lìa trần thì cũng trở về với cát bụi. Nếu đem thân xác đi chôn vùi trong lúc các trường y họ thiếu cơ thể để thực tập và nghiên cứu khoa học thì phí phạm quá. Tôi muốn phụng sự cuộc sống cả sau khi mình đã chết”.


Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

www.bsnguyenyduc.com

Tuyển tập Videos Sống Vui Sống Khoẻ

Vài hàng giới thiệu : Xin trân trọng giới thiệu tuyển tập Videos "Sống Vui Sống Khoẻ" của BS Nguyễn Ý Đức. Tuyển tập này là những bài nói chuyện hữu ích về y tế, dinh dưỡng và sức khoẻ của BS Nguyễn Ý Đức trên các đài truyền hình được đưa lên Internet. Cùng với bộ sách "Câu Chuyện Thầy Lang" và những ấn phẩm đã được xuất bản, những bài viết trên Internet, tuyển tập Videos "Sống Vui Sống Khoẻ" này sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích, đóng góp vào việc cải thiện vấn đề sức khỏe cho cộng đồng người Việt Nam khắp nơi.

http://www.youtube.com/user/DrNguyenYDuc/videos


VỀ MỤC LỤC


Giáo sĩ: xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân



- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ
giaosivietnam@gmail.com
- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:
Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ; Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)
- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại
www.conggiaovietnam.net
Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị
Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.
TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Lm. Luca Phạm Quốc Sử USA

1 Kinh Tin kính của CĐ Constantinôpôli: Mansi 3, 566; x. CĐ ÊPHÊSÔ, nt., 4, 1130 (cũng xem: nt. 2, 665 và 4, 1071); CĐ CALCÊĐÔNIA, nt., 7, 111-116; CĐ CONSTANTINÔPÔLI II, nt., 9, 375-396; Sách Lễ Rôma, Kinh Tin kính.

2 Sách Lễ Rôma, Lễ Quy.

3 T. AUGUSTINÔ, De S. Virginitate, 6: PL 40, 399.

4 x. PHAOLÔ VI, Diễn văn trong Công Đồng, 4.12.1963: AAS 56 (1964), tr. 37.

5 x. T. GERMANÔ CONSTANTINÔPÔLI, Hom. in Annunt. Deiparae: PG 98, 328A; In Dorm. 2: 357; ANATASIÔ ANTIÔKIA, Serm. 2 de Annunt. 2: PG 89, 1377AB ; Serm. 3, 2: 1388C; T. ANRÊ CRÊTA, Can. in. B.V. Nat. 4: PG 97, 1321B; In B.V. Nat. 1; 821A; Hom. in dorm. 1: 1068C; T. SOPHRÔNIÔ, Or. 2 in Annunt. 18: PG 87 (3), 3237BD.

6 T. IRÊNÊÔ, Adv. Haer. III, 22, 4: PG 7, 959A; HARVEY, 2, 123.

7 Nt.: HARVEY, 2, 124.

8 T. ÊPIPHANIÔ, Haer. 78, 18: PG 42, 728CD-729AB.

9 T. GIÊRÔNIMÔ, Epist. 22, 21: PL 22, 408; x. T. AUGUSTINÔ, Serm. 51, 2, 3: PL 38, 335; Serm. 232, 2: 1108; T. CYRILLÔ GIÊRUSALEM. Catech., 12, 15: PG 33, 741AB; T. GIOAN KIM KHẨU, In Ps. 44, 7: PG 55, 193; T. GIOAN ĐAMASCÊNÔ, Hom. 2 in dorm. B.M. V., 3: PG 96, 728.

10 x. CĐ LATRAN, năm 649, điều 3: Mansi 10, 1151; T. LÊÔ CẢ, Epist. ad Flav.: PL 54, 759; CĐ CALCÊĐÔNIA: Mansi 7, 462; T. AMBRÔSIÔ, De inst. Virg: PL 16, 320.

11 x. PIÔ XII, Thông điệp Mystici Corporis, 29.6.1943: AAS 35 (1943), tr. 247-248.

12 x. PIÔ IX, Sắc chỉ Ineffabilis, 8.12.1854: Acta Pii IX, 1, I, tr. 616; DS 1641 (2803).

13 x. PIÔ XII, Tông hiến Munificentissimus, 1.11.1950: AAS 42 (1950); DS 2333 (3903); x. T. GIOAN ĐAMASCÊNÔ, Enc. in dorm. Dei Genitricis, Hom. 2 và 3: PG 96, 721-761, nhất là cột 728B; T. GERMANÔ CONSTANTINÔPÔLI, In S. Dei Gen. dorm, Hom. 1: PG 98 (6), 340-348; Hom. 3: cột 361; T. MÔĐESTÔ GIÊRUSALEM, In dorm. SS. Deiparae: PG 86 (2), 3277-3312.

14 x. PIÔ XII, Thông điệp Ad Caeli Reginam, 11.10.1954: AAS 46 (1954), tr. 633-636; DS 3913tt.; x. T. ANRÊ CRÊTA., Hom. 3 in dorm. SS. Deiparae: PG 97, 1089-1109; T. GIOAN ĐAMASCÊNÔ, De fide orth., IV, 14: PG 94, 1153-1161.

15 x. KLEUTGEN, ch. IV, bản đã sửa: De Mysterio Verbi incarnati: Mansi 53, 290; x. T. ANRÊ CRÊTA, In nat. Mariae, Hom. 4: PG 97, 865A; T. GERMANÔ CONSTANTINÔPÔLI., In annunt. Deiparae: PG 98, 321 BC; In dorm. Deiparae III, 361D; T. GIOAN ĐAMASCÊNÔ, In dorm. B.V. Mariae, Hom. 1, 8: PG 90, 712BC-713A.

16 x. LÊÔ XIII, Thông điệp Adjutricem Populi, 5.9.1895: ASS 15 (1895-96) tr. 303; T. PIÔ X, Thông điệp Ad Diem Illum, 2.2.1904, Acta I, tr. 154; DS 1978a (3370); PIÔ XI, Thông điệp Miserentissimus, 8.5.1928: AAS 20 (1928), tr. 178; PIÔ XII, Sứ điệp truyền thanh, 13.5.1946: AAS 38 (1946), tr. 266.

17 x. T. AMBRÔSIÔ, Epist. 63: PL 16, 1218.

18 x. T. AMBRÔSIÔ, Expos. Lc. II.7; PL 15, 1555.

19 x. PHÊRÔ ĐAMIANÔ, Serm. 63: PL 144, 861AB; GODEFRIDUS A S. VICTORE, In nat. B. M., Ms. Paris, Mazarine, 1002, tờ 109r.; GERHOHUS REICH., De gloria et honore Filii hominis, 10: PL 194, 1105AB.

20 x. AMBRÔSIÔ, Expos. Lc. II,7 và X, 24-25: PL 15, 1555 và 1810; T. AUGUSTINÔ, In Io, tr. 13, 12: PL 35, 1499; x. Serm. 191, 2, 3: PL 38, 1010; v.v…; Cũng xem, T. BÊĐA, In Lc. Expos. I, ch.2: PL 92, 330; ISAAC DE STELLA, Serm. 51: PL 194, 1863A.

21 Kinh Nhật tụng, Tiền xướng “Sub tuum presidium”, Giờ Kinh Chiều I, Lễ kính Đức Trinh Nữ Maria.

22 CĐ NICÊA II, năm 787: Mansi 13, 378-379; DS 302 (600-601); CĐ TRENTÔ, khoá 25: Mansi 33, 171-172.

23 x. PIÔ XII, Sứ điệp truyền thanh, 24.10.1954: AAS 46 (1954), tr. 679; Thông điệp Ad Caeli Reginam, 11.10.1954: AAS 46 (1954), tr. 637.

24 x. PIÔ XI, Thông điệp Ecclesiam Dei, 12.11.1923: AAS 15 (1923), tr. 581; PIÔ XII, Thông điệp Fulgens Corona, 8.9.1953: AAS 45 (1953), tr. 590-591.




tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương