Bán nguyệt san – Số 218 – Chúa nhật 16. 03. 2014



tải về 0.76 Mb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích0.76 Mb.
#37759
  1   2   3   4



Bán nguyệt san – Số 218 – Chúa nhật 16.03.2014


Giáo sĩ: ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI VÀ CHO LOÀI NGƯỜI (x. Dt, 5.1)

www.conggiaovietnam.net giaosivietnam@gmail.com




MỤC LỤC

Những Nguyên Tắc Tổng Quát Ðể Canh Tân Và Cổ Võ Phụng Vụ Thánh …………… Vatican 2

"BIỂN NHỚ TÊN EM GỌI VỀ..." ……………………………………………. Lm. Vĩnh Sang, DCCT.

MỘT TRÁI TIM, MỘT NIỀM TIN, MỘT LÒNG TRUNG ………... Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD.

NGÀY” VÀ “ĐÊM” TRONG TIN MỪNG GIO-AN …………………. Lm. Jos. Lê Minh Thông, OP.

BIẾN ĐỔI THEO THÁNH Ý CHÚA ……………………………………. Tu sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển

ĐỆ TAM NHÃN  –  CON MẮT THỨ BA ………………………. Nhà Văn Hương Vĩnh chuyển ngữ

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC : LINH MỤC BẤT XỨNG, CẦU NGUYỆN CHO THAI NHI, CHỨNG HÔN CHO NGƯỜI ĐỒNG TÍNH. ………………………………………………… Lm. PX. Ngô Tôn Huấn

CHRISTOPHER REEVE …………………………………………………………….. Fr. Huynhquảng

LIÊN QUAN GIỮA CÁI CHẾT VÀ VẤN ĐỀ THIÊN CHÚA THEO QUAN NIỆM CỦA FEUERBACH ……………………………………………………………………… Gs. Trần Văn Toàn

TĨNH TÂM LINH MỤC GP. VINH 12/2013 - BÀI 3: TÁI ĐỊNH HƯỚNG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC ……………………………………………..…... Lm. Micae Phaolo Trần Minh Huy, pss. GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2014 - BẢN TIN 05 ………………… Lm. TTT. Võ Tá Khánh

DƯỢC THẢO ……………….……………………………….……...…… Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, MD

Những Nguyên Tắc Tổng Quát Ðể Canh Tân Và Cổ Võ Phụng Vụ Thánh

 Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II 



Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh - Sacrosanctum Concilium 

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

Chương I

Những Nguyên Tắc Tổng Quát

Ðể Canh Tân Và Cổ Võ Phụng Vụ Thánh

(Tiếp theo)

III. Việc Canh Tân Phụng Vụ Thánh

 

21. Canh tân toàn diện Phụng Vụ. Giáo Hội hiền mẫu, vì muốn cho dân Kitô giáo thâu đạt được dồi dào những ân sủng trong Phụng Vụ Thánh cách chắc chắn hơn, nên ước mong nhiệt thành đảm trách việc canh tân toàn diện Phụng Vụ. Bởi vì, Phụng Vụ gồm phần bất biến, do Thiên Chúa thiết lập, và những phần có thể thay đổi. Phần này có thể hoặc cũng phải sửa đổi theo dòng thời gian, nếu tình cờ có len lỏi vào những yếu tố rất ít đáp ứng hoặc ít phù hợp với bản tính thâm sâu của Phụng Vụ.

Trong việc canh tân này, phải tu chính các bản văn, và các nghi lễ làm sao cho chúng diễn tả rõ ràng hơn những thực tại thánh mà chúng biểu thị, và để dân Kitô giáo có thể dễ dàng thấu triệt các thực tại ấy càng nhiều càng tốt, cũng như có thể tham dự bằng việc cử hành những nghi lễ ấy một cách trọn vẹn, linh động và cộng đồng.

Vì vậy, Thánh Công Ðồng ấn định những qui tắc tổng quát sau đây.

 

A. Các qui tắc tổng quát

 

22. Việc điều hành phụng vụ thuộc thẩm quyền hàng Giáo Phẩm.



1 Việc điều hành Phụng Vụ Thánh tùy thuộc thẩm quyền duy nhất của Giáo Hội: nghĩa là thuộc quyền Tông Tòa và chiếu theo qui tắc luật pháp, cũng thuộc quyền Giám Mục.

2 Chiếu theo quyền hạn đắc thượng của luật pháp, việc điều hành phụng vụ, trong các giới hạn đã định, cũng tùy thuộc các loại hội đồng Giám Mục khác nhau, đã được thiết định hợp pháp, có thẩm quyền trong từng địa phương.

3 Vì vậy, tuyệt đối không ai khác, dầu là linh mục, được lấy quyền riêng tư thêm bớt hay thay đổi một điều gì trong Phụng Vụ. 2*



23. Truyền thống và tiến bộ. Ðể duy trì truyền thống lành mạnh nhưng đồng thời vẫn mở rộng đường cho những tiến bộ chính đáng, khi phải tu chỉnh từng phần riêng biệt của Phụng Vụ phải luôn luôn tiến hành việc nghiên cứu kỹ lưỡng thần học, lịch sử và mục vụ. Hơn nữa còn phải lưu tâm đến những luật lệ tổng quát về cơ cấu và tinh thần Phụng Vụ cũng như kinh nghiệm xuất phát do việc canh tân Phụng Vụ mới đây và do các đặc miễn đã ban cho nhiều nơi. Sau hết, chỉ nên thực hiện những đổi mới nhất thời khi lợi ích thiết thực và chắc chắn của Giáo Hội đòi hỏi và sau khi đã cân nhắc thấy rằng những hình thái mới, một cách nào đó, phải được triển nở có hệ thống từ những hình thái sẵn có.

Ngoài ra, còn cần phải đề phòng hết sức có thể để tránh những dị biệt đáng kể của các nghi lễ giữa các miền lân cận.



24. Thánh Kinh và phụng vụ. Trong việc cử hành Phụng Vụ, Thánh Kinh giữ vai trò tối quan trọng. Thực vậy, người ta trích từ Thánh Kinh những bài để đọc, những bài để dẫn giải trong bài giảng, cũng như những ca vịnh để hát. Chính nguồn cảm hứng và sức phấn khởi của Thánh Kinh cũng làm xuất phát những lời kinh, lời nguyện và những bài phụng ca, đồng thời còn làm cho những động tác và các biểu hiệu trở thành ý nghĩa. Vì vậy, để xúc tiến việc canh tân, phát triển và thích ứng Phụng Vụ, cần phải phát huy lòng mộ mến Thánh Kinh đậm đà và sống động, đã được truyền thống khả kính của các nghi lễ Ðông phương và Tây phương minh chứng.

25. Tu chỉnh sách phụng vụ. Cần phải nhờ đến các chuyên viên và tham khảo ý kiến các Giám Mục thuộc moị miền khác nhau trên thế giới để tu chỉnh các sách phụng vụ càng sớm càng hay.

 

B. Các qui tắc riêng biệt do bản chất Phụng Vụ xét



về phương diện hoạt động phẩm trật và cộng đoàn

 

26. Bí tích hiệp nhất. Các hoạt động phụng vụ không phải là những hoạt động riêng tư, nhưng là những cử hành của Giáo Hội, là "bí tích hiệp nhất", nghĩa là dân thánh được qui tụ và hướng dẫn dưới quyền của Giám Mục 33.



Vì vậy, các hoạt động đó thuộc về Thân Thể phổ quát của Giáo Hội, diễn tả và ảnh hưởng trên Giáo Hội; tuy nhiên còn có liên quan khác nhau với từng chi thể riêng biệt của Thân Thể, tùy theo khác biệt về phẩm trật, phận vụ, và sự tham dự hiện thực.

27. Ưu tiên cho việc cử hành cộng đồng. Khi các nghi lễ, tùy theo bản chất riêng tư của chúng, được cử hành chung với sự tham dự đông đảo và linh hoạt của giáo dân, nên ghi nhớ rằng phải quý chuộng việc cử hành cộng đồng hơn việc cử hành đơn độc và có vẻ riêng tư.

Ðiều này có giá trị đặc biệt cho việc cử hành Thánh Lễ, cho dầu bản tính công cộng và xã hội của mỗi Thánh Lễ vẫn luôn luôn được duy trì; điều này còn có giá trị cho việc ban phát các Bí Tích.



28. Cử hành phụng vụ nghiêm chỉnh. Là thừa tác viên hay là tín hữu, trong các việc cử hành phụng vụ, mỗi người khi chu toàn phận vụ, chỉ thi hành trọn những gì thuộc lãnh vực mình tùy theo bản chất sự việc và những qui tắc phụng vụ.

29. Chu toàn phận sự phụng vụ đích thực. Cả những người giúp, đọc dẫn giải và những người thuộc ca đoàn cũng chu toàn phận sự phụng vụ đích thực. Vì vậy, họ phải thi hành phận vụ mình với lòng đạo đức chân thành và trật tự, phù hợp với thừa tác vụ trọng đại ấy, và là điều dân Chúa có quyền đòi hỏi nơi họ.

Vì vậy, tùy theo năng cách mỗi người, họ phải nhiệt tâm thấm nhuần tinh thần Phụng Vụ và học hỏi để hoàn tất các phần vụ mình theo đúng nghi thức và có trật tự.



30. Giáo dân tham dự linh động. Ðể phát huy việc tham gia linh động, cần phải cổ xúy những lời tung hô của dân chúng, những lời đối đáp, những bài ca vịnh, tiền khúc, thánh ca, và cả những động tác hoặc cử chỉ, thái độ của thân xác. Cũng cần phải giữ sự thinh lặng linh thiêng đúng lúc của nó.

31. Vai trò của các tín hữu. Trong khi tu chỉnh các sách phụng vụ, cần phải thận trọng lưu tâm để những qui tắc chữ đỏ cũng tiên liệu cả vai trò của các tín hữu.

32. Phụng vụ và giai cấp xã hội. Trong Phụng Vụ, ngoại trừ sự biệt đãi do phận vụ phụng vụ và Chức Thánh, cũng như vinh dự phải dành cho các viên chức dân sự hợp theo qui tắc các luật phụng vụ, sẽ không có một thiên vị nào đối với các tư nhân hay địa vị, hoặc trong các nghi lễ hoặc trong các việc long trọng bên ngoài.

 

C. Các qui tắc do bản chất giáo dục và mục vụ của Phụng Vụ

 

33. Trong Phụng Vụ, Thiên Chúa nói với dân Ngài. Cho dầu Phụng Vụ Thánh đặc biệt là việc phụng thờ Thiên Chúa uy quyền, nhưng còn bao hàm việc giáo dục lớn lao cho dân chúng trung thành 34. Thực vậy, trong Phụng Vụ, Thiên Chúa nói với dân Ngài; đồng thời Chúa Kitô cũng rao giảng Phúc Âm. Còn dân chúng đáp lại Thiên Chúa qua tiếng hát lời kinh.



Hơn nữa, linh mục, là hiện thân Chúa Kitô, chủ tọa cộng đoàn, đọc những lời kinh trực tiếp dâng lên Thiên Chúa nhân danh toàn thể dân thánh và mọi người tham dự. Sau hết, những biểu hiệu hữu hình được dùng trong Phụng Vụ Thánh để diễn tả những thực tại vô hình của Thiên Chúa là những biểu hiệu đã được Chúa Kitô hoặc Giáo Hội tuyển chọn. Do đó, không những chỉ đọc "những gì đã chép cốt để dạy ta" (Rm 15,4) mà cả việc Giáo Hội cầu nguyện, ca hát, hay hành động, đều nuôi dưỡng đức tin của những người tham dự, nâng tâm trí họ lên cùng Chúa, để họ sáng suốt tuân phục Ngài, và để lãnh nhận ân sủng của Ngài cách dồi dào hơn.

Vì vậy, trong khi canh tân Phụng Vụ, cần phải tuân giữ những qui tắc tổng quát sau đây.



34. Hòa hợp các nghi lễ. Các nghi lễ cần phải chiếu tỏa nét đơn sơ cao quý, trong sáng, vắn gọn; phải tránh những lập đi lập lại vô ích; phải thích ứng với tầm lĩnh hội của các tín hữu, cách chung không cần nhiều lời giải thích.

35. Thánh Kinh, bài giảng và bài giáo lý về phụng vụ. Ðể việc liên kết mật thiết giữa nghi lễ và ngôn ngữ được phát lộ rõ ràng trong Phụng Vụ:

1) Trong việc cử hành thánh, cần phải tu chỉnh bài đọc Thánh Kinh cho dồi dào hơn, thay đổi hơn và thích hợp hơn.

2) Vì bài giảng là thuộc phần hoạt động phụng vụ, nên thời gian thích hợp để giảng giải, theo như nghi lễ cho phép, phải được ghi trong các qui tắc chữ đỏ. Phải hết sức trung thành chu toàn thừa tác vụ giảng giải đúng với nghi lễ. Tiên vàn bài giảng phải được múc lấy từ nguồn Thánh Kinh và Phụng Vụ, vì như là việc rao truyền các việc kỳ diệu của Thiên Chúa trong lịch sử cứu rỗi hay trong mầu nhiệm Chúa Kitô. Chính mầu nhiệm này hằng hiện diện thiết thực và tác động trong chúng ta, nhất là trong các cử hành phụng vụ.

3) Còn phải dùng mọi cách để các bài giáo lý trực tiếp nói về Phụng Vụ hơn. Và trong chính các nghi lễ, nếu cần, linh mục hay thừa tác viên có thẩm quyền, phải dự liệu để nói ít lời giáo huấn vắn tắt, nhưng chỉ nói vào những lúc thuận tiện nhất, bằng những lời đã ấn định hay những lời tương tự.

4) Phải cổ võ việc suy tôn lời Chúa vào những ngày áp lễ cả, cũng như trong vài ngày lễ Mùa Vọng, Mùa Chay, những ngày Chúa nhật và những ngày lễ trọng, nhất là ở những nơi thiếu linh mục: trong trường hợp này, hoặc vị phó tế hoặc ai khác được Giám Mục ủy nhiệm sẽ điều khiển việc suy tôn lời Chúa.

36. Việc dùng Latinh và việc dùng tiếng bản quốc.

1 Việc dùng tiếng La tinh, trừ luật riêng, phải được duy trì trong các Nghi Lễ La tinh.

2 Tuy nhiên, có thể sinh lợi rất nhiều cho dân chúng nếu dùng tiếng bản quốc hoặc trong Thánh Lễ hoặc trong việc Cử Hành các Bí Tích, hoặc trong những phần khác của Phụng Vụ; cho nên việc dùng tiếng bản quốc này cũng dễ dàng được chấp thuận hơn, đặc biệt trong các bài đọc và các bài giáo huấn, một số lời nguyện và bài hát, tùy theo những qui tắc đã được ấn định cho mỗi trường hợp trong những chương sau đây.

3 Khi đã tuân giữ những qui tắc này thì việc ấn định xử dụng và cách dùng tiếng bản quốc thuộc Thẩm Quyền Giáo Hội địa phương, như đã bàn trong khoản 22-2; nếu gặp trường hợp đó, phải hội ý với các Giám Mục trong những miền lân cận cùng một thứ tiếng. Mọi quyết nghị cần phải được Tông Tòa chấp thuận hay chuẩn y.

4 Việc phiên dịch bản văn La tinh ra tiếng bản quốc để dùng trong Phụng Vụ phải được Thẩm Quyền Giáo Hội địa phương nói trên chuẩn y. 3*.

 

D. Các qui tắc để thích nghi với tâm tính

và truyền thống của dân tộc

 

37. Giáo Hội tôn trọng những vẻ đẹp tinh thần của những dân nước khác nhau. Ngay cả trong Phụng Vụ, Giáo Hội không muốn ấn định một hình thái cứng rắn, thẳng mạch nào, trong những điều không liên quan đến đức tin và thiện  ích của toàn thể cộng đoàn. Hơn nữa, Giáo Hội còn tôn trọng cũng như phát huy những vẻ đẹp tinh thần, những đặc tính của những dân nước khác nhau. Bất cứ những gì trong những tập tục của các dân tộc, không liên quan chặt chẽ đến những điều dị đoan và lầm lạc, đều được Giáo Hội thẩm định với lòng đầy thiện cảm, và nếu có thể, còn được gìn giữ vẹn toàn và vững chắc. Hơn nữa, đôi khi những tập tục đó còn được Giáo Hội nhận vào trong Phụng Vụ, miễn sao cho chúng hòa hợp với những nguyên tắc của tinh thần phụng vụ đích thực và chân chính.



38. Những khác biệt trong các xứ truyền giáo. Dầu vẫn duy trì tính cách duy nhất thuộc bản chất của nghi lễ Roma, những biến dị chính đáng và những thích nghi với các cộng đoàn, các miền, các dân tộc khác, nhất là trong các Xứ Truyền Giáo, đều vẫn được chấp nhận, cả khi tu chỉnh các sách Phụng Vụ. Nên để ý đến qui tắc này trong việc ấn định cơ cấu các nghi lễ và việc thiết lập các qui tắc chữ đỏ.

39. Thẩm quyền giáo hội địa phương. Giữa những giới hạn được ấn định trong các bản mẫu của các sách Phụng Vụ, Thẩm Quyền Giáo Hội địa phương, như đã bàn trong khoản 22-2, có quyền xác định những việc thích nghi, đặc biệt việc cử hành các Bí Tích, Á Bí Tích, rước kiệu, ngôn ngữ phụng vụ, thánh nhạc và nghệ thuật. Tuy nhiên, phải theo đúng những qui tắc căn bản trong Hiến Chế này.

40. Phương cách thích nghi phụng vụ. Nhưng trong nhiều nơi và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, phải cấp bách thích nghi Phụng Vụ sâu xa hơn, và do đó gây nên nhiều khó khăn hơn, nên:

1) Thẩm Quyền Giáo Hội địa phương, như đã bàn trong khoản 22-2, phải thận trọng và khôn ngoan cứu xét trong công việc này, những yếu tố nào thuộc các truyền thống và tâm tính của từng dân tộc có thể được chấp nhận thích đáng vào việc phụng thờ Thiên Chúa. Những thích nghi được thẩm định là lợi ích hay cần thiết, phải đệ trình lên Tông Tòa để được kết nạp và chuẩn y.

2) Ðể việc thích nghi được thực hiện với sự cẩn trọng cần thiết, Tông Tòa sẽ ban phép cho Giáo Hội địa phương để, nếu gặp trường hợp đó, cho phép và điều khiển các cuộc thí nghiệm sơ khởi cần thiết, trong vài cộng đoàn hợp với mục tiêu và trong một thời gian hạn định.

3) Vì các luật lệ phụng vụ thường mang nhiều khó khăn đặc biệt cho việc thích nghi, nhất là trong các Xứ Truyền Giáo, nên để thiết lập các luật lệ này, cần phải có mặt các nhà chuyên môn trong lãnh vực đó.

 

IV. Việc Cổ Võ Ðời Sống Phụng Vụ



Trong Giáo Phận Và Trong Giáo Xứ

 

41. Hiệp thông với giám mục giáo phận. Giám Mục phải được xem như thượng tế của đoàn chiên Ngài; có thể nói rằng sự sống nơi các tín hữu của Ngài trong Chúa Kitô cũng phát xuất tự Ngài và lệ thuộc Ngài.

Vì vậy, mọi người phải hết sức mến chuộng đời sống phụng vụ của giáo phận chung quanh Giám Mục, nhất là tại nhà thờ chánh tòa: họ phải xác tín rằng Giáo Hội được đặc biệt biểu lộ khi toàn thể dân thánh Chúa tham dự trọn vẹn và linh động vào những cử hành Phụng Vụ, đặc biệt trong cùng một Lễ Tạ Ơn, trong một lời nguyện duy nhất, ở đó Giám Mục chủ tọa giữa linh mục đoàn và các thừa tác viên bao quanh Ngài 35.

42. Ðời sống phụng vụ của giáo xứ. Vì chính Giám Mục không thể đích thân hiện diện mọi nơi mọi lúc trong toàn thể đoàn chiên thuộc Giáo Hội Ngài, nên cần phải thiết lập các cộng đoàn tín hữu. Trong đó, nổi bật hơn cả là các giáo xứ được thiết lập tại địa phương dưới quyền một mục tử thay mặt Ðức Giám Mục: bởi vì một cách nào đó, các giáo xứ phản ảnh Giáo Hội hữu hình đã được thiết lập trên toàn cõi trái đất.

Vì thế phải cổ võ đời sống phụng vụ của giáo xứ và mối liên hệ giữa đời sống ấy với Giám Mục trong tâm trí cũng như trong hành vi của các tín hữu và của hàng giáo sĩ; còn phải ra sức làm triển nở ý thức cộng đoàn giáo xứ, nhất là trong việc cử hành Thánh Lễ cộng đồng ngày Chúa Nhật.

 

V. Việc Phát Huy Hoạt Ðộng

Về Mục Vụ Phụng Vụ

 

43. Canh tân Phụng Vụ Thánh. Lòng nhiệt thành cổ xúy và canh tân Phụng Vụ Thánh đáng được xem như một dấu chỉ của các ý định quan phòng của Thiên Chúa trên thời đại chúng ta, và như cuộc viếng thăm của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội; sự kiện này còn là một đặc điểm nổi bật của đời sống Giáo Hội, cũng như của mọi cách thế suy tư và hoạt động đầy tinh thần đạo giáo của thời đại chúng ta.

Vì thế, để cổ võ hoạt động về mục vụ phụng vụ tiến xa hơn trong Giáo Hội, Thánh Công Ðồng quyết định:

44. Ủy ban phụng vụ toàn quốc. Thẩm Quyền Giáo Hội địa phương, như đã bàn trong khoản 22-2, nên thiết lập một ủy ban phụng vụ với sự trợ lực chuyên môn của các chuyên gia về khoa phụng vụ, Âm Nhạc, Nghệ Thuật Thánh, cũng như mục vụ. Nếu có thể, ủy ban này phải được một viện Mục Vụ Phụng Vụ nào đó giúp đỡ. Viện này gồm nhiều thành phần, và nếu cần kể cả giáo dân xuất sắc trong lãnh vực đó. Dưới sự hướng dẫn của Giáo Hội địa phương, như đã nói trên, chính ủy ban này sẽ phải điều hành hoạt động về mục vụ phụng vụ trong phạm vi quyền hạn mình, cũng như phải phát huy các cuộc nghiên cứu và thí nghiệm cần thiết mỗi khi phải đệ trình những việc thích nghi lên Tông Tòa.

45. Ủy ban phụng vụ giáo phận. Cũng vậy, trong mỗi giáo phận phải có một Ủy Ban Phụng Vụ Thánh để phát huy hoạt động phụng vụ, dưới quyền điều khiển của Giám Mục.

Hơn nữa, đôi khi cũng là việc chính đáng nếu nhiều giáo phận phối hợp với nhau thiết lập một Ủy Ban duy nhất để cùng hội ý phát triển Phụng Vụ.



46. Các ủy ban khác. Ngoài Ủy Ban Phụng Vụ Thánh, trong mỗi giáo phận, khi có thể, cũng phải thiết lập các Ủy Ban Thánh Nhạc và Nghệ Thuật Thánh.

Ba Ủy Ban này cần phải hiệp lực với nhau làm việc, và nếu liên kết thành một Ủy Ban duy nhất cũng là điều thích hợp.

-----

Chú thích



 33 T. Cyprianô, De Cath. Eccl. Unitate, 7 : x.b. G. Hartel, trong CSEL, bộ III, 1 Vienna 1868, trg 215-216. Xem Ep. 66, số 8, 3: nhà xuất bản đã trích, bộ III, 2 Vienna 1871, trg 732-733.

34 Xem CÐ Trentô, khóa XXII, 17-9-1562, Giáo thuyết De SS. Missae Sacrif., ch. 8: Concilium Tridentinum, nhà xuất bản đã trích, bộ VIII, trg 961.



3* Vấn đề dùng tiếng bản xứ trong Phụng Vụ đã là một đề tài thảo luận sôi nổi trong Công Ðồng Trentô. Công Ðồng bấy giờ cũng nhìn thấy rõ ràng tầm quan trọng của nó (x. DS 1749 và 1759). Tuy nhiên có Nghị Phụ thấy chưa phải là lúc "thuận tiện" để thay đổi ngôn ngữ Phụng Vụ. Lập trường này nhằm chống lại phái Tin Lành chủ trương phải dùng tiếng bản xứ vì các Bí Tích chẳng qua là phương tiện để khơi dậy hoặc để tuyên xưng đức tin (DS 1749).

Vì lý do trên, La ngữ vẫn được xử dụng trong các nghi lễ Roma cho tới ngày nay. Ðiều này được coi như một dấu hiệu hiệp nhất rõ ràng và cụ thể, và là một bảo vệ hữu hiệu chống lại mọi sai lạc của nền giáo lý tinh tuyền (Mediator Dei số 58).

Dầu sao Công Ðồng Trentô và Thông Ðiệp Mediator Dei cũng nhận sự kiện La ngữ ngăn trở giáo dân tham dự chủ động và tích cực vào các nghi lễ Phụng Vụ, nhất là để hiểu những bài đọc và những nghi thức hàm chứa nhiều giáo huấn cho giáo dân.

Vì vậy Công Ðồng Vaticanô II đã giải quyết vấn đề đến nơi đến chốn và nêu ra những qui tắc thiết thực cho việc xử dụng tiếng bản xứ (x. số 54 và 63).



35 Xem T. Ignatiô Antiokia, Ad Magn. 7; Ad Philm. 4: Ad Smyrn. 8 : x.b. F.X. Funk, đã trích dẫn, I, trg 236, 266, 281.

VỀ MỤC LỤC

"BIỂN NHỚ TÊN EM GỌI VỀ..."


"BIỂN NHỚ TÊN EM GỌI VỀ..."

Vào Mùa Chay, Hội Thánh giới thiệu với chúng ta những gương mặt, qua đó, tình thương và quyền năng của Chúa được biểu lộ một cách rõ rệt trong cuộc đời của họ. Một trong những gương mặt tiêu biểu đó, chính là Môsê.

Bài đọc thứ nhất trong Kinh Sách ngày thứ sáu sau Lễ Tro đã bắt đầu giới thiệu gương mặt này. Môsê được nói đến trong sách Xuất Hành. Ông sinh ra trong một hoàn cảnh nghiệt ngã, Pharaô đã ra lệnh giết chết tất cả các bé trai Do Thái khi chào đời, mẹ ông lén lút nuôi ông, nhưng không thể kéo dài lâu được nữa, bèn bỏ con mình vào một cái giỏ thả trôi sông, xuôi theo giòng nước, nơi có công chúa của Ai Cập đang tắm. Cô chị khôn ngoan của em bé vẫn lần mò theo dõi cái giỏ đang lững lờ trôi trên sông. Công chúa Ai Cập đã vớt được cái giỏ có chú bé nằm trong đó, nàng nhận bé làm con nuôi, qua trung gian của chị bé, công chúa nhờ chính mẹ bé cho bé bú với tư cách là người vú nuôi. Tên Môsê của em bé có ý nghĩa là được vớt từ nước lên ( Xh 2, 1 – 10 ).

Câu 11 – 13, chương 2, sách Xuất Hành kể lại rằng: Môsê lớn lên trong triều đình của người Ai Cập, nhưng lòng ông vẫn nhớ và hướng về đồng bào ruột thịt của mình đang chịu cảnh nô lệ khổ đau, chính giòng sữa mà mẹ ông cho ông bú đã nuôi tâm hồn ông vẫn mãi là người Do Thái chứ không phải là người Ai Cập. Kình Thánh nói vỏn vẹn một câu: “Ông ra ngoài thăm anh em đồng bào và thấy những việc khổ sai họ phải làm” ( c. 11 ), chỉ một câu ấy thôi đủ để diễn tả lòng ông Môsê. Ra ngoài, ông ra khỏi chăn êm nệm ấm, ra ngoài, ông ra khỏi sự phú quí giàu sang, ra ngoài, ông ra khỏi quyền cao chức trọng, ra ngoài, ông ra khỏi những đặc ân đặc lợi.

Xướng đáp Kinh Sách còn nhận định như sau: “Nhờ Đức Tin, ông Môsê khi lớn lên đã từ chối không chịu cho người ta gọi là con của con gái vua Pharaô; ông thà chịu ngược đãi cùng với dân Thiên Chúa còn hơn được hưởng cái sung sướng chóng qua“. Môsê đã chọn lập trường khổ chung cái khổ của dân, đau chung cái đau của dân, chia sẻ nỗi đằng cay với dân của mình nhờ đức tin, cho dù ông đang đầy đủ điều kiện sống trong bình an, sung sướng. Ông không cần tìm, không cần thỏa hiệp, không cần chạy theo tâng bốc kẻ quyền thế, không cần vào hùa chà đạp người khác, ông vẫn có đầy đủ điều kiện để sống giàu sang phú quí.

Nhớ cách đây không lâu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ với mọi người về sứ mạng mục tử của ngài là: “mang lấy mùi chiên”. Chắc chắn mùi chiên không lấy gì là thơm tho, vì hiện nay rất nhiều chiên bị đọa đày, bị đau khổ, bị hành hạ, bị loại trừ, bị đàn áp. Chẳng có chiên nào bị đọa đày, bị đau khổ, bị hành hạ, bị loại trừ, bị đàn áp mà lại thơm tho cả, chúng mang đầy thương tích, thân mình bị ứa máu, lở loét, lấm lem và dơ bẩn. Nhưng mang lấy mùi chiên cũng là mang lấy mùi của Con Chiên Thiên Chúa, Con Chiên của vinh quang, chiến thắng sự dữ, đem lại sự sống đời dời, Con Chiên thơm mùi cây gỗ hồng phúc, Con Chiên thơm mùi máu cứu độ, Con Chiên thơm mùi bánh trường sinh. Bánh trường sinh, máu cứu độ, gỗ hồng phúc từ thân mình đầy những vết thương.

Ông Môsê không thể nào quên mình từ đâu tới, mình ở đâu ra, nơi nào là cội nguồn của mình, ông không thể nào quên mà quay lưng với anh em cốt nhục của mình. Tiếng sóng của giòng sông vẫn vang dội trong ông, trong hồn ông, nhắc ông quay về với đất nước, với dân tộc, với lòng tin, với cội nguồn. Nhắc ông chấp nhận sự chịu ngược đãi để được đồng hành với cội nguồn của ông. Chính ý thức này đưa ông tới sứ mạng mà Chúa sẽ chọn ông.

Có tiếng sóng biển của cội nguồn nào thức tỉnh những ai đang tìm thỏa hiệp, đon đả quỵ luỵ, và cấu kết với sự dữ không nhỉ ?



tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương