Bán nguyệt san – Số 218 – Chúa nhật 13. 04. 2014



tải về 0.58 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.58 Mb.
#28735
  1   2   3   4   5   6   7



Bán nguyệt san – Số 218 – Chúa nhật 13.04.2014


Giáo sĩ: ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI VÀ CHO LOÀI NGƯỜI (x. Dt, 5.1)

www.conggiaovietnam.net giaosivietnam@gmail.com




MỤC LỤC
Các Bí Tích Khác Và Các Á Bí Tích ……………………………………………………... Vatican 2

HOSANNA! VẠN TUẾ! THIÊN CHÚA ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI …. Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

THÁNH THỂ, THIÊN CHỨC LINH MỤC VÀ GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG ………………………..

………………………………………………………………………………. Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

BÀI GIÁO LÝ CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ SỐNG BÍ TÍCH THÁNH THỂ …………………………….

………………………………………………………………...... Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

KHÍCH LỆ - BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG ……... Lm. Lê Văn Quảng, Psy.D.

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC thế nào là bị “treo chén” ………………………….. Lm. PX. Ngô Tôn Huấn

TÌNH YÊU CÓ LIÊN QUAN GÌ ĐẾN THIÊN CHÚA ? CÂU TRẢ LỜI CỦA FEUERBACH (tiếp theo) ………………………………………………………………………………… Gs. Trần Văn Toàn

RỬA CHÂN …………………………………………………….. Nhà Văn Hương Vĩnh chuyển ngữ

SÁU ĐẶC ĐIỂM CỦA “THẾ GIAN THÙ GHÉT” VÀ “NHỮNG KẺ CHỐNG ĐỐI ĐỨC GIÊ-SU” TRONG TIN MỪNG GIO-AN …………………………………….. Lm. Giuse Lê Minh Thông, OP.
NHỮNG THÁCH ĐỐ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TA VỀ ĐỨC TIN HÔM NAY ……………. …………………………………………………. Lm. Micae Phaolo Trần Minh Huy, pss.

HÔI MIỆNG ………………………………………………………………. Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, MD.

GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2014 - BẢN TIN 08 …………... Linh mục TRĂNG THẬP TỰ

Các Bí Tích Khác Và Các Á Bí Tích

 Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II

 

Hiến Chế

Về Phụng Vụ Thánh

Sacrosanctum Concilium

 

Bản dịch Việt Ngữ của Giáo Hoàng Học Viện Piô X



Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

Chương III

Các Bí Tích Khác Và Các Á Bí Tích

 

59. Bản tính các bí tích. Các Bí Tích có mục đích thánh hóa con người, xây dựng thân thể Chúa Kitô, và sau cùng là thờ phương Thiên Chúa. Tuy nhiên, là những dấu chỉ, các Bí Tích còn giữ vai trò giáo huấn nữa. Không những các Bí Tích giả thiết phải có đức tin, mà còn dùng lời nói và sự vật để nuôi dưỡng, củng cố và diễn tả đức tin đó. Do đó, được gọi là các Bí Tích Ðức Tin. Thực ra các Bí Tích ban ân sủng, nhưng việc cử hành các Bí Tích còn là việc chuẩn bị các tín hữu đón nhận ân sủng đó một cách hữu hiệu để thờ phượng Chúa đúng cách và để thực thi đức bác ái.

Do đó, việc rất quan trọng là làm sao cho các tín hữu dễ dàng hiểu được những dấu chỉ của các Bí Tích, và hết sức siêng năng lui tới đón nhận các Bí Tích, là những Bí Tích được lập ra để nuôi dưỡng đời sống Kitô hữu.

60. Các á bí tích. Ngoài ra, Giáo Hội Mẹ Thánh còn thiết lập những Á Bí Tích. Ðó là những dấu chỉ thánh, vì một phần nào phỏng theo những Bí Tích, nhờ đó biểu trưng những hậu quả - nhất là những hậu quả thiêng liêng - và thông ban hậu quả đó nhờ sự bầu cử của Giáo Hội. Nhờ các Á Bí Tích ấy, con người được chuẩn bị lãnh nhận hậu quả chính yếu của các Bí Tích và thánh hóa những hoàn cảnh khác biệt trong cuộc sống.

61. Phụng vụ các Bí Tích và Á Bí Tích. Vì thế, phụng vụ các Bí Tích và Á Bí Tích mang lại những hiệu quả này là: đối với các tín hữu đã được chuẩn bị chu đáo, thì hầu hết mọi biến cố trong đời sống sẽ được thánh hóa nhờ thánh ân xuất phát từ mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô chịu thương khó, chịu chết và sống lại, vì Người là nguồn mạch ban năng lực cho tất cả các Bí Tích và Á Bí Tích. Hầu như không có việc xử dụng của cải vật chất một cách chính đáng nào lại không có thể đưa tới mục đích thánh hóa con người và ca khen Thiên Chúa.

62. Canh tân nghi thức. Tuy nhiên, trải qua các thời đại, có một số yếu tố đã len lỏi vào các nghi thức Bí Tích và Á Bí Tích khiến cho bản chất và mục đích kém phần rõ ràng đối với thời đại chúng ta. Vậy cần phải thích nghi vài yếu tố trong các nghi thức đó cho hợp với nhu cầu của thời đại chúng ta; nên trong việc duyệt xét lại những nghi thức ấy, Thánh Công Ðồng quyết định các điều sau đây.

63. Ngôn ngữ. Bởi vì việc dùng tiếng bản quốc trong khi cử hành Bí Tích và Á Bí Tích, nhiều lúc có thể rất hữu ích cho dân chúng, nên sẽ dành cho nó một địa vị rộng rãi hơn, theo những qui tắc sau đây:

a) Tiếng bản quốc có thể được xử dụng trong khi cử hành các Bí Tích và Á Bí Tích theo qui tắc khoản 36.

b) Theo ấn bản mới của Sách Nghi Lễ Roma, Thẩm Quyền Giáo Hội địa phương phải soạn thảo càng sớm càng hay các sách nghi lễ riêng biệt thích nghi với nhu cầu từng miền, cả về phương diện ngôn ngữ, như đã bàn trong khoản 22-2 của Hiến Chế này. Sau khi đã được Tông Tòa duyệt y, các sách này sẽ được xử dụng trong những miền đã soạn thảo. Trong việc soạn thảo các sách nghi lễ này, hay những sách đặc biệt thu tập các nghi lễ, không được bỏ quên những huấn thị ghi ở đầu từng nghi lễ trong Sách Nghi Lễ Roma, dù là huấn thị về mục vụ, về qui tắc chữ đỏ, hay những huấn thị có giá trị xã hội đặc biệt.

64. Lớp dự tòng. Phải cải tổ lớp dự tòng cho người lớn, theo nhiều giai đoạn, và việc thực hiện phải tùy theo phán quyết của Ðấng Bản Quyền địa phương. Nhờ đó, thời gian dự tòng ấn định cho việc huấn luyện tương xứng có thể được thánh hóa bởi những nghi lễ thánh cử hành trong những thời gian kế tiếp nhau.

65. Canh tân nghi lễ rửa tội. Trong các xứ truyền giáo, ngoài những yếu tố đã có trong truyền thống Kitô giáo, cũng còn được phép công nhận những yếu tố nhập giáo khác vẫn thấy xử dụng nơi mỗi dân tộc, miễn là các yếu tố đó có thể thích ứng với nghi lễ Kitô giáo, theo qui tắc khoản 37-40 của Hiến Chế này.

66. Nghi lễ Rửa Tội người lớn. Phải duyệt lại hai nghi lễ Rửa Tội người lớn, một nghi thức đơn giản và một nghi thức trọng thể tùy theo tổ chức dự tòng được cải tổ lại; và sẽ đem vào Sách Lễ Roma một lễ đặc biệt trong dịp "ban phép Rửa Tội".

67. Nghi lễ Rửa Tội trẻ nhỏ. Phải duyệt lại nghi lễ Rửa Tội trẻ nhỏ, và thích nghi với thực trạng của trẻ sơ sinh. Hơn nữa, vai trò và bổn phận của cha mẹ cũng như những người đỡ đầu phải được nêu rõ hơn trong chính nghi thức đó.

68. Khi có đông người chịu phép Rửa Tội. Khi có đông người chịu phép Rửa Tội, thì trong nghi lễ nên có những thích ứng tùy theo phán quyết của Ðấng Bản Quyền địa phương. Ngoài ra còn phải soạn thảo một nghi thức ngắn hơn, để các thầy giảng, nhất là trong các xứ truyền giáo, và cách chung các tín hữu có thể xử dụng trong trường hợp nguy tử khi vắng mặt linh mục hay các thầy phó tế.

69. Nghi thức bổ túc. Thay vì nghi lễ gọi là "nghi thức bù các phép cho các trẻ nhỏ đã rửa tội", phải soạn thảo một nghi lễ mới, trong đó nói lên rõ ràng và thích hợp hơn về điểm này là đứa nhỏ được rửa tội theo nghi thức vắn tắt cũng được nhận vào Giáo Hội rồi.

Cũng thế, phải soạn thảo một nghi thức mới cho những người trước kia đã chịu phép Rửa Tội thành sự, mà nay trở lại đạo thánh Công Giáo, trong đó nêu lên ý nghĩa việc họ được chấp nhận, được hiệp thông với Giáo Hội.



70. Ngoài mùa Phục Sinh. Ngoài mùa phục sinh, có thể làm phép nước rửa tội ngay trong nghi lễ rửa tội, theo một công thức vắn tắt hơn đã được chuẩn nhận.

71. Canh tân nghi lễ thêm sức. Cũng phải duyệt lại nghi lễ Thêm Sức để làm sáng tỏ hơn mối dây liên lạc mật thiết của Bí Tích này với toàn thể nghi lễ nhập Kitô giáo. Vì thế, nên lập lại lời hứa rửa tội ngay trước khi nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức.

Nếu thấy tiện, thì Bí Tích Thêm Sức có thể cử hành trong Thánh Lễ. Còn khi cử hành ngoài Thánh Lễ, phải lo soạn thảo một công thức để mở đầu nghi lễ.



72. Canh tân nghi lễ Giải Tội. Nghi Lễ và công thức Bí Tích Giải Tội phải được duyệt lại để diễn tả rõ ràng hơn bản tính và hiệu quả của Bí Tích này.

73. Canh tân nghi lễ Xức Dầu Bệnh Nhân. "Bí Tích Xức Dầu sau hết" hay đúng hơn còn có thể gọi "Bí Tích Xức Dầu bệnh nhân" không phải là Bí Tích dành riêng cho những người hấp hối. Dĩ nhiên, thời gian thuận tiện để nhận Bí Tích này chắc chắn là lúc tín hữu bắt đầu nguy tử vì bệnh tật hay già yếu.

74. Nghi lễ liên tục. Ngoài hai nghi lễ tách biệt nhau là Xức Dầu Bệnh Nhân và Trao Của Ăn Ðàng, phải soạn thảo một bản nghi lễ liên tục, theo đó sẽ xức dầu bệnh nhân sau khi xưng tội và trước khi nhận của ăn đàng.

75. Các lời nguyện trong nghi lễ xức dầu bệnh nhân. Xức dầu mấy chỗ là việc tùy nghi, và các lời nguyện đọc trong nghi lễ xức dầu bệnh nhân phải được duyệt lại sao cho thích ứng với từng trường hợp của bệnh nhân khi nhận lãnh Bí Tích này.

76. Canh tân nghi lễ Truyền Chức Thánh. Các Nghi Lễ Phong Chức phải được duyệt lại cả về nghi thức lẫn bản văn. Những lời huấn dụ của Ðức Giám Mục ở đầu mỗi nghi lễ phong chức hay tấn phong có thể dùng tiếng bản quốc.

Trong Nghi Lễ Tấn Phong Giám Mục, tất cả các Giám Mục hiện diện đều có thể đặt tay.



77. Canh tân nghi lễ Hôn Phối. Nghi lễ cử hành Hôn Phối, hiện có trong sách nghi lễ Roma, phải được duyệt lại và làm phong phú hơn, để ý nghĩa ân sủng của Bí Tích này được thêm rõ ràng và nhấn mạnh hơn nữa bổn phận của hai vợ chồng.

"Nếu ở miền nào có những tập tục và nghi lễ xứng đáng khác trong khi cử hành Bí Tích Hôn Phối, thì Thánh Công Ðồng tha thiết mong ước họ cứ giữ nguyên những tập tục và nghi lễ đó" 1.

Ngoài ra, Thẩm Quyền Giáo Hội địa phương, như đã bàn trong khoản 22�2 của Hiến Chế này, có quyền soạn thảo, theo qui tắc khoản 63, một nghi lễ riêng, thích hợp với tập quán của các địa phương và các dân tộc. Tuy nhiên, phải duy trì luật này là vị linh mục chủ tọa phải hỏi và nhận lời ưng thuận của đôi bên giao ước.

78. Thánh lễ cử hành Bí tích Hôn Phối. Theo thường lệ, Hôn Phối phải cử hành trong Thánh Lễ, sau bài Phúc Âm và bài giảng và trước "lời nguyện giáo dân". Lời nguyện cho người vợ phải được tu chỉnh hợp thời để nhấn mạnh cả hai vợ chồng cùng có bổn phận phải trung tín với nhau. Lời nguyện này có thể đọc bằng tiếng bản quốc.

Nhưng nếu Bí Tích Hôn Phối cử hành không Thánh Lễ, thì phải đọc bài Thánh Thư và Phúc Âm của Lễ Hôn Phối trước khi bắt đầu nghi lễ và luôn luôn phải chúc lành cho đôi tân hôn.



79. Canh tân các á bí tích. Phải duyệt lại các Á Bí Tích, chú ý tới các qui tắc căn bản này, là làm sao cho các tín hữu dễ dàng tham dự một cách ý thức và linh động, lại cũng phải lưu tâm tới những nhu cầu của thời đại chúng ta. Trong khi duyệt lại các nghi thức theo qui tắc khoản 63, cũng có thể thêm các Á Bí Tích mới tùy theo nhu cầu đòi hỏi.

Sẽ có rất ít các nghi lễ làm phép dành riêng, và khi đó chỉ ưu tiên cho các Giám Mục và các Ðấng Bản Quyền thôi.

Phải dự liệu để những giáo dân nào có đủ các đức tính thích hợp, đều có thể cử hành một vài Á Bí Tích, ít là trong những hoàn cảnh đặc biệt và tùy theo phán đoán của Ðấng Bản Quyền. 7*

80. Canh tân nghi lễ Khấn Dòng. Nghi Lễ Thánh Hiến các Trinh Nữ, đã có trong Sách Nghi Lễ Giám Mục Roma, phải được duyệt lại.

Ngoài ra, phải soạn thảo một nghi lễ khấn dòng và tuyên lại lời khấn sao cho có tính cách duy nhất hơn, đơn giản hơn và trang nghiêm hơn. Những ai khấn dòng hay tuyên lại lời khấn trong Thánh Lễ, phải dùng nghi thức này, trừ khi có đặc quyền riêng.

Việc khấn dòng cử hành trong Thánh Lễ là một điều đáng khen ngợi.

81. Canh tân nghe lễ An Táng. Nghi lễ an táng phải diễn tả rõ ràng hơn tính cách phục sinh của cái chết Kitô hữu, và phải đáp ứng hơn nữa những hoàn cảnh và truyền thống của từng miền, ngay cả về màu sắc phụng vụ.

82. Nghi lễ an táng nhi đồng. Phải duyệt lại nghi lễ an táng nhi đồng và lập một Thánh Lễ riêng.

 
Chú Thích:

1 CÐ Trentô, khóa XXIV, 11-11-1563, de reformatione, ch. 1: Conc. Trid., x.b. đã trích, IX. Actorum phần VI, Friburgi Brisgoviae 1924, trg 969. Xem Rituale Romanum, tiết VIII, ch II, số 6.

7* Một vài Nghị Phụ đã lấy ví dụ các bậc cha mẹ có thể ban phép lành cho con cái.

 

VỀ MỤC LỤC



HOSANNA! VẠN TUẾ! THIÊN CHÚA ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI

HOSANNA! VẠN TUẾ! THIÊN CHÚA ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI

CHÚA NHẬT LỄ LÁ, NĂM A

 (Is 50:4-7; Pl 2:6-11; Mt 26:14-27. 66)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD 

  

Chuẩn bị Tuần Thánh chúng ta không thể không biết đến cuốn sách của Biển Đức XVI: “Đức Giesu thành Nazareth – Từ lúc đi vào Jerusalem đến lúc Phục Sinh” (Ignatius Press, San Francisco-USA-2011). Thiết tưởng mọi người công giáo, kể cả giám mục, linh mục, tu sĩ, thừa tác viên mục vụ nên đọc để có thể gặp được con người Giesu thành Nazareth và thấu hiểu trọng điểm của màu nhiệm niềm tin mà chúng ta sẽ ôn lại trong tuần thánh này. Chuẩn bị cho Tuần Thánh và đại lễ Phục Sinh, không có cách nào hay hơn là đọc và suy niêm kiệt tác này. Nó sẽ giúp chúng ta hiểu biết hơn về đức Giesu, đồng thời giúp chúng ta cầu nguyện và rao truyền Lời Chúa. 

Mỗi năm, vào tuần thánh, chúng ta vẫn theo chúa Giesu đi lên Jerusalem giữa rừng người với những tiếng tung hô vang trời “Hosanna! Hoan hô! Hoan hô đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến!” Quả là một ngày tràn ngập ánh sáng, đầy vui tươi, hớn hở, vang động tiếng nguyện cầu, nhưng ảm đạm ở cuối trời là cả một nguồn sóng ngầm đầy oán ghét hận thù, tang thương và chết chóc. Chúng ta cũng bị cuốn hút vào đám đông tung hô đấng thiên sai  là vua khi người từ núi cây dầu đi xuống…không phải rầm rộ với đoàn xe hộ tống, nhưng ngồi trên lưng một con lừa con. 

Quí vị nghĩ sao về quang cảnh tưng bừng, người người tung hô đức Giesu là đấng thiên sai, là vua hòa bình và hy vọng khi Người đi vào Jerusalem để rối 5 ngày sau, thay vì hoan hô vãy chào thì la ó đòi án tử hình, đóng đanh chết trện thập giá.  

Việc âm mưu giết Chúa của một số người và những vị lãnh đạo thời đó là một tội ác tày trời và tất cả chúng ta hôm nay cũng đều là những kẻ đáng trách. Tội của họ và của chúng ta đã làm Chúa phải chết trên  thập giá. Chúng ta đã biết vì đâu mà Chúa phải chịu chết như vậy. Dĩ nhiên không phải chỉ vì bản tính thâm độc của những kẻ chủ trương giết Chúa hơn 2000 năm trước, mà cả một vòng tròn tội ác lẩn quẩn như ganh ghét, hận thù, ác độc, gian dối, bạo động, quỉ quái từ xưa đến nay vẫn còn tiếp tục đóng đanh Chúa, treo Chúa trên thập giá giữa những người anh chị em huynh đệ. 

CÂU CHUYỆN KHỔ NẠN THEO MATHIEU 

Khi viết câu chuyện khổ nạn của Chúa (Mt 26:14-27:66), Mathieu đã theo sát câu chuyện của Mac Co, nhưng bỏ một phần (td Mc 14:51-52) và thêm một phần (td Mt 27:3-10,19). Phần ông thêm vào, một phần vì ông dùng những truyền thống mà ông nghe biết ở đâu đó, một phần do những cảm nghiệm thần học của riêng ông (td  Mt 26:28 “…về sự tha thứ tội lỗi” Mt 27:52). Ngoài ra, Mathieu cũng thay đổi một ít chi tiết nhỏ của Mac Co. Tuy nhiên cũng không có gì mới lạ hơn câu chuyện của Mac Co. 

Đọc câu chuyện Mathieu kể, chúng ta có cảm tưởng cuộc khổ nạn của chúa Giesu là một định mệnh vì chúa Giesu đã cương quyết chấp nhận nó như là  bổn phận của mình do Thiên Chúa sắp đặt và sự chống trả mãnh liệt với tử thần chỉ là lẽ tự nhiên. Trong chương đầu sách “Giesu thành Nazareth” phần  “Đi vào Jerusalem”, Biển Đức muốn chúng ta coi Zachariah 9:9, bản văn mà Mathieu và Gioan đã trích dẫn với mục đích làm nổi bật ngày “Chúa Nhật Lễ Lá”: “Hãy nói với thiếu nữ Zion, kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi, hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của con vật chở đồ”(Mt 21:5; Zech 9:8; Ga 12:15). Biển Đức viết: “Chúa Giesu là vua phá hủy mọi khí cụ chiến tranh, vua hòa bình, vua bình dị, vua nghèo khó. Và sau cùng chúng ta thấy người trị vì một vương quốc trải dài từ biển này tới biển kia, bao trùm toàn thế giới. Chúng ta cũng được nhắc nhở về một tân thế giới bao quanh vương quốc của đức Giesu trải rộng từ biển này qua biển kia trong những cộng đồng bẻ bánh hiệp thông với đức Giesu Kito, như là một vương quốc hòa bình của Chúa. Không một vương quốc nào có thể giống như vậy…” (tr.4) 

Ý  NGHĨA CỦA TIẾNG HOSANNA 

“Hozanna” khởi đầu là lời chúc lành cho khách hành hương mà các tư tế nói trong đền thờ, nhưng khi nó tiếp nối với phần hai của lời tung hô “đấng nhân danh Thiên Chúa mà đền” thì nó có một nghĩa là đấng Thiên Sai,  đấng mà Thiên Chúa chỉ định và hứa hẹn. Khi đó nó trở thành lời chào mừng đức Giesu là đấng mà mọi người mong đợi, một người nhân danh Thiên Chúa mà đến.

Có người hỏi tại sao lại dùng từ “Hosanna” là tiếng Do Thái/Hebrew mà không chuyển dịch qua tiếng Hy Lạp? Từ Hosanna theo nghĩa Hy Lạp là “Lạy Con vua David, xin hãy cứu giúp. Chúc phúc đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến. Lạy đấng tối cao, xin hãy cứu giúp chúng tôi.” Đám đông tung hô chào mừng chúa Giesu trong khi hô to Hosanna, xin cứu giúp, tay cầm cành lá vạn tuế vẫy chào theo nghi thức phụng vụ lễ sukkot đã bị chính trị hóa thành lễ độc lập, lễ Hanukkah đầu tiên của dân Do Thái. Dùng nghi thức phụng vụ để chào mừng đức Giesu hẳn có một mục đích. Tiếp theo cuộc khải hoàn của đức Giesu đi vào Jerusalem là việc Chúa thanh tẩy đền thánh (Mt 21:14-16). Đây là khung cảnh tranh đua giải phóng của anh em nhà Maccabe đã được tính toán trước hầu nung nấu hy vọng về một đấng thiên sai. Khi dân chúng tay cầm cành lá vạn tuế vẫy chào, miệng hô to Hosanna hẳn họ đã biết điều họ làm. 

Cảm xúc họ biểu lộ khá phức tạp: Vui mừng ca ngợi Thiên Chúa lúc đi vào  thành, hy vong giờ điểm của đấng thiên sai đã đến, đồng thời cầu xin cho vương quyền David tức vương quyền Thiên Chúa ngự trị trên Israel sẽ được tái lập (Jesus of Nazareth, pp 8-10). Tiếng kêu cứu xin giúp đỡ khẩn cấp “Hosanna” có một giá trị phổ quát, nó luôn luôn thích ứng với mọi hoàn cảnh của con người, nó là lời kinh độc ngữ có tác động ảnh hưởng chính trị  lật đổ những kẻ áp bức ở bất cứ nơi nào, hiện tại cũng như thời thượng cổ, và vì vậy nó phải được thay  đổi và tìm hiểu. 



VỊ NGÔN SỨ TỪ NAZARETH 

Ngay từ khởi đầu khi người ta nghe nói về một vị ngôn sứ đến từ Nazareth, thì người đó cũng chưa xuất hiện và đối với Jerusalem cũng chẳng có gì là quan trọng, dân địa phương cũng không biết ông ta là ai. Đám đông tôn vinh đức Giesu ở cổng thành lúc đó cũng không phải là đám đông sau này đòi đóng đanh Chúa trên thập giá. Cả hai bộ mặt trong câu chuyện này đều không nhận ra được chúa Giesu vì họ lẫn lộn giữa dửng dưng và sợ hãi. Điều này đã được Biển Đức XVI mô tả như là một cảnh bi thương của thị trấn mà đức Giesu đã nhiều lần nói tới, có khi rất gay gắt khi Người biểu lộ cho biết thời cánh chung.

 ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT CỦA MATHIEU VỀ CUỘC KHỔ NẠN 

Đối với Mathieu, điểm mốc lịch sử của đức Giesu là cái chết và sự phục sinh của Người. Ngay khi Chúa vừa chịu chết, thì một đời sống mới bắt đầu xuất hiện: Đất trời rung động, đá bể làm đôi, mồ mở cửa, các thánh đi ra khỏi mồ và khải hoàn đi vào thị trấn của Chúa. Khi viết những lời này, Mathieu đã nêu ra một viễn kiến vĩ đại về những bộ xương khô như nói trong Ezekiel 37. Thiên Chúa thở thần khí vào những bộ xương đó và họ sống lại từ cõi chết rồi trở thành người mới. Mathieu tin rằng một đời sống mới cho toàn thể thế giới xuất hiện từ cái chết của đức Kito; một cộng đồng sơ khai đã xuất hiện từ cuộc sống gần chết vì sứ mệnh của người Kito giáo Do Thái  đối với Israel hầu phát triển một thế giới ở Địa Trung Hải và rèn luyện những người Do Thái và dân ngoại thành những người mới.‘Chết-Sống Lại’ không phải chỉ là một hình thức định mệnh của đức Giesu mà còn là một hình thức định mệnh cho chính cộng đồng lịch sử. 



Ý NGHĨA THỜI NAY 

Cuộc khổ nạn theo Mathieu có ý nghĩa gì đối với chúng ta ngày nay? Theo tôi, nó tùy theo cái nhìn kinh thánh của mỗi người về tình trạng hiện tại của giáo hội và thế giới. Chúng ta nhận sứ mệnh đi diễn hành và làm mục vụ không phải chỉ từ Giáo Hội mà còn từ thế giới bên ngoài nơi chúng ta đang sống. Thảm kịch ghê gớm về cuộc khổ nạn mà Mathieu diễn tả cho thấy những điều mà ta gọi là “biến cố thế tục”, ngay cả những điều bị phá hủy, làm tổn thương và khủng bố hay làm cho mù quáng đã đưa chúng ta về phía trước của tương lai của Chúa và đặt thành giai đoạn để Chúa biểu lộ mình cho chúng ta. 



ĐÔI LỜI KẾT: CHÀO KÍNH CHÚA TRONG  THÁNH THỂ 

Xin kết luận bài viết với những lời Biển Đức XVI suy niệm về bài Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Lá:

Giáo Hội chào kính Chúa trong phép Thánh Thể như là đấng đang và đã đến giữa Giáo Hội. Giáo Hội cũng đồng thời chào kính Người là đấng đang tiếp tục đến, là đấng dẫn dắt chúng ta đi về phía Người. Là những khách hành hương, chúng ta đi lên với Người; là một khách hành hương, Người đến với chúng ta và đem chúng ta lên cùng Người khi Người chịu chết trên thập giá và sống lại, để cuối cùng đi về một Jerusalem thực sự đang triển nở giữa thế giới hiệp thông, liên kết chúng ta với thân thể Người.” (Jesus of Nazareth tr.11) 

Fleming Island, Florida

April 9, 2014

Fxavvy@aol.com

NTC

VỀ MỤC LỤC


THÁNH THỂ, THIÊN CHỨC LINH MỤC VÀ GIỚI LUẬT YÊU THƯƠNG



THÁNH LỄ TIỆC LY

(Ga 13, 1-15)

Thánh lễ Tiệc ly đưa chúng ta vào Tam nhật Thánh. “Thánh” vì chúng ta cử hành việc tưởng niệm những biến cố trọng đại nhất trong đạo và rất thánh của chúng ta cụ thể như : Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể – cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá – sự sống lại vinh hiển của Đấng Cứu Thế.

Chúa Giêsu đã xuống thế nhập thể làm người, chấp nhận trở nên một con người hoàn toàn như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Ngài mang trên vai những thăng trầm và hy vọng của nhân sinh trong mọi thời đại. Irénée đã nói: "Người đã trở nên giống chúng ta, để chúng ta trở thành như Người". Về sau, Clément (Alexandrie) và Grégoire (Naziance) đã quả quyết : "Thiên Chúa đã làm người để con người làm chúa". Quả thật, Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại đến nỗi trần gian này không có ngòi bút nào có thể diễn tả hoặc viết ra hết tình thương ấy, trong những ngày cuối đời của “kiếp người” lầm than và cay đắng. Vì yêu, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Thánh Thể, lấy chính Thịt Máu Mình làm của ăn của uống nuôi dưỡng chúng ta. Để tiếp tục yêu thương và tha thứ cho con người, Chúa lập thiên chức Linh mục đời đời. Và cũng chính hôm nay, Chúa truyền dạy chúng ta phải yêu thương nhau như Chúa đã yêu.

Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là Mình Ta… Các con hãy cầm lấy mà uống, chén này là Tân ước tron Múa Ta” (1 Cr 11, 24-25). Thật không thể hiểu nổi, Thiên Chúa yêu nhân loại biết là chừng nào. Ngài đã yêu bằng một Tình Yêu trao ban, hy sinh và tận hiến. Khi lập Phép Thánh Thể, Chúa hiến chính thân mình làm lượng thực nuôi dưỡng chúng ta, ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Không những thế, Chúa còn cho chúng ta tham dự vào sự sống của chính Chúa khi rước Mình và Máu Thánh Ngài, để được sống đời đời.

Sau khi lập bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu cũng lập luôn bí tích Truyền Chức Thánh  khi Người nói  với các Tông Đồ hiện diện : “Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” (Lc 22, 19 ;1 Cr 11, 24). Với lời trên, cho thấy Thiên Chúa tiếp tục yêu thương và tín nhiệm con người. Mặc dù phàm nhân bất xứng, Chúa vẫn ủy thác cho sứ mạng thay mặt Chúa hiện tại hóa Hy tế Thập giá trên bàn thờ mỗi ngày, tất cả là chỉ vì yêu chúng ta.

Khi Ngài rửa chân xong cho các môn đệ, một lần nữa, Ngài mời gọi chúng ta : “Thầy đã làm gương cho các con, để các con cũng bắt chước mà làm như Thầy đã làm cho các con” (Ga 13,15). Bằng cách này, Ngài thiết lập một sự liên kết thân mật giữa bí tích Thánh Thể, bí tích của quà tặng hy sinh và huấn lệnh yêu thương.



Trong bức ảnh chụp năm 2008, Tổng giám mục Bueno Aires, Jorge Bergoglio, nay là Đức Giáo Hoàng Phanxicô, làm lễ rửa chân cho những người nghiện ma túy. Ảnh: AFP

Hôm nay, kỷ niệm ngày Chúa Giêsu thiết lập thiên chức Linh mục, chúng ta có nhiều dịp nhắc đi nhắc lại một câu rất sâu sắc nhưng cũng cần phải tìm hiểu thêm : Không có Thánh Thể thì không có chức Linh mục - không có chức Linh mục thì cũng không có Bí tích Thánh Thể (chỉ một lần rồi thôi). Hai điều đó gắn chặt, liên kết với nhau nhờ đức bác ái. Không thể tham dự Thánh Thể nếu không có Tư Tế, nhưng cũng không thể tham dự Thánh Thể nếu không có đức bác ái và sự tha thứ. Trong Bí tích Thánh Thể, tất cả chúng ta đều tham dự vào một Mình Thánh, một Máu Thánh, trở nên một thì chúng ta không còn tách biệt được nữa.

Ai tham dự bàn tiệc của Chúa thì người đó không thể tách rời khỏi bổn phận yêu thương anh chị. Mỗi lần chúng ta tham dự bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta cũng nói “Amen” trước Mình và Máu Thánh Chúa, như thế chúng ta cam kết thực hiện điều Ðức Kitô đã làm, là “rửa chân” cho anh chị em, trở nên một hình ảnh thực sự và tỏ tường của Ðấng “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ”(Phil 2,7).

Tình yêu là di sản cao quý nhất mà Ðức Kitô để lại cho những ai được Ngài kêu gọi bước theo Ngài. Chính tình yêu của Ngài, được chia sẻ bởi các môn đệ, là điều được ban tặng cho tất cả nhân loại trong buổi chiều nay.

Thánh Thể là một ban tặng cao cả, nhưng cũng là một trách nhiệm lớn lao cho những ai tiếp nhận. Ðứng trước Phêrô, người đã từ chối không chịu để được rửa chân, Ðức Giêsu đã nhấn mạnh đến nhu cầu phải nên thanh sạch để có thể dự phần vào bàn tiệc Thánh Thể.

Nghi thức rửa chân nói lên sự khiêm tốn của mình đối với người khác, nhìn nhận rằng mình là người có tội, nếu có điều gì là do tôi chứ không phải do anh em, tha nhân thật sự là anh em của tôi. Bác ái không phải là chối từ việc người khác không có lỗi, nếu lỗi là có lỗi với Chúa. “Rửa chân cho nhau” chứ không phải rửa chân cho người trên hay cho người dưới, tất cả đều là tha thứ, yêu thương và giúp đỡ nhau.

Chúng ta cầu xin Chúa cho thánh lễ cử hành chiều hôm nay, đưa chúng ta vào trong ba Mầu nhiệm : Mầu nhiệm của Bí tích Thánh Thể, Mầu nhiệm của thiên chức Linh mục, và giới răn trọng nhất là bác ái yêu thương. Chúng ta cố gắng ghi nhớ những điều này để đưa vào trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Amen.



Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

VỀ MỤC LỤC


tải về 0.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương