Bản hữu chủng tử (本有種子)= câu sinh chủng tử (俱生種子): Còn gọi là bản tánh trụ chủng (本姓住種) = hạt giống trong bản tánh, hạt giống bẩm chất



tải về 86 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2022
Kích86 Kb.
#53894
  1   2   3
06 HAT GIONG VA TINH CACH CON NGUOI
môn thành duy thức luận

Bài 6: HẠT GIỐNG VÀ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI

I. Định nghĩa


- Thành Duy Thức: Chủng tử (種子) = Trong bản thức, công năng sai biệt trực tiếp sản sinh kết quả của chính nó.
- Chủng tử = điều kiện của các pháp nên thực hữu; không đồng nhất hay dị biệt với thức kho tàng.

- Du-già 3 (T30n1579, tr.284b19): “Thể của chủng tử, từ vô thủy đến nay, tương tục không đứt tuyệt; tính tuy tồn tại từ vô thủy, nhưng do sự huân tập sai biệt bởi nghiếp tịnh và bất tịnh mới phát sinh. Do quan hệ với quả dị thục được tiếp nhận thường xuyên, nó được nói là mới.”

- Nhập Lăng-già 2 (T16n671, tr.526c8): “Này Đại Huệ, có năm chủng tính được hiện chứng. Đó là, chủng tính hiện chứng Thanh văn thừa, chủng tính hiện chứng Độc giác thừa, chủng tính hiện chứng Như lai thừa, chủng tính bất định, và không chủng tính.”

II. Sáu đặc tính của chủng tử


Nhiếp luận bản 1 (tr.135a24):
1) Sát-na diệt (kṣaṇa-bhaṅga): sinh diệt vô gián, vì làm nhân và phát sinh tác dụng nên vô thường
2) Quả câu hữu (sahabhū): Cái cùng với pháp là quả hiện hành đã được sản sinh, cùng hiện hữu và cùng hòa hiệp, mới có thể làm chủng tử. Đặc tính này loại bỏ những gì tồn tại trước nó, sau nó và ly cách nó. Hiện hành và chủng tử khác loại, không chống nhau, đồng thời hiện hữu trong cùng một thân, cái đó mới có khả năng phát sinh tác dụng.
3) Hằng tùy chuyển (saṁtānảpavṟtta) Duy trì một chủng loại duy nhất liên tục cho đến giai đoạn cứu cánh.
4) Quyết định tánh (viniyata): Quyết định bản chất của công năng dẫn sinh thiện ác tùy theo ảnh hưởng của nhân.
5) Đãi chúng duyên (pratyayāpekṣa): Chỉ phát huy tính năng khi hội hiệp đủ các điều kiện riêng biệt của nó.
6) Dẫn tự quả (svaphalopārjita): Dẫn sinh kết quả của riêng nó. = sinh nhân trực tiếp sản sinh quả => chỉ dẫn quả đồng loại


III. Phân loại và nguồn gốc chủng tử

Du-già 35 (T30n1579, tr.478c12): “Có hai loại chủng tính, chủng tính bản tính trụ (prakṛtistha-gotra), và chủng tính tập sở thành (samudānīta-gotra)... Bản tính trụ, sáu xứ của Bồ-tát, với hình thái đặc biệt như thế, kể từ vô thủy lần lượt truyền đến nay, sở đắc bởi tự nhiên (dharmatā: pháp nhĩ). Tập sở thành, thiện căn đạt được do tập quán từ trước.”


tải về 86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương