BẢn dự thảo dự Án quy hoạch bảo vệ VÀ phát triển rừNG



tải về 1.3 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích1.3 Mb.
#34719
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BẮC GIANG

=+=+=+=+=+=+=+=+=+=+=

BẢN DỰ THẢO

DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

TỈNH BẮC GIANG

(GIAI ĐOẠN 2009-2020)









BẮC GIANG, THÁNG 3 - 2009



UBND tØnh b¾c giang

Së N«ng nghiÖp vµ PTNT

---------


Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam

§éc LËp - Tù Do - H¹nh Phóc


---------------------------------



Dù ¸N QUI HO¹CH B¶O VÖ Vµ PH¸T TRIÓN RõNG

TNH BC GIANG

( GIAI §O¹N 2009-2020)


Ngày ... tháng 3. năm 2009

CƠ QUAN TƯ VẤN LẬP QUY HOẠCH

TRUNG TÂM TNMT LÂM NGHIỆP -VIỆN ĐTQH RỪNG

BẮC GIANG, THÁNG 3-2009


§Æt vÊn ®Ò


Tỉnh Bắc Giang thuộc vùng Đông bắc. Tổng diện tích tự nhiên 382.738 ha, trong đó đất qui hoạch cho lâm nghiệp có diện tích là 166.609 ha, chiếm 43,6% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Với điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng khá phát triển, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng còn khá nhiều, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như phát triển sản xuất lâm nghiệp…

Thời gian qua công tác qui hoạch lâm nghiệp đã có những đóng góp thiết thực vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã phát huy tác dụng tăng tỷ lệ đất có rừng cho tỉnh lên 40,7% năm 2008 như mục tiêu đã đề ra . Việc phát triển lâm nghiệp trong những năm qua đã góp phần giải quyết việc làm cho người dân nông thôn, giúp cải thiện thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo cho địa phương. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên công tác bảo vệ và phát triển rừng chưa đáp nhu cầu phát triển tương xứng với tiềm năng to lớn vốn có của rừng và đất rừng trong tỉnh.

Do sự thay đổi về cơ chế chính sách và quan điểm chỉ đạo từ Trung ương, theo chiến lược phát triển lâm nghiệp từ 2006-2020 trọng tâm phát triển rừng sản xuất bền vững để phát triển kinh tế gắn với phòng hộ bảo vệ môi trường. Sự thay đổi chính sách thể hiện rõ nét nhất qua Chỉ thị số 38 /2005/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng và các Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ-TTg về mục tiêu nhiệm vụ chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007-2010. Để có cơ sở thực hiện tốt các chủ trương chính sách trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Thông tư số 05-2008/TT-BNN ngày 14 tháng 1 năm 2008 để Hướng dẫn lập qui hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2008-2020 cho các địa phương trên toàn quốc.

Hiện nay, kết quả rà soát qui hoạch ba loại rừng tỉnh Bắc Giang đã được UBND tỉnh phê duyệt (theo Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2007 của UBND tỉnh Bắc Giang ) . Theo kết quả rà soát qui hoạch ba loại rừng, đã qui hoach giảm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, tăng diện tích rừng sản xuất thêm 50 ngàn ha so với qui hoạch trước đây. Do vậy việc tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo Qui hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang đến 2010 đã được phê duyệt trước đây không còn phù hợp. Mặt khác do có sự thay đổi cơ bản về quan điểm chỉ đạo, cơ chế chính sách quản lý đầu tư và cơ cấu diện tích ba loại rừng nên đòi hỏi phải lập qui hoạch bảo vệ và phát triển rừng trước thời hạn để thực thi các chính sách phát triển rừng phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp trong thời gian tới.

Xuất phát từ yêu cầu trên, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp cùng các ngành có liên quan và cơ quan tư vấn là Trung tâm Tài nguyên Môi trường LN, Viện Điều tra Qui hoạch rừng tiến hành xây dựng “Dự án Qui hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Giang năm 2009- 2020” .

Cấu trúc bản qui hoạch gồm 6 phần chính sau:

Phần I : Những căn cứ pháp lý và tài liệu sử dụng.

Phần II : Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội

Phần III : Qui hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Phần IV : Tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá

Phần V : Kết luận - Kiến nghị.

Phần VI: bản đồ, phụ biểu


Phần I. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Những văn bản Trung ương

- Luật đất đai (2003).

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004

- Nghị quyết số 33/2007/NQ-CP ngày 02/07/2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) tỉnh Bắc Giang.

- Nghị Quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về qui chế quản lý rừng.



- Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng chính phủ về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010.

- Quyết định số: 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2010-2020 .

- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015



- Quyết định 05/2009/QĐ-TTg ngày 13-1-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.

- Thông tư số số 57/2007/TT-BNN ngày 13/06/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 6/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số điều của Qui chế quản lý rừng, ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006.

- Thông tư số 05-2008/TT-BNN ngày 14 tháng 1 năm 2008 của Bộ NN&PTNT về Hướng dẫn lập qui hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

- Thông tư liên tịch số 52/2008/TTLT-BKH-NN-TC ngày 14/4/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy.

- Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BKH-NN-TC ngày 23/6/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg;

- Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 7-7-2005 về qui định khai thác gỗ và lâm sản

- Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;

- Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC ngày 2/5/2008 về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định của Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007-2010;

- Công văn số 1992/BNN-LN ngày 11-7-2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn trồng rừng phòng hộ dự án 661.

- Thông tư số 06/2009/TT-BNN ngày 10/2/2009 về việc hướng dẫn xây dựng qui hoạch sản xuất nông – lâm – nghư nghiệp, bố trí dân cư đối với 61 huyện nghèo.

-Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26/2/2009 về Hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

2. Văn bản của địa phương

- Nghị quyết số 52 /2006/NQ- TU ngày 10 tháng 5 năm 2006 của tỉnh Đảng bộ Bắc Giang về chương trình phát triển kinh tế-xã hội và nông lâm nghiệp của tỉnh.

- Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2007 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt kết quả rà soát qui hoạch ba loại rừng.

- Quyết định số 937/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2008 về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Dự án qui hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008-2020.

- Văn bản số 540/UBND-NN ngày 4/3/2008 của UBND tỉnh Bắc Giang về Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt.

- Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 25/2/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của qui định bổ sung chính sách hỗ trợ đầu tư trồng rừng kinh tế tập trung và trồng cây phân tán giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-UBND ngày 27/3/2006 của UBND tỉnh Bắc Giang.

II. CÁC TÀI LIỆU SỬ DỤNG

1. Điều tra chuyên đề:

- Chuyên đề điều tra cập nhật xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2008.

- Chuyên đề điều tra xây dựng bản đồ dạng đất và đề xuất tập đoàn cây trồng

- Chuyên đề điều tra nghiên cứu điều kiện kinh tế xã hội và thực trạng sản xuất lâm nghiệp của địa phương.

2. Thông tin tư liệu khác:

- Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang đến 2020.

- Qui hoạch sử dụng đất đai tỉnh Bắc Giang đến 2010 và định hướng đến 2020

- Qui hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn Bắc Giang giai đoạn 2006-2020.

- Báo cáo, số liệu, bản đồ rà soát qui hoạch ba loại rừng tỉnh Bắc Giang -2006.

- Bản đồ theo dõi diễn biến TNR của Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang -2008

- Số liệu thống kê tình hình giao đất giao rừng tỉnh Bắc Giang đến 31/6/2008

- Tài liệu, báo cáo hoạt động các dự án 327, 661, Dự án Việt- Đức (KFW 1-2-3); Dự án Việt –Thái…

- Các dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất giai đoạn 2009-2015 của các huyện trong tỉnh.

- Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2007 và các tài liệu liên quan khác.

Phần II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý

Tỉnh Bắc Giang có diện tích 382.738 ha, nằm cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Tây

Toạ độ địa lý : N 21o 07’ - 21o 37’ / E 105o 53’ - 107o 02’

Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải D­ương và Quảng Ninh.

2. Địa hình địa thế

Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều. Khu vực phía bắc tỉnh là vùng rừng núi. Bắc Giang nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung và cùng mở ra như nan quạt, rộng ở hướng Đông Bắc, chụm ở phía Tây Nam (tại vùng trung tâm tỉnh), là cánh cung Đông Triềucánh cung Bắc Sơn, phần giữa phía Đông tỉnh có địa hình đồi núi thấp và thung lũng xen kẽ. Phía Đông và Đông Nam tỉnh là cánh cung Đông Triều với ngọn núi Yên Tử nổi tiếng, cao trung bình 300-900 m so với mặt biển, trong đó đỉnh cao nhất là 1.068 m; phía Tây Bắc là dãy núi cánh cung Bắc Sơn kéo dài tới huyện Yên Thế, cao trung bình 300-500 m, chủ yếu là những đồi đất tròn trĩnh và thoải dần về phía đông nam.

Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Vùng núi bao gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Vùng trung du bao gồm 2 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, và TP. Bắc Giang.

Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền núi (Chiến 72% diện tích toàn tỉnh) là bị chia cắt phức tạp, chênh lệch về độ cao tương đối lớn.

 Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du (Chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tùy theo từng khu vực. Vùng trung du có khả năng trồng nhiều loại cây l­ương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm và nhiều loại thuỷ sản khác.

3. Khí hậu

Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt: Mùa Đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa nhiệt độ trung bình 22 – 230C, độ ẩm dao động lớn, từ 73 - 87%.

Lư­ợng mư­a hàng năm 1500-1700 mm. Độ ẩm không khí trung bình 82%. Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển cây trồng.

Chế độ gió: Gió Đông Nam về mùa hè và gió Đông Bắc thường kèm mưa rét, sương muối vào mùa đông.

Thời tiết Bắc Giang ảnh hưởng đến sản xuất lâm nghiệp rõ rệt nhất là gây chết cây Keo lá tràm khi nhiệt độ xuống quá thấp 5-7 độ và gió lốc cục bộ về mùa hè thường làm gãy đổ cây Keo lai và một số loại cây mọc nhanh gỗ mềm khác.

4. Thuỷ văn

Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua: Sông Thương; sông Cầu và sông Lục Nam, với tổng chiều dài 347 km. Lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Theo số liệu tại hai trạm thuỷ văn Bắc Giang và Cầu Sơn trên sông Thương cho thấy: Mực nước sông trung bình tại Phú Thượng là 2,18m, mực nước trung bình mùa lũ 4,3m. Lưu lượng mùa kiệt nhỏ nhất Qmin=1m3/s. Lưu lượng lũ lớn nhất Qmax=1.400m3/s. Mực nước lũ lớn nhất tại Bắc Giang từ 6,2-6,8m. Ngoài sông suối, Bắc Giang còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần. Hồ Cấm Sơn nằm ở khu vực giáp tỉnh Lạng Sơn, dài 30 km, nơi rộng nhất 7 km và chỗ hẹp nhất 200m. Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước 2.600 ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ Khuôn Thần có diện tích mặt nước 240 ha và lòng hồ có 5 đồi đảo được phủ kín bởi rừng thông trên 20 tuổi. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.



5. Địa chất

Nền địa chất tỉnh Bắc Giang là một bộ phận của cấu trúc địa chất vùng Đông Bắc, theo Vũ Tự Lập xác định là phần rìa của nền cổ Hoa nam, hình thành trong giai đoạn trước địa tào, do chuyển động kiến tạo Proterozoi. Các thành tạo ở phần móng dưới cùng chủ yếu là đá siêu biến chất đến tướng đá Amfibolit tuổi Proterozoi . Phủ lên trên là các thành tạo của phức hệ địa máng Paleozoi sớm giữa, các phức hệ của lớp phủ dạng nền tuổi Cacbon - Pecmi, trên cùng là các thành tạo Neogen - Đệ tứ lấp đầy các vùng trũng và các địa hào tân kiến tạo. Phần lớn vùng đồi núi Bắc Giang được hình thành từ các đá trầm tích kỷ Triat, khu vực đồng bằng là phần Tây nam của đới sụt võng An Châu với các thành tạo màu đỏ tuổi Jura – Crêta chiếm ưu thế. Trong vùng có các nhóm nền vật chất tạo đất chủ yếu sau :

- Nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn bao gồm các loại đá sét, phiến sét, phiến mica.

- Nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô bao gồm các loại đá Sa thạch, Cuội kết, sỏi kết, cát kết, sạn kết, dăm kết, Pút đinh.

- Nhóm các sản phẩm phù sa cũ và mới

Ngoài ra còn có nhóm nền vật chất có nguồn gốc trầm tích hữu cơ (Than đá, than nâu, than bùn) nhưng diện tích không đáng kể.



6. đất đai

Kết quả điều tra xây dựng bản đồ dạng đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 40 đơn vị đất đai thuộc các nhóm đất chính sau:

- Đất Feralit trên núi trung bình: Diện tích 200ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên. Phân bố ở độ cao > 700m thuộc 2 dãy An Châu, Yên Tử. Đất có tầng mùn dày chủ yếu ở dạng mùn thô, tầng đất mỏng, độ dốc lớn, đá lộ nhiều, thành phần cơ giới nhẹ.

- Đất Feralit trên núi thấp: Diện tích 28.530 ha, chiếm 7,5% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam. Đất chủ yếu phát triển trên đá sa thạch và phiến thạch sét, tầng đất trung bình nhiều đá lẫn, dễ bị xói mòn.

- Đất Feralit vùng đồi phát triển trên đá sa thạch: Diện tích 76.400 ha chiếm 20% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở huyện Lục Nam, Sơn Động. Tầng đất mỏng, thành phần cơ giới trung bình, đất bị xói mòn mạnh.

- Đất Feralit vùng đồi phát triển trên đá phiến thạch sét. Diện tích 83.910ha, chiếm 22% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang. Tầng đất từ trung bình đến mỏng thành phần cơ giới trung bình.

- Đất phù sa cổ: Diện tích 8.880ha, chiếm 2,3% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở hạ lưu sông Lục Nam và các huyện vùng trung du.- Đất thung lũng dốc tụ: Diện tích 8.170 ha, chiếm 2,1% diện tích tự nhiên. Phân bố ở ven các sông, suối chính trong tỉnh. Tầng đất dày độ phì cao giầu dinh dưỡng. Đây là đối tượng chính để trồng cây nông nghiệp.

- Đất Feralit biến đổi do trồng lúa: Diện tích 176.110 ha, chiếm 46% diện tích tự nhiên. Phân bố tập trung ở các huyện Việt Yên, Hiệp Hoà, Tân Yên, Yên Dũng Lạng Giang. Đây là đối tượng chủ yếu để canh tác nông nghiệp. Đất giàu dinh dưỡng tầng đất dày, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng.

Nhìn chung, đất đai của tỉnh được hình thành chủ yếu trên các loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch và phù sa cổ. Trong đó diện tích đất trên đá sa thạch thường có tầng đất trung bình, đất nghèo dinh dưỡng, nhiều nơi khô cằn, khả năng giữ nước kém.

(Chi tiết diện tích và phân bố của 40 đơn vị đất đai xem phần phụ biểu-Chuyên đề)



7. Hiện trạng Sử dụng Đất đai

Tỉnh Bắc Giang có 382.738 ha đất tự nhiên. Kết quả chuyên đề điều tra cập nhật xây dựng bản đồ rừng và sử dụng đất năm 2008 như sau:



Biểu 01: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc Giang năm 2008

Lo¹i ®Êt lo¹i rõng

DiÖn tÝch (ha)

Tû lÖ %

DiÖn tÝch tù nhiªn

382.738

100

A. §Êt n«ng nghiÖp

270.117,8

70,5

I. §Êt QH l©m nghiÖp

166.609

43,5

II. C¸c lo¹i ®Êt n«ng nghiÖp kh¸c

103.628

27,1

B. §Êt phi n«ng nghiÖp

86.098,6

22,5

C. §Êt ch­a sö dông

26.522,1

6,9

Nhìn chung, hiện trạng sử dụng đất của Bắc Giang đang có chuyển dịch theo hướng tăng đất phi nông nghiệp, giảm các loại đất chưa sử dụng do sự phát triển công nghiệp và quá trình đô thị hoá. Do địa hình vừa có vùng núi, trung du, đồng bằng nên việc sử dụng đất và hệ sinh thái nông lâm nghiệp khá đa dạng. Đất chưa sử dụng có tiềm năng lâm nghiệp còn khá lớn. Đất nông nghiệp, ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tỉnh đã có kế hoạch chuyển hàng chục nghìn ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Hơn 26.000 ha đất ch­ưa sử dụng, trong đó có khoảng trên 16.000 ha có thể đưa vào sản xuất lâm nghiệp là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư liên doanh, liên kết trồng rừng, chế biến lâm sản.

8. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

Tỉnh Bắc Giang nằm liền kề với khu tam giác kinh tế phía Bắc, gần với trung tâm đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) và cửa khẩu Lạng Sơn. Có đường quốc lộ 1A và đường sắt liên vận quốc tế đi qua nối thủ đô Hà Nội với thị trường Trung Quốc rộng lớn, đây là một lợi thế so sánh quan trọng của tỉnh về thị trường tiêu thụ lâm sản và điều kiện để tiếp thu các công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

Diện tích đất lâm nghiệp khá lớn (43%), phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi thấp dưới 500m; đất đai nhìn chung còn khá tốt; khí hậu ôn hoà, ít xảy ra thiên tai diễn biến xấu thất thường… là điều kiện thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp của tỉnh. Diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có thể khai thác đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp còn khá lớn. Đây là một lợi thế để phát triển một nền sản xuất nông lâm nghiệp đa dạng của tỉnh Bắc Giang so với các tỉnh miền núi và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

II: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI


  1. Nguồn nhân lực: dân số; dân tộc; lao động

Toàn tỉnh Bắc Giang có 09 huyện và 01 thành phố với 230 xã, phường và thị trấn. Dân số 1.613.576 người (Nguồn số liệu niên giám thống kê năm 2007). Mật độ dân số bình quân 421,6 người/km2, thấp nhất là huyện Sơn Động (86 người/km2), cao nhất là thành phố Bắc Giang (3.317 người/km2). Tỷ lệ tăng dân số bình quân 1,18%.

Dân tộc: Bắc Giang có 27 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa, Mường, Dao, Cao Lan...trong đó đông nhất là dân tộc Kinh (chiếm 87,1 %), các dân tộc it người chiếm khoảng 12,9 %.

Số người trong độ tuổi lao động là 1.033.000 người (chiếm 64 % dân số).

Số lao động tham gia hoạt động kinh tế khoảng 830.000 người. Trong đó tham gia trong ngành công nghiệp xây dựng là 8,8 %; dịch vụ là 14,6 %; Nông, lâm nghiệp, thủy sản là 76,6 % . Hiện tại lao động ở khu vực nông thôn mới sử dụng 80% số ngày làm việc trong năm nên có thể huy động lao động nhàn rỗi cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.

2. Thực trạng kinh tế xã hội

2.1. Về kinh tế

Cơ cấu GDP trên địa bàn năm 2007 giữa các nhóm ngành Nông lâm nghiệp thủy sản – Công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ, lần lượt là 35,6% -34,8%-29,6%. Như vậy ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của tỉnh nhưng đang có xu hướng giảm dần nhường chỗ cho sự phát triển và đóng góp của ngành công nghiệp – xây dựng.



Biểu 02: Mét sè chØ tiªu tæng hîp vÒ ph¸t triÓn kinh tÕ TØnh B¾c Giang 1995 – 2008

H¹ng môc

§¬n vÞ

N¨m 1995

N¨m 2000

N¨m 2005

­íc 2008

1. Tæng s¶n phÈm (theo gi¸ so sanh 1994)

TriÖu ®ång

-

2.642.698

3.944.861

5.197.168

2. C¬ cÊu gi¸ trÞ s¶n phÈm

%

100,0

100,0

100,0

100,0

- N«ng, L©m nghiÖp-Th.sản

%

57,5

49,8

42,1

36,3

- C«ng nghiÖp – X©y dùng

%

14,5

14,7

23,3

30,5

- DÞch vô – Th­¬ng m¹i

%

28,0

35,5

34,6

33,2

3. GDP/ng­êi

TriÖu ®ång

1,59

2,35

4,69

7,82

4. Thu ng©n s¸ch trªn ®Þa bµn

Tû ®ång

-

168,9

806,3

836,9

5. Tæng kim ng¹ch xuÊt khÈu

1000 USD

-

28.993

63.059

168.091

6.Tû lÖ hé nghÌo (theo ch. míi)










30,67

17,78

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang

Theo kết quả thống kê sơ bộ của Cục thống kê Bắc Giang, năm 2008 tăng trưởng kinh tế Bắc Giang đạt 9,1%, kim ngạch xuất khẩu tăng 29,6%. Tuy vậy tăng trưởng khối nông-lâm nghiệp- thuỷ sản chỉ đạt 2,6%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 836,9 tỷ đồng (tăng 8,3%). Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế tiếp tục được quan tâm, đầu tư xây dựng. Lĩnh vực văn hoá - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân vùng bị lũ lụt và một số vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn nhưng đã được các cấp, các ngành tập trung chăm lo nên vẫn cơ bản ổn định, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 17,78%

A-Nông lâm nghiệp, thuỷ sản

Hiện nay, ngành nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản) vẫn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định đời sống nhân dân; Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Bắc Giang: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2001-2005 là 5,0%; giai đoạn 2006-2008 khoảng 2,6-3,5%



Trên địa bàn đã hình thành vùng sản xuất hàng hoá như: Vùng cây ăn quả, lạc, đậu tương và cây thực phẩm; ngày càng xuất hiện nhiều hộ chăn nuôi với quy mô lớn theo phương pháp bán công nghiệp và công nghiệp. Phong trào xây dựng cánh đồng đạt và vượt 50 triệu đồng/ha/năm và hộ thu nhập 50 triệu đồng/năm đã được nông dân tích cực thực hiện, tạo ra một bước đổi mới về tư duy canh tác; giá trị sản xuất bình quân đất nông nghiệp đã tăng từ 19 triệu đồng/ha/năm (năm 2000) lên 26 triệu đồng/ha/năm (năm 2005) và 36 triệu đồng/ha/ năm 2008.

Biu 03: C¬ cÊu ngµnh n«ng – l©m nghiÖp, thuû s¶n tØnh b¾c giang thêi kú 1995 - 2008

H¹ng môc

N¨m 1995

N¨m 2000

N¨m 2005

Năm 2007

¦íc tinh 2008

I. Gi¸ trÞ s¶n xuÊt (triÖu®, gi¸ h.hµnh)

2.005.782

2.650.285

4.435.918

6.346.148

6.525.885

- Ngµnh n«ng nghiÖp

1.818.331

2.430.742

4.166.100

6.033.496

6.196.400

- Ngµnh l©m nghiÖp

129.442

150.926

161.800

176.688

180.575

- Ngµnh thuû s¶n

58.009

68.617

108.018

135.964

148.880

II. C¬ cÊu gi¸ trÞ s¶n xuÊt (%)

100,0

100,0

100,0

100,0

100

- Ngµnh n«ng nghiÖp

90,65

91,72

93,92

95,07

94,95

- Ngµnh l©m nghiÖp

6,45

5,69

3,65

2,78

2,77

- Ngµnh thuû s¶n

2,90

2,59

2,43

2,14

2,28

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang.

Nhìn chung trong 10 năm qua, cơ cấu ngành nông nghiệp (nông nghiệp-lâm nghiệp-thuỷ sản) của tỉnh Bắc Giang chuyển dịch chậm và ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản.



- Ngành Nông nghiệp: Trong cơ cấu ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (95,07%) và chiếm 29,92% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh.

- Ngành Lâm nghiệp:

Giá trị sản xuất lâm nghiệp trong 5 năm qua chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2007 chỉ chiếm 2,78% tổng giá trị sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản và chiếm 0,88% giá trị sản xuất toàn tỉnh. Giá trị sản xuất và tình hình chuyển dịch cơ cấu của ngành lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang được trình bày ở biểu 04.



Giá trị sản xuất lâm nghiệp những năm gần đây tăng trưởng với tốc độ chậm so với các ngành khác (khoảng 2,2%/năm) nên tỷ trọng trong giá trị sản xuất toàn tỉnh có xu hướng giảm dần do giá trị sản xuất các ngành khối công nghiệp dịch vụ tăng với tốc độ mạnh nhờ chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp dịch vụ. Mặt khác những năm vừa qua, chủ trương chung là tăng độ che phủ rừng, đóng cửa rừng tự nhiên nên giá trị khai thác lâm sản bình quân từ năm 2000-2008 thấp hơn so với trước đây. Ngoài ra giá trị sản xuất lâm nghiệp thấp còn do chưa tính đến sản phẩm Vải Thiều trồng trên đất qui hoạch cho lâm nghiệp nhưng giá trị tính cho ngành nông nghiệp.

Biu 04. C¬ cÊu gi¸ trÞ s¶n xuÊt ngµnh l©m nghiÖp TØnh b¾c giang, thêi kú 1995 – 2007

H¹ng môc

N¨m 1995

N¨m 2000

N¨m 2005

N¨m 2006

Năm 2007

I. Gi¸ trÞ s¶n xuÊt

(Gi¸ h.hành, triÖu ®ång)

129.442

150.926

161.800

172.483

176.688

1. Trång vµ nu«i rõng

29.762

57.569

47.844

46.678

40.263

2. Khai th¸c l©m s¶n

97.745

88.382

106.686

117.297

127.120

3. DÞch vô l©m nghiÖp

1.935

4.975

7.270

8.508

9.305

II. C¬ cÊu (%)

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

1. Trång vµ nu«i rõng

22,99

38,14

29,57

27,06

22,79

2. Khai th¸c l©m s¶n

75,51

58,56

65,94

68,01

71,95

3. DÞch vô l©m nghiÖp

1,50

3,30

4,49

4,93

5,27

III- % G.trÞ SX toµn tØnh




2,62

1,15

1,01

0,88

Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.3 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương