BẢn cáo bạch công ty cổ phần chế biến thuỷ SẢn xuất khẩu ngô quyềN



tải về 0.81 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.81 Mb.
#16674
  1   2   3   4   5   6   7
2

BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN

CHẾ BIẾN THUỶ SẢN XUẤT KHẨU NGÔ QUYỀN
(Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5603000043 đăng ký lần đầu ngày 23/03/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 24/05/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Kiên Giang cấp)

NIÊM YẾT CỔ PHIẾU

TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

HÀ NỘI
(Đăng ký niêm yết số: . . ./ĐKNY do Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội cấp

ngày . . . tháng. . . năm . . .)
Bản cáo bạch này và tài liệu bổ sung sẽ được cung cấp tại:


  1. CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THUỶ SẢN XUẤT KHẨU NGÔ QUYỀN

Địa chỉ: 326 – 328 Ngô Quyền, Rạch Giá, Kiên Giang.

Điện thoại: 077.866.228 Fax: 077.924.331




  1. CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN PHÚ GIA

Địa chỉ: 13A Tú Xương, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08.932.2222 Fax: 08.932.1619


Phụ trách công bố thông tin:

Võ Thế Trọng – Kế toán trưởng Công ty cổ phần Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Ngô Quyền

Điện thoại: 077.866.228 Fax: 077.924.331

TRUMG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI CẤP PHÉP NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN CHỈ CÓ NGHĨA LÀ VIỆC NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN ĐÃ THỰC HIỆN THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN MÀ KHÔNG HÀM Ý ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ CỦA CHỨNG KHOÁN. MỌI TUYÊN BỐ TRÁI VỚI ĐIỀU NÀY LÀ BẤT HỢP PHÁP.
936`



CÔNG TY CỔ PHẦN

CHẾ BIẾN THUỶ SẢN XUẤT KHẨU NGÔ QUYỀN

(Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5603000043 đăng ký lần đầu ngày 23/03/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 24/05/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Kiên Giang cấp)


NIÊM YẾT CỔ PHIẾU

TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

HÀ NỘI

Tên cổ phiếu : Cổ phiếu Công ty Cổ phần Chế biến Thuỷ sản Xuất Khẩu Ngô Quyền

Mệnh giá : 10.000 đồng/cổ phiếu

Tổng khối lượng niêm yết : 1.000.000 cổ phiếu

Tổng giá trị niêm yết : 10.000.000.000 đồng

TỔ CHỨC TƯ VẤN:
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN PHÚ GIA

Địa chỉ: 13A, Tú Xương, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84-8) 932.2222

Fax: (84-8) 932.1619


TỔ CHỨC KIỂM TOÁN:
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DTL

Địa chỉ: Lầu 5, Toà nhà Sài Gòn 3, 140 Nguyễn Văn Thủ, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (84-8) 8275026

Fax: (84-8) 8275027





MỤC LỤC






  1. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO

  1. Rủi ro kinh tế

Sự phát triển của ngành thuỷ sản có quan hệ thuận chiều với sự phát triển của nền kinh tế. Do vậy, khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ là một điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển theo. Kinh tế Việt Nam trong những năm qua đều đạt mức tăng trưởng hết sức ấn tượng, bình quân khoảng 8% trong vòng 05 năm qua. Theo các chuyên gia kinh tế thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm tới vẫn sẽ tăng trưởng với mức ổn định là 8%, đặc biệt trong năm vừa qua Việt Nam đạt được nhiều thuận thoả quan trọng mang tầm cỡ quốc tế như việc Việt Nam gia nhập WTO, Mỹ thông qua Quy chế quan hệ bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam, tổ chức thành công sự kiện APEC… Vị thế của Việt Nam được nâng tầm trên trường quốc tế, ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, rủi ro kinh tế trong thời gian tới không phải là điều đáng quan ngại.

  1. Rủi ro pháp luật

Là một công ty cổ phần chuẩn bị niêm yết trên thị trường chứng khoán, nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chịu sự chi phối bởi các văn bản pháp luật về công ty cổ phần, chứng khoán và thị trường chứng khoán, chính sách thuế cũng như các quy định chuyên ngành. Các văn bản này còn đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện và sự thay đổi trong chính sách luôn có thể xảy ra, điều này phần nào sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

  1. Rủi ro tỷ giá hối đoái

Trong cơ cấu doanh thu của công ty, hoạt động xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn khoảng hơn 90% doanh thu thuần, do vậy sự biến động của tỷ giá hối đoái luôn có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty. Trong thời gian qua, đồng Việt Nam luôn có xu hướng giảm giá so với Đô la Mỹ nên hoạt động xuất khẩu có nhiều lợi thế. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu có một sự thay đổi trong chính sách tỷ giá hối đoái hoặc sự biến động bất lợi của tỷ giá ngoại tệ giữa VND và Đô la Mỹ thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty. Song, khả năng này khó có thể xảy ra.

  1. Rủi ro nguyên vật liệu

Nguồn nguyên liệu đầu vào cung cấp cho Công ty tập trung chủ yếu nằm ở vùng biển Kiên Giang. Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi nhưng nếu thời tiết thay đổi theo chiều hướng bất lợi sẽ làm cho sản lượng khai thác giảm sút. Ngoài ra, sự ô nhiễm nguồn nước sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu không tốt sẽ làm cho Công ty phải tốn nhiều chi phí để xử lý. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong thu mua nguyên liệu sẽ làm cho giá cả nguyên liệu biến động mạnh. Những điều này sẽ trực tiếp làm giảm hiệu quả kinh doanh nếu Công ty không có chính sách phản ứng kịp thời.

  1. Rủi ro về thị trường tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là các nước nhập khẩu, do vậy nếu có một sự thay đổi bất thường ở các nước nhập khẩu như biến động chính trị, khủng hoảng kinh tế, chính sách nhập khẩu, thuế hay sự thay đổi về các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, sự áp đặt các hàng rào phi thuế quan ...sẽ tác động rất lớn đến tình hình xuất khẩu của Công ty. Do vậy, Công ty cần phải đa dạng hoá thị trường nhằm để giảm thiểu rủi ro trên.

  1. Rủi ro về các vụ kiện chống bán phá giá

Việt Nam đã gia nhập vào WTO có nghĩa là đang bước vào một “sân chơi lớn” mang tầm cỡ quốc tế. Do vậy, tranh chấp thương mại luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong quá khứ, không chỉ đối với các mặt hàng thuỷ sản như cá tra, cá basa mà còn có các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như các sản phẩm may mặc, dày dép…đều bị các nước nhập khẩu kiện bán phá giá. Nếu điều này xảy ra sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, làm hạn chế năng lực sản xuất, làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty. Do vậy, Công ty cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, kiểm tra đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và phải có những dự trù các chính sách linh hoạt nhằm để đối phó những trường hợp trên xảy ra.

  1. Rủi ro khác

Ngoài các rủi ro trên, Công ty có thể còn phải đối mặt những rủi ro bất khả kháng như: lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, chiến tranh... Nếu điều này xảy ra sẽ gây những tổn hại về tài sản vật chất, con người và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

  1. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH ĐỐI VỚI NỘI DUNG BẢN CÁO BẠCH




    1. Tổ chức niêm yết

Ông Huỳnh Châu Sang Chức vụ: Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc

Ông Nguyễn Ngọc Anh Chức vụ: Phó giám đốc

Ông Võ Thế Trọng Chức vụ: Kế toán trưởng

Ông Trương Lâm Triết Chức vụ: Trưởng Ban kiểm soát

Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong Bản cáo bạch này là phù hợp với thực tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý.


    1. Tổ chức tư vấn

Đại diện theo pháp luật: ông Lê Hồng Sơn Chức vụ: Tổng Giám đốc

Bản cáo bạch này là một phần của hồ sơ xin phép niêm yết do Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Gia tham gia lập trên cơ sở Hợp đồng dịch vụ tư vấn niêm yết chứng khoán với Công ty Cổ phần Chế biến Thuỷ sản Xuất Khẩu Ngô Quyền. Chúng tôi đảm bảo rằng việc phân tích, đánh giá và lựa chọn ngôn từ trên Bản cáo bạch này đã được thực hiện một cách hợp lý và cẩn trọng dựa trên cơ sở các thông tin và số liệu do Công ty Cổ phần Chế biến Thuỷ sản Xuất Khẩu Ngô Quyền cung cấp.




  1. CÁC KHÁI NIỆM

  • Công ty Công ty Cổ phần Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Ngô Quyền

  • NGOPREXCO Công ty Cổ phần Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Ngô Quyền

  • PHUGIASC Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Gia

  • HĐQT Hội Đồng Quản Trị

  • ĐHCĐ Đại Hội Cổ Đông

  • CNĐKKD Chứng nhận đăng ký kinh doanh

  • GTGT Giá trị gia tăng

  • TSCĐ Tài sản cố định

  • TTGDCKHN Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

  • WTO World Trade Organisation – Tổ chức thương mại thế giới

  • XNK Xuất nhập khẩu

  • HACCP Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn




  1. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT

  1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

    1. Lịch sử hình thành

  • Công ty cổ phần chế biến thuỷ sản xuất khẩu Ngô Quyền được thành lập từ ngày 16/02/2005 theo quyết định của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang trên cơ sở chuyển đổi Xí nghiệp Chế biến Thuỷ sản Xuất Khẩu Ngô Quyền trực thuộc Công ty Xuất Nhập Khẩu Thuỷ sản Kiên Giang thành công ty cổ phần.

  • Tiền thân của Công ty là Công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu Ngô Quyền được thành lập ngày 17/07/1975 trực thuộc Sở Thuỷ sản Kiên Giang với chức năng và nhiệm vụ: sản xuất, chế biến thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu.

  • Tháng 10/1996 theo chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, Công ty Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Ngô Quyền được sáp nhập về Công ty Xuất Nhập Khẩu thuỷ sản Kiên Giang (Kisimex) đổi tên thành Xí nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu Ngô Quyền với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, chế biến thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu.

  • Thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ. Xí nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu Ngô Quyền được chuyển đổi thành Công ty cổ phần chế biến thuỷ sản xuất Khẩu Ngô Quyền chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/2005.

  • Ngành nghề kinh doanh: chế biến, bảo quản thuỷ sản và sản phẩm từ thuỷ sản, mua bán cá và thuỷ sản chế biến sản phẩm từ ngũ cốc, xuất nhập khẩu phụ gia, vật tư, máy móc thiết bị phục vụ ngành khai thác chế biến thuỷ sản.

  • Trong quá trình hoạt động, công ty đạt nhiều thành tích quan trọng và được Nhà nước và các cơ quan Bộ, Ngành, chính quyền khen thưởng, cụ thể như sau:

    • Năm 1994: Huân chương lao động hạng III và Bằng khen của Bộ Thuỷ sản.

    • Năm 1999: Cờ thi đua của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh về thành tích là “đơn vị thi đua xuất sắc”.

    • Năm 2002: Huân chương lao động hạng II.

    • Năm 2004: Bằng khen của Bộ Lao động Thương binh Xã hội.

    • Năm 2005 Bằng khen của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang.

    • Từ năm 1997 đến năm 2006: Công ty đạt nhiều danh hiệu đơn vị văn minh: “xanh, sạch, đẹp”.

    • Là đơn vị sản xuất chế biến thuỷ sản xuất khẩu, quản lý chất lượng sản phẩm theo chương trình HACCP. Công ty đã được Cục Quản lý chất lượng An toàn vê sinh thực phẩm và Thú y Thuỷ sản – Bộ Thuỷ sản công nhận: Doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong chế biến thuỷ sản, mã số Code DL 407. Công ty được xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc.

  • Sản phẩm của Công ty có mặt tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Anh, Ý, Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp, Thuỵ Sĩ, Úc.

 

    1. Giới thiệu về Công ty

  • Tên Công ty: Công ty Cổ phần Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Ngô Quyền

  • Tên tiếng Anh: NGOQUYEN PROCESSING EXPORT JOINT STOCK COMPANY

  • Tên viết tắt: NGOPREXCO

    • Biểu tượng:




  • Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng chẵn)

  • Trụ sở chính: 326 Ngô Quyền, Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang

  • Điện thoại: 077.866.228

  • Fax: 077.924.331

  • Email: ngoprexco@vnn.vn

  • Giấy CNĐKKD: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5603000043 đăng ký lần đầu ngày 23/03/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 24/05/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Kiên Giang cấp.

  • Ngành nghề kinh doanh:

    • Chế biến, bảo quản thuỷ sản và sản phẩm từ thuỷ sản

    • Mua bán cá và thuỷ sản.

    • Chế biến sản phẩm từ ngũ cốc.

    • Xuất nhập khẩu phụ gia, vật tư, máy móc thiết bị phục vụ ngành khai thác chế biến thuỷ sản.



  1. Các đơn vị trực thuộc

Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: 73 Tôn Thất Thuyết, Phường 16, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh.

  • Điện thoại: 08.8254517

  • Fax: 08.8254517

  • Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện là giao dịch và tiếp thị.

  • Giấy phép hoạt động số : 4123002853- Ñaêng kyù laàn I ngaøy 19/09/2006 do Sôû KH-ÑT

Thaønh phoá HCM chöùng nhaän.

  1. Cơ cấu tổ chức Công ty

Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm trụ sở chính và một văn phòng đại diện.

  • Trụ sở chính của Công ty toạ lạc tại địa chỉ số 326 Ngô Quyền, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang bao gồm các phòng ban như: văn phòng của Ban giám đốc điều hành, phòng nghiệp vụ, phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật, phân xưởng sản xuất.

  • Văn phòng đại diện là căn nhà thuê tại 73 Tôn Thất Thuyết, Phường 16, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh với nội dung hoạt động chính là giao dịch và tiếp thị.

  1. C
    ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
    ơ cấu bộ máy quản lý của Công ty


  • Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền. Đại hội đồng cổ đông có các quyền hạn sau :

    • Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm;

    • Mức cổ tức thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần phù hợp với Luật Doanh nghiệp và các quyền gắn liền với loại cổ phần đó. Mức cổ tức này không cao

    • hơn mức mà Hội đồng quản trị đề nghị sau khi đã tham khảo ý kiến các cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông;

    • Số lượng thành viên của Hội đồng quản trị;

    • Lựa chọn công ty kiểm toán;

    • Bầu, bãi miễn và thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát và phê chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Giám đốc;

    • Tổng số tiền thù lao của các thành viên Hội đồng quản trị và Báo cáo tiền thù lao của Hội đồng quản trị;

    • Bổ sung và sửa đổi Điều lệ Công ty;

    • Loại cổ phần và số lượng cổ phần mới sẽ được phát hành cho mỗi loại cổ phần, và việc chuyển nhượng cổ phần của thành viên sáng lập trong vòng ba năm đầu tiên kể từ Ngày thành lập;

    • Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi Công ty;

    • Tổ chức lại và giải thể (thanh lý) Công ty và chỉ định người thanh lý;

    • Kiểm tra và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và các cổ đông của Công ty;

    • Quyết định giao dịch bán tài sản Công ty hoặc chi nhánh hoặc giao dịch mua có giá trị từ 50% trở lên tổng giá trị tài sản của Công ty và các chi nhánh của Công ty được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;

    • Công ty mua lại hơn 10% một loại cổ phần phát hành;

    • Việc Giám đốc đồng thời làm Chủ tịch Hội đồng quản trị;

    • Công ty hoặc các chi nhánh của Công ty ký kết hợp đồng với những người được quy định tại Điều 120.1 của Luật Doanh nghiệp với giá trị bằng hoặc lớn hơn 20% tổng giá trị tài sản của Công ty và các chi nhánh của Công ty được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;

    • Các vấn đề khác theo quy định của Điều lệ này và các quy chế khác của Công ty.

  • Hội đồng quản trị: số thành viên Hội đồng quản trị của Công ty gồm 05 thành viên. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền. Hội đồng quản trị có các quyền hạn và trách nhiệm sau:

    • Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm;

    • Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

    • Bổ nhiệm và bãi nhiệm các cán bộ quản lý công ty theo đề nghị của Giám đốc và quyết định mức lương của họ;

    • Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty;

    • Giải quyết các khiếu nại của Công ty đối với cán bộ quản lý cũng như quyết định lựa chọn đại diện của Công ty để giải quyết các vấn đề liên quan tới các thủ tục pháp lý chống lại cán bộ quản lý đó;

    • Đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại;

    • Đề xuất việc phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu và các chứng quyền cho phép người sở hữu mua cổ phiếu theo mức giá định trước;

    • Quyết định giá chào bán trái phiếu, cổ phiếu và các chứng khoán chuyển đổi;

    • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc hay cán bộ quản lý hoặc người đại diện của Công ty khi Hội đồng quản trị cho rằng đó là vì lợi ích tối cao của Công ty. Việc bãi nhiệm nói trên không được trái với các quyền theo hợp đồng của những người bị bãi nhiệm (nếu có);

    • Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; tổ chức việc chi trả cổ tức;

    • Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty.

  • Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền hạn và trách nhiệm sau:

    • Đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của công ty kiểm toán độc lập;

    • Thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán trước khi bắt đầu việc kiểm toán;

    • Xin ý kiến tư vấn chuyên nghiệp độc lập hoặc tư vấn về pháp lý và đảm bảo sự tham gia của những chuyên gia bên ngoài công ty với kinh nghiệm trình độ chuyên môn phù hợp vào công việc của công ty nếu thấy cần thiết;

    • Kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình Hội đồng quản trị;

    • Thảo luận về những vấn đề khó khăn và tồn tại phát hiện từ các kết quả kiểm toán giữa kỳ hoặc cuối kỳ cũng như mọi vấn đề mà kiểm toán viên độc lập muốn bàn bạc;

    • Xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập và ý kiến phản hồi của ban quản lý công ty;

    • Xem xét báo cáo của công ty về các hệ thống kiểm soát nội bộ trước khi Hội đồng quản trị chấp thuận; và

    • Xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của ban quản lý.

  • Ban Giám Đốc: Ban Giám Đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm gồm 02 thành viên. Giám Đốc có nhiệm vụ:

    • Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua;

    • Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất;

    • Kiến nghị số lượng và các loại cán bộ quản lý mà công ty cần thuê để Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm khi cần thiết nhằm áp dụng các hoạt động cũng như các cơ cấu quản lý tốt do Hội đồng quản trị đề xuất, và tư vấn để Hội đồng quản trị quyết định mức lương, thù lao, các lợi ích và các điều khoản khác của hợp đồng lao động của cán bộ quản lý;

    • Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị để quyết định số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của họ;

    • Vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, Giám đốc phải trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp cũng như kế hoạch tài chính năm năm.

    • Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm được Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua;

    • Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của Công ty;

    • Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty (sau đây gọi là bản dự toán) phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty theo kế hoạch kinh doanh. Bản dự toán hàng năm (bao gồm cả bản cân đối kế toán, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến) cho từng năm tài chính sẽ phải được trình để Hội đồng quản trị thông qua và phải bao gồm những thông tin quy định tại các quy chế của Công ty.

    • Thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định của Điều lệ này và các quy chế của Công ty, các nghị quyết của Hội đồng quản trị, hợp đồng lao động của Giám đốc và pháp luật.

  • Các phòng ban nghiệp vụ: các phòng, ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban Giám Đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám Đốc. Công ty hiện có 03 phòng và 01 văn phòng đại diện với chức năng được quy định như sau:

Phòng nghiệp vụ:

    • Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng các quy chế, quy định về quản lý tài chính của Công ty, xây dựng kế hoạch vốn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh và báo cáo tài chính định kỳ theo quy định Nhà nước.

    • Xây dựng và theo dõi thực hiện kế hoạch về đơn giá tiền lương, chi phí chế biến các mặt hàng và giá thành sản phẩm cho từng loại đang sản xuất tại công ty

    • Tham mưu cho Giám đốc trong việc tuyển dụng và bố trí nhân sự cho cán bộ công nhân viên và công nhân lao động, theo dõi thực hiện tốt các chính sách về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và các chế độ chính sách cho người lao động theo quy định của Nhà nước.

    • Xây dựng kiểm tra theo dõi việc thực hiện các chi phí hành chính như văn phòng phẩm, điện nước và điện thoại cơ quan…trên tinh thần triệt để tiết kiệm và chống lãng phí.

Phòng kế hoạch

    • Tham mưu cho Ban Giám đốc công ty trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, quý, tháng và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch.

    • Quản lý vật tư hàng hoá, thành phẩm. Cung ứng nguyên vật liệu, các loại vật tư, bao bì, hoá chất phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

    • Quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của đơn vị.

    • Xây dựng các định mức tiêu hao nguyên liệu vật tư trong chế biến và giám sát việc thực hiện các định mức đó.

    • Xây dựng và hướng dẫn cá quy trình ký thuật chế biến, hướng dẫn kiểm tra việc quản lý chất lượng sản phẩm theo chương trình HACCP tại đơn vị.

Каталог: Resources -> Item
Resources -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Resources -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
Resources -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
Resources -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
Resources -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
Resources -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam
Item -> Siêu tỉ phú Lý Gia Thành: Những dự án bạc tỉ và ngón nghề kinh doanh lão luyện Không ai có thể phủ nhận vai trò của Lý Gia Thành trong việc xây dựng một đế chế hùng mạnh đặt nền móng cho ngành thương mại Hồng Kông và góp phần giúp nơi này hội nhập với thế

tải về 0.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương