Biểu hiệu của ngôi sao có một tầm vóc rất quan trọng trong trình thuật về các vị Đạo Sĩ



tải về 47.46 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích47.46 Kb.
#39272

Biểu hiệu của ngôi sao có một tầm vóc rất quan trọng

trong trình thuật về các vị Đạo Sĩ”
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài Giảng Lễ Hiển Linh 6/1/2009

Anh Chị Em thân mến,


Hiển Linh, “việc tỏ hiện” của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là một mầu nhiệm đa diện. Truyền thống Latinh đồng hóa nó với cuộc các vị Đạo Sĩ viếng thăm Hài Nhi Giêsu ở Bêlem, bởi đó, cắt nghĩa nó trước hết như là một cuộc tỏ mình ra của Đấng Thiên Sai nơi dân Do Thái cho Dân Ngoại. Ngược lại, Truyền Thống Đông phương lại ưu tiên cho thời điểm Chúa Giêsu lãnh nhận Phép Rửa ở Sông Dược Đăng, khi Người tỏ mình ra như là Người Con Duy Nhất của Cha trên trời, được Thánh Linh thánh hiến. Tuy nhiên, Phúc Âm Thánh Gioan cũng mời gọi chúng ta hãy coi Tiệc Cưới ở Cana như là một “cuộc hiển linh”, trong đó, bằng việc biến nước thành rượu, Chúa Giêsu “đã tỏ vinh quang của Người ra; và các môn đệ tin tưởng vào Người” (Jn 2:11). Anh chị em thân mến, chúng ta phải nói thế nào nhất là những vị linh mục Tân Ước chúng tôi hằng ngày là những chứng nhân và thừa tác nhân cho “cuộc hiển linh” của Chúa Giêsu Kitô nơi Thánh Thể? Giáo Hội cử hành tất cả mọi mầu nhiệm của Chúa nơi Bí Tích thánh hảo nhất và khiêm hạ nhất là bí tích Người vừa tỏ ra vừa giấu kín vinh hiển của Người. Bởi vậy, cùng với Thánh Tôma Aquinas, chúng ta hãy thờ lạy nguyện cầu rằng "Adoro te devote, latens Deitas".
Trong năm 2009 này, một năm được đặc biệt giành cho thiên văn học để đánh dấu đệ tứ bách niên biến cố Galileo Galilei quan sát bằng viễn vọng kính, chúng ta không thể nào không lưu ý đặc biệt tới biểu hiệu của ngôi sao có một tầm vóc rất quan trọng trong trình thuật về các vị Đạo Sĩ (cf. Mt 2:1-12). Các Nhà Hiền Triết này thật sự có thể là các chiêm tinh gia. Từ việc quan sát của họ, từ hướng Đông so với đất Palestine, có lẽ ở vùng Mesopotamia, họ đã nhận thấy sự xuất hiện của một ngôi sao mới và cho rằng hiện tượng thiên văn này như là dấu báo về cuộc hạ sinh của một vị vua, nhất là lại hợp với Thánh Kinh về Vị Vua của Dân Do Thái (x Nm 24:17). Các vị Giáo Phụ của Giáo Hội cũng thấy đoạn đặc biệt này được Thánh Mathêu thuật lại như là một thứ “cách mạng” trong vũ trụ, gây ra bởi việc Con Thiên Chúa đi vào trần gian. Chẳng hạn như Thánh Chrysostom viết: “Ngôi sao này, khi nó đậu trên Con Trẻ non trẻ, đã dừng lại tiến trình của mình một lần nữa: chính sự vật thuộc về một quyền lực cao cả hơn là quyền lực thuộc về một ngôi sao bấy giờ ẩn mình đi, rồi lại tỏ mình ra, và đã xuất hiện đứng nguyên một chỗ” (Homily on the Gospel of Matthew, 7, 3). Thánh Grêgôriô Nizianzen đã nói rằng cuộc sinh ra của Chúa Kitô đã cống hiến cho các ngôi sao những quĩ đạo mới (cf. Dogmatic Poems, v, 53-64: PG 37, 428-429). Điều này hiển nhiân là được hiểu theo một ý nghĩa có tính cách biểu hiệu và thần học. Thật vậy, trong khi thần học của dân ngoại thần linh hóa các yếu tố và các quyền lực của vũ trụ thì đức tin Kitô giáo, trong việc làm cho Mạc Khải thánh kinh được nên trọn, đã chiêm ngưỡng một Vị Thiên Chúa duy nhất là Đấng Hóa Công và là Chúa của toàn thể vũ trụ này.
Luật thần linh và phổ quát của việc tạo dựng là tình yêu thần linh, hiện thân nơi Chúa Kitô. Tuy nhiên điều này không được hiểu theo nghĩa thi ca mà là thực sự. Ngoài ra, đó là những gì chính Dante muốn nói tới khi ông, ở câu nói quí báu kết thúc cho màn Paraduso và toàn vở Divina Commedia, diễn tả Thiên Chúa như là “Tìønh Yêu làm di chuyển mặt trời cùng các vì tinh tú” (Paradiso, xxxiii, 145). Điều này có nghĩa là các ngôi sao, các hành tinh và toàn thể vũ trụ không được quản trị bằng một thứ quyền lực mù quáng, chúng không chỉ tuân theo những tác lực của vật chất thôi. Bởi thế, không phải là yếu tố vũ trụ là những gì cần phải được thần linh hóa. Đúng thế, trái lại, trong hết mọi và cũng như trên hết mọi sự có một ý muốn cá thể, có Thần Linh của Thiên Chúa, Đấng ở trong Đức Kitô đã tỏ mình ra như là Tình Yêu (cf. Thông Điệp Spe Salvi, 5). Nếu quả thực là như vậy thì như Thánh Phaolô viết cho giáo đoàn Côlôsê, con người không phải là thành phần nô lệ của “những thần linh cơ lực của vũ trụ này” (cf Col 2:8) mà là tự do, tức là có khả năng liên hệ với quyền tự do sáng tạo của Thiên Chúa. Thiên Chúa là nguồn gốc của tất cả mọi sự và cai quản tất cả mọi sự, không phải như là một thứ máy móc lạnh lùng và vô danh mà là như một Người Cha, Người Chồng, Người Bạn, Người Anh và như Logos, “Trí-Lời” Đấng đã hiệp nhất với xác thịt chết chóc của chúng ta một lần vĩnh viễn và hoàn toàn chia sẻ thân phận của chúng ta, cho thấy quyền lực hết sức sung mãn của ân sủng Người. Như thế, có một quan niệm đặc biệt về vũ trụ nơi Kitô giáo, một quan niệm được diễn tả quí đẹp nhất nơi khoa triết học và khoa thần học trung cổ. Cả trong thời đại của chúng ta nữa, cũng có những dấu hiệu đáng chú ý về một cuộc triển nở mới, nhờ lòng nhiệt thành và niềm tin tưởng của nhiều khoa học gia theo chân của Galileo trong việc không chối bỏ cả lý trí lẫn đức tin; trái lại, họ khai triển cả hai nơi tính cách phong phú hỗ tương cho nhau của chúng.
Quan niệm của Kitô giáo so sánh vũ trụ này như là một “cuốn sách”, như Galileo đã nói như thế khi coi vũ trụ này như là công cuộc của một Tác Giả thể hiện mình nơi “cái hợp tấu” của việc Tạo Dựng. Trong cuộc hợp tấu này, ở một lúc nào đó, xẩy ra những gì có thể gọi theo ngôn ngữ của âm nhạc là “độc diễn”, một đoạn được giành cho riêng một nhạc cụ hay một giọng hát nào đó; và vấn đề rất quan trọng ở đây là tầm vóc quan trọng của toàn thể công cuộc đều lệ thuộc vào nó. Thứ “độc diễn” này là Chúa Giêsu, Đấng được kèm theo bằng một dấu hiệu vương giả, đó là sự xuất hiện của một ngôi sao mới trên bầu trời. Chúa Giêsu được các nhà trước tác Kitô giáo xưa so sánh với một vầng dương mới. Theo kiến thức của thiên văn vật lý học hiện nay, chúng ta cần phải so sánh nó với một ngôi sao thậm chí chiếm vị trí tâm điểm chẳng những của thái dương hệ mà còn của toàn thể vũ trụ được biết tới nữa. Trong cái dự án vừa huyền nhiệm đồng thời cũng vừa thể lý và siêu hình này, một dự án dẫn đến việc xuất hiện của một con người là tột đỉnh cho các yếu tố của việc Tạo Dựng đó là việc Chúa Giêsu đến trong thế gian: “được sinh hạ bởi một người nữ” (Gal 4:4), như Thánh Phaolô viết. Chính Con Người này cô đọng đất Trời, Việc Tạo Dựng và Tạo Hóa, xác thịt và Thần Linh. Người là tâm điểm của vũ trụ và lịch sử, vì nơi Người Vị Tác Giả cùng với công cuộc của Ngài được liên kết lại với nhau không lẫn lộn.
Chúa Giêsu trần thế là tột đỉnh của Việc Tạo Dựng và lịch sử, thế nhưng nơi Chúa Kitô Phục Sinh thì còn hơn thế nữa, ở chỗ, cuộc vượt qua từ sự chết đến sự sống trường sinh là những gì hướng tới chỗ “tái tụ” lại tất cả mọi sự trong Chúa Kitô (cf Eph 1:10). Thật vậy, Thánh Phaolô viết: “tất cả mọi sự được tạo dựng nên nhờ Người và cho Người” (Col 1:16). Và chính nhờ cuộc phục sinh từ trong kẻ chết mà Người đã trở thành “trổi vượt trên tất cả mọi sự” (Col 1:18). Chính Chúa Giêsu khẳng định điều này, khi hiện ra với các môn đệ sau Phục Sinh: “tất cả mọi thẩm quyền trên trời dưới đất đều được ban cho Thày” (Mt 28:18). Nhận thức này là những gì nâng đỡ đường lối của Giáo Hội, Thân Mình của Chúa Kitô, trên các nẻo đường của giòng lịch sử. Không có một bóng tối nào, cho dù đen đến đâu, có thể làm lu mời đi ánh sáng của Chúa Kitô. Đó là lý do tại sao thành phần tín hữu trong Chúa Kitô không bao giờ thiếu vắng niềm hy vọng, thậm chí ở cả ngày nay, trước cuộc khủng hoảng cả thể về xã hội và tài chính đang hành hạ nhân loại, trước tính vị kỷ và kiêu kỳ của con người trong việc đặt mình làm Chúa Tể của mình, một thái độ đôi khi dẫn tới những méo mó nguy hiểm về dự án thần linh liên quan tới sự sống và phẩm giá con người, tới gia đình và việc hòa hợp với Việc Tạo Dựng. Các nỗ lực của chúng ta trong việc giải thoát sự sống con người và thế giới này khỏi những hình thức đầu độc và ô nhiễm là những gì có thể hủy hoại hiện tại và tương lai, vẫn giữ được giá trị và ý nghĩa như tôi ghi nhận trong Thông Điệp Spe Salvi được đề cập tới trên đây, cho dù bề ngoài chúng ta có vẻ thất bại hay dường như bất lực trước những quyền lực hận thù đang làm chủ tình thế, vì “niềm hy vọng cao cả dựa trên những lời hứa hẹn của Thiên Chúa cống hiến cho chúng ta lòng can đảm và hướng dẫn hoạt động của chúng ta trong lúc thuận lợi và bất lợi” (khoản 35).
Vai trò làm Chúa phổ quát của Chúa Kitô được thực thi một cách đặc biệt trên Giáo Hội. Chúng ta đọc trong Thư Êphêsô là Thiên Chúa “đặt tất cả mọi sự dưới chân Chúa Kitô và đặt Người làm đầu trên tất cả mọi sự, vì Giáo Hội là thân mình của Người, là tầm vóc viên mãn của Người, Đấng làm tràn đầy tất cả trong mọi sự” (Eph 1:22-23).
Hiển Linh là việc tỏ mình của Chúa, và như là một phản ảnh, nó cũng là cuộc tỏ mình của Giáo Hội, vì Thân Mình bất khả tách biệt với Đầu. Bài Đọc Thứ Nhất hôm nay, trích từ “Sách Isaia Thứ Ba”, cống hiến cho chúng ta quan điểm chính xác để hiểu thực tại về Giáo Hội như là một mầu nhiệm của ánh sáng phản quang. Ngỏ cùng Giêrusalem, Vị Tiên Tri nói: “Hãy bừng lên, hãy chiếu sáng, vì ánh sáng của người đã tới, / và vinh quang của Chúa đã bừng lên trên ngươi” (Is 60:1). Giáo Hội là nhân loại được chiếu sáng, “được thanh tẩy” trong vinh quang của Thiên Chúa, tức là trong tình yêu của Ngài, trong vẻ đẹp của Ngài, trong phẩm vị của Ngài. Giáo Hội biết rằng nhân tình của mình, với những hạn hẹp và yếu hèn của nó, là những gì đặc biệt cho thấy rõ công việc của Thánh Linh. Giáo Hội không thể hãnh diện gì hết, ngoại trừ trong Chúa. Không phải từ Giáo Hội mà ánh sáng tỏa ra; vinh quang này không phải là của Giáo Hội. Thế nhưng, niềm vui thực sự của Giáo Hội, một niềm vui không ai có thể lấy mất được của Giáo Hội, ở chỗ Giáo Hội là “một dấu hiệu và dụng cụ” của Đấng là “lumen gentium”, ánh sáng muôn dân (cf. Second Vatican Council, Dogmatic Constitution Lumen gentium, n. 1).
Các bạn thân mến, trong Năm Thánh Phaolô, Lễ Hiển Linh mời gọi Giáo Hội, và trong Giáo Hội, hết mọi cộng đồng và hết mọi phần tử thuộc thành phần tín hữu, hãy noi gương bắt chước, như Vị Tông Đồ Dân Ngoại đã làm, việc phục vụ được ngôi sao cống hiến cho các vị Đạo Sĩ Đông phương, khi hướng dẫn họ tới với Chúa Giêsu (cf. St Leo the Great, Disc. 3 for Epiphany, 5: PL 54, 244). Cuộc sống của Thánh Phaolô sau khi hoán cải thế nào, nếu không phải là một “cuộc chạy đua” trong việc mang ánh sáng của Chúa Kitô đến cho các dân tộc, và ngược lại, đưa chư dân về với Chúa Kitô hay sao? Ân sủng của Thiên Chúa đã làm cho Thánh Phaolô trở thành một “ngôi sao” cho Dân Ngoại. Thừa tác vụ của ngài là một gương mẫu và là một phấn khích đối với Giáo Hội trong việc tái nhận thức mình thực sự là truyền giáo và canh tân việc dấn thân loan báo Phúc Âm, nhất là cho những ai chưa biết đến Phúc Âm. Tuy nhiên, khi nhìn vào Thánh Phaolô, chúng ta không thể quên là việc rao giảng của ngài hoàn toàn được nuôi dưỡng bằng Thánh Kinh. Bởi thế, cần phải mạnh mẽ tái khẳng định theo quan điểm của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới mới đây là Giáo Hội và thành phần cá nhân Kitô hữu có thể là ánh sáng dẫn đến với Chúa Kitô chỉ khi nào họ thiết tha và sâu xa nuôi dưỡng bằng Lời Chúa. Chính Lời, chắc chắn không phải là chúng ta, là những gì chiếu soi, thanh tẩy và hoán cải. Chúng ta chỉ là thành phần tôi tớ của Lời sự sống. Đó là cách thức Thánh Phaolô thấy bản thân ngài và thừa tác vụ của ngài như là để phục vụ cho Phúc Âm. Ngài viết: “Tôi làm tất cả vì Phúc Âm” (1Cor 9:23). Giáo Hội, hết mọi cộng đồng giáo hội, hết mọi Giám Mục và hết mọi linh mục cũng cần phải có thể nói rằng: “Tôi làm tất cả vì Phúc Âm”. Anh chị em thân mến, xin cầu cho chúng tôi là những vị Mục Tử của Giáo Hội, để nhờ việc thấm nhiễm Lời Chúa hằng ngày, chúng tôi có thể truyền đạt Lời Chúa cách trung thành cho anh chị em của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cầu cho anh chị em nữa, tất cả mọi tín hữu, vì hết mọi Kitô hữu đều được kêu gọi, qua Phép Rửa và Thêm Sức, loan báo Chúa Kitô là ánh sáng thế gian, bằng lời nói và bằng chứng từ của cuộc sống mình. Xin Trinh Nữ Maria, Ngôi Sao của Việc Truyền Bá Phúc Âm Hóa, giúp chúng ta cùng nhau hoàn thành sứ vụ truyền giáo này, và xin Thánh Phaolô, Vị Tông Đồ Dân Ngoại, chuyển cầu cho chúng ta từ Thiên Đình. Amen.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Tòa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2009/documents/hf_ben-xvi_hom_20090106_epifania_en.html






tải về 47.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương