Biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của người Việt Nam. Điều này đã được chứng minh bằng lịch sử và các tài liệu khoa học



tải về 13.44 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích13.44 Kb.
#51088
biển đảo VN


Biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của người Việt Nam. Điều này đã được chứng minh bằng lịch sử và các tài liệu khoa học. Các tư liệu khoa học và pháp lý được công bố hiện nay, đều thể hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam: bắt ngư dân Việt làm ăn, tấn công các tàu Việt trên vùng biển của chính Việt Nam, ngang ngược xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa.

Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.

vào ngày 7/5/2009, Trung Quốc, với công hàm số CML/17/2009 và CML/18/2009 gửi lên Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc, đã chính thức yêu cầu lưu truyền trong cộng đồng bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò” với 9 đoạn trên Biển Đông, yêu sách không chỉ các đảo, đá mà toàn bộ vùng biển trong đó. Điều này đã cho thấy Trung Quốc muốn “độc chiếm Biển Đông”, biến Biển Đông thành “bàn đạp” để mở rộng yêu sách chủ quyền ra Thái Bình Dương, từ đó góp phần thực hiện “giấc mơ Trung Hoa” và tham vọng “bá chủ toàn cầu”. Nhằm hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò”, Trung Quốc đã sử dụng hàng loạt các chiến lược chiến thuật và tiến hành các hoạt động thực thi trên thực tế trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao, an ninh quốc phòng, thông tin truyền thông cho đến lĩnh vực pháp lý. Các hoạt động này không chỉ làm cho bầu không khí Biển Đông vốn đã “phức tạp” lại càng trở nên “căng thẳng” mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực cho Việt Nam, chẳng hạn: Với tuyên bố: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng nước liền kề, có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và vùng đất dưới đáy biển” . yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã “nuốt trọn” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng nhiều bãi cạn bãi ngầm khác không những xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này mà còn xâm phạm tới các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Với yêu sách “đường lưỡi bò” chiếm 80% diện tích Biển Đông, Trung Quốc đã vây hãm con đường ra biển của Việt Nam, phá vỡ tuyến phòng thủ chiến lược phía Tây Nam của Tổ quốc, gây ra tác động tiêu cực đối với ngành kinh tế biển của Việt Nam, triệt tiêu nguồn sinh kế của hàng triệu ngư dân Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, phá vỡ thế trận an ninh nhân dân của Việt Nam.



Đê bảo vệ chủ quyền biển đảo, thanh niên, học sinh cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa... tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển Đông cũng như nội dung của luật pháp, chế độ pháp lý của các vùng biển theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
tải về 13.44 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương