Bởi vậy, tiếng nói và chữ viết là một trong những yếu tố quyết



tải về 235.04 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu25.10.2017
Kích235.04 Kb.
#33889
  1   2
MỞ ĐẦU

Tiếng nói và chữ viết của mỗi dân tộc là công cụ giao tiếp của dân tộc đó, là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, dân tộc; tiếng nói và chữ viết thuộc về bản sắc của từng dân tộc, là một bộ phận cấu thành của nền văn minh nhân loại, trong đó chữ viết có vai trò đáng kể trong bảo tồn và phát triển ngôn ngữ. Bởi vậy, tiếng nói và chữ viết là một trong những yếu tố quyết định bản sắc của một nhóm hay một tộc người và là một phần vô cùng quan trọng làm phong phú, đa dạng kho tàng di sản văn hoá của nhân loại.

Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; các giá trị văn hóa tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng” là một trong những nhiệm vụ được đặt ra trong nội dung Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; đây cũng là nhiệm vụ quan trọng được xác định tại Quyết định số 2300/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2014 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW 2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Quán triệt các nội dung trên, căn cứ Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; công văn số 2669/UBND-VXNV ngày 21/10/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể giai đoạn 2011 – 2015; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh đã tiến hành kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể loại hình tiếng nói chữ viết của cộng đồng dân tộc Chăm, Khmer trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Mục đích của việc kiểm kê nhằm khảo sát và đánh giá thực trạng của tiếng nói, chữ viết tại các khu vực cư trú của cộng đồng dân tộc Chăm, Khmer trong phạm vi tỉnh Tây Ninh - nơi lưu truyền và tồn tại tiếng nói chữ viết từ nhiều thế kỷ qua; bước đầu tập hợp một cách có hệ thống những dữ liệu cụ thể do cộng đồng cung cấp nhằm đánh giá thực trạng hiện tồn của tiếng nói, chữ viết tại địa bàn nơi có dân tộc Chăm, Khmer sinh sống. Từ đó có kế hoạch đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Tiếng nói và chữ viết dân tộc Chăm, Khmer và đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời tiếp tục triển khai hoạt động kiểm kê nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản tiếng nói chữ viết của cộng đồng dân tộc Chăm, Khmer ở tỉnh Tây Ninh.

NỘI DUNG

I. Khái quát đặc điểm dân tộc Chăm, dân tộc Khmer

1. Dân tộc Chăm

Dân tộc Chăm ngày nay là con cháu của cư dân Champa cổ. Hiện nay dân tộc Chăm cư trú tập trung trong các palei (hoặc puk) thuộc các tỉnh Bình định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang và TP. Hồ Chí Minh; ngoài ra, dân tộc Chăm còn sinh sống ở các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh khác nhưng không nhiều.

Dân tộc Chăm là một trong những cư dân sinh sống lâu đời trên mảnh đất Việt Nam. Về nguồn gốc tộc người, các nhà khoa học đã xếp người Chăm vào tiểu chủng Mongoloid phương Nam, nhóm loại hình Nam Á. Về ngôn ngữ, tiếng Chăm thuộc ngữ hệ Austronesian (Nam đảo), đại chi Malayo-Polynesian, tiểu chi Sundic, nhóm Malayic, nhóm Achinese-Chamic, tiểu nhóm chamic. Do đặc điểm cư trú và bản sắc văn hóa mang tính địa phương, người Chăm ngày nay được phân thành 3 nhóm cộng đồng: Chăm Hroi, Chăm Panduranga và Chăm Nam Bộ, theo đó người Chăm ở Tây Ninh được xếp vào nhóm Chăm Nam Bộ và cư trú tại Tây Ninh vào khoảng thế kỷ XVII (Chăm Nam bộ gồm các tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh)[ 11. tr 35].

Như vậy, người Chăm Tây Ninh là 1 bộ phận của người Chăm ở Nam Bộ. Đây là 1 cộng đồng theo đạo Islam và có đặc thù riêng về những sáng tạo văn hóa vật chất so với người Chăm đồng tộc hiện cư trú ở các tỉnh Nam Trung Bộ. Văn hóa vật chất của người Chăm Tây Ninh (nhà ở, ẩm thực và y phục) có những đặc trưng không hoàn toàn giống với những đặc trưng văn hóa vật chất của các dân tộc khác trong vùng. Trong quá trình phát triển, dân tộc Chăm Tây Ninh khi ứng xử với môi trường đã tạo ra những giá trị vật chất có những điểm ảnh hưởng của ngươi Việt, người Hoa, người Khmer. Mặc dù có sự chi phối bởi những quy định của tôn giáo Islam và điều đó góp phần làm cho văn hóa vật chất của người Chăm Tây Ninh có những đặc thù riêng, không giống các dân tộc khác.



1.1. Dân số và địa bàn cư trú

Địa bàn cư trú của dân tộc Chăm xưa kia trên vùng đất Tây Ninh chủ yếu tập trung ở 3 điểm: xã Thanh Điền (Châu Thành), Trà Vong (Tân Biên), GruTomri-Đông Tác (Thành phố Tây Ninh). Nhưng do những biến đổi lịch sử liên tục diễn ra trên đất Tây Ninh, địa bàn cư trú của dân tộc Chăm cũng có nhiều thay đổi. Làng Chăm ở Thanh Điền không rõ lý do gì và thời gian nào đã bị phá bỏ. Dấu vết còn lại của khu cư trú này giờ đây được nhận diện qua dấu tích của nghĩa địa hiện nằm ở Thanh Thuận (Thanh Điền). Còn Làng Chăm Trà Vong mới bỏ phế từ những năm 40 của thế kỷ XX khi cư dân ở đây phải chạy sang vùng Kompông Chàm để tránh bom đạn của thực dân Pháp. Chỉ có làng Đông Tác (Gru Tomri) được dân tộc Chăm “bám trụ” lâu nhất, từ những ngày còn hoang vu rậm rạp được gọi là “chuồng voi” đến tận khi trở thành một khu phố của Thị xã Tây Ninh (nay là Thành phố Tây Ninh). Hiện nay, đây là một địa bàn có đông dân tộc Chăm sinh sống, là nơi có thánh đường Hồi giáo lớn nhất của cộng đồng người Chăm ở Tây Ninh [ 1.tr 167].

Nhìn chung, dân tộc Chăm sống tụ cư thành những làng, phân bổ xung quanh những thánh đường Islam để thuận tiện cho việc sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng khép kín và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Nếu xét ở cộng đồng nhỏ: làng, xóm, dân tộc Chăm gắn bó với nhau có tính bền vững thông qua các sinh hoạt tôn giáo, quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân… Xét ở cộng đồng lớn hơn (xã, phường) dân tộc Chăm sống hòa đồng, đan xen với các dân tộc khác, có điều kiện tiếp nhận các yếu tố ngôn ngữ khác (chủ yếu là tiếng Việt).

Hiện ở Tây Ninh có khoảng 3.241 người Chăm sinh sống chủ yếu ở một số địa phương như: Phường I, Thành phố Tây Ninh, Bàu Bắc xã Tân Hưng, Suối Dây huyện Tân Châu và Thạnh Bình huyện Tân Biên được thể hiện qua bảng số liệu sau:




Dân số

Thành phố

Tân Biên


Tân Châu

Châu Thành

Trảng Bàng

Số hộ

73

66

529

6

01

Số khẩu

367

291

2545

31

7
[ Số liệu thống kê của Phòng Dân tộc- UBND tỉnh Tây Ninh năm 2011]

1.2. Những nét chính về đời sống kinh tế-xã hội.

Trước năm 1945, dân tộc Chăm ở Tây Ninh sinh sống bằng việc khai thác gỗ, làm rẫy, ruộng và một số ít buôn bán. Trong những nghề đó, việc khai thác gỗ được coi là hoạt động kinh tế quan trọng của dân tộc Chăm lúc bấy giờ. Có thể nói người Chăm ở Tây Ninh có kinh nghiệm rất phong phú về rừng và là những người khai thác gỗ đầy bản lĩnh. Mỗi đợt đi rừng trước kia của họ kéo dài từ 5 đến 6 tháng. Họ tập hợp thành từng đoàn, mang theo trâu, gạo, muối và các vật dụng khác cần dùng cho chuyến đi dài ngày đó. Họ tìm một nơi thuận tiện làm chỗ “tạm trú”. Địa điểm Bàu Bắc ngày xưa từng là nơi dựng lán trại trong các đợt đi rừng của dân tộc Chăm ở Trà Vong và từ đó họ dần dần chọn nơi đây làm điểm cư trú như chúng ta thấy ngày nay. Ban ngày họ đi lấy gỗ, đêm về có thể đi bẫy thú, thổi quốc, ngãn (một loại chim giống đa đa)… Gỗ được cưa thành từng đoạn dài 10 mét. Sau khi đã lấy đủ số lượng, họ cho trâu kéo ra các bờ sông rồi cột ghép gỗ thành bè và thả trôi theo sông đưa xuống Thủ Dầu Một để bán. Hoạt động khai thác gỗ của dân tộc Chăm mới chấm dứt chừng vài năm nay khi việc quản lý rừng được tiến hành một cách triệt để nhằm ngăn chặn nạn tàn phá tài nguyên rừng.



2. Dân tộc Khmer

Dân tộc Khmer là một trong những dân tộc có sự hiện diện từ khá sớm trên vùng đất Tây Ninh xưa. Sự hiện diện của dân tộc Khmer khá sớm trên vùng đất Tây Ninh còn thể hiện ở một số địa danh mà vốn tiếng dân tộc Khmer đã được “Việt hóa” như Khe dol, Lò mo, Trà Vong.. và trong một số truyền thuyết như về núi Bà, núi Cậu, về Hào Thành (Đôn Thuận)…[4. tr 27].



2.1. Dân số và địa bàn cư trú của dân tộc Khmer

Trước đây dân tộc Khmer ở Tây Ninh thường cư trú ở những cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh, nhiều cây cổ thụ cao hàng chục mét, hoặc vùng rừng lá rụng như rừng dầu, khộp hoặc các trảng …Hiện nay, rừng nguyên sinh chỉ còn rất ít ở khu vườn bảo tồn quốc gia như Lò Gò, Xa Mát thuộc huyện Tân Biên. Nhiều năm qua, những cánh rừng già này đã bị khai thác và chuyển đổi thành các đồn điền cao su như ở huyện Tân Châu…hoặc trồng lúa và hoa màu như ở Châu Thành phần lớn là cánh đồng trồng lúa và hoa màu…

Dân tộc Khmer sống tại Tây Ninh hiện có 8.035 người [Số liệu thống kê của Phòng Dân tộc tỉnh], là dân tộc thiểu số có dân số đông nhất trong các thành phần dân tộc thiểu số của tỉnh, tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Hoà Thành và Thành phố Tây Ninh. Đại đa số dân cư sống tập trung quần tụ bên nhau trong các đơn vị ấp.

- Huyện Tân Châu:

+ Tại xã Tân Đông là các ấp: Suối Dầm, Tầm Phô, Kà Ốt;

+ Tại xã Tân Hoà là các ấp Con Trăng, Cây Khế, Trảng Trai, Bà Chiêm.

- Huyện Tân Biên: tại xã Hoà Hiệp là ấp Hoà Đông A.

- Huyện Châu Thành:

+ Tại xã Hoà Thạnh là các ấp Hiệp Phước, Hiệp Thành, Cây Ổi;

+ Tại xã Ninh Điền là ấp Bến Cừ;

+ Tại xã Thành Long là các ấp Thành Nam, Thành Tây và Thành Tân;

+ Tại xã Hoà Hội là ấp Bố Lớn;

+ Tại xã Biên Giới là ấp Bến Cầu.

- Ở Hoà Thành, tại xã Trường Tây có ấp Trường An.

- Ở Thành phố Tây Ninh, tại xã Thạnh Tân có ấp Thạnh Đông với địa danh quen thuộc: Khe Đon.


Dân số

Thành phố

Hòa Thành

Tân

Biên

Tân Châu

Châu Thành

Trảng Bàng

Gò Dầu

Bến Cầu

Số hộ

203

62

292

578

484




4

5

Số khẩu

1055

330

1344

2911

2231

128

15

21


Каталог: Upload -> Document -> 2016
Document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
Document -> CỦa chính phủ SỐ 128/2008/NĐ-cp ngàY 16 tháng 12 NĂM 2008 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2002 VÀ pháp lệnh sửA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu của pháp lệnh xử LÝ VI phạm hành chính năM 2008
2016 -> Ủy ban nhân dân thành phố ĐÀ NẴNG
Document -> THỦ TƯỚng chính phủ –––– Số: 56
Document -> BỘ CÂu hỏi tình huống phục vụ Hội thi tìm hiểu về Luật bhxh, bhyt
Document -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
Document -> BỘ ĐỀ thi đoàn Thanh niên với công tác cải cách hành chính Nhà nước năm 2014
Document -> CHƯƠng 8 iso 9000 I. Giới thiệu chung về BỘ tiêu chuẩN iso 9000
Document -> VĂn phòng luật sư V. L. C

tải về 235.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương