BÀi tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyếT. Kính thưa



tải về 20.09 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.10.2017
Kích20.09 Kb.
#33779
BÀI TUYÊN TRUYỀN

PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

.

Kính thưa: Quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến, được sự nhất trí của lãnh đạo nhà trường. Trong lễ chào cờ hôm nay, tôi xin gửi đến quý thầy cô và các bạn những thông tin về cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết
I . Sôt xuất huyết là gì?

1. Khái niệm :

Là tên thường gọi của bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue.

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch do virus Dengue gây ra.

Bệnh truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn.



2. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có đặc điểm gì?

Muỗi màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng, thường được gọi là muỗi vằn. Đời sống của muỗi vằn liên quan chặt chẽ với hoạt động của con người.



  • Muỗi vằn trú đậu trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và đồ dùng trong nhà.

  • Muỗi vằn hút máu ban ngày mạnh nhất là sáng sớm và chiều tối

  • Muỗi vằn đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước do chính con người làm ra ở rong và xung quanh nhà như bể, chum vại, lọ hoa, bát kê chân chạn, giếng, các đồ vật phế thải như lốp xe cũ, chai lọ vỡ, ống, vỏ dừa,…

Vòng đời của muỗi : Muỗi trưởng thành sinh ra trứng, phát triển thành bọ gậy rồi thành muỗi trong vòng từ 7 đến 10 ngày. Do đó, hoạt động diệt muỗi, bọ gậy cần tiến hành hàng tuần.

II. Bệnh sốt xuất huyết có ở đâu ?

Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam và ven biển miền Trung.

Bệnh xảy ra quanh nằm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa. Và chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi.

III. Tại sao sốt xuất huyết lại nguy hiểm?

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.

Bệnh thường gây dịch lớn làm nhiều người mắc cùng lúc. Gây khó khăn cho việc chăm sóc và chữa trị, giảm sức lao động, làm thiệt hại về kinh tê, xã hội, sức khỏe và có thể tử vong cao, đặc biệt là trẻ em.

1. Làm sao biết người bị sốt xuất huyết?

Khi thấy có các dầu hiệu :



  • Thể bệnh nhẹ : sốt cao đột ngột 39-40 độ kéo dài từ 2-7 ngày liền,khó hạ sốt, đau đầu dữ dội ở vùng trán, đau sau nhãn cầu, có thể có dầu hiệu phát ban, không kèm theo ho, sỗ mũi.

  • Thể nặng hơn bao gồm các dấu hiệu trên và kèm theo : Dấu hiệu xuất huyết chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi ngoài phân đn, đau bụng, buồn nôn, tay chân lạnh, vật vã, hốt hoảng.

2. Làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết?

Đưa người ốm đi khám bệnh ngay, trường hợp nhẹ ( nếu được cán bộ y tế cho phép) có thể chăm sóc tại nhà như sau:



  • Nghỉ ngơi tại nhà. Cho uống nhiều nước, uống dung dịch Oresod, nước trái cây càng tốt.Cho ăn nhẹ : cháo, súp, sữa,..

  • Hạ sốt với Paracetamol, lau mát khi sốt cao.

Theo dõi nếu có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn như li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều cần đưa ngay đến bệnh viện.

3. Tại sao người ta lại mắc sốt xuất huyết?

Do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Thủ phạm truyền virus gây bệnh sốt xuất huyết cho người là 2 loài muỗi vằn có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus trong đó quan trọng là Aedes aegypti.

V. Làm thế nào để phòng bệnh sốt xuất huyết?

Bệnh sốt xuất huyết có thể gây chết người. Cho đến nay, chưa có vắc xin phòng và không có thuốc trị bênh. Vì vậy, muốn phòng bệnh sốt xuất huyết cần diệt muỗi và lăng quăng (bọ gậy) muỗi truyền bệnh.



  1. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi diệt lăng quăng (bọ gậy).

  • Thay nước, thau cọ chum, vại, lu hàng tuần.

  • Bỏ muối (hoặc dầu luyn) vào bát kê chân chạm (bẫy kiến).cho cát ẩm vào lọ hoa, bình bông.

  • Thả cá vào tất cả các vật chứa nước trong nhà như bể, giếng, chum, vại, lu để diệt lăng quăng (bọ gậy ).

  • Thu gom, hủy bỏ đồ phế thải xung quanh nhà như: Lốp xe cũ, chai lọ vỡ, vỏ dừa,…Lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

  1. Phòng chống muỗi đốt.

  • Ngủ trong màn, mùng kể cả ban ngày.

  • Dùng nhang muỗi, bình xịt muỗi.

  • Thoa kem chống muỗi đốt, mặc áo quần dài tay đối với trẻ em

  • Khơi thông cống rãnh bị tắc nghẽn.

  • Dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ.

Diệt lăng quăng (bọ gậy) muỗi vằn là biện pháp đơn giản hiệu quả và dễ thực hiện nhất để phòng bệnh sốt xuất huyết.

Mỗi gia đình hãy giành 10 phút mỗi tuần để diệt bọ gậy muỗi vằn, bảo vệ gia đình mình không bị sốt xuất huyết.

Hạn chế đi đến khu vực có dịch sốt xuất huyết.

Vì sức khỏe của mỗi gia đình và của cộng đồng. Nhà trường kêu gọi tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết với khẩu hiệu không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết”.


TT Gio Linh, ngày 30 tháng 11 năm 2015

DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI LẬP


Ngô Thị Hương Nguyễn Thị Diệu Hiền

         

tải về 20.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương