BÀi tập tại lớp họ VÀ TÊn học sinh : lỚP



tải về 107.64 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích107.64 Kb.
#26504
BÀI TẬP CHƯƠNG HALOGEN
BÀI TẬP TẠI LỚP
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .lỚP : . . . . . . . . . . . . . .
( Học sinh nghiêm túc làm tại lớp, Các câu tự luận làm ra vở bài tập, câu trắc nghiệm yêu cầu khoanh tròn vào đáp án đúng)
[1]. Viết các phương trình phản ứng khi cho NaCl, NaF, NaBr, NaI tác dụng với H2SO4 đặc.

(2HBr + H2SO4 Br2 + SO2 + 2H2O; 8HI + H2SO4 4I2 + H2S + 8H2O).



[2]. Viết các phương trình phản ứng khi cho các halogen tác dụng với nước.

(PT phản ứng như nhau, khả năng phản ứng giảm từ Cl2 đến I2 trường hợp của F2)



[3]. Phản ứng của các halogen với dd kiềm.

(trong môi trường kiềm, các hipohalogenit bị phân hủy theo phản ứng:

3XO- 2X- + XO3-.

Sự phân hủy phụ thuộc vào bản chất của các halogen và nhiệt độ

- ClO- phân hủy chậm ở nhiệt độ thường, nhanh khi đun nóng.

- BrO- phân hủy chậm ở nhiệt độ thấp, nhanh ở nhệt độ thường.

- IO- phân hủy ở tất cả các nhiệt độ.

Vậy quá trình phân hủy tăng khi nhiệt độ tăng, tăng từ clo đến iot.

Cl2 + KOH KCl + KClO + H2O

Cl2 + KOH KCl + KClO3 + H2O

Cl2 + KOH KCl + KClO4 + H2O

Cl2 + KOH KCl + O2 + H2O

Br2 + KOH KBr + KBrO3 + H2O

I2 + KOH KI + KIO3 + H2O).



[4]. Viết các phương trình phản ứng trong các trường hợp sau:

1/ Dùng các pp điều chế Cl2 trong ptn để điều chế Br2, I2. Vì sao không điều chế được F2 bằng cách trên?

2/ Cho luồng khí Cl2 từ từ đi vào dd KI có lẫn KBr có vài giọt hồ tinh bột(nêu hiện tượng xảy ra).

3/ Cho khí Cl2 qua ddNaOH loãng lạnh, ddKOH(t0=700c), ddCa(OH)2 loãng lạnh, Ca(OH)2 khan và CaO.

4/ Phân hủy CaOCl2 bởi CO2 ẩm.

5/ F2 qua ddNaOH 2% lạnh, ddNaOH đặc ở nhiệt độ thường.

(F2 + NaOH OF2 + NaF + H2O)

6/ Cho khí SO2 qua dd nước brom khi vừa hết màu nâu đỏ của dd đó. Sau đó cho tiếp ddBaCl2 vào.

7/ Cho khí H2S qua huyền phù iot thu được dd chứa kết tủa màu vàng nhạt của S.

8/ Cho NH3 + Cl2.

9/ Cho CaOCl2 + ddHCl.

10/ Cho ddKI + O3 + H2O I2 + KOH + O2.



[5]. So sánh:

1/ Tính oxi hoá của các halogen: F2, Cl2, Br2, I2; dùng các tính chất hoá học để chứng minh.

2/ So sánh tính axit của dãy: HF, HCl, HBr, HI. Giải thích?

[6]. Viết các phương trình phản ứng:

1/ 5 loại phản ứng trực tiếp điều chế ra HCl và Cl2?

2/ Cho dd HCl vào: M2(CO3)n, AxOy, Fe3O4.

3/ Cho dd HF vào các chất bột: Cu, Al, CaO, NaOH, SiO2, C, S, AgNO3.

4/ Cho dd HCl vào các chất bột hoặc chất lỏng: Hg, SiO2, P2O5, MnO2, Br2.

5/ Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm KClO3, Ca(ClO3)2, Ca(ClO)2, CaCl2, KCl.

6/ Nung m gam hh KCl và KClO3 với 1 lượng C vừa đủ(không có kk) ta thu được 1 khí duy nhất CO2 và phần rắn KCl. Viết phương trình phản ứng.



[7]. Có một hỗn hợp gồm NaCl và NaBr, trong đó NaBr chiếm 10% về khối lượng. Hoà tan hỗn hợp vào nước rồi cho khí clo lội qua đến dư. Làm bay hơi dung dịch thì thu được muối khan. Hỏi khối lượng hỗn hợp đã thay đổi như thế nào so với ban đầu.

[8]. Dung dịch A chứa NaI và NaBr. Cho Br2 dư vào dung dịch A thu được muối X có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của hai muối ban đầu là a(g). Hoà tan X vào nước được dung dịch B. Sục Cl2 vừa đủ vào B, thu được muối Y có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của muối X là a(g). Xác định % khối lượng các chất trong dung dịch A.

[9]. Cho 250g dung dịch Br2 vào 1 lít dung dịch chứa 59,8g KI. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 45,5g muối. Xác định nồng độ % của dung dịch Br2 và thành phần muối thu được.

[10]. Một hỗn hợp gồm 3 muối NaF, NaCl và NaBr nặng 4,82g. Hoà tan hoàn toàn trong nước được dung dịch A. Sục khí clo dư vào dung dịch A rồi cô cạn hoàn toàn dung dịch sau phản ứng thu được 3,93g muối khan. Lấy 1/2 lượng muối khan này hoà tan vào nước rồi cho sản phẩm phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 4,305g kết tủa. Tính %m các muối trong hỗn hợp ban đầu.



[11]. B-2007. Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là (cho Cl = 35,5; K = 39)

A. 0,24M. B. 0,48M. C. 0,4M. D. 0,2M.



[12]. A-2008. Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 0,16. B. 0,18. C. 0,08. D. 0,23.



[13]. B-2007. Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là (cho Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 87, Ba = 137)

A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Sr và Ba. D. Ca và Sr.



[14]. B-2008. Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là

A. 9,75. B. 8,75. C. 7,80. D. 6,50.



[15]. CD-2009. Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y có tỉ lệ số mol Fe2+ và Fe3+ là 1 : 2. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Cô cạn phần một thu được m1 gam muối khan. Sục khí clo (dư) vào phần hai, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m2 gam muối khan. Biết m2 - m1 = 0,71. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là

A. 240 ml. B. 80 ml. C. 320 ml. D. 160 ml.



[16]. CD-2007. Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng là (Cho H = 1; O = 16; Cl = 35,5;
K = 39)

A. 1M. B. 0,5M. C. 0,75M. D. 0,25M.



[17]. CD-2007. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là (Cho H = 1; Mg = 24; Cl = 35,5; Fe = 56)

A. 11,79%. B. 28,21%. C. 15,76%. D. 24,24%.



[18]. DHB-2010. Hòa tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 ml dung dịch HCl 1,25M, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Hai kim loại trong X là

A. Mg và Sr. B. Be và Mg. C. Mg và Ca. D. Be và Ca.

[19]. Dung dịch HCl thể hiện tính khử khi tác dụng với dãy các chất oxi hóa sau

A. KMnO4, Cl2, CaO, CaOCl2. B. MnO2, KClO3, Fe, Na2CO3.

C. CaOCl2, KMnO4 , MnO2, KClO3. D. K2Cr2O7, KMnO4, Mg, Na2SO3.

[20]. Dung dịch HCl tác dụng được với tất cả các chất trong dãy sau

A. Na2SO3; Al, KMnO4; Fe3O4. B. BaSO4; CuS; Mg; NaOH.

C. KClO3; Al2O3; Cu; CuCl2. D. FeS ; Ag; Fe(OH)3; AgNO3.

[21]. Cho 1,92g hỗn hợp Cu, Zn, Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được 0,672 lít khí (đktc) và dung dịch A. Cho NaOH dư vào dung dịch thì thu được kết tủa B. Đem nung kết tủa B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 0,8g chất rắn C.

a/ Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu



b/ Từ hỗn hợp Cu, Zn, Mg viết ptpư điều chế riêng 3 muối clorua

[22]. Cho 7,8 gam hỗn hợp Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít H2 (đktc). Thành phần % theo khối lượng của Al, Mg lần lượt là:

A. 69,23% và 30,77%

B. 51,92% và 48,08%

C. 38,46% và 61,54%

D. 34,6% và 65,4%

[23]. Cho 16 gam hỗn hợp bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?

A. 33,75 gam

B. 51,5 gam

C. 87 gam

D. kết quả khác

[24]. Cho 44,5 gam hỗn hợp bột Zn và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 22,4 lít khí H2 bay ra (đktc). Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam?

A. 80 gam

B. 97,75 gam

C. 115,5 gam

D. kết quả khác

[25]. Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam một kim loại M hóa trị II bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí (đktc). Điều khẳng định sau đây là đúng?

A. M là Fe; khối lượng muối khan là 9,15 gam

B. M là Si; khối lượng muối khan là 9,15 gam

C. M là Fe; khối lượng muối khan là 12,7 gam

D. M là Si; khối lượng muối khan là 12,7 gam

[26]. Hòa tan 10 gam hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A và 2,24 lít khí bay ra (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

A. 7,55 gam

B. 11,1 gam

C. 12,2 gam

D. 13,55 gam

[27]. Hòa tan 2,24 lít khí HCl (đktc) vào 46,35 gam nước thu được dung dịch HCl có nồng độ là:

A. 7,3%

B. 7,87%

C. 0,1M

D. 2M

[28]. Cho 4,2 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối clorua tạo thành trong dung dịch là:

A. 7,1 gam

B. 7,75 gam

C. 11,3 gam

D. kết quả khác

[29]. Cho 18,4 gam bột Mg và Fe vào dung dịch HCl dư thu được 1 gam H2. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là:

A. 32,6 gam

B. 39,7 gam

C. 53,9 gam

D. 57,1 gam

[30]. Pha trộn 200 ml dung dịch HCl 2M với 300 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch mới có nồng độ mol/l là (thể tích không thay đổi):

A. 1,33 M

B. 1,40 M

C. 1,50 M

D. Đáp án khác

[31]. Hòa tan hoàn toàn kim loại R cần đủ 200 ml dung dịch HCl 0,1M được dung dịch A, cô cạn dung dịch A được 1,36 gam muối clorua. Kim loại R là:

A. Al

B. Fe

C. Zn

D. Ba

[32]. Cho 300 ml dung dịch KCl 1M tác dụng với một dung dịch có hòa tan 42,5 gam AgNO3. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 34,55 gam

B. 35,875 gam

C. 35,975 gam

D. 43,05 gam

[33]. Kim loại R hòa tan hết trong dung dịch HCl được 25,4 gam muối khan. Cũng lượng kim loại trên tác dụng với khí Cl2 dư thu được 32,5 gam muối. Tên kim loại R là:

A. Cu

B. Fe

C. Cr

D. Al

[34]. Cho 26,6 gam hỗn hợp KCl và NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 57,4 gam kết tủa. % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

A. 44% và 56%

B. 50% và 50%

C. 54% và 46%

D. 56% và 44%

[35]. Một kim loại M có hóa trị II tác dụng với clo tạo ra hợp chất X, trong đó clo chiếm 63,964% về khối lượng. Tên kim loại M là:

A. Mg

B. Ca

C. Cu

D. Ba

[36]. Đun nóng 6,125 gam KClO3 với HCl đặc. Biết hiệu suất phản ứng là 85%. Thể tích Cl2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là:

A. 1,12 lít

B. 2,56 lít

C. 2,856 lít

D. 3,36 lít

[37]. Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7,0 gam. Số mol axit HCl đã tham gia phản ứng trên là:

A. 0,8 mol

B. 0,4 mol

C. 0,08 mol

D. 0,04 mol

[38]. Hòa tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp gồm một muối cacbonat của một kim loại hóa trị I và một muối cacbonat của một kim loại hóa trị II trong axit HCl dư thi tạo thành 4,48 lit khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

A. 26,0 gam

B. 22,45 gam

C. 18,9 gam

D. kết quả khác

[39]. Hoà tan 43,71g hỗn hợp 3 muối cacbonat, cacbonat axit và clorua của một kim loại kiềm vào một thể tích dung dịch HCl 10,52% (d=1,05 g/ml) (lấy dư) và thu được dung dịch A và 17,6 g khí B.

Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau:

- Phần 1 cho tác dụng với dung dịch AgNO3 (lấy dư) thu được 68,88g kết tủa trắng.

- Phần 2 phản ứng vừa đủ với 125ml dung dịch KOH 0,8M. Sau khi cô cạn thu được 29,68g hỗn hợp muối khan.

a/ Xác định tên kim loại kiềm.

b/ Tính phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu.

c/ Tính thể tích dung dịch HCl đã lấy

[40]. Cho 8,8g một hỗn hợp 2 kim loại nằm ở 2 chu kì liên tiếp và thuộc phân nhóm chính nhóm II, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hiđro ở đktc. Dựa vào bảng HTTH xét xem 2 kim loại đó là gì.

[41]. Một hỗn hợp X gồm Fe và Al nặng 22g. Cho hỗn hợp X tác dụng với 2 lít dung dịch HCl 0,3M(d =1,05 g/ml).

a/ Chứng tỏ rằng hỗn hợp X không tan hết.

b/ Tính thể tích khí H2 thoát ra ở đktc và khối lượng chất rắn Y không tan.

c/ Tính C% chất tan trong dung dịch Z thu được. Biết 2 kim loại chỉ có 1 kim loại tan.

[42]. Cho 8 gam hỗn hợp Mg và Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 14,6%thu được 4,48 lít H2 (đktc).

a/ Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

b/ Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng.

c/ Tính C% các muối trong dung dịch sau phản ứng.



[43]. m gam hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Mg, Fe, Zn, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl tạo ra 0,065 mol H2. Cũng m gam hỗn hợp X tác dụng với khí clo dư tạo ra (m + 4,97) gam hỗn hợp các muối. (Cho: Fe = 56). Khối lượng Fe có trong m gam hỗn hợp X là

A. 0,56 gam. B. 0,84 gam. C. 4,20 gam. D. 0,28 gam.



[44]. Cho 25,4 gam hỗn hợp bột Al, Mg, Fe tác dụng vừa hết với dung dịch HCl thấy có 1,6 gam khí H2 thoát ra. ( Cho: Fe = 56; Al = 27; Mg = 24, H = 1; Cl = 35,5).Lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là:

A. 82,8 gam. B. 88,2 gam. C. 82,2 gam. D. 53,8 gam.



[45]. Cho hỗn hợp bột hai kim loại Mg, Cu vào cốc đựng dung dịch HCl (vừa đủ) thu được chất khí X, dung dịch chứa muối Y và chất rắn không tan Z. Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. H2, MgCl2, Cu. B. H2, CuCl2, Mg. C. Cl2, MgCl2, Cu. D. H2, CuCl2, MgCl2.



[46]. 9,6 gam bột kim loại M(hóa trị không đổi) hòa tan hết vào 400 ml dung dịch HCl 1M. Khi phản ứng kết thúc thu được 5,376 lít H2 (đktc). (Cho: Al = 27; Ba = 137; Ca = 40; Na = 23; H = 1; Cl = 35,5). Kim loại M là

A. Al. B. Ca. D. Ba. D. Na.



[47]. Chọ 2,4g kim loại X hóa trị II vào 200m dung dịch HCl 0,75M, thấy sau phản ứng vẫn còn một phần kim loại chư­a tan hết. Cũng 2,4g nếu tác dụng với 250ml dung dịch HCl 1M thấy sau phản ứng vẫn còn axit d­ư. Kim loại A là

A. Ca. B. Mg. C. Fe. D.Cu.



[48]. Hoà tan hoàn toàn 1,45 gam hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Fe vào dung dịch HCl d­ư thấy thoát ra 0,896 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Đun cạn dung dịch X ta thu đ­ược m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 4,29. B. 2,87. C. 3,19. D. 3,87.



[49]. Cho 26,8 gam hỗn hợp 2 muối RCO3 , XCO3 tan trong dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được 6,72 lit khí(đktc).Biết R, X là 2 kim loại thuộc cùng 1 phân nhóm A và ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. R, X là

A. Be, Mg. B. Ca, Ba. C. Mg, Ca. D. Ca, Sr.



[50]. Cho 1,03g muối NaX tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được kết tủa, từ kết tủa này có thể điều chế được 1,08g Ag. Xác định công thức của NaX.

[51]. Hoà tan 2,08g một muối halogenua của kim loại hoá trị II vào H2O, sau đó chia làm 2 phần bằng nhau. Một phần cho tác dụng với AgNO3 (dư) thu được 1,435g kết tủa. Một phần cho tác dụng với Na2CO3 (dư) thu được 0,985g kết tủa. Xác định công thức của muối.

[52]. Cho hỗn hợp NaCl và NaBr tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được lượng kết tủa có khối lượng gấp hai lần khối lượng hỗn hợp đầu. Tính % khối lượng của NaCl trong hỗn hợp ban đầu.

[53]. Cho 1,49 gam muối kali halogenua (KX) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân hủy hoàn toàn cho 2,16 gam bạc. X là:

A. Flo

B. Clo

C. Brom

D. Iot

[54]. X và Y là hai nguyên tố halogen ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Để kết tủa hết ion X¯ và Y¯ trong dung dịch chứa 4,4 gam muối natri của chúng cần 150 ml dung dịch AgNO3 0,4M. X, Y là:

A. F, Cl

B. Cl, Br

C. Br, I

D. không xác định được

[55]. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với hỗn hợp gồm 0,1 mol NaF và 0,1 mol NaCl. Khối lượng kết tủa tạo thành là:

A. 10,8 gam

B. 12,7 gam

C. 14,35 gam

D. 27,05 gam

[56]. Cho 26,6 gam hỗn hợp KCl và NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 57,4 gam kết tủa. % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

A. 44% và 56%

B. 50% và 50%

C. 54% và 46%

D. 56% và 44%

[57]. Có 26,6 gam hỗn hợp KCl và NaCl. Hoà tan hỗn hợp vào nước thành 400 gam dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với AgNO3 dư thì thu được 57,4 g kết tủa. Tính C% mỗi muối trong dung dịch A.

[58]. Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX, NaY (X, Y là hai Halogen ở 2 chu kỳ liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thu được 57,34 gam kết tủa. Tìm công thức của NaX, NaY và tính khối lượng mỗi muối.

[59].B-2009. Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là

A. 58,2%. B. 52,8%. C. 41,8%. D. 47,2%.



[60]. A-2009. Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là

A. CaOCl2. B. KMnO4. C. MnO2. D. K2Cr2O7.



[61]. Cho 30 gam KMnO4 (có lẫn tạp chất ) tác dụng với dung dịch HCl dư, toàn bộ khí clo thu được dẫn vào dung dịch KI thì có 66,4 gam KI tan trong nước đã phản ứng. Thành phần phần trăm KMnO4 trong 30 gam ban đầu là

A. 50%. B. 42,13%. C. 75%. D. 45,8%.



[62]. Dẫn hai luồng khí clo đi qua hai dung dịch KOH: dung dich thứ nhất loãng và nguội, dung dịch thứ hai đậm đặc đun nóng 700C. Nếu lượng muối KCl sinh ra trong hai dung dịch bằng nhau thì tỉ lệ thể tích khí clo đi qua dung dịch thứ nhất và dung dịch thứ hai là

A. 1/3. B. 5/3. C. 3/5. D. 2/3.



[63]. Nung nóng nhẹ hỗn hợp hiđro và clo cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối hơi so với H2 là 15. Thành phần của hỗn hợp X gồm:

A. Khí hiđroclorua và clo. B. Khí hiđroclorua và hiđro.

C. Axit clohiđric và khí hiđro. D. Khí hiđro và clo.

[64]. Để điều chế 1,35 kg dung dịch axit flohiđric có nồng độ 38% (hiệu suất phản ứng là 80%). (Cho : Ca = 40 ; F = 19 ; H = 1). Khối lượng CaF2 cần dùng là:

A. 1,15kg. B. 1,18kg. C. 1,25kg D. 1,26kg.



[65]. Cho kali iotua tác dụng với kali pemanganat trong dung dịch H2SO4 người ta thu được 19,32 gam mangan (II) sunfat. (cho NTK của Mn = 55, K = 39, O = 16, S = 32, I = 127 ). Số gam iot tạo thành và khối lượng kali iotua phản ứng lần lượt là

A. 99,60 và 19,05. B. 81,26 và 106,24.

C. 49,80 và 38,10. D. 19,05 và 49,80.

[66]. Cho m gam KMnO4 tác dụng hết với HCl đặc, làm thoát ra V lít khí clo (đo đktc). Đổ thêm nước vào dung dịch tạo thành sau phản ứng thu được 400ml dung dịch A. Chia A thành 2 phần đều nhau.

- Để trung hoà phần I cần sử dụng 150ml dung dịch NaOH 0,2 M.

- Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào phần II tạo thành 8,61 gam kết tủa.

a/ Tính m và V

b/ Tính nồng độ mol/l các chất có trong dung dịch A.

[67]. Đun nóng 6,125 gam KClO3 với HCl đặc. Biết hiệu suất phản ứng là 85%. Thể tích Cl2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là:

A. 1,12 lít

B. 2,56 lít

C. 2,856 lít

D. 3,36 lít

[68]. Gây nổ hỗn hợp gồm 3 khí trong bình kín. Một khí được điều chế bằng cách cho HCl dư tác dụng với 307,68g Mg. Khí thứ 2 điều chế được khi phân hủy hoàn toàn 514,5g KClO3 có MnO2 xúc tác. Khí thứ 3 thu được do HCl dư tác dụng với 19,14g MnO2. Tính C% của chất trong dung dịch làm lạnh sau khi nổ.

[69]. Cho 4,48 lít hỗn hợp X gồm H2 và Cl2 (đktc) vào bình thuỷ tinh lớn, sau khi chiếu sáng, ngừng phản ứng được hỗn hợp Y, trong đó có 30% HCl về thể tích và thể tích Cl2 giảm xuống còn 20% so với lượng ban đầu.

1/ Tính số mol các khí trong hỗn hợp Y.

2/ Cho hỗn hợp Y đi qua 40g dung dịch KOH 14% ở 1000C được dung dịch Z. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch Z.

[70]. Cho 47,85g MnO2 tác dụng với HCl có dư, thu được một chất khí X. Trộn chất khí này với 5,6l H2 (đktc) và dưới tác dụng của ánh sáng thì chúng phản ứng với nhau. Cho hỗn hợp thu được đi qua 500g dung dịch KOH 15% đun nóng. Tính nồng độ phần trăm của mỗi chất trong dung dịch sau phản ứng.

BÀI TẬP VỀ NHÀ

Bài 1: Viết các phương trình phản ứng (nếu có) khi cho dung dịch HCl lần lượt tác dụng với: K2SO4, K2SO3,K2SiO3, K2S, K2CO3. Các chất khí sinh ra có tính oxi hoá-khử như thế nào?.

Bài 2: Hoà tan Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Cho 1 lượng Fe vừa đủ vào dung dịch A thu được dung dịch B.


  • Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch KOH dư thu được dung dịch D và kết tủa E

  • Nung E trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được chất rắn F

  • Thổi một luồng CO qua ống sứ nung nóng chứa F đến dư thu được chất rắn G và khí X

  • Sục khí X vào dung dịch Ba(OH)2 thì thu được kết tủa Y và dung dịch C

  • Lọc bỏ kết tủa Y, đun nóng dung dịch C lại tạo kết tủa Y

Hãy xác định các chất có trong A, C, B, D, E, F, G, X, Y.

Bài 3: Điện phân nóng chảy muối AX (A: là kim loại kiềm, X: là halogen) ta thu được chất rắn A và khí B. Cho A tác dụng với H2O được dung dịch A’ và khí B’. Cho B’ tác dụng với B được khí D. Cho D tác dụng với dung dịch A’ được dung dịch E. Cho một ít quỳ tím vào E. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định màu của quỳ tím trong dung dịch E.

Bài4. Một hỗn hợp gồm 3 muối NaF, NaCl và NaBr nặng 4,82g. Hoà tan hoàn toàn trong nước được dung dịch A. Sục khí clo dư vào dung dịch A rồi cô cạn hoàn toàn dung dịch sau phản ứng thu được 3,93g muối khan. Lấy 1/2 lượng muối khan này hoà tan vào nước rồi cho sản phẩm phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 4,305g kết tủa. Viết phương trình phản ứng và tính %m các muối trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 5. Gây nổ hỗn hợp gồm 3 khí trong bình kín. Một khí được điều chế bằng cách cho HCl dư tác dụng với 307,68g Mg. Khí thứ 2 điều chế được khi phân hủy hoàn toàn 514,5g KClO3 có MnO2 xúc tác. Khí thứ 3 thu được do HCl dư tác dụng với 19,14g MnO2. Tính C% của chất trong dung dịch sau khi nổ.

Bài 6.Cho 50g dung dịch X chứa 1 muối halogen kim loại hoá trị II tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 9,40g kết tủa. Mặt khác, dùng 150g dung dịch X trên phản ứng với dung dịch Na2CO3 dư thì thu được 6,30g kết tủa. Lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, khí thoát ra cho vào 80g dung dịch KOH 14,50%. Sau phản ứng nồng độ dung dịch KOH giảm còn 3,80%. Xác định CTPT của muối halogen trên, tính C% muối trong dung dịch X ban đầu.

Bài 7.

Có một hỗn hợp gồm NaI và NaBr. Hoà tan hỗn hợp này vào nước, cho Br2 dư đi qua dung dịch trên, sau đó cô cạn dung dịch thì thấy khối lượng sản phẩm nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là ag. Hoà tan sản phẩm vào nước rồi cho Cl2 dư đi qua, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thấy khối lượng sản phẩm thu được lần 2 nhỏ hơn khối lượng sản phẩm thu được lần 1 là ag. Xác định phần trăm khối lượng NaBr trong hỗn hợp đầu.



Bài 8.

Cho 47,85g MnO2 tác dụng với HCl có dư, thu được một chất khí X. Trộn chất khí này với 5,6l H2 (đktc) và dưới tác dụng của ánh sáng thì chúng phản ứng với nhau. Cho hỗn hợp thu được đi qua 500g dung dịch KOH 15% đun nóng. Tính nồng độ phần trăm của mỗi chất trong dung dịch sau phản ứng.



Bài phụ: Hòa tan hoàn toàn 1,000 gam một ôxit sắt người ta cần dùng vừa đủ 12ml dung dịch HCl 10%( d= 1,05 g/ml). Xác định công thức phân tử của ôxít sắt trên?

Bài phụ: Hòa tan hoàn toàn một lượng kim loại M hóa trị II trong một lượng vừa đủ dung dịch HCl 7,3% thu được dung dịch muối có nồng độ 12,794%. Tên kim loại M là?

Bài 9.

Hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M hoá trị n có khối lượng là 14,44g. Chia hỗn hợp A thành hai phần bằng nhau: Hoà tan hết phần 1 trong HCl dư thu được 4,256 lít H2. Hoà tan hết phần 2 trong HNO3 thu được 3,584 lít NO duy nhất. Xác định kim loại M và tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.



Bài 10.

Lấy 14,4g hỗn hợp Y gồm bột Fe và FexOy hoà tan hết trong dung dịch HCl 2M thu được 2,24 lít khí ở 2730C và 1atm. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lọc lấy kết tủa,làm khô và nung nóng đến khối lượng không đổi thu được 16g chất rắn.

- Tính % khối lượng các chất trong Y.

- Xác định công thức của oxit.

- Tính thể tích dung dịch HCl tối thiểu để hoà tan hết Y.

Bài 11. Cho 31,84g hỗn hợp gồm NaX và NaY (X và Y là hai Halogen ở hai chu kỳ liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thu được 57,34g kết tủa. Xác định công thức của các muối và tính % theo khối lượng của chúng trong hỗn hợp.

Bài 12.

Một hỗn hợp nặng 2,15g gồm một kim loại kiềm A và một kim loại kiềm thổ B tan hết trong H2O thoát ra 0,448 lít H2đktc và dung dịch C.

- Tính thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hoà một nửa dung dịch C.

- Biết rằng khi thêm H2SO4 dư vào một nửa dung dịch C còn lại thì thu được kết tủa nặng 1,165g.

Xác định các kim loại biết chúng là 2 trong số các kim loại sau:

Li = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24. Ca = 40, Ba = 137.



Bài 13.

Cho 2 kim loại A, B là hai kim loại kiềm thổ. Hoà tan hoàn toàn 15,05g hỗn hợp X gồm hai muối clorua của hai kim loại trên vào nước thu được 100g dung dịch Y. Để kết tủa hết ion Cl- có trong 40ml dung dịch Y bằng dung dịch AgNO3 thì thu được 17,22g kết tủa. Hãy xác định các kim loại, biết tỷ lệ khối lượng nguyên tử của chúng là 5:3.



Bài 14.

Có 2 miếng kim loại A có cùng khối lượng, mỗi miếng tan hoàn toàn trong dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được khí SO2 và H2; trong đó thể tích SO2 bằng 1,5 thể tích H2 (trong cùng điều kiện) và khối lượng muối clorua bằng 63,5% khối lượng muối sunfat. Hãy xác định tên của kim loại A.



Bài 15:

Hòa tan hết 22,4 gam bột Fe trong 500 ml dung dịch HCl 2M cho luồng khí Cl2 qua dung dịch. Đun nóng được dung dịch A. Thêm NaOH dư vào dung dịch A thu được hỗn hợp 2 kết tủa. Nung hỗn hợp này ngoài không khí được chất rắn có khối lượng giảm 15,12% so với lượng kết tủa tạo ra ngay sau phản ứng.



Tính nồng độ mol các chất và nồng độ mol Cl- trong dung dịch A.
Каталог: null -> File van ban
File van ban -> KẾ hoạch năm họC 2014 2015
File van ban -> THÔng tin chung về SÁng kiến tên sáng kiến: Phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi
File van ban -> 1. Mục đích Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường
File van ban -> TRƯỜng thpt cẩm giàng số: 01/kh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File van ban -> HỌp chuyên môn a/ Kiểm diện:Đủ Thành phần
File van ban -> Độc lập Tự do Hạnh phúc
File van ban -> I Đánh giá công tác tháng 10 1 Tư tưởng chính trị
File van ban -> Số: /kh v/v tổ chức kiểm tra định kỳ cuối năm học 2014 2015
File van ban -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giáo dục và ĐÀo tạO
File van ban -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 107.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương