Bài tập lớn môn lịch sử ĐẢng cộng sản việt nam lớP: L08 nhóM: 14



tải về 191.33 Kb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu03.08.2022
Kích191.33 Kb.
#52794
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
Nhóm 14 - chủ đề 3 - L08

2.1.2. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị
Người cho rằng để xây dựng Đảng cộng sản, điều đầu tiên cần quán triệt và chuẩn bị là về tư tưởng. Phải giác ngộ chủ nghĩa yêu nước truyền thống, chủ nghĩa dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Đó là cả quá trình mà Người đã nỗ lực truyền bá tư tưởng về lý luận Mác Lênin vào Việt Nam, từ công nhân đến cả tầng lớp trí thức yêu nước. Người biết rằng, một khi đã thấm nhuần được tư tưởng ấy, hiểu rõ sâu nguồn gốc vấn đề, tư tưởng từng người dân đều thay đổi tích cực thì khi ấy, con đường tiến đến ngày độc lập mới không còn là xa vời. Và sự chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cũng chính là bước đầu, nền móng vững chắc cho sự kiện thành lập Đảng sau này.
2.1.3. Sự chuẩn bị về tổ chức
Để lãnh đạo người dân đứng lên giành độc lập, điều không thể thiếu là một tổ chức đứng đầu. Chỉ khi có người lãnh đạo, có bộ máy , tổ chức vận hành tất cả mọi việc thật tốt thì việc đứng lên đấu tranh mới thực sự mang lại hiệu quả rõ rệt. Sự chuẩn bị lực lượng cán bộ, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên-tổ chức tiền thân của Đảng sau này đã cho thấy được tầm quan trọng của việc có một bộ phận lãnh đạo người dân. Tiếp theo là vấn đề về việc hợp nhất các tổ chức lãnh đạo người dân lại. Việc có nhiều tổ chức dẫn đến không có sự thống nhất chung trên con đường đấu tranh, do vậy sự kiện lịch sử ngày 03/02/1930, ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh dấu bước phát triển mới trên con đường giành lại độc lập của dân tộc ta.
2.2. Vai trò của giai cấp công nhân trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
2.2.1. Khái quát về sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam
Giai cấp công nhân tại Việt Nam xuất hiện muộn hơn so với các nước khác và gắn với quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp vào khoảng những năm cuối của thế kỷ thứ 19. Giai cấp này ra đời cùng với sự hình thành các nhà máy, xí nghiệp, công xưởng, khu đồn điền,…Giai cấp này ra đời tỏng hoàn cảnh khá đặc biệt, thời kì đất nước ở hoàn cảnh nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Đa số công nhân xuất thân từ nông dân, chủ yếu làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền,.. Tuy vậy lực lượng này sớm thể hiện được tư tưởng mới mẻ, tiếp thu nhanh và là giai cấp có năng lực lãnh đạo cách mạng. Và bài thơ truyền miệng khá quen thuộc sau đây đã phản ánh chân thực tình trạng khốn khổ của giai cấp công nhân nước ta thời điểm bây giờ:
Cao su đi dễ khó về,
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo.
Cao su đi dễ khó về,
Khi đi mất vợ, khi về mất con.
Cao su xanh tốt lạ đời,
Mỗi cây bón một xác người công nhân.
Có đi mới biết Mê Kông,
Có đi mới biết thân ông thế này.
Mê Kông chôn xác hàng ngày,
Có đi mới biết bàn tay xu Bào
Dù có tinh thần yêu nước và tham gia các phong trào yêu nước, tuy nhiên giai cấp này có số lượng khá ít và tham gia phong trào còn lẻ tẻ, rời rạc, hòa chung cùng các giai cấp khác.

tải về 191.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương