Bài tập lớn môn lịch sử ĐẢng cộng sản việt nam lớP: L08 nhóM: 14


Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về việc thành lập Đảng Cộng sản



tải về 191.33 Kb.
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu03.08.2022
Kích191.33 Kb.
#52794
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
Nhóm 14 - chủ đề 3 - L08

1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về việc thành lập Đảng Cộng sản
1.2.1. Khái quát về chủ nghĩa Mác –Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết do C.Mác, Ph.Ăngghen sáng lập từ những năm giữa thế kỷ XIX và được V.I.Lênin bổ sung, phát triển hoàn thiện trong điều kiện mới của lịch sử thế giới đầu thế kỷ XX.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống lý luận thống nhất được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản là triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị học Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học; là hệ thống lý luận khoa học thống nhất về mục tiêu, con đường, biện pháp, lực lượng thực hiện sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động, giải phóng con người, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản 

1.2.2
.
Quan điểm của Lênin về các yếu tố thành lập Đảng Cộng sản
Xuất phát từ những luận điểm của Mác và Ăng-ghen về đảng vô sản, Lênin
vĩ đại đã phát triển hoàn chỉnh học thuyết về đảng cộng sản, đảng kiểu mới
của giai cấp vô sản trong thời đại lịch sử mới, thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản, sang chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Lênin đã xây dựng lý luận cơ bản về sự ra đời của đảng cộng sản: đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân; lý luận này phản ánh quá trình phát triển khách quan của xã hội. Muốn cho đảng cộng sản có thể ra đời, cần phải có sự tồn tại của học thuyết Mác - Lênin. học thuyết vĩ đại này xuất hiện trước khi có sự ra đời của đảng cộng sản, và ở bên ngoài phong trào tự phát của công nhân. Tuy nhiên, học thuyết này cũng chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện lịch sử cụ thể Học thuyết Mác là sản phẩm của những điều kiện phát triển nhất định của chủ nghĩa tư bản và của phong trào công nhân.Theo Lênin, phong trào công nhân không thể thắng lợi nếu như không có lý luận cách mạng khoa học “Lý luận này không thể do tưởng tượng mà bịa đặt ra. Lý luận này được hình thành trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm cách mạng và tư tưởng cách mạng của tất cả các nước trên trái đất. Lý luận đó ra đời từ nửa thế kỷ XIX. Học thuyết đã xuất hiện từ cơ sở tư tưởng và khoa học, được vun đắp bởi các nhà đại diện của giới tríthức cách mạng. Theo V. Lênin với Tuyên ngôn của đảng cộng sản, chủnghĩa Mác đã trở thành thế giới quan hoàn chỉnh của giai cấp công nhân.
V. Lênin nhấn mạnh rằng: Chủ nghĩa xã họi khoa học “chỉ có thể trở nên sức mạnh, khi nó trở thành mục tiêu của cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân. Chỉ trong điều kiện này, lý luận cách mạng mới trở nên sức mạnh cải tạo, mới được quán triệt vào đời sống, mới được phát triển sáng tạo và phong phú, trên cơ sở kinh nghiệm đấu tranh mới của giai cấp công nhân và đảng của nó.
Sau khi chủ nghĩa Mác ra đời, dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, tồn tại hai ý thức hệ: ý thức hệ tư sản và ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. “Nếu như bản thân phong trào công nhân không thể nảy nở ý thức hệ độc lập, thì vấn đề được đặt ra là : hoặc ý thức hệ tư sản, hoặc ý thức hệ xã hội chủ nghĩa. Ý thức hệ trung gian không có vì trong xã hội phân chia thành các giai cấp đối lập, nhân loại không hề tạo nên ý thức hệ “thứ ba”, không thể có ý thức hệ ngoài giai cấp hoặc siêu giai cấp. Cho nên mọi sự coi nhẹ ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chỉ làm tăng cường thêm ý thức hệ tư sản. Sức mạnh chủ yếu của phong trào công nhân và của đảng mác xít là sự giác ngộ của quần chúng công nhân. “Nhiệm vụ chúng ta, của những người xã hội, dân chúng phải đấu tranh chống tính tự phát, lôi kéo phong trào công nhân ra khỏi xu hướng tự phát của chủ nghĩa nghiệp đoàn dưới ảnh hưởng của giai cấp tư sản, thu hút họ vào ảnh hưởng của tư tưởng xã hội, dân chủ cách mạng. 
Vì chủ nghĩa xã hội khoa học đại diện cho lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, cho nên khi được giải thích tường tận, công nhân sẽ dễ dàng lĩnh hội học thuyết cách mạng đó. Tuy nhiên, mặc dù giai cấp công nhân tự phát hướng về chủ nghĩa xã hội, ý thức xã hội chủ nghĩa vẫn không thể được tự phát xuất hiện và tự phát trở thành ý thức hệ của gia cấp công nhân. Vì thế, V.Lênin đã dạy rằng: Nhiệm vụ quan trọng của đảng cộng sản là “phải tích cực giáo dục chính trị cho giai cấp công nhân, là phải tăng cường giác ngộ chính trị cho giai cấp công nhân”. Đảng cộng sản, bộ phận tiên phong của giai cấp, nhờ được vũ trang bởi học thuyết mác-xít mới có thể đem ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa đến cho phong trào công nhân, mới là kẻ đại diện cho những quyền lợi cơ bản của giai cấp công nhân. Kết luận này đã được V.Lênin chỉ rõ trong hai luận điểm mật thiết liên hệ với nhau: “Không có lý luận cách mạng, không thể có phong trào cách mạng” và từ đó “chỉ có đảng được vũ trang bằng lý luận tiên phong mới đóng được vai trò là người chiến sĩ tiên phong”.
Đảng cộng sản xuất hiện trên cơ sở phong trào công nhân. Những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội đã tạo ra những nhân tố chủ quân nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩabằng chế độ xã hội mới cao hơn. Nhân tố chủ quan đó trước hết là giai cấp công nhân có giác ngộ và được tổ chức lại, đủ khả nang để lật đổ chế độ tư bản và xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa. V.Lênin viết: “Chính là từ quy luật kinh tế của sự phát triển xã hội hiện đại mà Mác đã rút ra tính tất yếu của sự chuyển biến từ chế độ tư bản chủ nghĩa sang chế độ xã hội chủ nghĩa. Động lực tri thức và tinh thần của sự chuyển biến này, lực lượng vật chất thực hiện sự chuyển biến này, là giai cấp công nhân, giai cấp đã được đào luyện bởi bản thân chủ nghĩa tư bản. Cuộc đấu tranh của vô sản chống lại giai cấp tư sản, với hình thức khác nhau và nội dung phong phú, tất dẫn đến cuộc đấu tranh chính trị, nhằm giành lại chính quyền về tay giai cấp vô sản
Trước khi có sự xuất hiện của đảng cộng sản, ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, phong trào công nhân của chủ nghĩa tư bản, phong trào công nhân còn mang tính chất tự phát. Công nhân tự phát đấu tranh chống lại trật tự tư bản chủ nghĩa tại các công xưởng riêng lẻ. Họ tổ chức bãi công và lập ra các nghiệp đoàn, nhưng phong trào còn rời rạc và chưa có ý nghĩa chính trị độc lập, vì cuộc đấu tranh chưa được chỉ đạo bởi lý luận cách mạng khoa học, chưa được lãnh đạo bởi đảng cộng sản. Phong trào tự phát của công nhân, về nội dung, chưa có ý thức giác ngộ về giai cấp, nó chưa vượt ra ngoài giới hạn của ý thức nghiệp đoàn, mà ý thức nghiệp đoàn thì còn lệ thuộc vào ý
thức hệ tư sản. Vào thời kỳ này, những người có tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn đứng ngoài phong trào công nhân. Họ công kích chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng quan điểm của họ chưa khoa học, họ chỉ là những người có thiện chí, những nhà không tưởng cho nên chưa có tác động thúc đẩy xã hội phát triển. Thậm chí còn mơ ước rằng bản thân các giai cấp thống trị và bóc lột tự nguyện xây dựng xã hội chủ nghĩa. Họ nhìn giai cấp vô sản là vết thương của xã hội và rất lo lắng rằng, công nghiệp càng phát triển thì
giai cấp vô sản càng dông đúc. “Ngược lại với tâm lý hốt hoảng trước sự phát triển thì giai cấp vô sản, Mác và Ăng-ghen đặt tất cả hy vọng của mình vào sự lớn lên không ngừng của giai cấp này. Vô sản càng nhiều, lực lượng của họ như là một giai cấp cách mạng càng mạnh, chủ nghĩa xã hội lại càng gần gũi và càng có thể thực hiện được”. “Chủ nghĩa Mác chính là lý luận của cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản”. Lý luận này, giai cấp công nhân chỉ có thể thực hiện được, nhờ có sự lãnh đạo của đảng cộng sản được vũ trang bằng học thuyết mác-xít khoa học. Giai cấp công nhân là cơ
sở, là nền tảng, là toàn thể; đảng cộng sản là bộ phận tiên tiến nhất của giai cấp công nhân.

tải về 191.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương