BÀi tậP ĐẠi cưƠng hóa học hữu cơ Kiến thức cần nhớ: I. Thành phần nguyên tố


A/ LÝ THUYẾT. I.Khái niệm, phân loại



tải về 1.68 Mb.
trang17/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.68 Mb.
#29527
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

A/ LÝ THUYẾT.

I.Khái niệm, phân loại.


a) Định nghĩa : Ancol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm hiđroxyl (OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử các bon no.

VD: CH3CH2OH CH2=CH-CH2-CH2OH CH2=CH-CH(OH)-CH3

CTTQ: C­nH2n + 2 -2a –b(OH)b (n ≥ 1; a ≥ 0; b ≥ 1; n ≥ a + b) (a là số liên kết π và vòng no).

* Chú ý:-Các trường hợp nhóm OH liên kết với cacbon không no, hợp chất đó kém bền dễ dàng chuyển thành các hợp chất mới bền hơn(trừ phenol).

VD: CH2=CH-OH  CH3CH=O

-Trong hợp chất mỗi cacbon chỉ có thể liên kết tối đa với 1 nhóm OH

VD:



b) Phân loại : Có thể phân loại theo các tiêu chí khác nhau như: phân loại theo số nhóm OH(ancol đơn chức, ancol đa chức); phân loại theo gốc hiđrocacbon(ancol no, ancol không no, ancol thơm); phân loại theo bậc của ancol…

Một số loại ancol tiêu biểu:

* Ancol no đơn chức mạch hở: CnH2n + 1OH (CnH2n + 2O) n ≥ 1.

VD: CH3OH, CH3CH2OH

* Ancol no mạch vòng, đơn chức

VD



* Ancol không no, đơn chức, mạch hở:

Ancol không no có một liên kết đôi, mạch hở, đơn chức: CnH2n -1OH (CnH2nO) n ≥ 3.

VD: Thí dụ : CH2=CH–CH2-OH.

* Ancol thơm, đơn chức.



VD:



* Ancol no đa chức.

VD:



* Ancol bậc I, bậc II, bậc III.



2. Đồng phân, danh pháp

a) Đồng phân :

+ Đồng phân cùng chức: Các ancol no, đơn chức, mạch hở có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức –OH (bắt đầu từ C3)



+ Đồng phân khác nhóm chức: Ancol và ete là các đồng phân khác nhóm chức (bắt đầu từ C2)

CH3CH2OH CH3OCH3

b) Danh pháp :


  • Tên thông thường

  • Danh pháp gốc – chức : Ancol + tên gốc hiđrocacbon + ic

Thí dụ :

C2H5OH (ancol etylic). (CnH2n + 1OH -Ancol ankylic)

CH2=CH–CH2-OH Ancol anlylic


Ancol benzylic






Glixerol


Ancol isopropylic





Etilen glicol


Ancol tert-butylic









  • Tên hệ thống (tên thay thế ) : Tên hiđrocacbon tương ứng – số chỉ vị trí nhóm OH-ol.

Chú ý :

+) mạch chính là mạch cacbon dài nhất có chứa nhóm –OH.

+) số chỉ vị trí được bắt đầu từ phía gần nhóm –OH hơn.

C2H5OH etanol. (CnH2n + 1OH -Ankanol)

CH2=CH–CH2-OH Prop-2-en-1-ol




Ancol benzylic






Propan-1,2,3-triol



Propan-2-ol



Etan-1,2-điol


2-metylpropan-2-ol









Thí dụ : ứng với công thức phân tử C4H10O ta có các đồng phân ancol sau :

Butan-1-ol 2-metylpropan-1-ol



Butan-2-ol 2-metylpropan-2-ol



3. Tính chất vật lí.

Các phân tử ancol có khả năng tạo liên kết hiđro liên phân tử và với nước.



  • Do có liên kết hiđro giữa các phân tử nên ancol có nhiệt độ sôi cao hơn những chất có cùng phân tử khối nhưng không có liên kết hiđro(như hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, anđehit, xeton, ete, este).

C2H6 < C2H5F < C2H5Cl < C2H5Br < C2H5I < C2H5OH

CH3CHO, CH3COCH3, HCOOCH3, CH3OCH3 < C2H5OH



  • Nhiệt độ sôi của các ancol tăng khi khối lượng phân tử tăng,

CH3OH < C2H5OH < C3H7OH < C4H9OH

  • Mặt khác nhiệt độ sôi lại giảm khi tăng mức độ phân nhánh của mạch hay tăng bậc của ancol.

CH3CH2CH2CH2OH > CH3CH2CH(OH)CH3 > (CH3)3C-OH

  • Do có liên kết hiđro với nước nên các ancol đầu dãy tan vô hạn trong nước. Độ tan của các ancol vào nước giảm khi mạch C tăng do tăng phần đuôi không phân cực.

4. Tính chất hoá học

a) Phản ứng thế H của nhóm –OH

  • Tính chất chung của ancol : các ancol dễ dàng tham gia phản ứng với kim loại kiềm (thể hiện tính axit):

2R-OH + 2Na  2R-ONa + H2

Thí dụ : 2CH3-CH2-OH + 2Na  2CH3-CH2-ONa + H2



  • Phản ứng đặc trưng của glixerol : tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch có màu xanh lam đặc trưng.

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

đồng(II) glixerat (xanh lam)



Phản ứng này được dùng để phân biệt ancol đa chức có các nhóm –OH cạnh nhau trong phân tử với các ancol khác.

  • Tác dụng với axit hữu cơ-phản ứng este hoá este có xúc tác axit

C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O

b) Phản ứng thế nhóm –OH

  • Phản ứng với axit vô cơ đậm đặc:

Thí dụ : C2H5-OH + HBr C2H5-Br + H2O

Phản ứng này chứng tỏ phân tử ancol có nhóm –OH.

  • Phản ứng với ancol :

Thí dụ : C2H5-OH + HO–C2H5 C2H5-O-C2H5 + H2O

đietyl ete (ete etylic)



c) Phản ứng tách nước

  • Khi đun ancol no, đơn chức, mạch hở (trừ metanol) có thể bị tách nước tạo thành anken.

CnH2n+1OH CnH2n + H2O

Thí dụ :



d) Phản ứng oxi hóa

  • Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

-Ancol bậc I bị oxi hóa thành anđehit :

Thí dụ : CH3-CH2-OH + CuO CH3-CHO + Cu + H2O

-Ancol bậc II bị oxi hóa thành xeton :

Thí dụ : CH3-CH(OH)-CH3 + CuO CH3-CO-CH3 + Cu + H2O

-Ancol bậc III khó bị oxi hoá.


  • Phản ứng oxi hóa hoàn toàn



Chú ý : Ancol no (đơn chức hoặc đa chức), mạch hở.



5. Điều chế

a) Điều chế etanol

  • Phương pháp tổng hợp :

  • Phương pháp sinh hoá :

b) Điều chế glixerol



III. Phenol

1. Định nghĩa, phân loại

a) Định nghĩa : Phenol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen.

b) Phân loại : Dựa vào số lượng nhóm –OH trong phân tử, phenol được chia thành :

  • Phenol đơn chức : Phân tử chỉ có 1 nhóm –OH phenol. Thí dụ : C6H5OH.

  • Phenol đa chức : Phân tử có hai hay nhiều nhóm –OH phenol.

Thí dụ : C6H4(OH)2.

2. Phenol

a) Tính chất vật lí : Ở điều kiện thường, phenol là chất rắn không màu, nóng chảy ở 430C. Phenol rất ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng và etanol.

b) Tính chất hóa học : Phenol có phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH tương tự ancol và có tính chất của vòng benzen.

  • Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH

-Tác dụng với kim loại kiềm : 2C6H5OH + 2Na 2C6H5ONa + H2

-Tác dụng với dung dịch bazơ : C6H5OH + NaOH C6H5ONa + H2O

Phản ứng này được dùng để chứng minh phenol có tính axit mạnh hơn ancol.

Chú ý : Phenol có tính axit rất yếu, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.


  • Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen



Nhận xét :

Ảnh hưởng của vòng benzen đến nhóm –OH và ảnh hưởng của nhóm –OH đến vòng benzen được gọi là ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử.

c) Điều chế :


B/ BÀI TẬP TỰ LUẬN.

1. TÍNH CHẤT ANCOL.


Bài 1: Gọi tên thông thường, tên quốc tế và cho biết bậc của các ancol sau:

a. CH3CH2CH2CH2OH

b. CH3CH(CH3)CH2OH

c. CH3[CH2]3CH2OH

d. CH2=CHCH(OH)CH3



e. CH3CH(OH)CH2CH3

f. (CH3)3COH

g. (CH3)2CHCH2CH2OH

h. CH2=CHCH2OH



Bài 2: Viết công thức cấu tạo các ancol sau:

a. Ancol etylic

b. Ancol propylic

c. Ancol iso-propylic

d. Ancol amylic




e. Ancol iso-amylic

f. 2,2-đimetylpropan-1-ol

g. Xiclohexanol

h. Xiclohex-2-en-1-ol



i. Propan-1,2-điol

j. Propan-1,3-điol

k. Ancol n-butylic

l. Ancol iso-butylic




m. 2-metylhexan-3-ol

n. But-3-en-1-ol

p. Etan-1,2-điol

q. Propan-1,2,3-triol



Bài 3: Viết công thức cấu tạo các ancol đồng phân có công thức phân tử C6H14O và rút ra phương pháp viết đồng phân sao cho không thừa, không thiếu.

Bài 4 : Viết công thức cấu tạo và gọi tên tất cả các đồng phân ứng với công thức phân tử C5H12O.

Bài 5 : Viết công thức cấu tạo và gọi tên tất cả các đồng phân ancol mạch hở ứng với công thức phân tử C5H10O2.

Bài 6: Sắp xếp các chất sau đây theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi và giải thích: CH3OH, CH3OCH3, C2H5OH, C2H5OC2H5.

Bài 7: Trong các chất sau đây, chất nào tan trong nước tốt hơn? Vì sao?

a. C4H9OH và C2H5OC2H5. b. CH3COOC2H5 C4H9OH.



Bài 8: Cho propilen tác dụng với HCl được hợp chất A. Thuỷ phân A với xúc tác kiềm thì thu được hợp chất B. Đun nóng B với H2SO4 đặc ở 140 0C thu được C. Viết sơ đồ phản ứng biểu diễn quá trình trên và gọi tên các chất A, B, C.

Bài 9: a. Viết công thức biểu diễn liên kết hiđro giữa các phân tử phenol và giữa phân tử phenol với phân tử nước.

b. So sánh điểm sôi, điểm chảy và độ tan trong nước của ancol etylic với phenol.



Bài 10: Viết công thức cấu tạo các đồng phân hợp chất thơm ứng với CTPT C8H10O và viết phương trình phản ứng của các hợp chất đó nếu có với Na, dung dịch NaOH.

Bài 11: Hợp chất A có công thức phân tử C7H8O, không phản ứng với NaOH, không phản ứng với Na, phản ứng với nước brom cho hai chất có công thức phân tử C7H7OBr (B và C). Viết PTPƯ và xác định CTCT A, B, C.

Bài 12: Viết phương trình phản ứng của các chất sau: C6H5OH, C6H5CH2OH, C2H5OH, p-HO-C6H4CH2OH với Na, dung dịch NaOH, dung dịch Br2.

Bài 13: Hãy nhận biết các chất cho trong các nhóm sau đây bằng phương pháp hoá học:

a. Toluen, phenol, ancol etylic, axit axetic b. Stiren, etylbenzen, 2-phenyletanol, 2-etylphenol.



Bài 14: 1-Từ mêtan, viết sơ đồ điều chế các ancol sau : metanol, propan-1-ol, propan-2-ol, Butan-1-ol, etilen glicol, Glixerol, butan-1,4-điol, propan-1,2-điol.

2-Phân biệt: Glixerol, propan-2-ol, propan-1,3-điol.



Bài 15: Cho các ancol: propylic (A) , iso-propylic (B) và Glixerol (C)

1-Từ A điều chế B và ngược lại . 2-Từ A hoặc B điều chế C.



Bài 16: Từ butan-1-ol và các chất vô cơ cần thiết khác hãy viết các phương trình phản ứng điều chế metyl etyl ete.

Bài 17: Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hoá sau (ghi rõ điều kiện nếu có):

D

Biết E là một ancol bậc 3 có công thức phân tử là C5H12O.



Bài 18: Chia m gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng của ancol metylic thành hai phần bằng nhau:

Phần I: Bị đốt cháy hoàn toàn thu được 2,24 lít CO2 (đktc).

Phần II: Bị tách nước hoàn toàn thu được hỗn hợp hai anken.Tính khối lượng nước khi thu được đốt khi đốt cháy hết hai anken này.

(Đáp số: m nước = 1,8 gam.)


2. XÁC ĐỊNH 1 RUỢU.


Bài 19: 1- Ancol A có công thức đơn giản nhất là C3H8O. Biện luận tìm CTPT của A.

2-Một ancol no, đa chức có công thức nguyên là (C­2H5O)n. Tìm CTPT của ancol. (C3H8O và C4H10O2)



Bài 20: Có 5 chất chỉ chứa một loại chức ancol có công thức C3H 8On. Tìm CTCT của 5 ancol đó. (n = 1-3)

Bài 21: Đem đốt cháy toàn 7,4 gam một ancol A thu được 0,4 mol CO2 và 0,5 mol H2O.Tìm CTPT của A và CTCT của A, biết rằng khi tiến hành tách nước của A thu được 2 anken đồng phân về vị trí liên kết đôi. (C4H10O)

Bài 22: A, B, C là các ancol no, mạch hở.

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol A cần 3,5 mol O2.

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol B cần 2,5 mol O2.

C có khối lượng phân tử bằng 92 đv.C. Cho 2,3 gam C tác dụng hết với K thu được 0,0375 mol H2.

Hãy xác định công thức phân tử của A, B, C. (C3H8O3; C2H6O2; C3H8O3)

Bài 23: Cho một ancol A mạch hở, có thể no hay chứa một nối đôi có CTPT là CxH10O. Lấy 0,02 mol CH3OH và 0,01 mol A đem trộn với 0,1 mol O2 rồi đốt cháy hoàn toàn hai ancol. Sau phản ứng thấy có O2 dư. Xác định CTCT của A. (C4H10O)

Bài 24: Một ancol no đa chức A có chứa x nguyên tử C và y nhóm OH trong phân tử. Cho 7,6 gam ancol trên phản ứng với lượng dư natri thu được 2,24 lít khí (đktc).

a, Lập biểu thức liên hệ giữa x và y.

b, Cho x = y + 1. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo A. (Đáp số: C3H6(OH)2)

Bài 25: Hỗn hợp A chứa glyxerin và một ancol no đơn chức mạch hở. Cho 20,3 gam A tác dụng với Na dư thu được 5,04 lít H2 (đktc). Mặt khác 8,12 gam A hoà tan vừa hết 1,96 gam Cu(OH)2. Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, và thành phần % khối lượng của ancol trong hỗn hợp A. (Đáp số: C4H9OH = 54,68%).

Bài 26: Đốt cháy hoàn toàn ancol no A đơn chức thu được số mol nước bằng số mol oxi đem đốt. Xác định công thức phân tử của A. Cho 12,72 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH và A tác dụng trong môi trường H2SO4 thu được hỗn hợp Y chứa 8,448 gam este. Nếu hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH 1M thì cần 120 ml. Tính hiệu suất phản ứng este hoá. (Đáp số: A: C2H5OH, 80%)

Bài 27: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp 3 ancol đơn chức gồm: metanol, propanol-1 và ancol không no chứa một nối đôi A thì thu được 7,04 gam CO2 và 4,32 gam H2O. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên ancol A. (Đáp số: C3H5OH)

Bài 28: Cho m gam hỗn hợp gồm C2H5OH, C3H7OH và một ancol đơn chức không no có một nối đôi. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na vừa đủ thu được 2,24 lít H2(đktc). Phần 2 đốt cháy hoàn toàn thì thu được 15,232 lít CO2(đktc) và 14,04 gam H2O. Xác định công thức cấu tạo của ancol chưa biết và tính % khối lượng mỗi ancol có trong hỗn hợp.

(C2H5OH : C3H7OH : C4H7OH = 7,12:37,15:55,73%)



Bài 29: Hỗn hợp A gồm 0,1 mol etylenglicol và 0,2 mol chất X. Để đốt cháy hết hỗn hợp A cần 21,28 lít O2 (đktc) và thu được 35,2 gam CO2 và 19,8 gam H2O. Nếu cho hỗn hợp A tác dụng hết với Na thu được 8,96 lít H2 (đktc). Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên X. (C3H8O3)

Bài 30: B là một ancol có chứa một liên kết đôi trong phân tử, khối lượng phân tử của B nhỏ hơn 60 đvC.

a-Xác định công thức phân tử của B.

b-Viết công thức cấu tạo, các đồng phân mạch hở có thể có của B và trình bày cách phân biệt các đồng phân bằng phương pháp hoá học.

(B: C3H5OH)



Bài 31: Có một hợp chất hữu cơ đơn chức Y, đốt cháy Y ta chỉ thu được CO2 và H2O với số mol như nhau và số mol oxi tiêu tốn gấp 4 lần số mol của Y. Xác định CTPT, CTCT mạch hở của Y. Biết rằng : Y làm mất màu nước brom và khi hợp hiđro thì thu được ancol đơn chức, còn khi phản ứng với dung dịch KMnO4 thu được ancol đa chức. Viết các PTPƯ xảy ra (ghi rõ điều kiện). (Y: C3H5OH)

3. XÁC ĐỊNH NHIỀU ANCOL.


Bài 32: Cho 11 gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Mặt khác cũng lấy 11 gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức trên đốt cháy hoàn toàn tạo ra V lít khí CO2 và m gam H2O.

a, Tính V và m.

b, Tìm công thức phân tử của hai ancol và thành phần % theo khối lượng của mỗi ancol trong hỗn hợp.

(Đáp số: a: V = 8,92 lít, m = 12,6 gam;b: 41,82% và 38,18%)



Bài 33: Cho 16,6 gam hỗn hợp hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của metanol phản ứng với Na dư thì thu được 3,36 lít hiđro (đktc). Xác định công thức cấu tạo và thành phần % của hai ancol trong hỗn hợp đó. (C2H5OH và C3H7OH; 25% và 75%)

Bài 34: Đốt cháy hoàn toàn 2 ancol đơn chức, đồng đẳng kế tiếp thu được CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích 7:10.

1 –Chứng minh hỗn hợp chứa 2 ancol no.

2 –Tìm công thức phân tử của 2 ancol. (C2H5OH và C3H7OH)

Bài 35: Chia hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, hơn kém nhau không quá 2 nguyên tử cacbon thành hai phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 0,0125 mol H2. Phần 2 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 0,035 mol CO2 và 0,055 mol H2O. Hãy xác định công thức cấu tạo và % khối lượng mỗi ancol trong hỗn hợp X.

Bài 36: Cho 3,39 gam hỗn hợp A gồm 2 ancol no đơn chức tác dụng với Na dư sinh ra 0,672lít H2 (đktc)


  1. Tính thể tích CO2 và H2O sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên. Tính thể tích oxi cần thiết cho phản ứng cháy ở đktc.

  2. Đun nóng A với H2SO4 đặc ở 1400C. Tính khối lượng ete sinh ra và xác định khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp ete đó.

c) Xác định CTPT và khối lượng của mỗi ancol, nếu chúng là đồng đẳng liên tiếp.

(a: 3,696 lít CO2 và 4,05g H2O, 5,544 lít O2; b: mete = 2,85g; c: C2H5OH-0,9g; C3H7OH-2,49g)



Bài 37: A và B là hai ancol đơn chức có cùng số nguyên tử cacbon trong đó A là ancol no, B là ancol không no có một nối đôi. Hỗn hợp X gồm 3 gam A và 2,9 gam B. Cho hỗn hợp X tác dụng với Na dư sinh ra 0,05mol H2. Xác định A, B. (C3H8O và C3H6O)

Bài 38: A, B, C là 3 ancol đơn chức, mạch hở; trong đó A, B là hai ancol no, A có khối lượng phân tử nhiều B là 28 đvC; C là ancol không no, một nối đôi. Để đốt cháy hết một lượng hỗn hợp 3 ancol trên cần 0,23 mol O2, thu được 0,16 mol CO2 và 0,24 mol H2O. Hãy xác định công thức cấu tạo của A, B, C. (CH4O, C3H8O, C3H6O)

Bài 39: Cho m gam hỗn hợp gồm 3 ancol đơn chức A, B, C. Trong đó A và B là các đồng đẳng kế tiếp, C là ancol không no có 1 nối đôi. Chia hỗn hợp thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na vừa đủ thu được 5,6 lít H2(đktc). Phần 2 là mất màu vừa đủ dung dịch có chứa 16 gam brôm. Đốt cháy hoàn toàn phần 3 thì thu được 17,92 lít CO2(đktc). Xác định CTCT của 3 ancol và nhận biết 3 ancol đó riêng biệt bằng phương pháp hoá học. (CH4O, C2H6O và C3H6O)

Bài 40:

Thí nghiệm 1: Trộn 0,015 mol ancol no A với 0,02 mol ancol no B rồi cho hỗn hợp tác dụng với Na dư thu được 1,008 lít H2(đktc).

Thí nghiệm 2: Trộn 0,02 mol ancol A với 0,015 mol ancol B rồi cho hỗn hợp tác dụng hết với Na được 0,9952 lít khí H2 (đktc).

Thí nghiệm 3: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp ancol như trong thí nghiệm 1 rồi cho tất cả sản phẩm cháy đi qua bình đựng CaO mới nung, dư thấy khối lượng bình tăng thêm 6,21 gam.

  1. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên các ancol .

  2. Cho một lượng hỗn hợp ancol như ở thí nghiệm 2 tham gia phản ứng este hoá với 6 gam axit axetic. Tính khối lượng mỗi este thu được giả sử phản ứng este hoá có hiệu suất là 100%. (Đáp số: a: etilenglicol và glixerol; b: 2,92 gam và 3,27 gam.)

Ancol  Ete


Bài 41: Đun nóng một hỗn hợp gồm 2 ancol no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 140o C thu được 21,6 gam H2O và 72gam hỗn hợp 3 ête có số mol bằng nhau. Tìm CTPT các ancol, biết hiệu suất các phản ứng bằng 100 và khi tách nước của hỗn hợp 2 ancol này ở 1800C có xúc tác H2SO4 đặc thì chỉ thu được 1 olefin. (C3H8O)

Bài 42: Đun nóng hỗn hợp hai ancol mạch hở với H2SO4 đặc được hỗn hợp các ete. Lấy X là một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn ta có tỉ lệ về số mol của các chất như sau: X : O2 : CO2 : H2O = 0,25 : 1,375 : 1 : 1

Mặt khác khi cho axit A là đồng đẳng của axit oxalic tác dụng với một trong hai ancol trên khi có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác thu được este B. Để xà phòng hoá hoàn toàn 8,7 gam este B cần 200 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Tìm công thức cấu tạo của 2 ancol và axit A.

(Đáp số: Ancol: CH3OH và C3H5OH, axit: C4H8(COOH)2).

Bài 43: Đun nóng 16,6 gam hỗn hợp A gồm 3 ancol no đơn chức: AOH, BOH, ROH với H2SO4 đặc ở 1400C ta thu được 13,9 gam hỗn hợp 6 ete có số mol bằng nhau. Mặt khác nếu đun nóng hỗn hợp A với H2SO4 đặc ở 1800C thì thu được hỗn hợp khí chỉ gồm hai olefin là đồng đẳng liên tiếp.


  1. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của các ancol biết hiệu suất phản ứng là 100%.

  2. Tính % theo khối lượng của mỗi ancol trong hỗn hợp A.

  3. Tính % theo thể tích của mỗi olefin trong hỗn hợp của chúng.


Каталог: file -> downloadfile4 -> 200
downloadfile4 -> Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố 6 môn thi tốt nghiệp thpt năm 2012, trong đó có môn Lịch sử. Đây là môn học được nhiều học sinh cho là “khó nuốt” nhất trong kì thi tốt nghiệp năm nay
downloadfile4 -> Câu 4: Trình bày nội dung luận cương chính trị (10/1930) từ đó chỉ ra hạn chế lịch sử của cương lĩnh này?
downloadfile4 -> Hãy đọc trước khi các bạn bước vào thế giới của ado ado là gì?
downloadfile4 -> BÁo cáO ĐỀ TÀi kỹ thuật chuyển mạch atm
downloadfile4 -> MÔN: Phương pháp nghiên cứu khoa học Lớp: K062KT1 Thành viên nhóm: Nguyễn Thị Thu Sang 211161039 Vơ Thị Thúy Vy 211080574
200 -> Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học lớp 8 Nguyễn Văn Hòa-thcs mỹ Quang
downloadfile4 -> Manageengine opmanager
downloadfile4 -> BÀI 1: khảo sát các dạng dữ liệu không gian
200 -> Chức năng cơ bản

tải về 1.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương