BÀi thi tìm hiểu lịch sử, truyền thống đẤu tranh cách mạng củA ĐẢng bộ, quân và DÂn huyện hoàI Ân giai đOẠN 1930 2015”



tải về 214.63 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích214.63 Kb.
#13487
1   2   3

Câu 2: Chi bộ Vạn Đức – Chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Hoài Ân được thành lập vào thời gian nào? Gồm những ai? Ai làm Bí thư Chi bộ? Ý nghĩa của việc thành lập Chi bộ Vạn Đức?
Trả Lời

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời , Đảng đã phát triển được nhiều tổ chức Cộng sản trong khắp cả nước, sớm xây dựng hạt nhân lãnh đạo làm nền tảng của lực lượng công nhân, nông dân và trí thức, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất, hình thành các tổ chức quần chúng và lực lượng chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang, được nhân dân đùm bọc, che chở; Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua muôn ngàn khó khăn, thử thách, đứng lên chống lại sự áp bức, tàn bạo của kẻ thù, làm nên những thắng lợi vĩ đại.

Để lãnh đạo phong trào cách mạng và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh của nhân dân Hoài Ân, vào tháng 6/1931, Huyện ủy Hoài Nhơn phân công đồng chí Đoàn Tính, Huyện ủy viên kiêm Bí thư chi bộ nam Hoài Nhơn về Vạn Đức (Ân Tín) để xây dựng lực lượng hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng địa phương. Sau một thời gian ngắn khẩn trương chuẩn bị lực lượng, vào đầu tháng 7/1931, tại vườn nhà ông Nguyễn Châu, thôn Vạn Đức (nay là Thôn Vạn Hội II, xã Ân tín), Chi bộ Cộng sản đầu tiên của huyện Hoài Ân được thành lập.

Buổi đầu Chi bộ Vạn Đức ra đời có 03 đồng chí đảng viên, đó là: Nguyễn Châu, Phan Cân (tức Phó tuần Xốc) và Trần Hành, do đồng chí Nguyễn Châu làm Bí thư Chi bộ. Sự ra đời của chi bộ Van Đức là sự kiện quan trọng trong lịch sử cách mạng của huyện. Sự kiện này tác động rất lớn đến tinh thần, tư tưởng của quần chúng, thúc đẩy ý chí cách mạng của các tầng lớp nhân dân trong huyện. Tuy vừa ra đời với số lượng đảng viên ít, lại trong thời điểm gặp nhiều khó khăn, phải đương đầu với cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp đàn áp phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh và cơ sở cách mạng trong cả nước; nhưng chi bộ Vạn Đức đã làm tròn sứ mệnh tuyên truyền giác ngộ, xây dựng và bảo toàn lực lượng cách mạng còn non trẻ và giữ vững phong trào đấu tranh của quần chúng trên địa bàn huyện Hoài Ân, xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo của phong trào cách mạng ở địa phương.

Từ khi thành lập đến lúc địch khủng bố trắng (cuối tháng 8 năm 1931), Chi bộ Vạn Đức chỉ tồn tại chưa đầy 2 tháng, song đó là những ngày tháng đấu tranh bất khuất của tổ chức đảng và nhân dân Hoài Ân.

Nổi bật là sau khi thành lập, Chi bộ Vạn Đức đã huy động được lực lượng quần chúng, các tầng lớp xã hội tham gia cuộc biểu tình vũ trang ủng hộ cuộc đấu tranh ngày 23/7/1931 của nhân dân Hoài Nhơn, góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh cách mạng trên địa bàn 2 huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn phát triển mạnh mẽ. Quan trọng hơn là qua phong trào đấu tranh của quần chúng do Chi bộ lãnh đạo đã xuất hiện một số cán bộ cốt cán trung kiên, tiêu biểu cho tinh thần cách mạng và ý chí đấu tranh của nhân dân Hoài Ân. Lực lượng cốt cán đó là nhân tố quyết định để phong trào cách mạng ở Hoài Ân tiếp tục phát triển.

Từ sự lãnh đạo của tổ chức Đảng đầu tiên đến nay đã hơn 85 năm, tiếp nối qua nhiều thế hệ, Đảng bộ và nhân dân Hoài Ân đã lập nên nhiều chiến công hiển hách mà hôm nay chúng ta rất đổi tự hào đó là: Phong trào nhân dân nổi dậy phá tan xiềng xích “một cổ hai tròng”, cùng cả nước hoàn thành cuộc Cách mạng tháng Tám giành chính quyền thắng lợi ngày 24/8/1945 trên đất Hoài Ân; Từ những ngày gian khổ Đảng bộ, nhân dân Hoài Ân vượt qua mọi thử thách, đã trở thành vùng hậu cứ an toàn của cách mạng Liên Khu 5 trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, đến việc toàn dân đóng góp cả nhân tài vật lực cùng nhân dân cả nước làm nên Chiến thắng Điện Biện Phủ chấn động địa cầu vào năm 1954; Từ những chiến công nối tiếp chiến công trong những tháng năm đánh Mỹ, đến cuộc tổng tiến công nổi dậy của chiến dịch Xuân – Hè 1972 lịch sử, giải phóng hoàn toàn huyện Hoài Ân vào ngày 19/4/1972; và hơn 1.000 ngày kiên quyết chống phản kích đầy hy sinh, mất mát “quyết tử để giữ vững vùng giải phóng Hoài Ân” cho đến ngày cùng cả nước làm nên chiến thắng mùa xuân 1975 thống nhất nước nhà.
Câu 3: Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Hoài Ân trong kháng chiến chống Pháp được thành lập vào thời gian nào, ở đâu, có bao nhiêu đảng viên, ai làm Bí thư? Nhiệm vụ trọng tâm của Chi bộ là gì?
Trả lời

Sau ngày 24/8/1945 – ngày khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân toàn huyện, đầu tháng 5 năm 1946, tại nhà đồng chí Nguyễn Đồng ở Khoa Trường, xã Mỹ Hóa (nay thuộc xã Ân Đức), đồng chí Võ Dân thay mặt Tỉnh ủy lâm thời Bình Định thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Hoài Ân trong kháng chiến chống Pháp. Buổi đầu chi bộ gồm 5 đồng chí: Huỳnh Đăng Thơ, Nguyễn Đồng, Đặng Thành Chơn, Phạm Tiến và Lê Khoan Hồng, do đồng chí Huỳnh Đăng Thơ – Chủ tịch UBND Cách mạng lâm thời huyện làm Bí thư. Theo chủ trương của Tỉnh ủy lâm thời, chi bộ đồng thời là huyện ủy lâm thời có nhiệm vụ khẩn trương phát triển đảng viên mới, lập nhiều chi bộ ở các xã để phát huy sự lãnh đạo của Đảng trong toàn huyện.


Câu 4:  Huyện Hoài Ân được hoàn toàn giải phóng vào ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Xuân – Hè 1972 giải phóng hoàn toàn huyện Hoài Ân là gì?
Trả lời

Sau những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trong Xuân - Hè 1971, cục diện chiến trường niềm Nam có những bước chuyển biến có lợi cho ta. Tháng 5/1971, Bộ Chính trị chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược nhằm “… giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trong thế thua…”.


Cuối tháng 12/1971, Tỉnh ủy Bình Định tổ chức cuộc họp liên tịch giữa cán bộ Thường vụ Khu ủy, Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Sư đoàn 3, Ban chỉ huy Tỉnh đội, đề ra nhiệm vụ của quân dân Bình Định trong chiến dịch tổng hợp Xuân - Hè 1972: Cùng với Tây Nguyên và Quảng Nam, Bắc Bình Định là một trong ba chiến trường trọng điểm của toàn khu V, trong đó Hoài Ân là địa bàn then chốt. Kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng giải phóng 3 huyện phía bắc, giải phóng và làm chủ một số mảng phía nam.
Quán triệt chủ trương mở đợt chỉnh huấn trong cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân toàn tỉnh nhằm nâng cao tinh thần ý chí cách mạng tiến công của Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng bộ Hoài Ân đã chủ trương tiến hành công tác chuẩn bị và khắc phục các mặt hạn chế. Tuy công tác chuẩn bị còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự giúp đỡ của Tỉnh ủy, UBND cách mạng tỉnh, các ban, ngành, giới của tỉnh và Sư đoàn 3, các mặt khó khăn, nhất là việc quán triệt ý định lớn của chiến dịch, bám chắc trọng điểm, bổ sung lực lượng, chuẩn bị chiến trường và mục tiêu của huyện đã được khắc phục kịp thời.

Thực hiện chủ trương của Khu ủy và Tỉnh ủy, từ ngày 23 - 31/01/1972 Đảng bộ huyện tiến hành Đại hội lần thứ XI, Đại hội đề ra nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu: Tập trung sức của Đảng bộ, quân dân, các ngành, các cấp phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, đẩy mạnh 3 mũi giáp công, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công liên tục, mạnh mẽ, tiêu hao và làm tan rã lớn lực lượng quân sự địch, đánh sập bộ máy ngụy quyền từ quận đến xã, thôn, giành và giữ dân tại chỗ, giải phóng toàn huyện.


Từ đêm 25/3 đến ngày 27/3/1972, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp mở rộng với sự tham gia của đại diện Đảng ủy mặt trận, Bộ Tư lệnh và Đảng ủy Sư đoàn 3, Ban chỉ đạo Tỉnh đội soát xét mọi mặt công tác chuẩn bị, thông qua lược đồ chiến dịch, phương án tác chiến đánh trận mở màn, và những trận đánh then chốt, dự kiến khả năng phát triển tình hình…
Ta dự kiến tại Hoài Ân có 6 trận đánh chính, trong đó Gò Loi là trận mở màn, Hòn Bồ là trận then chốt, Quận lỵ là trận quyết chiến dứt điểm.
Đêm ngày 8, rạng sáng ngày 9/4/1972 chiến dịch mở màn bằng trận đánh tại Gò Loi, sau 20 phút chiến đấu mưu trí, linh hoạt, dũng mãnh, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ liên đội Bảo an số 48 và một trung đội thám báo của địch, làm chủ hoàn toàn trận địa. Tiếp đó, ta đã đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, tiêu diệt nhiều sinh lực, bắn rơi nhiều máy bay, bắn cháy nhiều xe quân sự của địch. Chiến thắng Gò Loi như một đòn điểm huyệt, khiến toàn bộ quân địch ở chiến trường Bắc Bình Định hoang mang, lo sợ, tạo điều kiện cho ta mở ra một chuỗi chiến thắng từ Hòn Bồ, Đồi 75, Truông Sỏi, núi Bụt… giải phóng các xã Ân Tường, Ân Thạnh, Ân Tín và căn bản giải phóng xã Ân Đức và Ân Phong.
Thừa thắng xốc tới, Bộ chỉ huy Mặt trận Bình Định hạ quyết tâm giải phóng quận lỵ Hoài Ân với mật danh A1. Cán bộ, nhân dân Hoài Ân đã quyết liệt cùng với bộ đội chủ lực Sư đoàn 3 đồng loạt tấn công vào đêm 17/4, bắt đầu bằng trận đánh núi Một, cứ điểm bảo vệ trực tiếp phía nam của quận lỵ. Chiến sự đã diễn ra vô cùng ác liệt với nhiều tấm gương hy sinh anh dũng của bộ đội, cán bộ, chiến sĩ ta. Tấm bình phong phía nam của quận lỵ bị phá vỡ, vòng vây được thắt chặt dần. Đúng 11 giờ ngày 19/4, cờ Mặt trận giải phóng đã tung bay trên quận đường, quân ta đã làm chủ quận lỵ. Cùng với thắng lợi ở quận lỵ, lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân các xã trong toàn huyện đã đồng loạt nổi dậy giành chính quyền, giải phóng hoàn toàn huyện nhà. Đây là đỉnh cao chiến thắng của chiến dịch Xuân - Hè 1972.
Chiến dịch Xuân - Hè 1972 tính từ khi ta bắt đầu tấn công cứ điểm Gò Loi đến khi toàn huyện Hoài Ân được hoàn toàn giải phóng chỉ diễn ra trong 10 ngày. Ta đã tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu trên 3.700 tên địch, bắt sống và đầu hàng 1.430 tên, thu và phá hủy nhiều loại vũ khí, xe tăng… và bắn rơi 10 máy bay lên thẳng, xóa sổ mạng lưới cứ điểm kiên cố và hệ thống kèm kẹp của địch trên toàn huyện.
Một tuần lễ sau chiến thắng Hoài Ân, đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Quận ủy Trung ương gửi điện khen ngợi và biểu dương thành tích xuất sắc của Sư đoàn 3 cùng quân dân Hoài Ân và Bình Định.
Trong 3 năm tiếp theo, địch đã tung hàng trăm đợt phản kích lớn nhỏ hòng chiếm lại địa bàn trọng yếu vừa mất. Nhưng với quyết tâm bảo vệ bằng được thành quả vừa giành được, quân và dân Hoài Ân đã kiên cường bám trụ, sát cánh cùng bộ đội Sư đoàn 3 chịu mưa bom, bão đạn, anh dũng chiến đấu đánh tan mọi cuộc tái chiếm của địch, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng Hoài Ân cho đến ngày giải phóng hoàn toàn tỉnh Bình Định và giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Thắng lợi của Đảng bộ, quân và dân Hoài Ân giành được trong chiến dịch Xuân - Hè 1972, đặc biệt là sự kiện giải phóng Hoài Ân năm 1972 có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng không chỉ trên chiến trương Bình Định mà với cả chiến trường khu V, tạo căn cứ địa vững chắc cho phong trào cách mạng ở Bình Định, tạo ra thế và lực mới, làm bàn đạp để tiếp tục giải phóng hoàn toàn huyện Hoài Nhơn và một phần của huyện Phù Mỹ, mở ra một vùng giải phóng liên hoàn ở phía Bắc Bình Định.
Chiến thắng 19/4/1972 giải phóng hoàn toàn huyện Hoài Ân, trước hết là thành quả đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và dân Bình Định dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Bình Định và Bộ chỉ huy Quân khu V, trong đó có sự đóng góp trực tiếp, sự hy sinh to lớn của Đảng bộ, quân và dân Hoài Ân cùng hàng trăm chiến sĩ Sư đoàn 3 anh hùng.
Chiến thắng này cùng với các chiến công trong 1.000 ngày giữ đất đã tô thắm truyền thống anh hùng, bất khuất của quê hương Hoài Ân anh hùng. Mãnh đất Hoài Ân cũng là nơi ghi đậm sức mạnh của tình quân dân, tình Nam - Bắc trong chiến đấu chống lại kẻ thù, sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân.
Đánh giá về thắng lợi Xuân - Hè 1972, Nghị quyết Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy (8/1972) nhấn mạnh: “Thắng lợi Xuân - Hè 1972 có ý nghĩa chiến lược quan trọng, ta đã đánh bại về căn bản chương trình “bình định nông thôn” của địch ở địa phương, góp phần đánh bại thêm một bước nghiêm trọng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ IX Đảng bộ tỉnh (11/1973) khẳng định: “lần đầu tiên sau 7 năm (1965 – 1972), ta lại tạo được căn cứ đứng chân ở đồng bằng, tạo thêm thế mạnh để phát triển thế tiến công vào phía nam… tạo ra thế bao vây và uy hiếp thị xã, làm cho địch ngày càng bị đảo lộn và hoang mang, rệu rã…”.
Đảng bộ, nhân dân Hoài Ân luôn tự hào và biết ơn, mãi mãi ghi nhớ sự hy sinh xương máu của cán bộ, chiến sĩ trên khắp mọi miền Tổ quốc đã chiến đấu và ngã xuống trên quê hương Hoài Ân anh hùng.
Câu 5:  Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân huyện Hoài Ân được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” vào ngày, tháng, năm nào? Hãy cho biết, đến tháng 12/2015 huyện Hoài Ân có bao nhiêu tập thể và cá nhân được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”? Hãy nêu những tập thể và cá nhân đó?

Trả lời

Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân huyện Hoài Ân được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” vào ngày 20 tháng 12 năm 1994 theo Quyết định số 358/L-CT của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đến tháng 12 năm 2015 huyện Hoài Ân có 12 tập thể và 03 cá nhân được nhà nước phong tặng và truy tặng “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Tập thể:

1. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân huyện Hoài Ân.

2. Cán bộ và chiến sỹ Ban An ninh vũ trang nhân dân huyện Hoài Ân.

3 Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Ân Hảo ( nay là xã Ân Hảo Đông và xã Ân Hảo Tây) huyện Hoài Ân.

4. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân.

5. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Ân Tường (nay là xã Ân Tường Đông và xã Ân Tường Tây) huyện Hoài Ân.

6. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Ân Phong, huyện Hoài Ân.

7. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân.

8. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Ân Đức, huyện Hoài Ân.

9. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Ân Tín ( nay là xã Ân Mỹ và xã Ân Tín) huyện Hoài Ân.

10. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Ân Hữu, huyện Hoài Ân.

11. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Bok Tới, huyện Hoài Ân.

12 Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Đak Mang, huyện Hoài Ân.
Cá nhân:

1. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Giữ.

Là Liệt sĩ - anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, quê ở An Thường 2, xã Ân Thạnh.


2. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Kim Hùng.

Ông Trần Kim Hùng sinh ngày 17 tháng 10 năm 1930 trong một gia đình cố nông ở xóm Hai, thôn Vạn Trung, xã Ân Hảo (nay là xã Ân Hảo Tây), huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Lúc nhỏ ông tên là Khu, khi vào bộ đội đổi tên là Trần Kim



Hùng, vào Đảng Cộng sản Việt Nam có bí danh là Kim Nhạn. Năm 15 tuổi tham gia cách mạng, 18 tuổi vào quân đội Nhân dân Việt Nam cho đến khi về hưu tháng 12 năm 1981. Ông được Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” vào ngày 28/4/2000.

Quá trình công tác, chức vụ và chiến đấu trong thời gian trong quân đội nhân dân Việt Nam

  • Tháng 8 năm 1945 ông đi cùng đoàn biểu tình tiến vào cơ quan ngụy quyền xã Ân Hảo giành chính quyền.

  • Năm 1947 tham gia vào đội Thanh Thiếu niên công đoàn Nông nghiệp xã Ân Hảo.

  • Năm 1948 vào Dân quân xã Ân Hảo và ngày 20/8/1948 nhập ngũ vào Bộ đội Biệt động huyện Hoài Ân.

  • Năm 1949 được cử đi học lớp đào tạo sĩ quan 6 tháng, ngày 26/8/1949 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • Trong hai năm 1949 – 1950 ông cùng với đơn vị tham gia chiến đấu ở phía Bắc tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai – Kon Tum. Tháng 9 năm 1949 đơn vị ông phối hợp với Đại đội 1 tiểu đoàn Tây Nguyên đánh phục kích quân Pháp từ Tú Thủy theo đường 17 lên đồn Canát, giành thắng lợi.

  • Đầu năm 1952, ông được điều động sang Đại đội 102, tiểu đoàn tập trung của tỉnh Bình Định, gần 6 tháng sau được đề bạc Trung đội phó và được cử đi học lớp quân chính của Liên Khu V. Cuối năm 1952 ra trường, được phân công tại Đại đội 108, thuộc lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ngãi.

  • Cuối năm 1953 đi học lớp Đặc công do Liên Khu V mở, học xong ông được Liên Khu V giữ lại làm Đội phó.

  • Ngày 15/5/1955 tập kết ra Bắc được biên chế vào tiểu đoàn 323, sư đoàn 324 với cương vị là quân khí viên.

  • Tháng 12 năm 1958 được phong quân hàm chuẩn úy.

  • Tháng 5 năm 1959 đi học trường sỹ quan Quân Khu IV, sau đó được học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ tháo gỡ bom mìn, tự chế tạo các loại vũ khí: thủ pháo, lựu đạn, bộc phá ống và khối, làm kíp nổ hẹn giờ tại xưởng Công Binh.

  • Đến ngày 27/7/1959 lên đường vào miền Nam công tác, trước khi đi được phong quân hàm Thiếu úy.

  • Tháng 9 năm 1960 được phân công làm nhiệm vụ xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ diệt ác, phá kèm, đánh địch mở ra vùng giải phóng miền núi và đồng bằng do khu ủy Khu 5 giao.

« Trong 15 năm đánh Mỹ - Ngụy (1960 – 1975), ông là Đặc công Khu 5, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: năm 1962 được phong quân hàm Trung úy; Chính trị viên, đại đội trưởng Đại đội 1, tiểu đoàn 409; tháng 5 năm 1965 Thượng úy, Bí thư chi bộ, chính trị viên đại đội; cuối năm 1965 đại úy, Bí thư chi bộ, chính trị viên tiểu đoàn 409 Đặc công Đà Nẵng; tháng 3 năm 1968 phó chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 38; tháng 4 năm 1969 Thiếu tá, Trưởng Ban Đặc công Mặt trận 44; năm 1972 Trưởng đoàn Đặc công Quân Khu V; tháng 2 năm 1976 Trung tá, trung đoàn Trưởng trung đoàn 96; năm 1979 Tham mưu phó sư đoàn 859; năm 1981 Đại tá. Với nhiều cương vị, trong 15 năm đánh Mỹ - Ngụy ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đã xây dựng lực lượng dũng cảm trong chiến đấu. Trong chiến đấu với quân thù, nhiều nơi khó khăn, ác liệt ông đều đến, không có thời gian nghỉ ngơi, trong 15 ông cùng đơn vị đánh gần 60 trận, tất cả đều giành chiến thắng, có 2 trận ông bị thương. Trong 60 trận đánh, có rất nhiều trận lập chiến công vang dội, tiêu biểu như:

    • Ngày 20/9/1960 đánh quận lỵ Hiệp Đức (trận đánh đầu tiên khi vào Nam), sau đó đánh giải phóng đường 14, đồn pôcô, đánh quận lỵ Trà My, cứ điểm Hành Tín, Trường An (Nghĩa Hành), Ba tơ, Dốc Mốc (Trà Bồng).

    • Ngày 07/12/1964 đánh cứ điểm Đồi Mít (xã Ân Hảo) trong chiến dịch giải phóng huyện Ân Lão.

    • Tháng 5 năm 1965 lần đầu tiên đánh Mỹ đóng ở Cầu Sắt xã Hòa Liên, Hòa Vang, diệt 32 tên. Ngày 30/6/1965 đánh sân bay Đà Nẵng, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm lính Mỹ, phá hủy 59 máy bay, 50 xe quân sự, 2 dàn tên lửa. Ngày 04/8/1965 đánh kho xăng Liên Chiểu, loại khỏi vòng chiến đấu 80 lính Bảo An, đốt cháy 20 triệu lít xăng và 9 toa tàu chở xăng, thiêu rụi 2 xe quân sự. Ngày 20/10/1965 đánh sân bay Nước Mặn do Mỹ xây dựng làm sân bay dã chiến, thiêu cháy 106 máy bay, tiêu diệt và làm bị thương hàng trăm lính Mỹ.

    • Năm 1966 đánh nhiều trận, trong đó có 5 trận đánh lớn là: ngày 20/3/1966 đánh thiệt hại đại đội pháo binh Mỹ ở Hòa Lợi, diệt hàng chục lính Mỹ, phá hủy 4 khẩu pháo 105 ly; ngày 17/4/1966 đánh trận địa pháo Thanh Vinh, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 100 lính Mỹ, phá hủy 7 khẩu pháo; ngày 27/7/1966 đánh sân bay Nước Nặm (lần 2), diệt và làm bị thương hơn 100 lính Mỹ, phá hủy 70 máy bay; ngày 17/8/1966 đánh đồn Lê Sơn, xã Hòa Lợi loại khỏi vòng chiến đấu 286 tên, trong đó có hàng chục lính Mỹ.

    • Năm 1967 có 2 trận đánh nổi bật: ngày 17/5/1967 đánh trận địa tên lửa đất đối không của Mỹ tại điểm cao 327, diệt hàng chục lính Mỹ, phá 6 dàn tên lửa, 40 quả đạn tên lửa, 2 dàn ra-đa, bắn cháy 1 xe tăng; ngày 28/8/1967 diệt 1 đại đội Mỹ ở Bắc cầu Đỏ.

    • Trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), ông cùng đơn vị đánh chiếm quận lỵ Hòa Vang (lần 2).

    • Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975 ông cùng đơn vị đánh giải phóng quận lỵ Tiên Phước vào ngày 10/3/1975, sau đó đánh căn cứ Tuần Dưỡng, Chu Lai, chiếm giữ thị xã Tam Kỳ, ô vuông Chu Lai và đánh chiếm thành phố Đà Nẵng vào trưa ngày 39/3/1975.

« Sau ngày miền Nam được giải phóng, từ năm 1976 đến 1979 đơn vị ông được phân công làm kinh tế, trồng bông ở Phan Rang. Trung đoàn 96 của ông trồng bông dẫn đầu sư đoàn. Năm 1979 ông làm nhiệm vụ huấn luyên, được cử sang Campuchia nghiên cứu chọn địa điểm để đào tạo một khung huấn luyện, xây dựng trường huấn luyện tân binh cho Campuchia, nghiên cứu các căn cứ hậu cứ trung đoàn, sư đoàn của quân khơme đỏ bỏ chạy để vận dụng trong giáo dục huấn luyện tân binh.

Các công tác tham gia ở địa phương

Sau khi được chính phủ cho nghỉ hưu (tháng 12 năm 1981), ông được sự tín nhiệm của đại phương, mời tham gia làm nhiều công tác. Suốt 28 năm liền làm công tác ở địa phương, nhiệm vụ nào được giao ông cũng hoàn thành xuất sắc, điểm nổi bật trong các hoạt động của ông là phong trào làm từ thiện gắn với tìm mộ liệt sĩ, được các cấp trên đánh giá rất cao.



  • Tháng 2 năm 1982 đến cuối năm 1983 làm bí thư chi bộ An Cư I, chi bộ ông hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ông được UBND phường An Hải Đông tặng giấy khen.

  • Năm 1984 làm bí thư chi bộ Vĩnh An A, phường Vĩnh Trung, huyện Thanh Khê. Kết quả nổi bật nhất của chi bộ là thực hiện mô hình vận động nếp sống mới, là điển hình của thành phố Đà Nẵng.

  • Năm 1985 là ủy viên Đảng ủy phường Vĩnh Trung và làm trưởng đài truyền thanh của phường cho đến năm 1988, ông được thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tặng nhiều giấy khen và bằng khen.

  • Tháng 11 năm 1988 đến năm 1997 làm chủ tịch Hội chữ thập đỏ phường Vĩnh Trung, suốt 8 năm liền Hội chữ thập đỏ phường Vĩnh Trung dẫn toàn tỉnh và giữ cờ luân lưu. Trong 10 làm chủ tịch Hội, bản thân ông cũng như Hội được cấp trên khen thưởng nhiều phần thưởng cao quý: ngày 22/7/1977 được Nhà nước tặng huân chương lao động hạng 3, Thủ tướng chính phủ tặng 1 bằng khen, Trung ương Hội chữ thập đỏ tặng 17 bằng khen (trong đó 6 bằng khen cho tập thể), tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tặng 57 bằng khen (12 bằng khen cho tập thể).

  • Từ năm 1998 đến năm 2000 làm chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Vĩnh Trung, được thành ủy thành phố Đà Nẵng đánh giá Hội Cựu chiến binh phường Vĩnh Trung là đơn vị tổ chức thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị tốt nhất thành phố.

Những phần thưởng cao quí được Nhà nước tặng trong kháng chiến chống Mỹ - Ngụy

  • Tháng 9 năm 1964 tại Đại hội chiến sĩ thi đua của quân giải phóng khu 5 ông được tặng thưởng Huấn chương quân công hạng 3.

  • Năm 1965 được tặng thưởng 3 Huân chương giải phóng.

Ngày 28/4/2000 được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
3. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Chí.

Họ và tên: HUỲNH CHÍ (HUỲNH HỘ)

Bí danh: Không

Sinh năm: 1940

Quê quán: xã Ân Hảo Tây, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Dân tộc: Kinh - Tôn giáo: Không

Thành phần gia đình: Cố nông

Thành phần bản thân: Sỹ quan quân đội

Trình độ văn hóa: 3/12

Ngày tham gia cách mạng: 1955;

Ngày vào Đảng: 10/1962 - Chính thức: 10/1963

Nhập ngũ: 10/1961 - Xuất ngũ:

Hi sinh: 02/1967

Cấp bậc, chức vụ, trước khi hi sinh: Thiếu úy, Trung đội trưởng, thuộc đại đội đặc công Đ10 – Tỉnh đội Bình Định

Từ tháng 6/1955 tham gia cơ sở; làm du kích mật.

Từ tháng 10/1961 thoát ly theo cách mạng.

Từ tháng 01/1962 xung phong xin đi bộ đội huyện.

Từ tháng 4/1962 đến tháng 12/1965, tiểu đội trưởng tiểu đội đặc công A10 huyện Hoài Ân.

Từ tháng 01/1966 đến 02/1967, Thiếu úy, Trung đội trưởng, trung đội đặc công, thuộc đại đội đặc công Đ10 – tỉnh đội Bình Định

Tháng 02/1967 chỉ huy đánh địch từ núi Bà ra đến Cát Tài và anh dũng hi sinh.



1. Tuổi trẻ với cách mạng

Đồng chí Huỳnh Chí sinh ra và lớn lên trong một gia đình cố nông nghèo khó ở thôn Vạn Trung, xã Ân Hảo, anh sinh năm 1940, cha mẹ chết lúc Chí mới 10 tuổi. Ông bác ruột là Hương kiểm Huỳnh Cường đem Chí về nuôi, rồi cho đi ở thuê chăn trâu. Từ nhỏ đã sống trong cảnh cơ cực, lầm thang, cơm ăn bữa no, bữa đói nên vóc dáng Chí có phần nhỏ con, nhưng được cái Chí là người thông minh sáng dạ và hết sức lanh lẹ. Tuổi thơ của Chí gắn với con trâu, bãi mía, suốt ngày dong duỗi khắp đồng trên, xóm dưới để dắt trâu đi chăn thuê cho chủ nhà giàu cùng với đám trẻ con trong làng.

Tuy là người nhỏ con so với chúng bạn cùng lứa, nhưng Chí luôn tỏ ra là thủ lĩnh của cả bọn trong đám chăn trâu. Thời bấy giờ, cuộc chiến tranh của quân và dân cả nước nổ ra ở nhiều nơi, chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, bà con nhân dân lầm thang, lại gắn với tuổi thơ cơ cực của bản thân mình trong Chí đã bắt đầu hình thành tinh thần yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc. Khi cùng bọn trẻ trong làng chăn trâu, Chí thường tổ chức cho bọn trẻ đánh trận giả mà trong đó mình là người tổng chỉ huy. Năm 1955 trong một lần tổ chức cho lũ trẻ đánh trận giả ở vườn dừa Hương Bản Ích, Chí gặp anh Lịch và anh Thiện, hai cán bộ cách mạng hoạt động ở địa bàn xã Ân Hảo; với sự nhạy bén, thông của mình Chí đã thu hút được sự chú ý của hai anh cán bộ cách mạng. Một hôm khác, Chí tập trung lũ trẻ đứng nghiêm, hướng về phía bắc, tuyên bố: “Hôm nay là ngày 19/5 sinh nhật Bác Hồ, chúng ta đứng nghiêm hướng về Hà Nội mừng sinh nhật Bác”. Các anh xúc động, từ đó gặp Chí tuyên truyền giáo dục. Chí tiếp thu nhanh, có ý thức căm thù giặc, các anh giao cho Chí làm du kích mật để đi nắm tình hình địch, thường xuyên thông tin cho cán bộ cách mạng. Đúng mong mỏi của mình, Chí nhanh chóng nhận lời ngay không một phút suy nghĩ. Ngay sau khi nhận lời tham gia du kích mật, thử thách đầu tiên đến với Chí là dẫn hai anh Lịch và Thiện đến nhà tên Huỳnh Luân ấp trưởng Vạn Trung và Huỳnh Điển chủ tịch phong trào quốc gia của Diệm đưa thư cảnh cáo. Nhờ nắm chắc được địa bàn, Chí đã nhanh chóng dẫn hai anh cán bộ cách mạng đến nhà của hai tên trên đưa thư cảnh cáo, qua đó đã làm hai tên hoảng sợ bỏ việc không dám làm nữa.Với tư chất thông minh, gan dạ Huỳnh Chí dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng không hề chùn bước ở bất cứ nhiệm vụ nào khi được phân công. Luôn biết cách khắc phục khó khăn, bảo đảm giữ bí mật tuyệt đối cho cán bộ và lực lượng cách mạng của ta. Chính vì vậy Chí nhanh chóng được cấp trên tin tưởng kết nạp vào đoàn và phụ trách tổ đoàn viên gồm ba đồng chí Sáu, Thành và Chí.

Chí là một con người ham công việc, Chí luôn mong muốn cấp trên giao cho mình thật nhiều việc để được cùng góp công sức nhanh chóng đánh đuổi quân giặc ra khỏi quê hương, đất nước mình. Cũng trong quá trình hoạt động, đồng chí Huỳnh Chí đã nhiều lần chứng kiến cảnh đồng đội và bà con nhân dân bị quân địch bắn giết, đánh đập tàn nhẫn; những lần như vậy Chí luôn đau đáu trong mình nỗi đau của một con người mất tự do, sự dày vò vì chưa thể làm được gì nhiều hơn để cứu dân, giúp nước. Trước những đau thương, mất mát đó Huỳnh Chí tha thiết được xin đi bộ đội huyện để được trực tiếp cầm súng tiêu diệt thật nhiều tên địch. Tháng 02/1962 Huỳnh Chí có tên trong danh sách bộ đội địa phương Huyện Hoài Ân và được huyện cho học lớp đặc công. Khi tiểu đội đặc công của huyện được thành lập Chí được giao chức vụ tiểu đội trưởng tiểu đội đặc công A10 của huyện; từ đó Chí chỉ huy A10 đánh rất nhiều trận giành được những thắng lợi oanh liệt trước quân thù. Với những thành tích đạt được, tháng 10/1962 Huỳnh Chí được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam.



Những trận đánh xuất sắc tiêu biểu của đồng chí Huỳnh Chí:

Đầu năm 1961, khi đó còn là một du kích mật, Chí được giao nhiệm vụ theo dõi quy luật của tên Huỳnh Tú - ấp trưởng ấp Vạn Trung, ban đêm đi ngủ ở trụ sở xã, sáng về nhà. Chí dẫn tổ lực lượng vũ trang huyện bí mật phục kích tại gò Đình, thôn Vạn Trung; đúng 9h sáng hôm sau Huỳnh Tú đi ngủ về, bị ta bắn chết ngay tại chỗ.

Tháng 10/1961 Chí dẫn tổ lực lượng huyện đi tiêu diệt tên Huỳnh Trác ấp trưởng thôn Vạn Trung mới lên thay. Chí đến nhà không có hắn, Huỳnh Chí đưa tổ lực lượng đến nhà tên Hương Dịch Quảng vì biết tên Trác hay đến đây chơi. Tổ lực lượng bước vào nhà, tên Trác đang ngủ trên gác xép, thấy tổ lực lượng vào, tên Trác hốt hoảng bốc quả lực đạn ném xuống, Chí nhanh chóng bốc quả lựu đạn ném ra ngoài sân, tổ lực lượng đã bắn chết tên Trác ngay sau đó.

Ngày 5/ 8/1962, chị Thanh cơ sở hợp pháp thôn Long Khánh – xã An Hòa làm công tác binh vận, báo cáo đã rủ tên Hoành trung đội trưởng dân vệ đêm đến nhà chị ở xóm Nam, thôn Trà Cong để ngủ. Huyện giao cho tiểu đội A10 của Chí nghiên cứu đánh trong đêm. Chiều đó Chí cải trang đi nghiên cứu địa thế sau đó về giao nhiệm vụ cho tiểu đội chia làm 03 tổ, tổ đánh chính diện do Chí phụ trách, một tổ mật tập từ phía đông đánh lên, một tổ chận cửa sau. Đúng 20h tối ngày 5/8/1962 tên Hoành đã cùng trung đội dân vệ vào nhà chị Thanh. Từ suối Nước Đục cuối thôn Vạn Xuân, A10 do đồng chí Huỳnh Chí chỉ huy hành quân tìm nhập vào xóm cách nhà chị Thanh hơn 100m dừng lại. Lúc này đồng chí Huỳnh Chí đi kiểm tra thì nhận thấy bọn địch chủ quan không canh gác, tên Hoành treo võng nằm trước bàn thờ, lính nằm xung quanh, chị Thanh nằm dưới hầm trốn pháo. Chí trở ra phổ biến cho anh em bố trí mật tập, lúc nào tổ Chí đánh lựu đạn và thủ pháo vào thì hai tổ sẽ áp sát vào. Khoảng 24h Chí ném lựu đạn và thủ thủ pháo vào, tiếng nổ vang trời, 3 tổ đồng loạt áp vào nổ súng tiêu diệt địch. Cả trung đội dân vệ chết và bị thương, tên Hoành bị thương nặng đưa về Quy Nhơn, ta thu 2 trung liên, 2 súng ngắn, 1 máy truyền tin và rút về an toàn.

Đêm ngày 6/01/1963, Huỳnh Chí chỉ huy A10 phối hợp với một trung đội bộ binh của huyện phục kích trung đội dân vệ do tên Hòe chỉ huy ban đêm lên xóm 6, 7 thôn An Thường phục kích, ban ngày quay về trụ sở. Lực lượng ta phục kích tại xóm 9 – An Thường trong các đám mía rìa đường lộ. Đúng 8h sáng ngày 7/01/1963 bọn dân vệ kéo về lọt vào ổ phục kích của ta, cả hai đơn vị của ta đồng loạt nổ súng chặn đầu – khóa đuôi tiêu diệt địch, tên Hòe và nhiều tên lính chết tại trận, 5 tên bị thương, ta thu được nhiều súng và rút về an toàn.

Cuối tháng 8/1963, đại đội bảo an huyện An Lão đi càng trên đồng Bà Lãnh, tối xuống xóm Soi, thôn Vạn Trung ngủ, ban chỉ huy đại đội ở trong nhà bà Sạn. Được tin, Huỳnh Chí nắm 1 tổ A10 ngay trong đêm đó mật tập vào ban chỉ huy đại đội, tiêu diệt toàn bộ ban chỉ huy đại đội và một tên trung đội bảo an địch, tổ của Chí thu 1 trung liên, 3 tiểu liên, 1 cối 60, rút lui an toàn.

Đêm cuối tháng 6/1964, Huỳnh Chí chỉ huy A10 gồm 12 đồng chí cùng với 2 du kích xã Ân Tín làm nhiệm vụ cảnh giới đường, đánh vào chốt điểm đồi Bà Cương thôn Vạn Hội, xã Ân Tín. Huỳnh Chí quyết định dùng mật tập đánh từ trung tâm đánh ra; chia làm 3 mũi đánh mật tập, đúng 24h Huỳnh chí ra lệnh xuất phát, đồng thời chỉ huy mũi chủ yếu đánh thẳng vào trung tâm diệt ban chỉ huy trung đội, các mũi khác cũng đồng loạt nổ súng; địch tê liệt hoàn toàn, ta làm chủ trận địa. Ta hi sinh 1 đồng chí, 1 bị thương; thu được 1 trung liên, 1 máy thông tin, 1 súng ngắn, 10 súng cá nhân.

Các trận đánh táo bạo, bất ngờ và dũng cảm của Huỳnh Chí khiến bọn địch khiếp sợ. Năm 1966 tỉnh đội rút Huỳnh Chí về tỉnh đề bạt làm trung đội trưởng bổ sung cho Đ10 – đặc công tỉnh. Sau khi được điều về tỉnh, đồng chí Huỳnh Chí tiếp tục phát huy tài trí của mình chỉ huy đánh nhiều trận oanh liệt, gây nhiều thiệt hại cho địch. Nhờ những thành tích tiêu biểu và tính quả cảm của mình, cuối năm 1966 Huỳnh Chí được đơn vị bầu chọn và cử đi báo cáo thành tích đánh giặc lập công tại Đại hội chiến sĩ thi đua toàn Liên khu V.



Trong trận càng của quân Nam Triều Tiên cuối năm 1966 đầu năm 1967 ở núi Bà, Huỳnh Chí chỉ huy đánh địch từ núi Bà ra đến Cát Tài, Phù Cát. Tới thôn Cảnh An, khi trời sáng, đơn vị Chí bám ở xóm ngoài đồng, quân cộng hòa của sư đoàn 22 ngụy lục soát bao vây. Huỳnh Chí đã đánh trả quyết liệt, nhưng quân địch quá đông, đồng chí Huỳnh Chí đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và anh dũng hi sinh vào một ngày của tháng 02/1967. Sự hi sinh của Huỳnh Chí là một tổn thất lớn đối với đơn vị đặc công Đ10 - tỉnh đội Bình Định nói riêng, và đối với quân và dân Hoài Ân, Bình Định nói chung./.

tải về 214.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương