Bài Luận Đề tài: Mối lien hệ giữa dân số và môi trường MỤc lụC



tải về 222.32 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích222.32 Kb.
#2034
  1   2   3
Bài Luận

Đề tài:
Mối lien hệ giữa dân số và môi trường

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2

I. KHÁI QUÁT VỀ DÂN SỐ 3

1.1. Dân số và sự gia tăng dân số 3

1.1.1. Gia tăng tự nhiên 3

1.1.2. Gia tăng cơ học 4

1.1.3. Gia tăng dân số 5

1.2. Gia tăng dân số trên thế giới và Việt Nam 5

1.2.1. Gia tăng dân số thế giới 5

1.2.2. Gia tăng dân số của Việt Nam 5

II. TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ LÊN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 6

2.1. Mối tương quan giữa dân số, tài nguyên và môi trường 6

2.1.1. Công thức chung 6

2.1.2. Tóm tắt các ảnh hưởng 8

2.1.2.1 Dân số lên tài nguyên 8

2.1.2.2 Dân số lên ô nhiễm 8

2.1.2.3 Tài nguyên lên dân số 8

2.1.2.4 Tài nguyên lên ô nhiễm 8

2.1.2.5 Ô nhiễm lên dân số 8

2.1.2.6 Ô nhiễm lên tài nguyên 8

2.2. Các tác động cụ thể 9



2.2.1. Cạn kiệt tài nguyên 9

2.2.1.1. Cạn kiệt tài nguyên đất 11

2.2.1.2. Cạn kiệt tài nguyên nước 12

2.2.1.3. Suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh học 14

2.2.2. Ô nhiễm môi trường 16

2.2.2.1. Ô nhiễm không khí 18

2.2.2.2. Ô nhiễm nước 19

2.2.2.3. Ô nhiễm đất 21

2.3. Chất lượng cuộc sống giảm 24

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 25

3.1. Tổng quan về phát triển bền vững 25

3.2. Mối quan hệ giữa dân số, môi trường và phát triển bền vững 26

3.3. Dân số, môi trường và phát triển bền vững ở nước ta 27

KEÁT LUAÄN 28

TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 29

LỜI MỞ ĐẦU


Dân số, môi trường và môi trường trong những năm gần đây đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề tới môi trường toàn cầu. Quá trình hoạt động công nghiệp đã ngày càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hậu quả cuối cùng là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng. Đã đến lúc phải thay đổi lối tư duy, nhận thức về thế giới. Làm cách nào để ngăn ngừa những hiểm hoạ do chính con người gây nên? Phát triển như thế nào để "thoả mãn những nhu cầu hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng các thế hệ tương lai"? Giữ gìn tài nguyên và môi trường trong sạch cho muôn đời sau? Trong giới hạn bài tiểu luận này, chúng em đã tìm hiểu và xin trình bày nội dung bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa dân số-môi trường- phát triển bền vững. Nội dung vấn đề thì lớn nhưng khuôn khổ kiến thức tập tiểu luận này chỉ có hạn nên khó tránh khỏi những sai sót, hạn chế nên chúng em mong được đóng góp ý kiến từ phía Thầy và các bạn. Xin chân thành cảm ơn!

I. KHÁI QUÁT VỀ DÂN SỐ


1.1. Dân số và sự gia tăng dân số

Dân số học là khoa học về dân số, nghiên cứu các chỉ tiêu dân số và các điều kiện môi trường ảnh hưởng lên chúng. Hiện nay người ta quan tâm đặc biệt tới dân số học loài người, vì sự gia tăng quá nhanh dẫn tới sự bùng nổ dân số như hiện nay. Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là tỉ lệ gia tăng dân số thường được biểu diễn bằng phần trăm (%).



1.1.1. Gia tăng tự nhiên

Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hoặc giảm đi) là do hai nhân tố chủ yếu quyết định: sinh đẻ và tử vong.



a) Tỉ suất sinh thô

Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính là phần nghìn (‰). Đây là thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh.


Trong đó: S: tỉ suất sinh thô

s: số trẻ em sinh ra trong năm

Dtb: dân số trung bình

Có nhiều yếu tố tác động đến tỉ suất sinh làm cho nó thay đổi theo thời gian và không gian, trong đó quan trọng nhất là các yếu tố tự nhiên – sinh học, phong tục tập quán và tâm lí xã hội, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách phát triển dân số của từng nước.



b) Tỉ suất tử thô

Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính là phần nghìn (‰).



Trong đó: T: tỉ suất tử thô



t: tổng số người chết trong năm

Dtb: dân số trung bình

Tỉ suất tử thô trên toàn thế giới nói chung, ở các khu vực và trong từng nước nói riêng có xu hướng giảm đi rõ rệt so với thời gian trước đây nhờ các tiến bộ về mặt y tế và khoa học – kỹ thuật, nhờ sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nhờ các điều kiện sống, mức sống và thu nhập ngày càng được cải thiện. Các nguyên nhân dẫn tới tỉ suất tử thô cao chủ yếu là kinh tế - xã hội (chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật…) và thiên tai (động đất, núi lửa, hạn hán, bão lụt…).

Trong tỉ suất tử thô, người ta còn lưu ý đến tỉ suất tử vong trẻ em (dưới 1 tuổi) vì đây là chỉ số dự báo nhạy cảm nhất, phản ánh trình độ nuôi dưỡng và tình hình sức khoẻ của trẻ em.

Mức tử vong của dân số còn liên quan chặt chẽ đến tuổi thọ trung bình của dân số một nước. Nhìn chung, tuổi thọ trung bình của dân số trên thế giới ngày càng tăng và được coi là một trong những chỉ số cơ bản đánh giá trình độ phát triển con người.



c) Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, đơn vị tính là phần trăm (%)



Trong đó: Tg: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên



S: tỉ suất sinh thô

T: tỉ suất tử thô

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình biến động dân số và được coi là động lực phát triển dân số. Sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số không hợp lí ở các nước đang phát triển đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế - xã hội và môi trường. Vì vậy, các nước đang phát triển phải giảm tốc độ gia tăng dân số, điều chỉnh số dân cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở nước mình.

Ngược lại, một số nước phát triển có tỉ suất gia tăng tự nhiên bằng 0 và âm, không đủ mức sinh thay thế nên đang vấp phải nhiều khó khăn do không đủ lao động cho phát triển sản xuất, tỉ lệ người già cao. Ở các nước này, Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích sinh đẻ, các biện pháp ưu đãi cho gia đình đông con…

1.1.2. Gia tăng cơ học

Con người không chỉ sinh sống trên một lãnh thổ cố định. Do những nguyên nhân và mục đích khác nhau, họ phải thay đổi nơi cư trú, di chuyển từ một đơn vị hành chính này sang một đơn vị hành chính khác, thay đổi chỗ ở thường xuyên trong một khoảng thời gian xác định. Gia tăng cơ học bao gồm hai bộ phận: xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư (những người đến nơi cư trú mới). Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là hiện tượng gia tăng cơ học.

Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến số dân, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia và từng địa phương thì nhiều khi nó lại có ý nghĩa quan trọng, làm thay đổi số lượng dân cư, cơ cấu tuổi, giới và các hiện tượng kinh tế - xã hội.

1.1.3. Gia tăng dân số

Đây là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia, một vùng. Nó được thể hiện bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học (tính bằng %). Mặc dù gia tăng dân số bao gồm hai bộ phận cấu thành, song động lực phát triển dân số vẫn là gia tăng tự nhiên.



1.2. Gia tăng dân số trên thế giới và Việt Nam

1.2.1. Gia tăng dân số thế giới

Hiện nay, dân số thế giới gia tăng hàng năm thêm khoảng 90 triệu người, với tỉ lệ gia tăng là 1,7%. Tỉ lệ gia tăng này khác biệt lớn tùy theo trình độ phát triển của các nước. Các nước công nghiệp phát triển, tức là các nước giàu thì tỉ lệ này là 0,5%/năm; còn đa số các nước nghèo là 2,1%/năm.

Năm 1950, số lượng người sống ở thành phố chỉ bằng 1/3 của năm 1990 (2,5 tỉ người). Khi ở các nước phát triển, dân số đô thị chỉ tăng gấp 2 lần thì các nước đang phát triển tăng lên 5 lần trong cùng thời gian. Bước vào thế kỉ XXI, dân số thế giới đã vượt quá 6 tỉ người. Theo ước tính 2006 của Cục Dân số LHQ, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,5 tỷ người trong 43 năm tới, từ mức 6,7 tỷ người hiện nay - một sự gia tăng tương đương với tổng dân số thế giới năm 1950

(http://vietnamnet.vn/thegioi/2007).

Quy mô dân số giữa các nước rất khác nhau. Trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thì 11 quốc gia đông dân nhất có số dân trên 100 triệu người mỗi nước, chiếm 61% dân số toàn thế giới. Trong khi đó 17 nước ít dân nhất chỉ có số dân từ 0,01 đến 0,1 triệu người mỗi nước (1,18 triệu người, chiếm 0,018% dân số toàn thế giới). Sự gia tăng dân số thế giới sẽ diễn ra chủ yếu tại các nước ít phát triển hơn. Dân số của các nước này sẽ tăng từ 5,4 tỷ người trong năm 2007 lên 7,9 tỷ trong năm 2050. Dân số của các nước nghèo như Afghanistan, Burundi, Congo, Guinea- Bissau, Liberia, Niger, Đông Timor và Uganda dự đoán sẽ tăng ít nhất 3 lần vào giữa thế kỷ này. Cứ 4 ngày thì thế giới bổ sung thêm 1 triệu người hay nói cách khác thì mỗi giây có 3 người chào đời. Chính sự gia tăng dân số làm ảnh hưởng đến sản lượng

lương thực, thực phẩm. Có khoảng 88 nước trên thế giới đang ở tình trạng nghèo đói, trong đó Châu Phi chiếm tới một nửa.



1.2.2. Gia tăng dân số của Việt Nam

Việt Nam thuộc các nước đang phát triển, dân số gia tăng nhanh. Với sinh suất 3,8% và tử suất 1,7% như hiện nay thì tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta là 2,1%/năm (1987). Với đà gia tăng này, khoảng năm 2030, dân số nước ta tăng gấp đôi con số hiện nay (77 triệu), để đạt tới con số 154 triệu người!


Bảng 1.1: Tăng trưởng dân số Việt Nam (1921-2005)


Năm

Số dân

(triệu người)



Số dân tăng thêm sau

10 năm (triệu người)



Tỷ lệ tăng dân số trung bình hằng năm trong kỳ (%)

1921

1931


1941

1951


1955

1965


1975

1985


1995

2005


15,5

17,7


20,9

23,1


25,1

35,0


47,6

59,9


72,0

83,1


-

2,2


3,2

2,2
9,9

12,6

12,3


12,1

11,1


-

1,33


1,66

1,00
3,32

3,07

2,29


1,96

1,37



II. TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ LÊN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

2.1. Mối tương quan giữa dân số, tài nguyên và môi trường

2.1.1. Công thức chung

Công thức (1): mô tả mối quan hệ giữa tài nguyên và ô nhiễm môi trường như sau:

(1) Rt = Ro . ekt

Hoặc


(2) Rt = Ro : Ro kt

Trong đó: Rt: tài nguyên của loài người tại thời điểm t cần nghiên cứu – tính từ khi loài người xuất hiện.



Ro: tài nguyên khi mới xuất hiện loài người.

e: cơ số lg tự nhiên (e= 2,7183).

t: thời gian loài người đã sử dụng tài nguyên.

Khi t=0 có nghĩa là lúc mới xuất hiện loài người, lúc này (1) hoặc (2) sẽ có Rt = Ro đó là tính đúng đắn của công thức.



k: hệ số tiết kiệm tài nguyên

(3) k= P . F/ γ

Trong đó: P: dân số trên hành tinh. Trong những điều kiện khác nhau nếu dân số càng đông thì tài nguyên còn lại của loài người càng ít (theo (1) và (2)).



F: Mức độ ô nhiễm môi trường do con người sản sinh ra:

+ Khi mức độ ô nhiễm càng lớn thì F>1,0

+ Khi môi trường trong lành thì F =1,0

Như vậy: F ≥ 1,0



γ: khả năng khai thác khoa học và tái tạo tài nguyên của con người.

γ ≤ 1,0.


γ = 1,0 khi con người biết khai thác tài nguyên một cách có khoa học và biết cách tái tạo tài nguyên.

γ < 1,0 khi con người không biết cách tái tạo tài nguyên và khai thác tài nguyên không khoa học, không hợp lý.



Công thức (2): Tác động môi trường của sự gia tăng dân số có thể mô tả bằng công thức đơn giản hơn như sau:

I= C.P.E

Trong đó:



C: Sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên đơn vị đầu người.

P: Sự gia tăng tuyệt đối dân số thế giới.

E: Sự gia tăng tác động đến môi trường của một đơn vị tài nguyên được loài người khai thác.

I: Tác động môi trường của sự gia tăng dân số và các yếu tố liên quan đến dân số.

Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh:

Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường Trái Đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp, v.v...

Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.

Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.



2.1.2. Tóm tắt các ảnh hưởng

2.1.2.1 Dân số lên tài nguyên

Số lượng dân xác định nhu cầu tài nguyên, cách thụ, số lượng dùng. Các nhân tố dân số (trình độ xã hội, kinh tế của một nước) có ảnh hưởng lên việc sử dụng tài nguyên. Các nước công nghiệp có nhu cầu về tài nguyên phức tạp và có khuynh hướng sử dụng nhiều tài nguyên không thể tái tạo. Các nước đang phát triển sử dụng nhiều tài nguyên tái tạo được. Sự phân bố dân cư cũng ảnh hưởng lên sự cung cấp, khai thác và sử dụng tài nguyên.



2.1.2.2 Dân số lên ô nhiễm

Dân số gây ra ô nhiễm qua việc khai thác và sử dụng tài nguyên. Ô nhiễm có thể xảy ra từ việc sử dụng một tài nguyên như là nơi chứa rác thải sinh hoạt và công nghiệp. Ngoài ra khai thác tài nguyên (than đá, dầu và khí) gây ra sự suy thoái môi trường. Khối lượng tài nguyên và cách thức khai thác và sử dụng chúng xác định khối lượng ô nhiễm.



2.1.2.3 Tài nguyên lên dân số

Tác động dương. Khám phá và sử dụng tài nguyên mới (dầu, than) làm tăng dân số, cũng như sự phát triển xã hội, kinh tế, công nghệ. Tài nguyên cho phép con người di chuyển đến các nơi ở mới cũng như việc lấy và sử dụng tài nguyên trước đây không được dùng. Thêm vào đó sự phát triển tài nguyên tạo nhiều nơi ở trong các môi trường khó khăn.

Tác động âm. Cạn kiệt tài nguyên làm giảm dân số và làm giảm sự phát triển xã hội, kinh tế, công nghệ. Suy thoái môi trường (ô nhiễm không khí) có thể làm giảm dân số hay tiêu diệt quần thể.

2.1.2.4 Tài nguyên lên ô nhiễm

Khối lượng, cách thức khai thác và sử dụng tài nguyên có thể ảnh hưởng lên ô nhiễm. Càng khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên thì càng gây nhiều ô nhiễm. Cạn kiệt tài nguyên có thể làm giảm ô nhiễm.



2.1.2.5 Ô nhiễm lên dân số

Ô nhiễm có thể làm giảm dân số cũng như giảm sự phát triển xã hội, kinh tế và công nghệ. Ô nhiễm làm gia tăng tử vong và bệnh tật nên ảnh hưởng xấu lên kinh tế và xã hội. Ô nhiễm có thể làm thay đổi thái độ của con người từ đó làm thay đổi luật lệ, cách thức khai thác và sử dụng tài nguyên.



2.1.2.6 Ô nhiễm lên tài nguyên

Ô nhiễm một môi trường có thể gây thiệt hại lên môi trường khác. Các luật mới nhằm làm giảm ô nhiễm có thể thay đổi sự cung cầu, khai thác và sử dụng tài nguyên.

Nhìn chung, sự đông dân khiến người ta sử dụng nhiều tài nguyên hơn và làm suy thoái môi trường nhiều hơn. Chừng nào chúng ta chưa thay đổi cách sống, chưa ngừng hủy hoại môi sinh và các sinh vật khác thì sự sống sót và sự phát triển cuả chúng ta còn bị nhiều nguy cơ.

Các thành phố và thị trấn càng phát triển thì càng phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn tài nguyên cũng như tác động môi trường - mà người ta thường gọi là “dấu chân sinh thái”. Dấu chân sinh thái của London, Vương quốc Anh rộng gấp 120 lần diện tích thành phố này. Một thành phố cỡ trung bình của Bắc Mỹ với số dân 650.000 người cần diện tích đất là 30.000 km2 để phục vụ các nhu cầu của thành phố. Trái lại, một thành phố có diện tích tương tự nhưng kém khả giả hơn ở Ấn Độ chỉ cần 2.800 km2. Từ 1950, tổng mức tiêu thụ nhiên liệu đã tăng 500%. Mức tiêu thụ nước tăng gấp đôi tính từ 1960 và công suất đánh bắt hải sản tăng gấp 4 lần.

Một thành phố với 10 triệu dân, như Manila, Cairo hoặc Rio de Janeiro- mỗi ngày phải nhập ít nhất là 6.000 tấn thực phẩm. Hơn một nửa lượng nước ngọt khai thác cho con người được sử dụng để cung cấp cho các khu đô thị: công nghiệp, nước uống và sinh hoạt, hoặc tưới nước cho cây trồng. Có tới 65% lượng nước sử dụng để tưới bị thất thoát. Nhiệt độ không khí ở đô thị có thể nóng hơn các vùng nông thôn xung quanh tới 5oC một khi thảm che phủ đất tự nhiên bị thay thế bằng đường sá và các toà nhà.

2.2. Các tác động cụ thể

2.2.1. Cạn kiệt tài nguyên

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống. Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều giữa các nơi trên Trái Đất và trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên, tạo ra sự ưu đãi của tự nhiên đối với từng vùng lãnh thổ, từng quốc gia. Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử.

Trong khoa học môi trường, người ta chia tài nguyên thiên nhiên ra làm 2 loại:

- Tài nguyên tái tạo (renewable resources) như là nước, đất, sinh vật… là loại tài nguyên mà sau một chu trình sử dụng sẽ trở lại dạng ban đầu, nó có thể tự duy trì và tự bổ sung nếu được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, các loại tài nguyên này có thể bị suy thoái nếu sử dụng và quản lý không hợp lý.

- Tài nguyên không tái tạo (unrenewable resources) là dạng tài nguyên bị biến đổi và mất đi sau quá trình sử dụng. Tài nguyên không tái tạo thường giảm dần về số lượng sau quá trình khai thác của con người.

Thí dụ như tài nguyên khoáng sản và nguồn gen con người là dạng tài nguyên không tái tạo được.

Nhìn chung, tài nguyên là hữu hạn và phải biết khai thác sử dụng và bảo vệ một cách hợp lý.

Vì dân số thế giới tiếp tục gia tăng, nhiều nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống còn của con người và hàng triệu sinh vật khác sẽ ít đi. Các nước đang phát triển thì sử dụng quá đáng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo được, trong khi các nước phát triển thì tiêu xài quá mức các nguồn tài nguyên không thể tái tạo được.

Theo báo cáo của Quỹ Quốc tế bảo vệ động vật hoang dã (WWF), hiện nay con người tiêu thụ nhiều hơn 20% so với khả năng tạo ra nguồn tài nguyên mới của Trái Đất. Các vùng đất ngập nước, rừng, savan, cửa sông, ngư trường đánh bắt ven biển và các nơi cư trú khác tham gia vào chu trình khí, nước và chất dinh dưỡng cho tất cả sinh vật sống trên Trái Đất đang bị huỷ hoại.

- Do nhu cầu của con người đối với lương thực, nước ngọt, gỗ, sợi và nhiên liệu, đất đai ngày càng bị khai thác cho nông nghiệp, trong 60 năm qua, diện tích được khai thác nhiều hơn cả thế kỷ 80 và 90 gộp lại.

- Ước tính 24% diện tích bề mặt Trái Đất đang được canh tác.

- Lượng nước bơm hút lên từ các sông và hồ đã tăng gấp đôi trong thời gian 40 năm qua. Con người hiện nay sử dụng 40-50% lượng nước ngọt có sẵn chảy ra từ đất liền.

- Ít nhất một phần tư trữ lượng thuỷ sản đã bị khai thác quá mức. Tại một số nơi, sản lượng đánh bắt hiện thấp hơn 100 lần so với trước khi đánh bắt công nghiệp. Số lượng động vật sống trên cạn, nguồn nước và các loài sinh vật biển đã được con người sử dụng hết 40% từ năm 1970-2000.

- Kể từ 1980, khoảng 35% các khu rừng ngập mặn đã biến mất, 20% các rạn san hô thế giới bị huỷ hoại và 20% khác bị suy thoái trầm trọng.

- Sự tiêu thụ nguồn nhiên liệu liệu như than, khí và dầu lửa cũng tăng khoảng 700% từ năm 1961-2000.

Một số tài nguyên điển hình bị cạn kiệt có thể kể ra như sau:



2.2.1.1. Cạn kiệt tài nguyên đất

Đất là nguồn tài nguyên vô giá đang bị xâm hại nặng nề. Diện tích đất đai bình quân trên một đầu người ngày càng thu hẹp dần mà nguyên nhân cơ bản nhất chính là vấn đề tăng dân số một cách nhanh chóng trên toàn thế giới, trong đó các quốc gia đang phát triển và kém phát triển là có tỉ lệ tăng dân số mạnh mẽ nhất.

Diện tích đất phân bố rất không đồng đều trên toàn thế giới: hiện nay, diện tích các thành phố trên thế giới chiếm 0,3% diện tích Trái Đất và 40% dân số thế giới. Diện tích trên Trái Đất với hơn 70% là đại dương còn lại là đất liền nhưng con người chỉ cư trú được với một diện tích chiếm 32% diện tích đất liền, mặt khác dân số lại phân bố không đồng đều ở các quốc gia. Các nước kém phát triển hoặc đang phát triển thì có mật độ dân số cao hơn nhiều so với các quốc gia phát triển.

Số liệu của Liên hợp quốc cho thấy cứ mỗi phút trên phạm vi toàn cầu có khoảng 10 ha đất trở thành sa mạc. Diện tích đất canh tác trên đầu người giảm nhanh từ 0,5 ha/người xuống còn 0,2 ha/người và dự báo trong vòng 50 năm tới chỉ còn khoảng 0,14 ha/đầu người. Ở Việt Nam, số liệu thống kê cho thấy sự suy giảm đất canh tác, sự suy thoái chất lượng đất và sa mạc hoá cũng đang diễn ra với tốc độ nhanh. Xói mòn, rửa trôi, khô hạn, sạt lở, mặn hoá, phèn hoá, v.v. đang xảy ra phổ biến ở nhiều nơi đã làm cho khoảng 50% trong số 33 triệu ha đất tự nhiên được coi là “có vấn đề suy thoái”.



Bảng 2.1. Suy giảm diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới(ha/người)




Năm

tính


106

105

104

0

1650

1840

1930

1994

2010

Dân số

(triệu)

0,125

1,0

5,0

200

545

1000

2000

5000

Diện tích (ha/ng)

12.104

15000

3000

75

27,5

15

7,5

3,0

1,88

Bảng 2.2. Sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người ở Việt Nam


Năm

Dân số (triệu người)

Diện tích đất nông nghiệp (triệu ha)

Bình quân đầu

người (ha /người)



1940

1955


1975

1980


1985

1990


1995

20,2

25,1


47,6

53,7


59,7

65,7


74

5,2

4,7


5,6

7,0


6,8

7,1


7,0

0,26

0,19


0,12

0,13


0,11

0,105


0,095


Каталог: file -> downloadfile8 -> 221
downloadfile8 -> Đề tài: Kỹ thuật truyền số liệu trong mạng máy tính cục bộ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
downloadfile8 -> CHƯƠng I: TỔng quan về audio- video số TỔng quan về audio số
downloadfile8 -> Lời ngỏ của giáo sư Nguyễn Lân Dũng Cùng bạn đọc
downloadfile8 -> NGƯỜi coi thi đ ĐỀ chính thứC
downloadfile8 -> Đề Tài Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
downloadfile8 -> Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An MỞ ĐẦU
downloadfile8 -> Luận văn TÌnh hình thưƠng mại giữa việt nam và CÁc nưỚc khối nam mỹ
221 -> Đề tài Thái độ của người hâm mộ sau khi kết thúc giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam năm 2012
downloadfile8 -> SỞ gd&Đt quảng ngãi kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trưỜng trưỜng thpt chuyên năm họC 2011-2012

tải về 222.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương