BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
LỚP CH-QLKT7A – MÔN: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Số ĐT: 0343600400 Họ và tên: BÙI VĂN SƠN
ĐỀ BÀI
Câu 2. Hãy chọn và phân tích một ví dụ về các công cụ quản lý tài nguyên, môi trường của địa phương bạn đang sống/ công tác.
Bài làm
Lãng Sơn là một xã nằm phía Đông Bắc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, xã không có khu, cụm công nghiệp; nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp và sản xuất, kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ. Xã có 01 làng nghề Mộc dân dụng và khoảng gần 400 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nên vấn đề môi trường, việc thu gom, xử lý rác thải của người dân là một trong những nhiệm vụ đặt lên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện tốt được công tác bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, thì địa phương đã sử dụng một số công cụ quản lý tài nguyên, môi trường như sau:
1. Công cụ Phí môi trường:
Là khoản thu được sử dụng để bù đắp một phần các chi phí cho công tác bảo vệ và quản lý môi trường, đồng thời đảm bảo cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người nộp phí. Mỗi hộ dân tại địa phương xã Lãng Sơn đều phải đóng phí môi trường theo quy định để tri trả cho Tổ vệ sinh môi trường của xã thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại Lò rác thải tập trung của xã. Một phần là để duy tu, bảo dưỡng Lò đốt rác thải tập trung của xã để đảm bảo Lò hoạt động hiệu quả, không gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường.
2. Công cụ pháp luật và chính sách
Công cụ luật pháp chính sách hay còn gọi là các công cụ pháp lí bao gồm: Các văn bản về Luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật (pháp lệnh, nghị định, qui định, các tiêu chuẩn môi trường, giấy phép môi trường ...), các kế hoạch, chiến lược và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế và các địa phương.
Chính quyền địa phương căn cứ vào Luật Môi trường và những văn bản của tỉnh, huyện liên quan đến tài nguyên môi trường để lập kế hoạch, phương án bảo vệ môi trường, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải; lập phương án thu phí, lệ phí môi trường để đảm bảo hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải hoạt động có hiệu quả.
Chính quyền địa phương dựa vào Luật môi trường làm cơ sở pháp lý để người dân tuân thủ và thực hiện theo kế hoạch, phương án bảo vệ môi trường mà Chính quyền địa phương ban hành.
Công cụ pháp lý được xem là công cụ hữu hiệu và mang lại kết quả nhanh, là một trong những công cụ không thể thiếu trong chiến lược quản lý, bảo vệ môi trường. Hơn thế nữa, hoạt động bảo vệ môi trường không chỉ dừng lại ở các quy phạm trong một quốc gia mà còn các quy phạm có quy mô quốc tế. Chính vì vậy, công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường không chỉ là công việc bó hẹp trong phạm vi quốc gia, mà còn mang tính chất quốc tế.
Chia sẻ với bạn bè của bạn: |